Xem Nhiều 6/2023 #️ Quản Trị Và Quản Lý Doanh Nghiệp Có Gì Khác Nhau? # Top 9 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Quản Trị Và Quản Lý Doanh Nghiệp Có Gì Khác Nhau? # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quản Trị Và Quản Lý Doanh Nghiệp Có Gì Khác Nhau? mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đối với bất kỳ một tổ chức, một đơn vị, doanh nghiệp hay cao hơn nữa là một quốc gia, một cộng đồng, vai trò của quản trị càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Quản trị và quản lý đều là những khái niệm rộng, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau. Đây là hai khái niệm song hành, thường được sử dụng thay thế cho nhau có thể dẫn đến hiểu lầm mặc dù trên thực tế giữa hai khái niệm này vẫn có những sự khác biệt nhất định.

Sự khác biệt giữa Quản trị doanh nghiệp  và Quản lý doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp:

Hội đồng quản trị đảm nhận vai trò quản trị, cùng nhau đưa ra quyết định về định hướng của công ty

Quản trị là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức. Đó là quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn liền các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề chuyển động. 

Quản lý doanh nghiệp :

Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích đã được xác lập sẵn thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác nhau. Để đạt được những mục tiêu của tổ chức.

Nhà quản lý cũng có nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm khác so với những nhân sự trong Hội đồng quản trị.

Những thách thức kinh tế và tiến bộ công nghệ gây ra hiệu ứng nhỏ giọt trong hoạt động. Các nhà quản lý có năng lực rất giỏi trong việc điều chỉnh các cấu trúc quản lý của họ một cách nhanh chóng khi cần thiết để đáp ứng những thay đổi này. Trong giai đoạn biến động, các nhà quản lý có năng lực sẽ truyền đạt hiệu quả những thay đổi đó cho đội ngũ nhân sự còn lại của tổ chức.

Đánh giá bài viết ngay

Quản Trị Doanh Nghiệp Khác Với Quản Lý Doanh Nghiệp?

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa Quản trị và Quản lý, nhất là khi cụm từ “Board of directors” trong tiếng Anh được dịch đại trà thành Ban giám đốc. Trong khi nghĩa đúng của cụm từ này là Hội đồng quản trị.

Theo các diễn giải đơn giản nhất, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, lập kế hoạch và quản lý các hoạt động hàng ngày. Trên thực tế, sự phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm rộng hơn thế. Cho dù bạn có một cách tiếp cận rộng hay hẹp đối với sự khác nhau giữa quản trị doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, sự khác biệt là rất cụ thể. Những người hiểu rõ vai trò của mình trong tổ chức cũng hiểu tầm quan trọng của việc không làm mờ ranh giới giữa hai nhiệm vụ này. Khi Hội đồng quản trị và Ban quản lý ở trong “khu vực riêng” của họ, nhiều khả năng các công ty sẽ hoạt động trơn tru hơn.

Vai trò của quản trị

Hội đồng quản trị đảm nhận vai trò quản trị. Quản trị là việc Hội đồng quản trị cùng nhau đưa ra quyết định về định hướng của công ty. Các nhiệm vụ như giám sát, hoạch định chiến lược, ra quyết định và lập kế hoạch tài chính thuộc các hoạt động quản trị.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm tạo lập ra các quy định của công ty, đó là một tập hợp các chính sách cốt lõi phác thảo nên sứ mệnh, giá trị, tầm nhìn và cấu trúc của công ty. Khi cần thiết, Hội đồng quản trị tạo và phê duyệt các chính sách lớn.

Một cách để xác định sự khác biệt giữa công việc quản trị và quản lý là xác định liệu một nhiệm vụ hoặc trách nhiệm tập trung vào “bức tranh lớn” hay không. Trong một bài báo có tên là “Phân biệt giữa quản trị và quản lý”, tác giả Barry S. Bader đã nêu ra bảy câu hỏi hướng dẫn để xác định xem việc gì thuộc về quản trị và là trách nhiệm của Hội đồng quản trị:

Có phải một việc lớn không?

Có phải cho tương lai của Công ty?

Có nằm trong sứ mệnh của Công ty?

Là một quyết định chính sách cấp cao cần thiết để giải quyết một tình huống?

Có nguy cơ gì hay không?

Có người kiểm soát không?

CEO có muốn và cần sự hỗ trợ của Hội đồng quản trị không?

Trong một thế giới doanh nghiệp hoàn hảo, tất cả các nhà quản lý và nhân viên đều biết nhiệm vụ của mình và hành động có trách nhiệm. Họ là những người trung thực và chăm chỉ với một cam kết vững chắc về đạo đức và liêm chính. Thật không may, tình huống không phải luôn luôn như vậy. Hội đồng quản trị sẽkiểm tra và đo lường giám, sát toàn bộ nhân viên và tất cả các khía cạnh hoạt động của công ty. Đó là lý do tại sao Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng nếu họ không siêng năng trong các nhiệm vụ giám sát của họ.

Tất cả các công ty phải đối mặt với rủi ro đã biết và chưa biết. Công nghệ đã mang lại những rủi ro phổ biến và dễ ảnh hưởng tới công việc kinh doanh. Hội đồng quản trị làm quản trị tốt khi họ làm việc cùng với nhân viên IT và Giám đốc điều hành cấp cao về giám sát quản lý rủi ro và thiết lập rủi ro lành mạnh.

Trong việc hoạch định chiến lược, Hội đồng quản trị có trách nhiệm cung cấp giá trị bền vững cho cổ đông trong ngắn hạn và dài hạn.

Hội đồng quản trị tuyển dụng, bổ nhiệm và giám sát việc bổ nhiệm mới các Giám đốc điều hành cấp cao, xem xét hiệu suất của họ, ấn định mức lương và các lợi ích khác. Hội đồng quản trị cho phép các nhà quản lý phát triển các chiến lược hoạt động của họ và xem xét các chiến lược để đảm bảo rằng họ đang tuân thủ kế hoạch tổng thể.

Vai trò của quản lý

Cấu trúc quản lý có thể có vô số định dạng tùy thuộc vào quy mô và loại hình công ty. Trong mọi trường hợp, các quyết định quản lý hỗ trợ và thực hiện các mục tiêu và giá trị mà Hội đồng quản trị đưa ra. Các nhà quản lý đưa ra các quyết định hoạt động thường xuyên và xử lý tất cả các công việc hành chính làm cho chu trình vận hành. Công việc hành chính kết nối với gần như mọi bộ phận trong hoạt động.

Nhà quản lý cũng có nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm khác so với những nhân sự trong Hội đồng quản trị.

Giám đốc điều hành trở thành người liên lạc giữa Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cấp thấp hơn. Một trong những nhiệm vụ của họ là truyền đạt những kỳ vọng của ban lãnh đạo tới các nhân viên ở các cấp thấp hơn. Để thực hiện điều này, các nhà quản lý có thể chia nhỏ các kỳ vọng của Hội đồng quản trị thành các mục tiêu hoạt động ngắn và dài hạn để xem xét việc thực hiện đến khi hoàn thành.

Trong khi Hội đồng quản trị tạo ra các chính sách của công ty, các nhà quản lý có trách nhiệm thực thi chính sách của công ty và giữ chân nhân viên chịu trách nhiệm cho các hoạt động của họ.

Người quản lý cần nhiều kỹ năng khác biệt rõ rệt so với những người làm điều hành. Đầu tiên, họ cần các kỹ năng tạo động lực tốt, để họ có thể thúc đẩy nhân viên và tạo ra một môi trường làm việc mà mọi người đều phát triển. Song song với đó, rất tốt nếu các nhà quản lý có kỹ năng huấn luyện tốt. Hầu hết nhân viên sẽ yêu cầu một số mức độ đào tạo và họ cần tiếp tục được khuyến khích để cải thiện hiệu suất làm việc.

Trong khi Hội đồng quản trị có thể cung cấp ngân sách tổng thể, các quản lý bộ phận thường phải tự xây dựng ngân sách và truyền đạt nhu cầu ngân sách của họ cho các quản lý cấp cao. Các quản lý cấp cao thường đề đạt nhu cầu ngân sách thấp hơn mức đó tới Hội đồng quản trị để các vấn đề ngân sách được giải quyết ổn thỏa trong toàn công ty.

Các nhà quản lý ở trong một vị trí mà họ phải làm hài lòng hoặc xoa dịu nhiều người ở nhiều cấp độ khác nhau và từ nhiều khía cạnh khác nhau của tổ chức. Do đó, các vị trí quản lý thường là những công việc có áp lực cao / rủi ro cao đòi hỏi một cái đầu lạnh và phải ra quyết định đúng đắn dưới áp lực. Các nhà quản lý có kỹ năng hợp tác tốt thường có thể tự giảm bớt một số áp lực bằng cách sử dụng các chiến lược để giải quyết các thách thức còn tồn đọng.

Những thách thức kinh tế và tiến bộ công nghệ gây ra hiệu ứng nhỏ giọt trong hoạt động. Các nhà quản lý có năng lực rất giỏi trong việc điều chỉnh các cấu trúc quản lý của họ một cách nhanh chóng khi cần thiết để đáp ứng những thay đổi này. Trong giai đoạn biến động, các nhà quản lý có năng lực sẽ truyền đạt hiệu quả những thay đổi đó cho đội ngũ nhân sự còn lại của tổ chức.

Tác giả: Nick Price / Đỗ Huyền dịch

Phân Biệt Giữa Vai Trò Của Quản Trị Doanh Nghiệp Và Quản Lý Doanh Nghiệp

Hội đồng quản trị đảm nhận vai trò quản trị. Quản trị là việc Hội đồng quản trị cùng nhau đưa ra quyết định về định hướng của công ty. Các nhiệm vụ như giám sát, hoạch định chiến lược, ra quyết định và lập kế hoạch tài chính thuộc các hoạt động quản trị.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm tạo lập ra các quy định của công ty, đó là một tập hợp các chính sách cốt lõi phác thảo nên sứ mệnh, giá trị, tầm nhìn và cấu trúc của công ty. Khi cần thiết, Hội đồng quản trị tạo và phê duyệt các chính sách lớn.

Một cách để xác định sự khác biệt giữa công việc quản trị và quản lý là xác định liệu một nhiệm vụ hoặc trách nhiệm tập trung vào “bức tranh lớn” hay không. Trong một bài báo có tên là “Phân biệt giữa quản trị và quản lý”, tác giả Barry S. Bader đã nêu ra bảy câu hỏi hướng dẫn để xác định xem việc gì thuộc về quản trị và là trách nhiệm của Hội đồng quản trị:

Có phải một việc lớn không?

Có phải cho tương lai của Công ty?

Có nằm trong sứ mệnh của Công ty?

Là một quyết định chính sách cấp cao cần thiết để giải quyết một tình huống?

Có nguy cơ gì hay không?

Có người kiểm soát không?

CEO có muốn và cần sự hỗ trợ của Hội đồng quản trị không?

Trong một thế giới doanh nghiệp hoàn hảo, tất cả các nhà quản lý và nhân viên đều biết nhiệm vụ của mình và hành động có trách nhiệm. Họ là những người trung thực và chăm chỉ với một cam kết vững chắc về đạo đức và liêm chính. Thật không may, tình huống không phải luôn luôn như vậy. Hội đồng quản trị sẽ kiểm tra và đo lường giám, sát toàn bộ nhân viên và tất cả các khía cạnh hoạt động của công ty. Đó là lý do tại sao Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng nếu họ không siêng năng trong các nhiệm vụ giám sát của họ.

Tất cả các công ty phải đối mặt với rủi ro đã biết và chưa biết. Công nghệ đã mang lại những rủi ro phổ biến và dễ ảnh hưởng tới công việc kinh doanh. Hội đồng quản trị làm quản trị tốt khi họ làm việc cùng với nhân viên IT và Giám đốc điều hành cấp cao về giám sát quản lý rủi ro và thiết lập rủi ro lành mạnh.

Vai trò của quản lý doanh nghiệp

Cấu trúc quản lý có thể có vô số định dạng tùy thuộc vào quy mô và loại hình công ty. Trong mọi trường hợp, các quyết định quản lý hỗ trợ và thực hiện các mục tiêu và giá trị mà Hội đồng quản trị đưa ra. Các nhà quản lý đưa ra các quyết định hoạt động thường xuyên và xử lý tất cả các công việc hành chính làm cho chu trình vận hành. Công việc hành chính kết nối với gần như mọi bộ phận trong hoạt động. Nhà quản lý cũng có nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm khác so với những nhân sự trong Hội đồng quản trị.

Giám đốc điều hành trở thành người liên lạc giữa Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cấp thấp hơn. Một trong những nhiệm vụ của họ là truyền đạt những kỳ vọng của ban lãnh đạo tới các nhân viên ở các cấp thấp hơn. Để thực hiện điều này, các nhà quản lý có thể chia nhỏ các kỳ vọng của Hội đồng quản trị thành các mục tiêu hoạt động ngắn và dài hạn để xem xét việc thực hiện đến khi hoàn thành.

Trong khi Hội đồng quản trị tạo ra các chính sách của công ty, các nhà quản lý có trách nhiệm thực thi chính sách của công ty và giữ chân nhân viên chịu trách nhiệm cho các hoạt động của họ. Người quản lý cần nhiều kỹ năng khác biệt rõ rệt so với những người làm điều hành. Đầu tiên, họ cần các kỹ năng tạo động lực tốt, để họ có thể thúc đẩy nhân viên và tạo ra một môi trường làm việc mà mọi người đều phát triển. Song song với đó, rất tốt nếu các nhà quản lý có kỹ năng huấn luyện tốt. Hầu hết nhân viên sẽ yêu cầu một số mức độ đào tạo và họ cần tiếp tục được khuyến khích để cải thiện hiệu suất làm việc.

Trong khi Hội đồng quản trị có thể cung cấp ngân sách tổng thể, các quản lý bộ phận thường phải tự xây dựng ngân sách và truyền đạt nhu cầu ngân sách của họ cho các quản lý cấp cao. Các quản lý cấp cao thường đề đạt nhu cầu ngân sách thấp hơn mức đó tới Hội đồng quản trị để các vấn đề ngân sách được giải quyết ổn thỏa trong toàn công ty.

Các nhà quản lý ở trong một vị trí mà họ phải làm hài lòng hoặc xoa dịu nhiều người ở nhiều cấp độ khác nhau và từ nhiều khía cạnh khác nhau của tổ chức. Do đó, các vị trí quản lý thường là những công việc có áp lực cao / rủi ro cao đòi hỏi một cái đầu lạnh và phải ra quyết định đúng đắn dưới áp lực. Các nhà quản lý có kỹ năng hợp tác tốt thường có thể tự giảm bớt một số áp lực bằng cách sử dụng các chiến lược để giải quyết các thách thức còn tồn đọng.

Những thách thức kinh tế và tiến bộ công nghệ gây ra hiệu ứng nhỏ giọt trong hoạt động. Các nhà quản lý có năng lực rất giỏi trong việc điều chỉnh các cấu trúc quản lý của họ một cách nhanh chóng khi cần thiết để đáp ứng những thay đổi này. Trong giai đoạn biến động, các nhà quản lý có năng lực sẽ truyền đạt hiệu quả những thay đổi đó cho đội ngũ nhân sự còn lại của tổ chức.

Nguồn: Tổng hợp

Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp Và Phương Pháp Quản Lý Chi Phí Doanh Nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành và duy trì doanh nghiệp. Quản lý chi phí doanh nghiệp tốt giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, cắt giảm được những chi phí không cần thiết, làm chủ được tài chính của doanh nghiệp.

1. Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán trong ngành kế toán thông qua tài khoản 642. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:

– Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN… của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp.

– Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm… vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ,… (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).

– Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).

– Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,…

– Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,… và các khoản phí, lệ phí khác.

– Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,… (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.

– Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí nêu trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ…

2. Cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Bên Nợ:

- Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ;

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

Bên Có:

- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh;

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

– Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 642 – Chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6421 – Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.

– Tài khoản 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

3. Phương pháp quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp

Để tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp cần tối đa hóa chi phí. Chìa khóa để quản lý chi phí doanh nghiệp hiệu quả là định mức quản lý doanh nghiệp.

– Công dụng của định mức chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Là cơ sở giúp doanh nghiệp lập dự toán hoạt động

+ Giúp các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

+ Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời.

+ Gắn liền trách nhiệm của mỗi nhân viên với việc sử dụng tài nguyên sao cho cho tiết kiệm.

– Nguyên tắc xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp

Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn là một công việc có tính nghệ thuật kết hợp với khoa học. Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm với giá và chất lượng sản phẩm. Trước hết phải xem xét một các nghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.

Bạn đang xem bài viết Quản Trị Và Quản Lý Doanh Nghiệp Có Gì Khác Nhau? trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!