Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Xử Lý Nước Thải Cho Một Hệ Thống Xử Lý Thông Thường mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO MỘT HỆ THỐNG XỬ LÝ THÔNG THƯỜNG
Công đoạn 1. XỬ LÝ SƠ CẤP
1.1Song chắn rác
Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây và các tạp chất lớn có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt hoạt động ổn định. Song chắn rác thủ công thường gây ra hiện tượng tắc do lượng rác thải quá nhiều nếu không thường xuyên lấy rác. Để khắc phục hiện tượng này chúng tôi sử dụng hệ thống trục vớt hoặc máy nghiền rác. Trong trường hợp nước thải công nhiệp, để khắc phục hiện tượng ứ, tắc, sau song chắn rác chúng tôi sử dụng thêm rổ lọc rác làm bằng lưới lọc inox mịn cỡ từ 5 ÷ 1mm với tiết diện lớn, cấu tạo như những tấm chắn nghiêng, kết hợp với hoạt động của máy rung.
1.2. Bể lắng cát
Bể lắng cát dùng để loại những hạt cắn lớn vô cơ chứa trong nước thải mà chủ yếu là cát. Trên trạm xử lý nếu để cát lắng lại trong các bể lắng sẽ gây khó khăn trong công tác lấy cặn. Trong cặn có cát có thể làm cho các ống dẫn bùn không hoạt động được, máy bơm chóng hỏng. Đối với bể metan và bể lắng 2 vỏ thì cát là chất thừa. Do đó việc xây dựng bể lắng cát trên trạm xử lý khi lưu lượng nước thải lớn hơn 100m3/ngày là cần thiết. Dưới tác động của lực trọng trường, các phần tử rắn có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước sẽ lắng xuống đáy trong quá trình nước thải chuyển động qua bể lắng cát. Bể lắng cát sẽ được tính toán với tốc độ dòng chảy đủ lớn (0.3m/s) để các phần tử hữu cơ nhỏ không lắng được và đủ nhỏ (0.15m/s) để cát và các tạp chất vô cơ giữ lại được trong bể. Các hạt cát được giữ lại có độ lớn thuỷ lực 18-24 mm/s (đường kính hạt 0.2 – 0.25mm).
1.3. Tuyển nổi I
Trong xử lý nước thải tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng và nén bùn cặn. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp lắng là có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ nhẹ, lắng chậm trong 1 thời gian ngắn. Quá trình tuyển nổi nước thải được thực hiện bằng cách sục khí vào nước thải, khí chúng tôi sử dụng là ozone. Các bọt khí đó dính kết với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ cùng nhau nổi lên mặt nước, sau đó tập hợp lại thành lớp bọt chứa hàm lượng cao của các tạp chất. Khi các hạt đã nổi lênbề mặt, chúng có thể được thu gom bằng bộ phận vớt bọt Quá trình này được thực hiện tự động bằng máy tuyển nổi – tách chất bẩn Skimmer – HD (Công nghệ Hoa Kỳ).
1.4. Bể lắng I
Lắng là 1 phương pháp đơn giản nhất để tách các chất bẩn không hoà tan ra khỏi nước thải. Mỗi hạt rắn không hoà tan trong nước thải khi lắng sẽ chịu tác động của hai trọng lực: trọng lực bản thân và lực cản xuất hiện khi hạt rắn chuyển động dưới tác động của trọng lực. Mỗi tương quan giữa hai lực đó quyết định tốc độ lắng của hạt rắn. Khoảng 20% chất bẩn không hoà tan trong nước thải, trong đó khoảng 20% là cát, xỉ được giữ ở bể lắng cát. Lượng chất bẩn không hoà tan còn lại chủ yếu là chất hữu cơ sẽ được gữ lại trong bể lắng I. Các chất bẩn hữu cơ không hoà tan hình thành trong quá trình xử lý sinh học (bùn thứ cấp) sẽ lắng tại bể lắng II.
Công đoạn 2. XỬ LÝ PHÂN HỦY SINH HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN KỴ KHÍ
Trong điều kiện không có ôxy, các chất hữu cơ có thể bị phân huỷ nhờ vi sinh vật và sản phẩm cuối cùng của quá trình này là các chất khí như mêtan (CH¬4) và cácbonic (CO2) được tạo thành. Quá trình chuyển hoá chất hữu cơ nhờ vi sinh kỵ khí chủ yếu được diễn ra theo nguyên lý lên men qua các bước sau:
-Vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ phức tạp và lipit thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng riêng nhẹ
-Vi khuẩn tạo men axit, biến đổi các chất hữu cơ đơn giản thành axit hữu cơ.
-Vi khuẩn tạo men metan chuyển hoá hydro và các axit được tạo thành ở gian đoạn trước thành khí metan và cacbonic Dựa trên nguyên tắc đó chúng tôi thiết kế bể phân huỷ kị khí bao gồm các bể bê tông cốt thép có nắp bịt kín để lưu nước thải trong khoảng 12 đến 20h tuỳ thuộc vào lưu lượng, hàm lượng các chất bẩn trong nước thải. Để nâng cao hiệu suất xử lý chúng tôi bố trí dày đặc các vật liệu đệm sinh học làm giá thể, đồng thời chạy khuấy đảo khí mê tan sục xuống dưới bể. Khởi động bể phân huỷ kị khí bằng chính nguồn vi khuẩn kỵ khí có sẵn trong nước thải. Ưu điểm của phương pháp là tiết kiệm năng lượng, nhân công và xử lý triệt để. Hiệu suất xử lý: COD giảm 60-65%.
Công đoạn 3. XỬ LÝ PHÂN HỦY BẰNG OZONE
Hiện nay, để xử lý nước thải người ta thường áp dụng nhóm các phương pháp sau một cách độc lập hoặc kết hợp:
– Ozone phản ứng với chất tan theo cơ chế gốc.
Khi tan vào nước tinh khiết, ozone sẽ phân hủy tạo thành gốc OH theo phản ứng kiểu dây chuyền. phương trình tốc độ phân hủy ozone như sau:
– d[O3] /dt = kA[O3] + kB[OH¯ ]1/2[O3]3/2 Trong đó, kA = 2 k22; kB = 2k25 ( k23/ k26 )1/2 Theo biểu thức trên, ở môi trường kiềm, sự phân hủy ozone tăng, Thực nghiệm cho thấy, khi oxy hóa các hợp chất đa vòng thơm (PAH) chỉ bằng một mình ozone, hiệu quả tốt trong điều kiện pH = 7 – 12.
Như vậy, CHC có thể bị phân hủy bởi ozone theo cả hai cơ chế: trực tiếp và gốc. Khi đó, phương trình động học chung của quá trình đó biểu diễn như sau :
– d[P]/dt = kd[O3][P] + kid[OH&][P] Trong vế phải của phương trình, số hạng thứ nhất thể hiện mức độ phản ứng trực tiếp của ozone với CHC thông qua hệ số kd. Số hạng thứ hai thể hiện mức độ phản ứng gián tiếp của nó với CHC thông qua gốc OH và thông qua hệ số kid. Nhờ khả năng oxy hóa – khử mạnh, như đã trình bày ở trên, nên ozone có thể khử màu, khử mùi, khử trùng một cách hiệu quả. Nước thải qua bể phân hủy ozone của chúng tôi giảm được trên 90% hàm lượng COD, BOD, SS,… giảm trên 95% chỉ số Coliform, nước thải không còn màu, mùi khó chịu, không phát sinh sản phẩm thứ cấp gây độc hại
Công đoạn 4. TUYỂN NỔI THỨ CẤP VÀ LẮNG THỨ CẤP
Sau khi được xử lý qua công đoạn phân hủy kỵ khí và phân hủy ozone, nước thải vẫn chưa đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường. Vì vậy, cần có thêm hệ thống bể tuyển nổi thứ cấp và lắng thứ cấp. Nước thải qua hệ thống bể tuyển nổi thứ cấp và lắng thứ cấp của chúng tôi sẽ trở thành nước sạch, đảm bảo TCVN 5945:2005 – cột A (COD
Công đoạn 5. XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI
Bùn thải sinh ra trong nhà máy xử lý nước thải chủ yếu ở bể lắng I, bể phân huỷ sinh học và bể lắng II. Lượng bùn cặn này sẽ được hút ra bằng máy bơm. Việc xử lý bùn thải là rất cần thiết vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất nếu chúng ta không tiến hành xử lý. Mục đích của xử lý bùn thải:
– Giảm khối lượng hỗn hợp bùn cặn bằng cách tách 1 phần hay phần lớn khối lượng nước có trong hỗn hợp bùn cặn để giảm kích thước công trình xử lý và giảm thể tích cặn phải vận chuyển tới nơi tiếp nhận.
– Phân huỷ các chất hữu cơ dễ bị thối rữa, chuyển chúng thành các chất hữu cơ ổn định và các hợp chất vô cơ dễ dàng tách nước và không gây tác động xấu đến môi trường nơi tiếp nhận. Bùn sẽ được tách các thành phần hữu cơ và vô cơ bằng phương pháp thủy lực: chất vô cơ nặng sẽ lắng xuống, chất hữu cơ nhẹ hơn sẽ nổi lên trên. Các chất vô cơ sẽ tận dụng để sản xuất vật liệu xây dựng, các chất hữu cơ được xử lý bằng phương pháp sinh học để tách riêng các kim loại nặng với phần bùn hữu cơ sạch. Bùn hữu cơ sạch được tận dụng để sản xuất. phân vi sinh phục vụ cho việc trồng cây và cải tạo đất nông nghiệp. Còn các kim loại nặng sẽ xử lý theo phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loại hoặc hóa rắn toàn bộ để chôn lấp an toàn. Giá thành xử lý bùn cống rãnh, kênh rạch theo phương pháp trên chỉ bằng 30% so với dùng cách chôn lấp.
Nguồn: Sưu tầm
Quy Trình Và Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Hàng
Nhà hàng là một trong những điểm đến có lượng người tập trung đông đúc hàng ngày. Lượng thực phẩm thừa, dầu mỡ, chất thải, dung dịch tẩy rửa được thải ra trong lượng chất thải hàng ngày của nhà hàng là rất lớn. Công ty thông cống nghẹt Thịnh Phát sẽ giới thiệu cho các bạn một số thông tin về cách thức xử lý nước thải nhà hàng hiệu quả.
Nhu cầu xử lý nước thải nhà hàng
Tiêu chuẩn ngày nay đối với nhà hàng vô cùng cao. Thực khách không còn chỉ quan tâm đến hương vị của món ăn, vẻ sang trọng của nhà hàng mà cũng yêu cầu cao về mức độ sạch sẽ, an toàn vệ sinh.
Tuy nhiên thì việc xử lý chất thải cũng chiếm phần quan trọng không kém vì hiện nay mọi người đều quan tâm rất nhiều đến những vấn đề mà một doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nếu những nhà hàng vẫn liên tục xả thải ra môi trường mà không xử lý chất thải sẽ tạo nên ấn tượng xấu trong tâm trí khách hàng và bạn có thể tin rằng lượng thực khách của nhà hàng sẽ suy giảm đáng kể và thương hiệu mà bạn xây dựng trong thời gian qua có thể bị sụp đổ.
Sau khi đã tập trung lượng nước thải sinh hoạt thì ta có thể thực hiện bước đầu tiên của quy trình xử lý nước thải nhà hàng
Bể tách dầu mỡ: Nước thải sẽ được chuyển đến bể tách dầu mỡ. Lọc và sàng ra những loại chất thải khác sẽ được vận chuyển đi tiếp. Còn về phần những chất mỡ trong thức ăn, trong quá trình chế biến thì sẽ được giữ lại.
Bể thu gom: Sau khi đã lọc xong những chất thải dầu mỡ thì bể này sẽ giúp ổn định lại lượng chất thải, điều chỉnh nồng độ và lưu lượng trước khi đổ nước thải đi tiếp tục trong hệ thống xử lý. Tại đây nước thải sẽ được bơm qua bể điều hòa bằng 2 ống bơm chìm nằm ở đáy bể.
Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giặt Là
Mô tả chung
Hệ thống xử lý nước thải từ các xưởng giặt là, với cơ chế xử lý hóa lý. Nước thải sau xử lý đáp ứng QCVN 40:2011, có thể tái sử dụng hoặc xả thải
Chi tiết sản phẩm
I. TỔNG QUAN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẶT LÀ
+ Thông tin thiết kế:
Hệ thống xử lý nước thải từ các xưởng giặt là, với cơ chế xử lý hóa lý. Nước thải sau xử lý đáp ứng QCVN 40:2011, có thể tái sử dụng hoặc xả thải
Do sự đa dạng của sản phẩm nên thành phần và tính chất nước thải giặt là cũng như nước thải của sản xuất của ngành giặt tẩy, giặt là công nghiệp, nước thải từ máy giặt công nghiệp cũng hết sức phức tạp. Nước thải ngành giặt tẩy có chứa các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ xà phòng, sô đa, các chất tẩy để loại bỏ dầu mỡ, các chất bẩn bám trên quần áo,… Khi lượng nước thải này không được xử lý, thải trực tiếp thải vào nguồn tiếp nhận, sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, làm nước có màu và mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật khu vực đó, gây ô nhiễm đất và ảnh hưởng tới nước ngầm.
Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải giặt tẩy được thể hiện trong bảng sau:
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Đầu vào
QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B
1
pH
–
5 – 12
5.5 – 9
2
BOD5
Mg/l
120
50
3
COD
Mg/l
250
150
4
SS
Mg/l
200
100
5
Độ mầu
Pt.Co
80
150
+ Quy mô trạm xử lý nước thải
Công suất trung bình: 50 m3/ ngày
Thời gian hoạt động trong ngày: 20 giờ
Công suất tính toán: 5 m3/ giờ
II. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Các yêu cầu kỹ thuật xây dựng cho hệ thống xử lý nước thải như sau:
Công suất hệ thống XLNT: 50 (m3/ ngày), trung bình 5 m3/ giờ
Xử lý hoàn toàn triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải và nước thải sau xử lý đạt QCVN 40: 2011/BTNMT cột B.
Nước thải sau xử lý có thể xả ra các kênh thoát nước theo yêu cầu của Pháp luật, hoặc hệ thống thoát nước mư, nước thải chung, hoặc theo các yêu cầu riêng của địa phương.
III. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Phương án công nghệ xử lý nước thải
Theo kinh nghiệm của đơn vị tư vấn cũng như hiện trạng các hệ thống xử lý nước thải giặt là đã xây dựng cho các xưởng giặt là trên toàn quốc, để xử lý triệt để nước thải cần phải thu gom và tách riêng nước thải sản xuất từ xưởng giặt là so với nước thải sinh hoạt trong trạm. Có như vậy hệ thống mới có thể hoạt động ổn định, bởi bản chất hai loại nước thải này có công nghệ xử lý khác biệt nhau hoàn toàn.
Đánh giá chung: Để xử lý nước thải của nhà máy, cần thực hiện các công đoạn sau:
Tách riêng hệ thống thu gom nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.
Xử lý sơ bộ nước thải sản xuất bằng phương pháp hóa lý
Xử lý hỗn hợp nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học và khử trùng.
Nước thải đầu ra được thiết kế đáp ứng mức B theo QCVN 40:2011, theo yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên nếu Khu công nghiệp, hoặc chính quyền địa phương có yêu cầu xử lý đáp ứng đến mức A, cần phải bổ sung một số quy trình theo đề xuất này.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải giặt là được thể hiện dưới hình sau:
Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải
Mô tả:
Nước thải sản xuất: 50 m3/ ngày đêm.
Nước thải sản xuất thu gom từ các công đoạn sản xuất được dẫn vào bể thu gom. Trước khi vào bể thu gom, nước thải được tách rác qua 2 song chắn rác thủ công, kích cỡ khe tách rác lần lượt là 10mm và 5mm nhằm tách bỏ các tạp chất rắn như nilon, tơ sợi.
Dung tích bể điều hòa và tách cặn, tách rác: 25 m3.
Dung tích bể chứa bùn hợp khối: 10 m3. Toàn bộ bể xây dựng bằng bê tông cốt thép và đặt ngầm.
Từ bể thu gom, nước thải được bơm lên cụm thiết bị xử lý hóa lý bao gồm các công đoạn xử lý chính:
Trung hòa nồng độ pH trong nước thải.
Phản ứng với PAC – Hợp chất keo tụ
Phản ứng với PAA – Hợp chất keo tụ bổ sung, xử lý mầu, cặn nhỏ.
Ba công đoạn xử lý được tích hợp trong 01 thiết bị phản ứng Flocculator, với 02 khoang và 02 máy khuấy với tốc độ vòng quay lần lượt là 20 vòng/ phút và 15 vòng / phút.
Thiết bị được thiết kế và chế tạo sẵn bằng thép sơn phủ Epoxy hai lớp chống ăn mòn.
Sau khi phản ứng hóa chất, nước thải chứa các bông cặn lơ lửng được dẫn qua thiết bị lắng Lamella.
Tương tự với thiết bị Flocculator, Bể Lamella được chế tạo sẵn bằng thép sơn phủ Epoxy hai lớp chống ăn mòn. Bể Lamella có cấu tạo đặc biệt, phía trong đặt các tấm lắng nghiêng 60o. Các tấm lắng nghiêng có tác dụng ổn định dòng chảy, tạo hiện tượng chảy tầng trong các ống lắng, giúp cho quá trình lắng diễn ra nhanh chóng, hiệu suất lắng cao.
Đây là thiết bị quan trọng nhất, có vai trò quyết định đối với sự thành công của quá trình xử lý nước thải trong nhà máy giặt là. Trước đây, công nghệ này hoàn toàn nhập khẩu với giá thành cao. Hiện nay, cùng với quá trình phát triển, Việt Nam đã hoàn toàn chủ động trong việc thiết kế và chế tạo thiết bị công nghệ này. Do vậy giá thành đã giảm đi đáng kể, giúp tăng hiệu quả cho chủ đầu tư.
Mô hình thiết bị hợp khối Flocculator – Lamella được thể hiện dưới hình ảnh sau:
Sơ đồ nguyên lý thiết bị hợp khối Floc – Lamella
Thiết bị phản ứng hóa lý chế tạo sẵn
Từ cụm thiết bị hóa lý, nước thải đã được tách phần lớn các chất ô nhiễm, tuy nhiên để đủ điều kiện xả ra môi trường, vẫn cần có một khâu xử lý tiếp theo để tách các chất ô nhiễm đó ra khỏi nước một cách triệt để, đáp ứng các yêu cầu xả thải hoặc tái sử dụng nước trong các quy trình sản xuất.
Trước tiên, nước thải được thu gom vào bể trung gian. Bể trung gian xây dựng bằng bê tông cốt thép, hợp khối với bể điều hòa và bể chứa bùn.
Dung tích bể trung gian đủ để lưu nước trong 1 giờ tương ứng V = 5m3.
Từ bể trung gian, nước được bơm lên 2 cột lọc Cát và Than hoạt tính nối tiếp nhau. Với lưu lượng lọc 5 m3/ giờ, vỏ bồn lọc được chế tạo bằng vật liệu FRP giúp giảm chi phí đầu tư, cột lọc lắp đặt các van điều hướng cho các quá trình Lọc, Rửa lọc và xả nước lọc đầu.
Cấu tạo thiết bị lọc như hình sau:
Bể khử trùng được xây dựng bằng bê tông cốt thép hợp khối với bể điều hòa. Dung tích bể khử trùng: 2,5 m3.
Nước thải sau xử lý có các chỉ tiêu đáp ứng xả thải ra môi trường (B/QCVN 40:2011) hoặc tái sử dụng cho một số công đoạn sản xuất
Phương án xây dựng:
Các hạng mục bể xử lý được thiết kế xây dựng bằng các cấu kiện bê tông cốt thép và các vật liệu sẵn có trên thị trường phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam. Các hạng mục xây dựng đảm bảo bền và phù hợp để chứa các nước thải có tính xâm thực.
Phương án Thiết bị:
Thiết bị xử lý nước thải là các thiết bị chuyên nghành, làm việc ở điều kiện khắc nghiệt, môi trường ăn mòn cao. Do vậy các hạng mục thiết bị phải được phân loại, lựa chọn, đánh giá kỹ lưỡng trên các phương diện như công suất, tuổi thọ, độ bền hóa lý và các tính năng kỹ thuật vượt trội. Trên cơ sở đó có hướng chọn các hãng sản xuất sao cho phù hợp với Hệ thống xử lý nước thải bảo đảm đúng, hoạt động ổn định và giá cả hợp lý. Do vậy phương lựa chọn là:
Thiết bị phản ứng hóa lý: Thiết bị chế tạo sẵn bằng thép sơn Epoxy hai lớp chống gỉ.
Lựa chọn những nhà cung cấp hệ thông xử lý nước thải giặt là có thương hiệu uy tín ở trong nước để sản xuất các thiết bị mà trong nước có khả năng sản xuất để giảm chi phí đầu tư.
Phương án vận hành:
Đơn giản, dễ dàng cho người sử dụng, dễ dàng kiểm soát tình trạng hoạt động của thiết bị. Tính linh hoạt cao dễ dàng lựa chọn phương án vận hành như vận hành tự động hoặc vận hành bán tự động.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
Hotline: 0967 608 585.
Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Khách Sạn
Đặc trưng của nước thải từ các khách sạn, đó là nước thải bao gồm từ các nguồn như nhà vệ sinh, bếp ăn uống, nước thoát sàn… Trong đó: Nước thải phát sinh từ khu vệ sinh sẽ được thu gom về bể tự hoại. Tại đây, quá trình phân hủy các chất thải sẽ làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, sau đó nước thải sẽ được chuyển về khu hố ga tập trung nước thải. Nước thải từ các khu bếp nấu ăn uống, bếp nấu thường có hàm lượng dầu mỡ cao, nên trong hệ thống sẽ bố trí một bể tách mỡ để giữ lại lượng dầu mỡ thừa trong nước nhằm tránh ảnh hưởng đến quá trình xử lý ở hệ thống phía sau. Ngoài ra, nước thoát sàn trong quá trình rửa giặt trong nhà vệ sinh cũng được thu gom về hố thu để chauanr bị cho quá trình xử lý nước thải
– Trong nước thải có rất nhiều các loại rác trôi nổi, xơ, sợi vải từ quá tình giặt giũ, vì thế cần bố trí một hệ thống tách rác để giữ lại lượng rác thải trước khi đưa nước vào hệ thống xử lý nước thải. – Nước thải từ nhiều khi khác nhau sẽ cần một nơi để tập trung, vì vậy cần bố trí thêm hố ga (Hố thu gom) để lưu trữ lượng nước thải từ các nguồn. – Bể điều hòa: có tác dụng điều hòa nồng độ chất gây ô nhiễm trong nước thải, cũng như định lượng nước thải trước khi đưa vào bể sinh học.
– Dựa vào kết quả của bảng phân tích thành phần nước thải cũng như nồng độ của các chất gây ô nhiễm, ta thấy các chất trong nước thải đa phần là hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học. Vì thế việc chọn công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học là phương án xử lý tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể hơn, công nghệ xử lý sinh học tăng trưởng bám dính tại bể yếm khí là công nghệ được lựa chọn trong quá trình xử lý này. – Sau quá trình xử lý sinh học thì quá trình tách bùn hoạt tính sau xử lý ra khỏi nước được thực hiện bằng quá trình lắng trọng lực. – Quá tình xử lý bùn sinh ra sau khi xử lý sẽ được bơm tuần hoàn về bể hiếu khí, bùn dư được bơm về bể chứa bùn và hút định kì theo lịch. Nước thải sau khi xử lý đạt đầy đủ mọi tiêu chuẩn của nước thải sinh hoạt sau quá trình diệt vi sinh bằng bể khử trùng. Đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008 cột B của BTNMT.
từ các khu vực được tập trung về bể thu gom, taij bể thu gom được bố trí một giỏ chắn rác có tác dụng loại bỏ các tạp chất, rác thải có thể gây tắc hoặc hư hại hệ thống xử lý. Hệ thống song chắn rác thô này có thể được dễ dàng tháo dỡ để vệ sinh theo định kì. Nước thải sau khi chảy qua hệ thống tách rác sẽ được chuyển qua bể tách mỡ đề loại bỏ các chế phẩm từ dầu mỡ có trong quá trình nấu nướng. Lượng dầu mỡ có trong nước thải nổi lên trên mặt nước sẽ làm giảm khả năng hoạt động của vi sinh vật, bên cạnh đó, dầu mỡ chảy qua hệ thống bơm hút, đường ống về lâu dài sẽ làm tắc, hoặc nghẹt hệ thống bơm, làm ảnh hưởng đếnquy trình xử lý nước thải. Lượng dầu mỡ này sẽ được hút bỏ định kì theo lịch của đơn vị xử lý. Sau khi tách mỡ, nước thải được bơm sang bể điều hòa, tác dụng của bể điều hào là cân bằng pH để tạo điều kiện thuận lợi cho VSV phát triển, đồng thời trong bể điều hòa bố trí máy sục khí để tránh sự phát triển của vi sinh vật yếm khí, làm loãng nồng độ và phân bố đều nước thải trong bể, đảm bảo nồng độ, độ pH… của nước thải tại mọi điểm trong bể là như nhau. Bể điều hòa cũng có tác dụng điều hoa lưu lượng dòng chảy để tránh quá tải cho hệ thống xử lý do tính chất của nước thải khách sạn là dao động liên tục theo ngày, theo mùa… sau đó, nước thải được bơm qua bể sinh học hiếu khí tăng trưởng dính bám. Bể sinh học hiếu khí tăng trưởng dính bám: Là bể sinh học hiếu khí sử dụng bùn hoạt tính dính bám để xử lý. Tại bể này, dòng khí được thổi từ dưới lên, đồng thời kết hợp với các vật liệu đệm, các vi sinh vật hiếu khí sẽ dựa vào oxy và chuyển hóa các chất hữu cơ thành thức ăn của chúng. Quá trình này sau khi xảy ra sẽ giảm 90% lượng BOD và COD có trong nước thải. Lượng bùn sinh ra sau xử lý ít hơn nhiều so vớiphương pháp xử lý nước thải bằng bể Aerotank.
ETM JSC chuyên xử lý nước thải khách sạn với kinh nghiệm trên 20 năm hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường, là công ty xử lý nước thải hàng đầu, chúng tôi cam kết sẽ luôn áp dụng các công nghệ hiện đại nhất, giảm thiếu tối đa chi phí đầu tư cũng như vẫn hành cho quý doanh nghiệp.
Bạn đang xem bài viết Quy Trình Xử Lý Nước Thải Cho Một Hệ Thống Xử Lý Thông Thường trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!