Xem Nhiều 6/2023 #️ Quy Trình Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Tốt Nhất # Top 7 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Quy Trình Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Tốt Nhất # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Tốt Nhất mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp tốt nhất

17785 Lượt xem – 09-03-2020 09:57

Bên cạnh những đóng góp tích cực vào nền kinh tế chung của cả nước, quá trình sản xuất công nghiệp cũng để lại những hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Vấn đề xử lý nước thải công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và luôn là một trong những mối lo ngại của toàn xã hội.

Nguồn nước thải khu công nghiệp KCN nguy hại như thế nào?

Nguồn nước thải công nghiệp được chia làm 2 loại:

Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp: tùy thuộc vào từng ngành sản xuất thì thành phần nước thải này sẽ có đặc trưng riêng:

Công nghiệp thực phẩm: BOD, chất rắn lơ lửng, các loại thuốc trừ sâu độc hại, hormone tăng trưởng, màu vật chất, axit hoặc kiềm,…

Nhà máy điện: các chất rắn lơ lửng: thủy ngân, chì, Crom, selen, asen, cadimi, hoặc lưu huỳnh dạng khí, tro đáy và tro bay,…

Sắt và công nghiệp thép: các sản phẩm khí hóa: naphthalene, benzen, xianua, amoniac, phenol, cresols, anthracene,…các chất ô nhiễm: dầu mỡ động vật, các hạt rắn, axit sulfuric, axit hydrochloric,…đây đều là các chất phát sinh trong quá trình nung, sản xuất, tẩy rửa và xử lý bề mặt.

Công nghiệp giấy và bột giấy: TSS, BOD, chloroform, furan, dioxin, phenol, COD và các chát rắn lơ lửng.

Dầu công nghiệp: Bao gồm các lĩnh vực như rửa xe, nhà kho chứa nhiên liệu, nhà xưởng, trung tâm giao thông vận tải, nhà máy phát điện,…Nước thải từ các khu vực này thưởng chứa: các dung môi, dầu nhờn, sạn, chất tẩy rửa và hydrocacbon.

Để đảm bảo cho sức khỏe và an toàn cho môi trường sống thì ngay từ bây giờ, các cơ quan liên ngành cần phải đưa ra các giải pháp để xử lý nước thải công nghiệp một cách triệt để.

Công nghệ xử lý nước thải KCN khu công nghiệp

Trải qua nhiều dự án ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, công ty cổ phần công nghệ và môi trường Hợp Nhất – chuyên xử lý môi trường đã hoàn thiện và đưa ra một duy trình xử lý nước thải KCN:

Thuyết minh công nghệ:

Song chắn rác: quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp bắt đầu từ song chắn rác. Nguồn nước thải công nghiệp sẽ được thu về bể thu gom. Đi qua thiết bị cào tự động có tác dụng giữ lại phần rác thô vào thùng chứa trong bể thu gom. Tại đây, cũng được gắn các thiết bị đô nồng độ pH, SS của nước thải công nghiệp đầu vào.  Đây chính là khâu xử lý quan trọng nhất quyết định đến 99% hiệu quả của hệ thống xử lý.

Lọc rác tinh: Trước khi đi lên hệ thống xử lý nước thải KCN chính thì nước thải từ bể thu gom sẽ đi qua lọc rác tinh. Tại đây được bố trí 2 máy bơm với nhiệm vụ giữ lại các phần tử rác có kích thước từ 0.75mm trở lên, sau đó nước thải mới đi đến bể tách dầu mỡ.

Bể tách dầu mỡ: đúng như tên gọi, bể tách dầu mỡ có nhiệm vụ chính là tách các phân tử dầu lẫn trong nước thải qua hệ thống máng gạt ở trên bề mặt nước thải (khối lượng riêng của dầu mỡ nhẹ hơn nước nên chúng sẽ nổi lên trên). Các váng dầu mỡ được thu gom lại và đưa về bể chứa dầu và được đưa đến các công ty xử lý và khử những thành phần độc hại. Sau đó lượng nước thải này sẽ được đưa qua bể điều hòa.

Bể điều hòa: bẻ điều hào được xây dựng và bố trí âm bên dưới cạnh bể tách dầu. Với hệ thống 2 máy khuấy trộn chìm liên tục hoạt động để điều hòa chất lượng nước thải, lưu lượng nguồn nước; 2 bơm chìm sau đó sẽ có nhiệm vụ đưa nước thải đến các bể SBR.

Bể SBR: đây là một công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp gồm 5 giai đoạn: cấp nước – cấp nước – sục khí – sục khí và lắng chắt nước trong. Đây là một quy trình hoạt động liên tục trong từng bể. Nhìn chung quá trình này sẽ mất khoảng 6h để xử lý trong bể hiếu khí SBR.

Bể chứa bùn: bùn từ từng bể SBR được bơm hút qua bể chứa bùn. Bể có đặc điểm là: dạng phễu, có chứa thiết bị thu gom bùn ở bên dưới. Và qua máy ép bùn bằng bơm bùn dưới dạng nén trục vít, cùng với hàm lượng polymer được cung cấp thêm thì bùn sẽ được chuyển sang dạng bánh bùn.

Quy Trình Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi

Công ty môi trường ETM là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi. Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã từng tham gia nhiều dự án lớn trên toàn quốc về vấn đề xử lý nước thải ngành chăn nuôi, kết hợp các công nghệ xử lý hiện đại bậc nhất nhằm tối ưu thời gian xử lý và đạt hiệu quả cao. Tiêu chí của ETM JSC là “Nhanh và Trong xanh bền vững” luôn đi cùng cam kết về chất lượng và tiến độ của công trình.

Một đặc điểm của nước thải chăn nuôi theo mô hình trang trại là nồng độ ô nhiễm rất cao, COD, BOD, N, P, SS, VSV… cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là nguồn vi sinh vật gây bệnh có thể gây ảnh hưởng cực kì lớn cho sức khỏe con người và gây hại cho môi trường xung quanh. Lượng TSS có trong nước thải với nồng độ lớn sẽ khiến nước bị đục, dẫn đến quá trình quang hợp của các loài thủy sinh bị hạn chế, một số loài tảo và rong rêu không thích nghi được với điều kiện thay đổi của nguồn nước sẽ bị tiêu diệt gây mất cân bằng môi trường sống cho các loài sinh vật khác. Bên cạnh đó, các chất N và P với nồng độ quá cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, không có lợi cho chất lượng nguồn nước do các loài rong tảo phát triển mạnh. Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải rất dễ gây các bệnh dịch cho con người khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Chính vì vậy, xây dựng mộthệ thống xử lý nước thải mang quy mô lớn cho trang trại chăn nuôi là việc làm rất cấp bách.

Sơ đồ quy trình công nghệ

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải trang trại chăn nuôi

Videoxử lý nước thải trang trại nuôi đạt tiêu chuẩn:

Quy Trình, Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Ngành Y Tế

Quy trình, công nghệ xử lý nước thải ngành Y Tế

Nước thải y tế bao gồm các cơ sở: bệnh viện, phòng khám, thẩm mỹ, spa,…có mức độ nguy hiểm khá cao đối với môi trường như ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước bề mặt, nước sông hoặc nguồn nước giếng. Là nước thải độc hại chứa vi khuẩn, vi rus gây bệnh, các chất kim loại nặng, các chất rắn lơ lửng có trong máu, mủ, dịch đờm, vệ sinh, khu bếp,… chính vì thế cần có biện pháp xử lý nước thải y tế kịp thời và hiệu quả nhất.

Các công nghệ xử lý nước thải y tế

Xử lý nước thải y tế theo công nghệ lọc sinh học nhỏ – giọt

Nguyên lý hoạt động: đây là quá trình lọc sinh học với màng lọc không cần ngập nước. Qua các lớp vật liệu đệm sinh học nước thải sẽ được phân thành các màng nhỏ. Tại đây các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh mẽ, phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Khá khác với đa số các công nghệ khác, toàn bộ quá trình được diễn ra trong hệ thống tháp dạng kín, không cần nhờ máy bơm sục khí, các vi sinh vật vẫn tăng trưởng và phát triển bình thường.

Nước thải được cho qua bể lắng bùn lamell và khử trùng qua hóa chất để đạt tiêu chuẩn nước đầu ra.

Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí

Nguyên lý hoạt động: Trong hệ thống xử lý nước thải phòng khám y tế bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí bắt buộc phải có bể hiếu khí, bể lắng và giai đoạn sục khí bằng máy bơm. Nước thải đầu vào bao gồm nhiều thành phần hỗn hợp được hòa tan với không khí nhờ vi sinh vật để phân hủy cacbon và nito. Trong bể hiếu khí diễn ra các quá  trình phản ứng hóa học, nhờ tác động của vi sinh vật, các chất hữu cơ được phân hủy hoàn toàn.

Bể lắng có tác dụng tách các chất rắn lơ lửng. Nhờ sục khí, bọt nổi cũng như các chất cặn bã được tách hoàn toàn ra khỏi nước thải. Chất thải lắng lại cuối cùng dưới đáy bể được gọi là bùn hoạt tính, chúng chứa hàm lượng vi sinh vật khá lớn để loại bỏ và làm sạch chất thải. Tuy nhiên, cần xử lý nhanh và hợp lý đối với lớp bùn này vì sau một khoảng thời gian, vi sinh vật trong bùn sẽ tự phân hủy và gây ô nhiễm nguồn nước.

Chức năng xử lý nước thải bằng bùn than hoạt tính:

Oxy hóa cBOD theo phương trình:

CBOD (protein) +o2àc5h7o2n (tế bào) + CO2 + H2O + NH4+ +  SO42- +HPO42-

Oxy hóa nCOD theo phương trình:

Nbod (ion amoni) + O2 + C5H7O2N (tế bào) +NO3- + H2O

Loại bỏ các kim loại nặng như: nhôm, chì, sắt, thủy ngân, kẽm,…

Xử lý nước thải y tế theo

nguyên tắc AAO (yếm khí/ anarobic – thiếu khí/anoxic – hiếu khí/oxic)

Nguyên lý hoạt động:

– Phân hủy hiếu khí: trong bể hiếu khí các vi sinh vật sử dụng nguồn oxy dồi dào góp phần phân hủy các CHC phức tạp thành các CHC đơn giản. Lượng oxy và VSV được sử dụng theo mức độ phù hợp để xử lý các chất hữu cơ. Tùy theo mức độ ô nhiễm trong nguồn nước thải, chúng ta phải sử dụng lượng VSV đúng liều lượng dựa theo chỉ số BOD.

– Phân hủy thiếu khí: Để tăng hiệu quả, người ta thường sử dụng bể thiếu khí (anarobic) vì hoạt động trong môi trường không có oxy, các vi sinh vật bắt buộc phải dùng lượng oxy khác (nguyên tử O trong các phân tử NO2- và NO3-).

– Phân hủy kỵ khí: bao gồm 4 quá trình cơ bản sau

+ Thủy phân: các phân tử hữu cơ được phân hủy có thể tan trong nước và trở thành các hợp chất đơn giản.

+ Lên men: là quá trình hình thành các axit hữu cơ phức tạp

+ Giấm hóa: hình thành axit acetic (axit hữu cơ đơn giản)

+ Metan hóa: khí metan hình thành nhờ axit acetic phân hủy

Xử lý nước thải y tế bằng hồ sinh học

Nước thải trong hồ sinh học cần giữ nhiệt độ không được thấp hơn 6 độ C cũng như độ pH theo hàm lượng nhất định. Oxy trong quá trình quang hợp nhờ rêu tảo sẽ được VSV hấp thụ để oxy hóa các chất hữu cơ. Ngược lại rong tảo lại tiêu thụ lượng CO2, photpho và nitrat amon sinh ra trong quá trình phân hủy và oxy hóa các chất hữu cơ.

Hồ hiếu khí

Hồ làm thoáng tự nhiên: chiều sâu của hồ từ 0,3 – 0,5 m, lượng BOD từ 250 – 300 kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước từ 1 – 3 ngày.

Hồ hiếu khí làm thoáng nhân tạo: sử dụng máy bơm hoặc máy khuấy để cung cấp nguồn oxy cho VSV. Chiều sâu của hồ từ 2 – 4,5m, Lượng BOD từ 400 kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước từ  –  3 ngày.

Hồ kỵ khí

Nhiệm vụ của hồ này là lắng, phân hủy các chất rắn hữu cơ và diễn ra quá trình sinh hóa dựa vào hoạt động của vi sinh vật. Các hợp chất hữu cơ bị phá hủy, giải phóng CH4 và CO2. Hàm lượng N, P và K cùng các VSV gây bệnh giảm hẳn và NH3 được giải phóng hoàn toàn vào không khí.

Hồ tùy tiện

Tiến hành phân chia, phân hủy các chất hữu cơ, làm giảm số lượng vi sinh vật gây bệnh. Chiều sâu của hồ từ 0,9 – 1,5 m.

Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp

Với sự chạy đua phát triển của các ngành công nghiệp riêng lẻ trong thời buổi công nghiệp hóa hiện nay kéo theo những tác động ảnh hưởng lớn đến môi trường, trong đó không thể không nhắc đến vấn đề nước thải. Chính điều đó đã trở thành tiền đề để các khu công nghiệp được hình thành. Việc quy hoạch các ngành công nghiệp và phát triển tập trung nhằm dễ dàng hơn trong việc xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.

Tìm hiểu sơ lược về nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải công nghiệp là nước thải thu gom về từ các nhà máy trong quá trình sản xuất, nước thải sinh hoạt của công nhân viên, và từ các nguồn khác như: nước mưa,… Theo QCVN 40:2011/BTNMT, tùy theo nhà máy và tùy theo yêu cầu của khu công nghiệp mà nước thải từ mỗi nhà máy phải qua trạm xử lý sơ bộ để giảm tải ô nhiễm (thường đạt loại B hoặc C) trước khi chảy về trạm xử lý nước thải khu công nghiệp tập trung.

Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp

Với hàng loạt các loại nước thải với lưu lượng rất lớn được thu gom về như vậy, nên các thành phần có trong nước thải công nghiệp khá phức tạp, và hầu hết đều có chứa các chất gây ô nhiễm cần phải xử lý như: BOD, COD, N, P, SS, kim loại nặng,… Hiện nay, có 3 phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tiên tiến là:

– Phương pháp xử lý cơ học;

– Phương pháp xử lý hóa lý;

– Phương pháp xử lý sinh học;

Để rõ hơn, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về các phương pháp này ngay sau đây.

a. Phương pháp xử lý cơ học

Để đảm bảo tính an toàn cho các thiết bị và các quá trình xử lý tiếp theo, xử lý cơ học được xem như bước đệm để loại bỏ các tạp chất vô cơ và hữu cơ không tan trong nước.

Tùy vào kích thước, tính chất hóa lý, hàm lượng cặn lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch mà ta áp dụng một tỏng các quá trình như: lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực ly tâm, lọc và tuyến nổi,…

b. Phương pháp xử lý hóa lý

Cơ chế của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải một chất (hoặc hợp chất) phản ứng nào đó, chất này sẽ phản ứng với các tạp chất bẩn có trong nước thải nhằm loại bỏ chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc hòa tan không độc hại.

Các phương pháp hóa lý thường được sử dụng là: quá trình keo tụ-tạo bông, hấp phụ, oxy hóa-khử, trích ly, tuyến nổi,…

Bạn có thể đọc tiếp bài ngay bên dưới để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này.

c. Phương pháp xử lý sinh học

Nói đến xử lý sinh học là nói đến các vi sinh vật. Bản chất của phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học là phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải bằng các vi sinh vật có lợi. Đây là phương pháp đặc biệt hiệu quả trong việc ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, và một số chất vô cơ gây ô nhiễm khác như: H2S, Sunfit, Ammonia, Nitơ,…

Các chất hữu cơ và một số khoáng chất có trong nước thải sẽ trở thành thức ăn để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Phương pháp này được chia làm 2 loại: kỵ khí và hiếu khí.

Lời kết

EcoCleanTM là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh vi sinh môi trường, đơn cử là vi sinh xử lý nước thải công nghiệp có xuất xứ từ USA và được phân lập riêng biệt cho xử lý nước thải của từng ngành nên hiệu quả xử lý cao. Ngay lúc này, nếu cần tìm hiểu về sản phẩm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline: 0908.901.955 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Bạn đang xem bài viết Quy Trình Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Tốt Nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!