Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Luôn Luôn Đạt Qcvn mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thông tin sản phẩm: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt luôn luôn đạt QCVN
Bạn được giao tìm kiếm đơn vị thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải? Bạn là chủ doanh nghiệp đang muốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân viên? Đơn vị bạn đang công tác bị thanh kiểm tra về mặt môi trường? Đừng lo hãy đọc hết bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn, biến bạn trở thành chuyên gia tư vấn môi trường.
Nếu cần tư vấn hoặc nhà thầu xử lý nước thải liên hệ ngay Mr. Minh – 091.789.6633 (zalo) để nhận được báo giá và tư vấn trực tiếp
Xác định lưu lượng trong xử lý nước thải sinh hoạt
Ban đầu để thiết kế và chọn lựa đúng phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bạn phải xác định được lưu lượng cần xử lý.
Vậy làm cách nào để xác định được lưu lượng xử lý cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, khi bạn không phải là nhân viên tư vấn môi trường
Có 3 cách để xác định lưu lượng trong xử lý nước thải sinh hoạt như sau:
Vậy tại sao lại dựa vào số người?
Trong tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế có đưa ra định mức nước thải theo từng lĩnh vực, từng mục đích.
Lưu lượng nước thải được tính bằng 100% lượng nước cấp sử dụng.
Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt.
Sau khi đã xác định được lưu lượng xử lý của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, cái bạn cần quan tâm tiếp theo là với mức lưu lượng đó thì sử dụng công nghệ nào hoặc có các phương án nào để xử lý.
Hiện nay xử lý nước thải sinh hoạt là một trong những bài toán rất nhiều đơn vị hô hào là mình có khả năng xử lý, ngay cả những nhà thầu như nhà thầu cơ khí, nhà thầu chuyên xây dựng cũng có thể thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên không phải hệ thống nào xây dựng và lắp đặt xong cũng hoạt động được để nước thải sau xử lý đạt QCVN. Việc xử lý nước thải sinh hoạt là tương đối khó khi chưa hiểu được bản chất của các quá trình xử lý.
Nước thải sinh hoạt sau xử lý phải đạt được 11 chỉ tiêu bao gồm:
1. Các chỉ tiêu về chất hữu cơ: BOD
2. Các chỉ tiêu đo nhanh như pH
3. Chỉ tiêu về các chất rắn TSS, tổng chất rắn hòa tan
4. Chỉ tiêu về dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt
5. Các chỉ tiêu về Nito, phốt pho
6. Chỉ tiêu vi sinh vật Tổng coliforms
Trong các chỉ tiêu trên các nhóm chỉ tiêu số 2,3,4,6 là các chỉ tiêu tương đối dễ để đạt được, chỉ cần trong hệ thống có lắp máy tách mỡ, có các biện pháp lắng cặn và bổ sung hóa chất khử trùng đều đặn.
Riêng các chỉ tiêu còn lại như BOD, xử lý nitơ trong nước thải, xử lý phốt pho trong nước thải thì tương đối khó đạt được và chỉ khi thiết kế đúng ngay từ đầu mới có thể đảm bảo.
Để xử lý nitơ trong nước thải cần phải trải qua giai đoạn thiếu khí dưới tác dụng của các nhóm vi sinh thiếu khí, hiếu khí
Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đang được áp dụng, nhưng để lựa chọn được phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với mỗi Doanh Nghiệp chúng ta cần phân tích, đánh giá và quan tâm tới các tiêu chí sau:
– Có những Phương pháp sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt nào
– Chủng loại, xuất xứ thiết bị sử dụng trong công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
– Hiệu suất xử lý của các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
– Chi phí đầu tư của các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
– Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
– Thời gian thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
– Tuổi thọ thiết bị, thời gian khấu hao thiết bị trong xử lý nước thải sinh hoạt
Ta có thể lựa chọn công nghệ xử lý dựa theo lưu lượng nước thải như sau:
*** Với phương án xử lý nước thải sinh hoạt có lưu lượng nhỏ hơn 60m3
Để tiết kiệm chi phí đồng thời thuận lợi cho quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô này thường lựa chọn phương pháp xử lý SBR. Hệ thống gồm 3 giai đoạn tương ứng với 3 ngăn bể:
– Ngăn điều hòa: là ngăn trung hòa nồng độ, lưu lượng nước thải
– Ngăn SBR: là ngăn xử lý chính, nơi diễn ra các quá trình thiếu khí, hiếu khí trong các pha xử lý như: pha điền đầy, pha sục khí, pha lắng, pha rút nước trong.
Toàn bộ các quá trình hoạt động của hệ thống phải diễn ra dưới sự điều khiển của tủ điện lập trình PLC. Tại sao lại sử dụng phương pháp SBR cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất nhỏ?
Lý do là vì: hệ thống dùng phương pháp SBR chỉ có 3 ngăn bể, thể tích bể nhỏ hơn hệ thống sử dụng các phương pháp khác dẫn đến giá thành xây dựng ban đầu rất thấp.
Các thiết bị trong hệ thống xử lý sử dụng phương pháp SBR ít hơn về cả số lượng và công suất thiết bị, do đó đơn giản trong quá trình vận hành, bảo trì bảo dưỡng và giá thành toàn bộ hệ thống cũng giảm đi.
*** Với phương án xử lý nước thải sinh hoạt lớn hơn 60m3
Sử dụng phương pháp xử lý AO kết hợp giữa khâu thiếu khí và hiếu khí dựa vào hoạt động của bùn vi sinh để xử lý các chất ô nhiễm trong dòng nước thải. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AO gồm 5 ngăn bể chính:
– Ngăn điều hòa:
Nhiệm vụ chính của ngăn điều hòa là giúp điều hòa về lưu lượng và nồng độ nước thải. Nước thải sinh hoạt của bất kỳ cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp nào đều không đều theo thời gian, tập trung nhiều vào đầu giờ sáng, buổi trưa và cuối giờ chiều là thời gian diễn ra các hoạt động ăn uống tắm giặt. Do đó phải có bể điều hòa để tránh cho nước thải không bị tràn ra ngoài trong các giờ cao điểm.
– Ngăn chứa bùn
Để chứa và phân hủy bùn vi sinh dư thừa trong hệ thống
– Ngăn thiếu khí
Diễn ra các quá trình denitrat hóa, góp phần chuyển đổi NO3- thành các dạng nito tự do bay ra khỏi dòng nước thải. Ngăn bể thiếu khí là nơi diễn ra các quá trình chính để loại bỏ Nito trong nước thải.
– Ngăn hiếu khí
Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt có diễn ra triệt để hay không tùy thuộc vào hiệu quả tại ngăn Hiếu khí. Tại ngăn hiếu khí là nơi Vi sinh vật hiếu khí phát triển hay còn gọi là Bùn vi sinh.
Công việc quan trọng nhất để duy trì hiệu quả của quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là nuôi cấy vi sinh và duy trì hoạt động ổn định của nhóm vi sinh vật này. Vi sinh vật phát triển theo nước thải qua bể lắng.
– Ngăn lắng
Có một vài tác dụng của ngăn lắng:
+ Là ngăn giữ lại và tuần hoàn bùn vi sinh lại các khâu xử lý phía trước.
+ Tạo ra môi trường thiếu khí để xử lý nito
+ Lắng cặn phốt pho trong lớp bùn hoạt tính
Mặc dù không phải là ngăn chính để xử lý các thành phần ô nhiễm, tuy nhiên ngăn lắng lại đóng một vai trò quyết định hiệu quả của toàn bộ các công đoạn xử lý phía trên.
Các sự cố trong xử lý nước thải sinh hoạt thường xảy ra tại ngăn lắng bao gồm:
* Bùn lơ lửng và bùn nổi: có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bùn lơ lửng, nguyên nhân lớn nhất ban đầu là do bông bùn chưa lớn hay tuổi của bùn thấp, hiện tượng này thường diễn ra trong thời gian đầu của quá trình khởi động hệ thống hoặc nuôi cấy vi sinh vật, cũng thường diễn ra sau một khoảng thời gian dài hệ thống ngừng hoạt động như vào các dịp lễ tết…
Hiện tượng bùn nổi: có 2 nguyên nhân chính
– 1 là do hệ thống tuần hoàn bùn hoạt động chưa tốt có thể là do bể lắng chưa vát đáy đúng kỹ thuật, hoặc là việc chọn lựa bơm bùn và thời gian bơm bùn không đúng.
-2 là do hiện tượng Denitrat hóa diễn ra trong bể. Tại đây có sự chuyển hóa NO3- thành các dạng khí nito tự do dưới dạng bọt khí, kéo theo các bông bùn lên trên bề mặt bể lắng.
– Ngăn khử trùng và chứa nước sạch sau xử lý.
Nhiệm vụ của ngăn này đơn giản là xử lý thành phần Coliform trong nước thải, và là nơi đặt bơm xả thải ra hệ thống thoát nước của thành phố hoặc khu công nghiệp.
Đối với các hệ thống lưu lượng lớn: thường bố trí hệ thống pha trộn và cung cấp hóa chất bao gồm: máy khuấy hóa chất, bồn đựng hóa chất, bơm định lượng hóa chất. Việc tính toán hóa chất khử trùng sẽ được trình bày chi tiết trong hướng dẫn vận hành đi kèm trong quá trình Đào tạo chuyển giao công nghệ.
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng MBBR
Về mặt bản chất việc sử dụng MBBR trong xử lý nước thải sinh hoạt hoàn toàn giống với phương pháp xử lý AO là đều có các quá trình thiếu khí và hiếu khí để xử lý các chất hữu cơ, xử lý thành phần nito, tuy nhiên việc bổ sung thêm giá thể MBBR trong ngăn Hiếu khí nhằm tăng diện tích tiếp xúc, thời gian tiếp xúc giữa vi sinh vật và các chất ô nhiễm.
Lớp giá thể MBBR là nơi các vi sinh vật (hay còn gọi là bùn hoạt tính) bám dính để sinh trưởng và phát triển.
Tại bề mặt lớp giá thể hình thành các pha Yếm khí là lớp trong cùng, Thiếu khí là lớp giữa và Hiếu khí là lớp ngoài cùng để tăng hiệu quả các quá trình Nitorat hóa và Denitorat hóa xử lý thành phần Nito trong nước thải.
Theo lý thuyết, trong hệ thống xử lý nước thải sử dụng phương pháp MBBR sẽ không có quá trình tuần hoàn nước, tuy nhiên các hệ thống xử lý nước thải hiện nay đang áp dụng phương pháp MBBR đều tuần hoàn nước do việc thiết kế không đúng và không lựa chọn được các giá thể MBBR theo đúng tiêu chuẩn.
Ưu điểm của xử lý nước thải sinh hoạt sử dụng giá thể MBBR
– Tiết kiệm năng lượng;
– Vận hành dễ dàng, chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp, trong quá trình vận hành không phát sinh mùi;
– Hiệu quả xử lý BOD cao; thuận lợi khi nâng cấp quy mô, công suất của hệ thốn; ít chiếm diện tích, ít phát sinh bùn;
– Mật độ vi sinh dày đặc, nhiều hơn các công nghệ khác; kiểm soát hệ thống dễ dàng.
Nhược điểm của phương pháp là hiệu quả xử lý nước thải phụ thuộc nhiều vào lượng vi sinh vật dính bám vào lớp giá thể, hiệu quả xử lý phụ thuộc vào chất lượng giá thể MBBR dẫn đến để đạt hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt cao thì giá thành hệ thống sẽ lớn.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ màng MBR
Về cơ bản, Công nghệ màng MBR sử dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt cũng giống các phương pháp xử lý sinh học khác, vẫn phải trải qua các quá trình Điều hòa – Thiếu khí – Hiếu khí – Tách bùn – Xả thải.
Tuy nhiên sự khác biệt ở đây là Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ màng MBR sử dụng màng MBR thay cho bể lắng tách bùn. Màng MBR có tác dụng giữ lại lượng bùn vi sinh trong hệ thống chỉ cho nước sạch đi qua.
Ưu điểm nổi bật của màng lọc MBR
– Làm tăng hiệu quả xử lý sinh học của hệ thống xử lý nước thải từ 10 – 30%
– Thời gian lưu nước ngắn do nồng độ vi sinh trong bể sinh học Hiếu khí được duy trì ở mức cao (trong khoảng lớn hơn 3000mg/l) mà các phương pháp khác không thể làm được.
– Thời gian lưu bùn trong hệ thống dài
– Nồng độ bùn hoạt tính tăng lên từ 2 ÷ 3 lần
– Do thu nước trực tiếp tại bể Hiếu khí nên không cần công đoạn lắng thứ cấp
– Quy trình điều khiển và vận hành hệ thống hoàn toàn tự động
– Do nồng độ bùn hoạt tính cao nên tải trọng chất hữu cơ cao
– Trong hệ thống không cần tới công đoạn khử trùng nước thải sau xử lý vì các vi khuẩn không thể đi xuyên qua màng do kích thước lỗ màng nhỏ hơn kích thước của vi khuẩn
– Với cơ chế tự động sục rửa được điều khiển bằng chương trình do đó hạn chế được quá trình tắc nghẽn màng
Nhược điểm của hệ thống sử dụng Màng MBR là tuổi thọ, xuất đầu tư ban đầu tương đối cao.
Các sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
1. Đối với bể điều hòa nước thải.
Sự cố hay gặp nhất dẫn đến ảnh hưởng toàn bộ hệ thống là hoạt động không tốt ở hệ thống bơm bể điều hòa, vì hệ thống bơm ở bể điều hòa là yếu tố chính kiểm soát lưu lượng xử lý của toàn bộ hệ thống. Các sự cố thường xảy ra như:
Tắc rác do hệ thống song chắn rác không tốt – thường không được quan tâm tại đa phần các hệ thống xử lý nước thải
Để kiểm soát được lưu lượng xử lý đơn giản nhất là sử dụng Máy đo lưu lượng V-notch chi phí đầu tư thấp nhất lại hoạt động ổn định
2. Sự cố về vượt chỉ tiêu Nito trong xử lý nước thải sinh hoạt
Điều này thường xuyên xảy ra với các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thiết kế bể Thiếu khí không đúng.
Thường để tiết kiệm chi phí, rất nhiều các đơn vị thường lắp đặt hệ thống cấp khí trong ngăn bể Thiếu khí thay vì khuấy trộn, vì hệ thống cấp khí thì chỉ cần lắp thêm giàn ống phân phối và lấy khí từ máy thổi khí có sẵn, còn thiết bị khuấy trộn trên thị trường có giá tương đối đắt.
Ban đầu CCEP cũng thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt như thế, nhưng qua kinh nghiệm mắc phải tại 1 hệ thống, dẫn đến phải thay đổi, không thể chú trọng giảm giá thành mà quên đi hiệu quả toàn bộ hệ thống.
3. Các sự cố về bùn vi sinh có thể tham khảo bài viết sau đây:
Khắc phục sự cố hệ thống xử lý nước thải sử dụng bùn hoạt tính
4. Không tuần hoàn được bùn
Như trình bày ở trên, việc vát đáy bể lắng đóng một vai trò cực kỳ lớn trong việc quyết định hiệu quả của quá trình xử lý.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân tương đối lớn dẫn đến việc lựa chọn công nghệ SBR thay cho công nghệ AO trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất nhỏ.
Khắc phục tình trạng không tuần hoàn được bùn bằng 2 bước:
– Vát đáy lại bể lắng
– Điều chỉnh thời gian bơm bùn tuần hoàn bùn hoặc thay thế bơm bùn tuần hoàn bằng dạng bơm khí nâng có điều khiển theo thời gian bằng van điện từ.
5. Chỉ tiêu Coliform không đạt
Chắc chắn chỉ có một lý do duy nhất là không bổ sung hóa chất khử trùng.
Do đó phải kiểm tra lại khâu bổ sung hóa chất.
Chính vì vậy vi sinh vật là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Các câu hỏi thường gặp khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
1. Câu hỏi: Chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt hết bao nhiêu tiền?
Trả lời:
Chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt ngoài phụ thuộc vào xuất xứ vật tư và thiết bị lựa chọn trong hệ thống còn phụ thuộc vào tổng lưu lượng xử lý của hệ thống, chia ra làm các mức như:
– Đối với các hệ thống công suất nhỏ từ 1 – 10m3: do giới hạn công suất nhỏ nhất của các thiết bị bơm, máy thổi khí… nên xuất đầu tư đối với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất nhỏ này là rất cao, dao động từ 100 triệu đối với hệ thống 1m3 đến khoảng 20 triệu đối với hệ thống 10m3
– Đối với các hệ thống công suất từ 30 – 100m3: thông thường sẽ dao động trong khoảng từ 8 đến 15 triệu một m3 tùy thuộc vào điều kiện thi công, loại thiết bị lựa chọn trong hệ thống
Để tìm hiểu về giá của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có thể liên hệ trực tiếp với Mr. Minh – 091.789.6633 (zalo) để được báo giá chi tiết nhất. https://zalo.me/0917896633
2. Câu hỏi: Nên lựa chọn công nghệ nào để xử lý nước thải sinh hoạt giá thành rẻ nhất
Trả lời:
Khi lựa chọn công nghệ sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cần lưu ý một vài điểm sau: – Lựa chọn công nghệ để giảm giá thành ban đầu
– Lựa chọn công nghệ để thi công đơn giản: có các phương pháp thi công như: hệ thống đặt chìm và hệ thống đặt nổi.
Hệ thống đặt nổi (thông thường đối với hệ thống sử dụng bồn Composite) hoặc nửa chìm nửa nổi (đối với bể bê tông cốt thép): giá của toàn bộ hệ thống sẽ giảm đi do bớt được khâu đào đất chống sạt lở.
– Lựa chọn công nghệ để đơn giản trong quá trình vận hành, hệ thống ít sự cố nhất
Các sự cố có thể xảy ra như: sự cố về hư hỏng thiết bị, sự cố trôi bùn vi sinh, vi sinh chết, vượt chỉ tiêu Nito và Amoni
Chi tiết cụ thể liên hệ Mr. Minh – 091.789.6633 để được giải đáp
3. Câu hỏi: Làm sao để lựa chọn được công nghệ và nhà thầu xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất?
Trả lời: Tùy thuộc vào lưu lượng xử lý để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho phù hợp ví dụ như:
Đối với hệ thống xử lý công suất nhỏ nên lựa chọn công nghệ xử lý SBR để giảm chi phí đầu tư cũng như giảm rủi ro trong quá trình hoạt động cụ thể ở đây là rủi ro trôi vi sinh vật.
Đối với hệ thống lớn do có thể xây dựng chiều sâu lớn để đảm bảo bể lắng hoạt động tốt nên lựa chọn phương pháp xử lý AO hoặc MBBR.
Nhà thầu xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất là nhà thầu có chi phí đầu tư ban đầu hợp lý cộng với dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi xây dựng hệ thống
Sau khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải CCEP có dịch vụ kiểm tra hệ thống định kỳ 1 tháng 1 lần trong suốt thời gian bảo hành của hệ thống để đảm bảo hệ thống hoạt động một cách tốt nhất
Liên hệ Mr. Minh – 091.789.6633 (zalo) để nhận được báo giá chi tiết nhất
Quy Trình Và Cách Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Đạt Tiêu Chuẩn
Quy trình và cách xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn
Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Phương pháp xử lý sinh học
Phương pháp này sử dụng tính chất hòa tan và không hòa ta của các hợp chất hữu cơ có trong nước. Dựa vào các đặc trưng cơ bản và diễn ra chủ yếu trong các Bể lọc sinh học gồm hai quá trình cơ bản sau: xử lý thiếu khí và xử lý hiếu khí, biến nito thành NO2 có trong nước.
Phương pháp xử lý cơ học
Tách bỏ các chất rắn có kích thước khác nhau tồn tại trong nước.
+ Dùng song chắn hoặc màn lưới để tách bỏ rác thải, các vật cản đi theo dòng nước
+ Bể lắng: các chất lơ lửng được loại bỏ hoàn toàn
+ Bể tách dầu: tách chiết các chất rắn có khối lượng nhỏ hơn nước như dầu mỡ
Phương pháp xử lý hóa lý
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa lý là thông qua các quá trình của vật lý và hóa học (keo tụ, tạo bông) dùng để xử lý nước thải mà không có sự xuất hiện của bể lắng.
Các hợp chất lơ lửng trong nước có kích thước vô cùng nhỏ nên khả năng lắng đọng không được cao mà sử dụng hệ thống lắng đọng lại tốn khá nhiều thời gian. Vậy làm cách nào để rút ngắn quá trình này nhưng mang đến hiệu quả cao? Bạn có thể sử dụng một số hợp chất như phèn nhôm, phèn chua,… vì chúng có khả năng kết tụ các chất rắn thành một khối có trọng lượng lớn hơn; chính vì vậy, chúng dễ dàng lắng xuống đáy bể.
Phương pháp xử lý hóa học
Đây là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt không thể thiếu như cân bằng độ pH của nước, khử trùng nước bằng hóa chất.
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Bước 1: Tiến hành bơm nước thải sinh hoạt và tiến hành tách dầu mỡ trước khi đưa nước vào bể thu gom. Quá trình này đảm bảo rác và các chất cặn bã được loại bỏ hoàn toàm góp phần nâng cao hiệu suất và tăng tuổi thọ cho các hệ thống như xử lý nước thải nhà hàng, khách sạn, chung cư, khu đô thị,… hàng ngày.
Bước 2: Bể điều hòa tiếp nhận nước từ bể thu gom và được sục khí liên tục đáp ứng cho quá trình xử lý liên tục mà không bị quá tải.
Bước 3: Bể thiếu khí được trang bị các giá thể sinh học nhằm “nuôi dưỡng” cá thể vi sinh vật tồn tại trong nước. Tại đây sẽ diễn ra quá trình nitrat hóa, phân hủy các chất hữu cơ thành CO2, H2O, CH4,… đồng thời hàm lượng BOD cũng giảm theo.
Bước 4: Tại bể hiếu khí các vi sinh vật bám trên giá thể thông qua quá trình chuyển động liên tục nên quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn. Chính vì vậy, các vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các hợp chất hữu cơ trong nguồn nước thải này. Quá trình này phải luôn đảm bảo hàm lượng BOD không được vượt quá ngưỡng 5mg/l.
Bước 5: Nước chảy sang bể hồi lưu tiến hành khử nitrat
Bước 6: Cặn bùn còn sót lại sẽ tiếp tục lắng đọng xuống đáy tại bể lắng cơ học
Bước 7: Được thiết kế trong môi trường thiếu khí và được khử hoàn toàn nitrat, tại bể chứa bùn là môi trường giữ lại các chất cặn bã, bùn và cát. Thông thường, bể lắng bùn được thiết kế có tuổi thọ <3 năm.
Bước 8: Nước sinh hoạt sau khi trải qua quá trình xử lý như trên sẽ được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng trực tiếp.
Là đơn vị đi đầu trong công tác xử lý và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn, Hợp Nhất không chỉ tiên phong đưa ra các phương pháp xử lý đạt chất lượng mà hơn hết, chúng tôi còn nghiên cứu và sáng tạo ra nhiều công nghệ – thiết bị thân thiện với môi trường để xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường, đảm bảo được nguồn nước đạt tiêu chuẩn.
Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt
ước thải sinh hoạt đang là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Việc thu gom nước thải cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì tốc độ đô thị hóa của chúng ta rất nhanh trong khi cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp. Nếu được xử lý nước thải tại nguồn sẽ giải quyết được triệt để vấn đề nêu trên.
Việc thu gom và xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề vệ sinh môi trường, nước thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống cống thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Tuy độc lập về chức năng nhưng cả hai hệ thống này cần hoạt động đồng bộ. Nếu hệ thống thu gom đạt hiệu quả nhưng hệ thống xử lý không đạt yêu cầu thì nước sẽ gây ô nhiễm khi được thải trở lại môi trường. Trong trường hợp ngược lại, nếu hệ thống xử lý nước thải được thiết kế hoàn chỉnh nhưng hệ thống thoát nước không đảm bảo việc thu gom vận chuyển nước thải sinh hoạt thì nước thải cũng sẽ phát thải ra môi trường mà chưa qua xử lý.
Với mong muốn môi trường sống ngày càng được cải thiện, vấn đề quản lý nước thải sinh hoạt được dễ dàng hơn để phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội và cải thiện nguồn tài nguyên nước đang bị thoái hóa và ô nhiễm nặng nề. Chúng tôi sẽ cùng với Quý khách hàng góp phần cho việc quản lý nước thải sinh hoạt khu dân cư ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và môi trường ngày càng sạch đẹp hơn.
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước thải. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Ngoài ra, lượng nước thải ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt.
Hình ản Modul xử lý nước thải sinh hoạtThi công bể xử lý nước thải ngầm
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
– Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
– Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ nhà bếp, các chất tẩy rửa, các chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa vệ sinh sàn nhà.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt dạng bể ngầm
Công nghệ AAO xử lý nước thải sinh hoạt
AAO là viết tắt củaAnaerobic (kỵ khí) – Anoxic (yếm khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ xử lý AAO là quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật kị khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Dưới tác dụng phân giải các chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà chất ô nhiễm được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Công nghệ AAO chia làm 03 quá trình chính:
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn THEO CÔNG NGHỆ AAO là một hệ thống xử lý nước thải khép kín, hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trên, sử dụng công nghệ vi sinh yếm khí, hiếu khí, thiếu khí kết hợp với khử trùng nước thải. Hệ thống xử lý nước thải THEO CÔNG NGHỆ AAO đã được lý thuyết và thực tiễn chứng minh có các ưu điểm vượt trội hơn so với các hệ thống xử lý nước thải khác, đó là:
Xử lý triệt để chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
Tiết kiệm diện tích đất sử dụng
Thời gian lắp đặt ngắn.
Vận hành đơn giản và ổn định
Chi phí vận hành thấp
Tuổi thọ công trình lớn
Quá trình vận hành, bảo hành, bảo dưỡng rất ít.
Sơ đồ công nghệ AAO xử lý nước thải sinh hoạt
Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư bao gồm nước thải đen và xám của được thu gom trực tiếp vào khu vực xử lý tập trung. Cấu tạo bể xử lý có 5 ngăn, bao gồm 02 ngăn yếm khí (có các giá thể vi sinh yếm khí, thiếu khí bám vào), 02 ngăn hiếu khí (có các giá thể vi vinh hiếu khí bám vào, trong quá trình hoạt động có sục khí), 01 ngăn lắng đầu ra và khử trùng, 01 ngăn trung chuyển lắng đầu vào.
Xử lý nước thải sinh hoạt dạng modul
Bể modul xử lý nước thải sinh hoạt
Bể điều hòa sẽ thu gom các nguồn nước thải vào hệ thống xử lý.
Bể điều hòa là đơn vị xử lý được đặt phía sau song chắn rác, bể điều hòa có các chức năng chính sau:
Ổn định lưu lượng nước cấp vào một cách đột ngột gây quá tải.
Hòa trộn đồng đều các chất gây ô nhiễm của các dòng thải khác nhau.
Để tránh trường hợp nước cấp vào đột ngột gây quá tải cho hệ thống xử lý, bể điều hòa sẽ được thiết kế với dung tích đủ lớn ( Thời gian lưu từ 4 – 6h ) giúp lượng nước thải tràn về ồ ạt không gây quá tải cho hệ thống xử lý.
Bể điều hòa với đặc thù là bể có khả năng chứa lớn, hàm lượng ô xy cung cấp nhiều giúp hòa trộn các dòng thải với nhau đồng đều để ổn định mức độ ô nhiễm trong dòng thải giúp hệ thống xử lý phía sau hoạt động ổn định hơn.
Quá trình xử lý Anaerobic (Xử lý sinh học kị khí)
Trong bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí.
Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn. Các hạt bùn cặn này nổi lên trên làm xáo trộn, gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh kị khí được thể hiện bằng các phương trình sau:
C5H7O2N: là công thức hóa học thông dụng để đại diện cho tế bào vi khuẩn
Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas.
Quá trình phân hủy kỵ khí được chia thành 3 giai đoạn chính: phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử, tạo các axit, tạo methane.
Quá trình xử lý Anoxic (Xử lý sinh học thiếu khí)
Tại bể anoxic diễn ra quá trình nitrat hóa và Photphorit để xử lý N, P
Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau:
Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẻ khử Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) theo chuỗi chuyển hóa:
Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lý.
Quá trình Photphorit hóa:
Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí.
Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa diễn ra thuận lợi, tại bể Anoxic bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khuấy có chức năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển. Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý và làm nơi trú ngụ cho hệ vi sinh vật thiếu khí, tại bể Anoxic lắp đặt thêm hệ thống đệm sinh học được chế tạo từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt động 230 ÷ 250 m2/m3. Hệ vi sinh vật thiếu khí bám dính vào bề mặt vật liệu đệm sinh học để sinh trưởng và phát triển.
Quá trình Oxic.
Các phản ứng chính xảy ra trong bể xử lý sinh học hiếu khí như:
Quá trình Oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ:
Quá trình tổng hợp tế bào mới:
Quá trình phân hủy nội sinh:
Nồng độ bùn hoạt tính duy trì trong bể Aeroten: 3500 mg/l, tỷ lệ tuần hoàn bùn 100%. Hệ vi sinh vật trong bể Oxic được nuôi cấy bằng chế phẩm men vi sinh hoặc từ bùn hoạt tính. Thời gian nuôi cấy một hệ vi sinh vật hiếu khí từ 45 đến 60 ngày. Oxy cấp vào bể bằng máy thổi khí đặt cạn hoặc máy sục khí đặt chìm.
Bể lắng là đơn vị xử lý nhằm loại bỏ các tạp chất thô, có kích thước lớn khỏi nguồn nước. Quá trình lắng diễn ra dưới tác dụng của trọng lực tự nhiên, các bông cặn có kích thước lớn hơn vận tốc dòng chuyển động sẽ chìm dần xuống đáy bể lắng. Bể lắng đứng hiện nay được ứng dụng phổ biến nhất bởi chúng có khả năng lắng cực tốt, công tác thu gom bùn dễ dàng, không tốn nhiều diện tích xây dựng.
Bể lắng đứng thường được xây dựng bằng 2 dạng chính là bể tròn hoặc bể vuông. Trong hai loại thì bể lắng đứng hình tròn là được đánh giá cao hơn hẳn vì khả năng thu nước đồng đều và khả năng thu bùn cũng dễ dàng hơn.
Tùy theo quy mô và công suất chúng tôi sẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo yêu cầu của đối tác và đảm bảo chất lượng xả thải theo QCVN 14:2008 (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt).
Một số hình ảnh trạm xử lý nước thải sinh hoạt:
Phương Pháp Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Sinh Hoạt, Y Tế Đạt Chuẩn
Written by admin on . Posted in Tin mới.
Amoni (Ammonia) là một trạng thái hóa trị của nguyên tố Nitơ, trong nước Amoni tồn tại dưới 2 dạng là NH3 và NH4+ (trong đó NH4+ là Amoni, ít độc). Do đó xử lý Amoni trong nước thải chủ yếu là xử lý Amoniac NH3.
Làm giảm tác dụng của clo, giảm hiệu quả khử trùng nước, gây cản trở công nghệ xử lý cấp nước
Gây hiện tượng phú dưỡng trong hệ sinh thái nước
Làm cạn kiệt Oxy trong nước
Gây độc cho hệ vi sinh vật trong nước
Tăng nguy cơ ô nhiễm Nitrat và Nitrit trong nước ngầm, có thể gây ung thư cho con người khi nhiễm phải.
2/Quy định nồng độ Amoni trong nước thải
Để đảm bảo an toàn cho môi trường và giảm thiểu các hệ lụy có thể xảy ra với sức khỏe con người, các quy định về nồng độ Amoni trong nước thải đã được đặt ra áp dụng cho các hệ thống xử lý nước thải từ nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt là các khu đô thị, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại… có nguồn nước thải sinh hoạt cao.
Theo đó, trong quy chuẩn QCVN 14: 2008/BTNMT đối với nước thải sinh hoạt quy định nồng độ Amoni có trong nước không được vượt quá 5 mg/L vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và không quá 10mg/L vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
3/Phương pháp xử lý Amoni trong nước thải đạt chuẩn
Có nhiều phương pháp xử lý Amoni trong nước thải, trong đó phương pháp tối ưu, thông dụng và đơn giản nhất là phương pháp sinh học. Đây là phương pháp này dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh vật để khử Amoni thông qua quá trình Nitrat hóa cho môi trường hiếu khí và quá trình Anammox môi trường yếm khí.
Quá trình hoạt động ổn định, bền vững, không gây các phát sinh khác
Sản phẩm đa dạng, phong phú, ứng dụng được nhiều môi trường
Thân thiện với môi trường vì không sử dụng hóa chất
Dễ sử dụng, không đòi hỏi kỹ thuật cao
Tiết kiệm chi phí vận hành và nhân công
Quá trình Nitrat hóa trong môi trường hiếu khí
Bước 1: Vi khuẩn Nitrosomonas sẽ biến đổi Amoniac (NH3, NH4+) thành Nitrit (NO2)
Bước 2: Vi khuẩn Nitrobacter sẽ tiến hành chuyển hóa NO2 thành Nitrat (NO3), kết thúc quá trình Nitrat hóa.
Khi quá trình Nitrat hóa kết thúc sẽ đến bước thứ 2 trong chu trình xử lý Nitơ trong nước thải đó là quá trình khử Nitrat thành khí N2 về khí quyển, từ đó giảm hàm lượng Nitơ, Amoniac nồng độ cao trong nước thải, giúp các nhà máy, xí nghiệp, khu đô thị…
Quá trình Anammox trong môi trường yếm khí
Đây là quá trình Oxy hóa Amoni trong điều kiện yếm khí thành Nitơ bởi các vi khuẩn Anammox.
Phản ứng Anammox
4/ Lựa chọn vi sinh xử lý Amoni trong nước thải đạt hiệu quả cao
Xử lý Amoni trong nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật. Vi sinh vật có “sức khỏe” tốt, khả năng thích ứng môi trường nhanh giúp nâng cao hiệu suất xử lý Amoni, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí. Chính vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm men vi sinh chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình xử lý Amoni trong nước thải.
Là sản phẩm vi sinh xử lý Nitơ, Amoni nằm top đầu dòng bán chạy nhất hiện nay trên thị trường, Microbe-Lift N1 là lựa chọn của các doanh nghiệp, xí nghiệp, các nhà vận hành hệ thống xử lý nước thải nhằm đẩy nhanh hiệu quả xử lý Nitơ, Amoni sớm chỉ tiêu nước thải đầu ra.
Khởi động nhanh quá trình Nitrat hóa, giúp quá trình diễn ra ổn định, nhanh chóng, tăng quá trình khử Nitơ, Amoni
Khử mùi Amoniac trong hệ thống xử lý nước thải
Hoạt động với hàm lượng Amoni lên tới 1.500mg/L
Sử dụng đa dạng loại nước thải: cao su, thủy sản, bia, thực phẩm, đô thị, chung cư, cao ốc, văn phòng, y tế…
Kích hoạt nhanh không cần ngâm ủ, hiệu quả từ 2-4 tuần sử dụng
Hiện Microbe-Lift N1 đang được phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam bởi Biogency. Để hiệu quả vượt trội nên kết hợp Microbe-Lift N1 với Microbe-Lift IND. Về liều lượng sử dụng còn tùy thuộc vào tính chất nước thải và đặc điểm của từng hệ thống.
Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, liên hệ ngay cho Biogency theo Hotline 0909 538 514
Bạn đang xem bài viết Quy Trình Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Luôn Luôn Đạt Qcvn trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!