Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Xử Lý Nước Thải Thủy Sản Diễn Ra Như Thế Nào? mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Quy trình xử lý nước thải thủy sản diễn ra như thế nào?
1944 Lượt xem – 14-11-2019 16:28
Trong những năm trở lại đây, ngành thủy hải sản có thu nhập bình quân đầu người khá cao, có đóng góp to lớn vào giá trị thương mại kinh tế trong toàn bộ cơ cấu sản xuất của đất nước. Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ở Việt Nam không còn cung cấp trong khu vực trong nước mà dần được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới giúp nâng cao số lượng và đặc biệt giá cả tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, nước thải thủy sản từ các công đoạn như chế biến, rửa dụng cụ sản xuất và khâu rửa thủy sản chứa nhiều chất độc hại là nguyên nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Các chất hữu cơ nếu tích tụ lâu dài sẽ gây ra mùi hôi khó chịu chính vì vậy cần có quy trình xử lý nước thải thủy sản tối ưu nhất.
Thành phần các chất gây ô nhiễm trong nước thải thủy sản
Các chất gây ô nhiễm môi trường có trong nước thải thủy sản xuất phát từ các bộ phận thủy sản như xương, vảy, bộ phận nội tạng,…Đây là nơi có điều kiện tốt để các vi sinh vật, vi khuẩn, virus gây ra các mầm bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột,…
Nước thải gây ô nhiễm chiếm 30 – 40% chất hữu cơ ở dạng hòa tan, 60 – 70% chất hữu cơ không hòa tan. Các nguồn nước thải thủy sản bao gồm các thành phần sau:
Nước thải sinh hoạt
Nước thải vệ sinh công nghiệp
Nước thải sản xuất
Thành phần các chất trong nước thải thủy sản theo phân tích của Môi Trường Hợp Nhất
Quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy sản
Nước thải đầu vào được dẫn qua song chắn rác để lược bỏ bớt lượng chất thải có kích thước lớn làm hư hỏng đường ống dẫn nước.
Bể điều hòa tiếp nhận nước thải được sục khí 24/24 nhằm ổn định lưu lượng cũng như điều chỉnh nồng độ các chất ô nhiễm.
Sau khi đi qua bể tuyển nổi nhờ máy bơm chìm, dầu mỡ cũng như các chất rắn sẽ được tách bỏ khỏi nước và được chuyển qua bể chứa dầu mỡ để xử lý.
Giai đoạn 1: Thủy phân.
Giai đoạn 2: Axit hóa. Các chất hữu cơ đơn giản chuyển hóa thành axit acetic, H2 và CO2. Trong quá trình cắt mạch Hydratcacbon, CO2, H2O và các ancol đơn giản khác cũng được hình thành. Một số loại axit đơn giản được hình thành để điều chỉnh nồng độ pH trong nước.
Giai đoạn 3: Acetate hóa. Vi khuẩn acetic chuyển hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
Giai đoạn 4: Methane hóa. Acid axetic, CO2, H2, HCHO và methanol chuyển thành methane, CO2 và sinh khối mới.
Nước thải được dẫn qua bể thiếu khí Anoxic. Bể anoxic kết hợp với bể Aerotank tiến hành khử BOD, khử NH4+, chuyển NO3- sang N2. Trong quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính cộng với bể thiếu khí có thể tiết kiệm được lượng lớn cacbon khi khử BOD và cũng không phải cấp thêm lượng cacbon nào khi tiến hành khử NO3- cũng như tiết kiệm được ½ lượng oxy khi khử NH4+ vì tận dụng được lượng oxy trong quá trình khử NO3-.
Trong bể Aerotank: các vi sinh vật trong bể aerotank sẽ được thêm định kỳ từ lượng bùn hoạt tính. Các vi sinh vật này sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ thành các sản phẩm CO2 và H2O nhằm làm giảm các chất ô nhiễm trong nước thải. Để sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất, vật liệu dính bám được thiết kế làm nơi bám dính và hoạt động của các vi sinh vật này.
Qua các phương pháp xử lý hóa học và lý học, nước được dẫn qua bể lắng để tiếp tục lắng cát. Sau đó nước đi vào ống trung tâm theo hướng từ dưới lên trên tập trung vào máng thu nước rồi tràn qua bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể được tuần hoàn sang bể sinh học hiếu khí và thiếu khí để duy trì nồng độ, phần bùn cặn được tuần hoàn xả thải ra môi trường.
Bể khử trùng: nhờ bơm định lượng nước Javen được bơm vào nước thải theo nồng độ thích hợp. Vì Javen mang đặc trưng có tính chất oxy hóa mạnh nên các vi khuẩn, vi sinh vật trong nước nhanh chóng được tiêu diệt hoàn toàn.
Sau cùng, nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực loại bỏ hoàn toàn các chất cặn lắng lơ lửng còn sót lại. Nước sau khi xử lý sẽ đạt chuẩn nguồn xả QCVN 4:2011/ BTNMT.
Xử lý bùn: bùn dư từ quá trình lọc sinh học cũng như quá trình lọc rác, tách dầu mỡ được chuyển về bể chứa bùn tiếp tục xử lý để duy trì nồng độ bùn ổn định cũng như tránh gây ra mùi hôi trong quá trình lưu trữ.
Xử Lý Nước Thải Thủy Sản
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, nguồn lợi thủy sản phong phú. Chính thì thế mà ngành công nghiệp chế biến thủy sản rất phát triển. Ngành nào cũng vậy, có mặt tích cực thì cũng có mặt tiêu cực, mặt tiêu cực của ngành chế biến thủy sản chính là nước thải thủy sản.
I. Đặc điểm và thông số ô nhiễm
Nước thải thủy sản có mùi hôi thối, tanh do quá trình phân hủy của các phần còn sót lại của các sinh vật biển gây ảnh hưởng rất nặng nề và trực tiếp đến môi trường sống của con người.
Thành phần chủ yếu của nước thải thủy sản là các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy, phần lớn là xương, vây đuôi, bộ phận nội tạng,… của các sinh vật biển. Do khó phân hủy nên nước thải thủy sản được coi là khó xử lý và rất độc hại.
II. Quy trình xử lý nước thải thủy sản
Nước thải từ nguồn tiếp nhận sẽ dẫn cho vào bể lọc rác để loại bỏ phần rác có kích thước lớn như xương, vây cá,…
Tiếp theo nước thải được hệ thống dẫn vào bể điều hòa. Tại đây , nước thải được sục khí để ổn định nồng độ. Sau đó nước thải theo hệ thống ống dẫn lên hệ thống tuyển nổi – DAF, để loại bỏ chất mỡ và các tạp chất nổi trên bề mặt.
Tiếp theo nước thải qua bể xử lý vi sinh hiếu khí – Aerotank: nước thải tiếp tục được sục khí để tăng hàm lượng oxi hào tan trong nước, hệ sinh vi sinh vật hiếu khí trong bể sẽ phân hủy chất hữu cơ trong nước thải .
Tiếp theo đó nước thải sẽ chảy qua bể lắng: phần nước trong sẽ tiếp tục chảy qua bể khử trùng trước khi xả thải ra môi trường; một lượng lớn bùn sinh học sẽ được bơm hoàn lưu trở lại bể sinh học hiếu khí, phần bùn dư ra sẽ được qua hệ thống ép bùn sể xử lý tiếp!
Ưu điểm nổi bật: Nước thải sau xử lý đạt loại A; dễ vận hành, diện tích thi công nhỏ, không phát sinh mùi, chi phí thấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn một cách tốt nhất và miễn phí! Email: Moitruongxuyenviet@gmail.com
Tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XUYÊN VIỆT
Địa chỉ: 537/18/4 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM
(Địa chỉ cũ: B30 Khu Chung Cư An Lộc, Phường 17, Quận Gò Vấp, TPHCM)
Điện thoại: (+84) 028 3895 3166
Hotline: 0903.018.135 – 0918.280.905
Email: moitruongxuyenviet@gmail.com – info@moitruongxuyenviet.com
Fax: (+84) 028 3895 3188
Chúng tôi rất vui được giải đáp những thắc mắc của bạn. Trân trọng!
Xử Lý Nước Thải Thủy Sản – Pacific Entech
TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN
Cùng với sự phát triển theo từng năm thì ngành chế biến thủy hải sản cũng đưa vào môi trường một lượng nước thải khá lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
Nước thải ngành này chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong hai thành phần này, chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật.
Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo,… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu,… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè,…
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước.
Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1, 2¸ 3 mg/l.
Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l.
Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính,…
ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN
Ô nhiễm do nước thải tại các cơ sở chế biến thủy sản gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:
Nước thải từ khâu sơ chế nguyên liệu là nước thải từ khâu rã đông (tan đá ướp), rửa nguyên liệu, thùng, bao bì đựng nguyên liệu. Tùy thuộc vào dạng nguyên liệu (tôm, cá, cá mực, bạch tuộc, cua, nghêu, sò), kích cỡ của nguyên liệu, thời gian bảo quản, mức độ sử dụng nước vệ sinh, nước thải có độ ô nhiễm khác nhau và biến động: BOD nằm trong khoảng 1000 – 10.000 mg/L, độ oxy hóa (CODMn) bằng khoảng 30 % của BOD. Nước thải có độ ô nhiễm cao về hàm lượng cặn không tan, protein, dầu mỡ cá ở dạng phân tán và máu.
Nước thải từ quá trình luộc, hấp, tẩm ướp gia vị là quá trình tiếp theo qui trình sơ chế. Nước sau luộc chứa protein, chất béo, muối khoáng với hàm lượng cao. Nước thải thường được thu hồi để sản xuất bột cá (sấy khô cùng với bột cá).
Nước thải từ công đoạn giết mổ: làm vây, tách xương (phi lê), moi lòng, bỏ chân, càng, râu tôm, bóc vỏ có mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào sản phẩm chế biến: nước thải chế biến tôm, mực, bạch tuộc có mức độ ô nhiễm cao hơn so với chế biến cá đông lạnh.
Nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn. Thành phần nước thải có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.
Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản: Độ màu, mùi, chất rắn không hòa tan, chất rắn lơ lửng, các vi trùng gây bệnh, chất hữu cơ hòa tan, các chất dinh dưỡng…
Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cao vì trong đó có carbonhydrat, protein, lipid – đây là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Ngoài ra trong nước thải còn có dầu, photphat, nitrat, chất béo, các chất tẩy rửa…
Hàm lượng chất rắn lửng lơ (SS) là do chứa các vụn thủy sản và các vụn này dễ lắng, ngoài ra còn chứa bùn, cát cuốn theo nước khi rửa, sơ chế nguyên liệu, vệ sinh thiết bị nhà xưởng.
Mùi hôi tanh, khí H2S, NH3 sinh ra do quá trình phân hủy mảnh vụn thủy sản trong nước thải hay quá trình phân hủy kị khí không hoàn toàn các hợp chất protid, axit beo khác. Mùi Cl2 sinh ra trong quá trình khử trùng.
Độ màu: Màu của nước thải do chất thải sinh hoạt và máu của động vật thủy sản trong quá trình chế biến.
Các vi trùng gây bệnh
Bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải chế biến thủy sản
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY HẢI SẢN
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN
Nguồn nước thải 1: Nước thải thủy sản từ các khu chế biến sẽ được đưa vào bể thu gom tách mỡ để tập trung nước thải thành một nguồn duy nhất và loại bỏ váng mỡ tồn tại trong nước thải nhằm tăng cường hiệu quả xử lý cho các công đoạn tiếp theo.
Sau khi qua bể thu gom tách mỡ, nước thải chảy qua máy lược rác tinh nhằm loại bỏ rác, xương cá, vụn thực phẩm có kích thước nhỏ.
Nguồn nước thải 2: Nước thải chế biến bạch tuộc có hàm lượng chất dinh dưỡng và độ màu cao, do đó cần phải được xử lý riêng bằng phương pháp hóa lý trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải chung.
Nước thải chế biến bạch tuộc được đưa vào cụm xử lý hóa lý với chất keo tụ PAC (Poly aluminium choloride) và chất trợ keo tụ Polymer nhằm tăng kích thước bông cặn.
Nước thải và bông bùn hoạt tính được đưa vào bể lắng hóa lý, quá trình lắng trọng lực xảy ra, bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể, phần nước trong qua máng răng cưa và được đưa đến bể điều hòa.
Bể điều hòa
Nước thải từ 2 nguồn trên sẽ được tập trung tại bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý phía sau.
Bể kỵ khí
Nước thải được bơm từ bể điều hòa vào bể kỵ khí. Tại bể kỵ khí, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể kỵ khí tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…), theo phản ứng sau:
Sau bể kỵ khí nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic và bể aerotank. Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-. Cụ thể:
Bể anoxic
+ Nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng Nito và phót pho, đây là hai chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đối với nguồn tiếp nhận và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước nếu không được xử lý phù hợp, do đó cần phải được loại bỏ trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
+ Chức năng chính của bể Anoxic là chuyển hóa NO3- trong nước thải thành N2 phân tử và giải phóng vào không khí qua đó làm giảm nồng độ nitrat. Quy trình khử NO3- diễn ra theo phương trình bên dưới:
Bể sinh học hiếu khí
+ Chức năng chính của bể sinh học hiếu khí là chuyển hóa amoni có trong nước thải thành Nitrit và Nitrat. Lượng nitrat sinh ra trong quá trình hiếu khí một phần sẽ được tuần hoàn lại bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitrat, một phần sẽ được giữ lại trong bùn hoạt tính và được lắng lại ở bể lắng sinh học. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat sẽ làm giảm nồng độ amoni và nitrat trong nước thải, do đó nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối.
+ Quá trình khử các chất hữu cơ như BOD và COD được thực hiện cùng với quá trình loại bỏ các chất dinh dưỡng N,P.
Bể lắng sinh học
+ Bể lắng sinh học là bể tách bùn sinh học ra khỏi nước sạch sau xử lý. Hỗn hợp bùn & nước thải rời khỏi bể sinh học hiếu khí chảy tràn vào bể lắng sinh học nhằm tiến hành quá trình tách nước và bùn. Những bông bùn sẽ lắng xuống dưới đáy của bể lắng và được Bơm bùn bơm tuần hoàn về bể hiếu khí để duy trì nồng độ bùn hoạt tính khi cần thiết. Nếu lượng bùn trong bể dư thì sẽ bơm xả bỏ bùn vào bể chứa bùn.
+ Phần nước trong tập trung ở bề mặt bể lắng 2, được thu gom bằng hệ thống ống thu nước bề mặt, nước tự chảy vào bể khử trùng.
+ Phần bùn dư được bơm thải bỏ vào bể chứa bùn, phần nước tách bùn được dẫn tuần hoàn lại bể điều hòa và tiếp tục quá trình xử lý nước thải. Lượng bùn dư sau khi tách một phần nước sẽ được đơn vị thu gom bùn đến để thu mua và xử lý.
Bể khử trùng
Nước sau khi ra khỏi bể sinh học đã được loại bỏ hoàn toàn các cặn lơ lững, chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Vì vậy để đảm bảo được nước thải đầu ra loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh thì cần phải khử trùng nước thải.
Khử trùng là công đoạn cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải. Hàm lượng chlorine được châm tự động vào bể nhờ bơm định lượng để loại bỏ các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước thải đảm bảo đầu ra của nước thải đạt loại A, QCVN 11:2008/BTNMT và được xả vào bể chứa. Nước thải thủy sản sau khi xử lý sẽ được tái sử dụng để tưới cây.
Bể chứa bùn
Bùn thải từ bể sinh học sẽ được chứa trong bể chứa bùn. Bể chứa bùn có tác dụng lưu trữ bùn và giảm thể tích bùn, một phần bùn hoạt tính được bơm hồi lưu trở lại bể sinh học để đảm bảo nồng độ xử lý, còn phần bùn thừa được bơm về sân phơi bùn và được thải bỏ theo định kỳ.
PACIFIC ENTECH luôn tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ Xử lý nước thải thân thiện với Môi trường với các ưu điểm nổi trội: * Dễ dàng vận hành; * Tiêu hao hoá chất thấp; * Chi phí đầu tư hợp lý; * Tiêu hao ít điện năng; * Tự động hoá tối đa trong quá trình vận hành; * An toàn và thân thiện với môi trường; * Sử dụng nguồn Vi sinh vật sẵn có trong nước thải để xử lý chất ô nhiễm; * Tính linh động của hệ thống cao (có thể di chuyển vị trí cả hệ thống dễ dàng trong trường hợp cần thiết).
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PACIFIC
Đ/c: 68 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0902 431 304
Email: info@pacificentech.com
Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Thủy Sản
Xử lý nước thải thủy sản thường có mức độ phức tạp và chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau. Với tốc độ phát triển như hiện nay, ngành thủy sản hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sự thay đổi tích cực trong nền kinh tế cả nước và duy trì nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Phương pháp xử lý cơ học nước thải thủy sản
Nước thải thủy sản có hàm lượng cao chất rắn lơ lửng, vật rắn có kích thước lớn. Tuy nhiên để xử lý chúng hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Vì thế để tách những chất lơ lửng này người ta thường sử dụng các phương pháp cơ học như song chắn rác hoặc lắng.
Với công trình song chắn rác thì hầu như đều ứng dụng trên tất cả loại nước thải. Với vai trò xử lý sơ bộ để khử hoàn toàn các tạp chất nhằm giúp các công trình vận hành phía sau diễn ra thuận lợi hơn tránh tình trạng tắc bơm hoặc hư hỏng đường ống.
Với các công trình lắng: theo đó nhờ tác dụng của lực trọng trường hoặc lực ly tâm nên có thể loại bỏ các chất tồn tại dưới dạng huyền phù hoặc lơ lửng. Có nhiều loại bể lắng khác nhau và mỗi bể sẽ giữ nhiệm vụ khác nhau như bể lắng cát giúp loại bỏ chất rắn không tan hoặc bể lắng trong có khả năng tách bùn sinh học ra khỏi nước.
Phương pháp xử lý hóa lý nước thải thủy sản
Đông tụ: nước thải thủy sản thường khá phức tạp thường tồn tại dưới dạng chất rắn kích thước nhỏ khó lắng và tồn tại dưới dạng keo tụ. Tuy nhiên để loại bỏ các hạt keo tụ, người ta sẽ tiến hành trung hòa điện tích (quá trình đông tụ). Sự liên kết của các hạt keo thành các hạt bông lớn hơn là tập hợp từ các hạt keo có kích thước nhỏ hơn.
Tuyển nổi: xử lý nước thải thủy sản không khó, chủ yếu là chúng ta vận dụng các phương pháp xử lý sao cho phù hợp nhất. Với bể tuyển nổi thì chúng thường dùng để tách các chất lắng kém hoặc tạp chất không thể tan. Nguyên lý hoạt động của bể này được thực hiện nhờ quá trình sục khí liên tục vào pha lỏng. Việc này hình thành nên các bọt khí. Nhờ vậy mà các hạt keo và chất ô nhiễm dính bám tập hợp thành bong bóng khí và nổi lên trên liên kết thành từng váng bọt chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao.
Phương pháp xử lý hóa học nước thải thủy sản
Phương pháp trung hòa: nước thải mang tính axit hoặc kiềm nên cần trung hòa chúng về ngưỡng pH từ 6,5 – 8,5. Các phương pháp trung hoà phụ thuộc vào các yếu tố như nồng độ nước thải, chế độ, thể tích và nhiệt độ của nguồn nước. Trong đó, một lượng bùn được hình thành và chúng sẽ phụ thuộc vào nồng độ và thành phần trong từng nguồn nước thải khác nhau.
Phương pháp oxy hóa khử: đây là cách biến chất độc hại trong nước thải thành chất ít độc hại hơn ra khỏi nguồn nước bằng các chất oxy hóa. Nhưng phương pháp này lại tiêu tốn nhiều tác nhân hóa học.
Phương pháp sinh học nước thải thủy sản
Phương pháp xử lý hiếu khí
Trong điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo có thể ứng dụng phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí. Trong điều kiện tự nhiên, nguồn vi sinh vật được duy trì nhờ quá trình phân hủy chất hữu cơ thành nguồn thức ăn cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Trong điều kiện nhân tạo, người ta thường bổ sung thêm nguồn oxy liên tục và duy trì nồng độ pH và nhiệt độ luôn ổn định.
Trong hệ thống xử lý nước thải thủy sản thường bố trí thêm các công trình xử lý như:
Bể Aerotank: bằng máy sục khí và bơm liên tục nên bể này có nguồn vi sinh dồi dào nhằm duy trì lượng bùn hoạt tính tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Trong bể luôn xảy ra quá trình bão hòa oxy.
Bể xử lý sinh học: nguồn vi sinh vật sinh trưởng ở dạng dính bám lơ lửng trên một lớp màng bám lớp vật liệu lọc. Trên bề mặt lớp vật liệu lọc, VSV tiến hành hấp thụ chất hữu cơ và sử dụng nguồn oxy để oxy hóa chất hữu cơ trong nguồn thải.
Là phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí thường được sử dụng đối với nguồn nước thải có nồng độ ô nhiễm cao. Trong môi trường không có oxy, vi khuẩn tiến hành phân hủy yếm khí chất hữu cơ và hấp thụ chúng thành nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của VSV.
Các giai đoạn của phương pháp xử lý kỵ khí như sau:
Một số công trình xử lý yếm khí thường gặp như:
Với những phương pháp trên, phương pháp sinh học được ứng dụng rộng rãi nhất và thích hợp đối với tất cả nguồn thải khác nhau. Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên thiết kế và thi công HTXLNT, cải tạo, bảo trì – bảo dưỡng hệ thống dựa trên đặc tính, thành phần và tính chất chuyên biệt của từng nguồn nước thải khác nhau.
Bạn đang xem bài viết Quy Trình Xử Lý Nước Thải Thủy Sản Diễn Ra Như Thế Nào? trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!