Xem Nhiều 6/2023 #️ Sáng Kiến Kinh Nghiệm Dạy Từ Hán Việt # Top 8 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Sáng Kiến Kinh Nghiệm Dạy Từ Hán Việt # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sáng Kiến Kinh Nghiệm Dạy Từ Hán Việt mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những từ như khuyến mãi, khuyến mại, gái mại dâm, gái mãi dâm hay bị sử dụng lầm lẫn . Mại là bán, Mãi là mua khác nhau rõ ràng. Gái bán hoa phải gọi là gái mại dâm chứ không thể là gái mãi dâm được . J Mạn và Mãn : "Mãn" là tràn đầy, "mạn" là chậm. Nói "Mãn tính" (Vd: Viêm xoang là một bệnh mãn tính là không đúng). Cần nói những bệnh phát triển chậm, lâu là bệnh "mạn tính".v.v Giáo viên cũng có thể chỉ cho học sinh lỗi dùng thừa từ mà chúng ta hay gặp như : đường quốc lộ (lộ: đường), cây cổ thụ (thụ: cây), bà quả phụ (phụ: bà), ngày sinh nhật (nhật: ngày)..v.v . Như vậy, chúng ta thấy nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và mỗi người giáo viên phải có nhiệm vụ góp sức nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn sự trong sáng đó. 3. Kể chuyện : Kể chuyện là một phương pháp giảng dạy gắn lí thuyết với thực tiễn. Kể chuyện không chỉ giúp cung cấp kiến thức, mở ra một chân trời mới cho học sinh mà còn giúp tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học. Với bài "Chơi chữ" trong sách Ngữ văn 7 giáo viên có thể vào bài bằng câu chuyện "Đại điểm quần thần". Cụ thể : năm 1934, quận Tâm ( Nguyễn Văn Tâm) được thăng ngạch Đốc phủ sứ. Ngày khai bằng khánh hạ, mấy trăm người đến dự và tặng rất nhiều quà cáp. Bấy giờ ở Long Tiên có ông Nguyễn Thiện Tiên, tục gọi là Hương Nghị Sảnh, nguyên là con trai cụ Nguyễn Minh Triết, người của phong trào Minh Tân. Ông Nghị vốn là người học giỏi và cương nghị, tuy chỉ làm chức vụ nhỏ trong Ban hội hương nhưng cũng bị buộc phải đi dự lễ khai bằng. Ông bèn thuê thợ làm một tấm hoành phi sơn son thếp vàng, chạm khắc bốn chữ "Đại điểm quần thần", hàm ý khen tặng, trong số bầy tôi của mẫu quốc, quan Đốc phủ làm điểm nổi bật nhất, to nhất. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu tử Hán - Việt : Đại nghĩa là gì? Điểm nghĩa là gì? Quần thần nghĩa là gì? Từ đó giải thích ý nghĩa câu chuyện. Đại nghĩa là to, lớn. Điểm nghĩa là chấm. Quần thần là bề tôi, miền Nam là bầy tôi(Quận Tâm ở Tây Ninh). Câu chuyện tiếp theo như sau: Ít lâu sau mới có người phát hiện đây chỉ là câu chơi chữ, nói lái: - Đại điểm là chấm to, lái lại là chó Tâm. - Quần thần là bầy tôi, nói lái là bồi Tây. Quận Tâm tức cành hông, nhưng tác giả thì đã cao chạy xa bay. Như vậy, học sinh ngoài hiểu, thích thú với nghệ thuật chơi chữ còn thấy được cái hay của từ Hán - Việt. Còn với bài : "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" trong chương trình Ngữ văn 7 ta có thể kể một câu chuyện làm sáng tỏ truyền thống, tinh thần yêu nước của nhân dân ta như chuyện về vị sứ thần "Bất Nhục Quân Mệnh" Giang Văn Minh. Giang Văn Minh (1582 - 1639) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, người làng Mông Phụ (tên nôm là Kẻ Mía), xã Đường Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Lộc, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây nay là Hà Nội). Ông đỗ đầu thi Hội (Hội nguyên) rồi thi Đình đỗ Đình nguyên Thám hoa (không có Trạng nguyên, Bảng nhãn) khoa Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông. Làm quan đã từng trải qua các chức: Binh khoa đô cấp sự trung (1630), Thái bộc tự khanh (1631). Năm Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hoà năm thứ 3 (1637), ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được cử làm chánh sứ cùng với bốn phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh. Lúc này mặc dù nhà Mạc đã chạy đi Cao Bằng nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả Lê và Mạc) và vẫn ngầm mong cho cuộc nội chiến Lê - Mạc kéo dài, nên sau khi sang đến Yên Kinh, sứ bộ ta phải ăn chực nằm chờ ở dịch xá gần một năm trời. Đến khi triều kiến, Minh Tự Tông lấy lý do "Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ" và - để thị uy - Minh Tự Tông đã ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối: Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Cột đồng đến nay rêu đã xanh) Nhắc việc Mã Viện đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong). Không chút do dự, Giang Văn Minh đối ngay: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ) Vế đối vừa chỉnh, vừa nhắc lại việc các triều đình phong kiến phương Bắc trong quá khứ đã ba lần bị quân dân Đại Việt đánh cho đại bại trên sông Bạch Đằng. Đó là: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán (938), Lê Hoàn phá Tống (981) và Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên Mông lần thứ ba - 1288). Trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước, việc làm của Giang Văn Minh quả là ngang với tát vào mặt vua Minh Tự Tông. Bất chấp luật lệ bang giao, Minh Tự Tông đã hèn hạ thét bọn đao phủ trói ông lại, gắn trám đường vào miệng và mắt rồi cho người mổ bụng xem "sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu"! Hôm đó nhằm ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Tính ra, ông mới 58 tuổi. Hòng uy hiếp vua, dân Đại Việt, sau đó Minh Tự Tông còn cho ướp xác ông bằng bột thuỷ ngân và cho sứ bộ ta đem thi hài ông về nước. Khởi hành từ tháng Chạp năm Đinh Sửu (1637) đến cuối mùa thu năm Kỷ Mão (1639), phái bộ ta mới đặt chân về đến cửa quan. Như vậy, chuyến đi sứ lần này tính ra kéo dài gần hai năm. Thi hài Giang Văn Minh được quàn tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm (quê ông). Vua Lê Thần Tông đã cho cử hành lễ quốc tang và đích thân viết bài văn tế . Với khí phách của một sứ thần "Đi sứ không để nhục mệnh vua", Giang Văn Minh đã đựơc vua Lê Thần Tông truy tặng chức: Công bộ Tả thị lang, tước Vinh Quận công. Rõ ràng câu chuyện không chỉ là dẫn chứng hết sức sinh động cho bài học mà còn là cơ hội cung cấp, phát triển kĩ năng học từ Hán - Việt của học sinh bằng cách hỏi học sinh những từ Hán - Việt có trong câu đối . Khi dạy về văn học địa phương giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu đôi câu đối về Nguyễn Trung Trực : "Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa Kiếm bạt Kiên Giang khốc quỉ thần" ( Lửa đỏ sông Nhật Tảo vang trời đất Kiếm Kiên Giang tung hoành khiến quỉ thần phải khiếp sợ) Giáo viên cho học sinh tìm hiểu nghĩa từng chữ, tên địa danh gắn liền với chiến công hiển hách của vị anh hùng dân tộc qua đó không những giáo dục lòng yêu nước mà còn cung cấp kiến thức về từ Hán - Việt, về lịch sử, địa lí cho học sinh. II / MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ HÁN - VIỆT : Lập sổ tay Hán - Việt : Giáo viên cho học sinh tự lập sổ tay để ghi chép từ Hán - Việt có trong bài học về từ Hán - Việt, có ở phần phụ lục sách giáo khoa Ngữ văn kì hai các lớp, ở phần chú thích sau các văn bản, ở trong các bài thơ Đường luật ( như "Hồi hương ngẫu thư", "Nam quốc sơn hà".........) hoặc giáo viên cung cấp trong bài, hoặc học sinh sưu tầm .... Ví dụ : Yếu tố H-V Nghĩa Từ chứa yếu tố H -V Dĩ 1.Dùng, lấy Dĩ hòa vi quí 2 . Thôi , đã rồi Dĩ nhiên Dị Khác , không bình thường , quái lạ, riêng , đặc biệt Dị bản , kì dị Diêm Muối Diêm sinh, diêm dân Diệm(Diễm) Nhan sắc đẹp đẽ, sáng sủa Kiều diễm Giáo viên sẽ hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra, động viên...... học sinh giúp học sinh có thêm thật nhiều vốn từ. Dạy học qua thành ngữ Hán - Việt : Thành ngữ Hán - Việt dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ rất ổn định, thông thường cô đọng về mặt ngữ nghĩa thịnh hành trong tiếng Hán, được du nhập vào nước ta và được nhân dân sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay . Trước khi ghi tên bài học mới lên bảng giáo viên ghi một câu thành ngữ ( sau đó có thể là một câu danh ngôn, tục ngữ, câu thơ trong Kinh Thi....) lên góc phải bảng để học sinh có thêm kiến thức về từ Hán - Việt, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh....Cuối giờ giáo viên cho học sinh tìm hiểu nghĩa của từng thành tố Hán - Việt sau đó tìm hiểu nghĩa của thành ngữ đó. Ví dụ một số thành ngữ : Bạch diện thư sinh : Nghĩa : + Nghĩa đen : học trò mặt trắng + Nghĩa bóng : Người học trò chưa có kinh nghiệm Bất nhập hổ huyệt, bất đắc hổ tử : Nghĩa : + Nghĩa đen : Không vào hang hùm sao bắt được cọp con + Nghĩa bóng : Phải có gan mạo hiểm mới làm được việc khó. Khắc cốt minh tâm : Nghĩa : + Nghĩa đen : chạm vào xương, ghi vào lòng. + Nghĩa bóng : ghi nhớ không bao giờ quên Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ : Nghĩa : Một ngày cũng là thầy, suốt đời mới là cha. Nhất tiếu thiên kim : Nghĩa : + Nghĩa đen: Một cái cười đáng giá nghìn vàng. + Nghĩa bóng : Ca tụng một phụ nữ đẹp. Phu xướng phụ tùy . Nghĩa : + Nghĩa đen: Tùy nghĩa là theo. Chồng nói, làm gì, vợ cũng làm theo. + Nghĩa bóng : Một quan niệm phong kiến cho là người phụ nữ phải luôn luôn phục tùng người chồng.. Như vậy ngoài việc học tìm hiểu từ Hán - Việt học sinh còn hiểu cặn kẽ các thành ngữ đó để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong đời sống. 3. Trò chơi : Chơi mà học - học mà chơi đó là cách học hiệu quả nhất. 3.1.Ván bài lật ngửa : Giáo viên hướng dẫn các em làm bộ bài để chơi. Bộ bài kích thức hình dáng giống như bộ bài Tây chỉ khác hai mặt đều ghi chữ được( Hai mặt màu khác nhau). Một mặt ghi từ Hán - Việt, một mặt ghi nghĩa của từ Hán - Việt đó. Khi hướng dẫn xong giáo viên sẽ giao cho mỗi nhóm một lượng từ khác nhau để các nhóm về nhà thực hiện. Sau khi đã hoàn thành bộ bài giáo viên hướng dẫn cách chơi như sau : Cả lớp sẽ thành nhiều đội chơi, mỗi đội chơi gồm hai người, bộ bài sẽ được chia đều số quân cho cả hai. Quy định cách đánh tùy theo sự thống nhất của cặp chơi. Nếu người đầu tiên đánh mặt từ Hán - Việt thì người kia sẽ phải trả lời nghĩa của nó. Trả lời không đúng hoặc không trả lời được thì người đánh sẽ đánh tiếp, còn trả lời được thì người trả lời sẽ được quyền đánh. Cứ như thế nếu ai hết bài trước sẽ là người chiến thắng. Trò chơi này học sinh có thể sử dụng đánh trong những thời gian rảnh rỗi ở nhà , ở lớp hoặc tự mình chơi để nhớ nghĩa từ Hán - Việt. 3.3.Nối cột : Giáo viên treo bốn bảng phụ, mỗi bảng gồm hai cột từ Hán - Việt và nghĩa của nó, quy định thời gian rồi cho các đội từng em một chạy nên nối cột đội nào ghi nhiều, đúng sẽ thắng. Ví dụ : Nối các từ HV với nghĩa của nó : Từ Hán - Việt : Nghĩa : Thái bình Ngàn xưa Thiên cổ Rất yên ổn, yên bình. Giang san Núi sông Thiên bẩm Dưới gầm trời (chỉ toàn xã hội; người ta) Thiên hạ Trời cho, trời ban. 4. Cung cấp tài liệu : Giáo viên cung cấp những tài liệu giúp học sinh học tập tốt từ Hán - Việt như cung cấp những bài đọc vần, thơ vần. Ví dụ : "Thiên trời , địa đất , vân mây Vũ mưa, phong gió, nhật ngày, dạ đêm Cân khăn, y áo, thường xiêm Đao dao, phủ búa, liêm liềm, sáp mai Song đôi, nhất một, nhị hai Bát tám, cửu chín, thập mười, vạn muôn Họat bùi, cam ngọt, chỉ ngon Toan chua, khổ đắng, quỷ dòn, tân cay Tâm lòng, diện mặt, thủ tay Tu râu, phát tóc, mi mày, túc chân Lượng lường, xích thước, hoành cân Cao sào, trượng gậy, can cần, tiêu nêu Kê gà, nga ngỗng, đồn heo Ngưu trâu, khuyển chó, miêu mèo, dương dê Mộc cây, thảo cỏ, duân tre Lương khê, mạch bắp, ma mè, giá dâu Trì ao, tỉnh giếng, kiều cầu Lang cau, yên thuốc, phù trầu, hôi vôi Thán than, sài củi, mai mồi Phùng may, hoạ vẽ, hồ bồi, tú thêu Hổ hùm, thố thỏ, chương cheo Lộ cò, ô quạ, diêu diêù, âu le Vi làm, kiến thấy ,văn nghe Tín tin, thành thật, khoa khoe, nhượng nhường Kê trâm, trất lược, kính gương Duy màn, tịch chiếu, sàng giường, phiên phên Tông dòng, tính họ, danh tên Vinh sang, đại cả, kiên bền, cửu lâu Nhân người, tế rể, hôn dâu Phu chồng, thê vợ, thiềp hầu, nhi con Phương vuông, khúc vạy, viên tròn Thành nên, kí dã, do còn, ngọ chưa Thái rau, hàn mắm, thư đưa Du bòng, lại mít, đa dừa, hoa bông Nguyên nguồn, tể gặn, thanh trong Hồ ao, hải biển, hà sông, ngạn bờ Niên năm, nguyệt tháng, thời giờ Tốc mau, trì chậm, giãi chờ ,vọng trông Bất chăng, hữu có, vô không Canh cày, quán tưới, thực hồng, bá gieo Hành đi, tẩu chạy, duyên leo Bả cầm, bạt rút, huyền treo, bão bồng Lân long, phương phượng, long rồng Quy rùa, hạc hạc, tước công, bàng hàng Luận bàn, ẩm uống, thực ăn Gián can, xiểm nịnh, tưởng khen, thệ thề Du chơi, cư ở, quy về Thiện lành, ác dữ, xi chê, tiếu cười Khứ đi, trú ở, thiên giời Kỉ 12 năm, kiếp vận, thế đời, đại thay Cổ xưa, tân mới, kim nay Thanh xanh, khô héo, tiên tươi, tạ tàn " Hay : " Thiên trời, địa đất, cử cất, tồn còn, tử con, tôn cháu, lục sáu, tam ba, gia nhà, quốc nước ,tiền trước, hậu sau, ngưu trâu, mã ngựa, cự cựa, nha răng, vô chăng, hữu có, khuyển chó, dương dê, quy về, tẩu chạy, bái lạy, quỳ qùy, khứ đi, lai lại, nữ gái, nam trai, đái đai ,quan mũ, túc dủ, đa nhiều, ái yêu, tăng ghét, thức biết, trí hay, mộc cây, căn rễ, di dễ ,nan khôn, chỉ ngon, cam ngọt, trụ cột, lương rường, sàng giường, tịch chiếu, khiếm thiếu, dư thừa, sứ bừa, cúc quốc, chúc đuốc, đăng đèn, thăng lên, giáng xuống, điền ruộng, trạch nhà, lão già, đồng trẻ, tước sẽ, kê gà, ngã ta, tha khóc, bá bác, di dì ". Học sinh sẽ dễ dàng học thuộc và từ đó đã có vốn từ Hán - Việt tương đối . Lại có nhiều ý kiến cho rằng phải dạy trong trường Phổ thông (PTCS, PTTH) cách viết 214 bộ thủ ta cũng có thể cung cấp từ Hán- Việt( ví dụ mộc, thủy..), nghĩa (cây, nước) của 214 bộ này để học sinh học trước khi việc dạy này được Bộ Giáo dục triển khai (các nước như Nhật, Hàn Quốc, Singgapo đã làm) : DIỄN CA BỘ THỦ "MỘC (木) - cây, THỦY (水) - nước, KIM (金) - vàng HỎA (火) - lửa, THỔ (土) - đất, NGUYỆT (月)- trăng, NHẬT (日) - trời XUYÊN (川) - sông, SƠN (山) - núi, PHỤ (阜) - đồi TỬ (子) - con, PHỤ (父) - bố, NHÂN (人) - người, SỸ (士) - quan MIÊN (宀) - mái nhà, HÁN (厂) - sườn non NGHIỄM (广) - hiên, HỘ (戶) - cửa, cổng - MÔN (門), LÝ (里) - làng CỐC (谷)- thung lũng, HUYỆT (穴)- cái hang TỊCH (夕) - khuya, THẦN (辰) - sớm (4), Dê - DƯƠNG (羊), HỔ(虍) - hùm NGÕA (瓦) - ngói đất, PHẪU (缶) - sành nung Ruộng - ĐIỀN (田), thôn - ẤP 邑 (5), què - UÔNG (尢), LÃO(老) - già DẪN 廴- đi gần, SƯỚC 辶 - đi xa BAO 勹 - ôm, TỶ 比 - sánh, CỦNG 廾 - là chắp tay ĐIỂU 鳥 - chim, TRẢO 爪 - vuốt, PHI 飛 - bay TÚC 足 - chân, DIỆN 面 - mặt, THỦ 手 - tay, HIỆT 頁 - đầu TIÊU 髟 là tóc, NHI 而là râu NHA 牙 - nanh, KHUYỂN 犬 - chó, NGƯU 牛- trâu, GIÁC 角 - sừng DỰC 弋 - cọc trâu, KỶ 己 - dây thừng QUA 瓜 - dưa, CỬU 韭 - hẹ, MA 麻 - vừng, TRÚC竹 - tre HÀNH 行 - đi, TẨU 走 - chạy, XA 車 - xe MAO 毛 - lông, NHỤC 肉 - thịt, Da 皮 - Bì, CỐT 骨 - xương... ( Xin được không dẫn hết) III / KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Những giải pháp được trình bày ở trên, tôi đã áp dụng từ những năm đầu công tác trong ngành giáo dục. Cuối năm học 2011-2012 kiểm tra thử hai lớp 8/3, 9/3 đã đạt được những kết quả rất khả quan : Điểm Lớp Điểm 8-10 Điểm 5 - 7 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % Lớp 8 (7 HS) 3 42,84 3 42,84 1 14,32 Lớp 9 (6 HS) 3 50 3 50 0 0 D / KẾT LUẬN : 1 . Tóm lược giải pháp : Như vậy, muốn học sinh học tốt từ Hán - Việt thì công việc đầu tiên giáo viên cần tạo hứng thú, truyền cảm hứng cho học sinh bằng nhiều cách như tìm hiểu ý nghĩa những cái tên, đi tìm vẻ đẹp của từ Hán - Việt.... Công việc thứ hai là phải có phương pháp dạy từ Hán - Việt sao cho phù hợp như cho học sinh lập sổ tay Hán - Việt, dạy thành ngữ Hán - Việt, sử dụng trò chơi trong dạy học hoặc cung cấp tài liệu bổ ích, dễ học, dễ thuộc cho học sinh.... 2 . Phạm vi áp dụng : Qua tìm hiểu các trường trong huyện và tỉnh, tôi thấy đề tài này có thể áp dụng cho toàn huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang. 3.Kiến nghị : Từ những vấn đề đã trình bày , tôi xin kiến nghị lên các cấp trường, phòng và sở giáo dục hãy quan tâm hơn nữa đối với việc dạy và học từ Hán - Việt ít nhất cũng phải đề nghị các giáo viên dạy hoặc cho học sinh cấp PTCS học thuộc nghĩa của 220 từ ở cuối sách giáo khoa ngữ văn kì 2 các lớp 6,7,8,9 . Do trình độ chuyên môn còn hạn chế, do kinh nghiệm công tác còn ít, do là lần đầu viết sáng kiến kinh nghiệm ... nên kinh nghiệm, giải pháp của tôi còn rất nhiều sai sót. Kính mong thầy cô các cấp chỉ bảo, giúp đỡ để kinh nghiệm, giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn, bản thân tôi được lĩnh hội những đóng góp, sửa chữa của các thầy cô để nâng cao trình độ tiếp tục theo đuổi sự nghiệp trồng người. Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô các cấp đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành kinh nghiệm, giải pháp này. Xin chân thành cảm ơn! Bãi Thơm ngày 14/4/2012 Người viết : TỐNG HOÀNG LINH . E / TÀI LIỆU THAM KHẢO : Sách : Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn , Từ điển tiếng Việt , NXB Văn hóa Sài Gòn, 2005 Thiều Chửu, Từ điển Hán - Việt , NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Trần Mai Nhân , Tiếng Việt thực hành, Trường ĐH Văn Hiến Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB ĐHQG HCM, 2002. Nguyễn Tri Tài - Giáo trình tiếng Hán cơ sở tập 1, NXB ĐHQG HCM, 2002. Phan Ngọc Hiền, Giáo trình Hán - Nôm, Trường Đại học Văn Hiến Đặng Quốc Bảo, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, NXB GDVN, 2009 Thơ ca Hồ Chủ tịch, NXB GD Giải Phóng, 1974. Phan Huy Đông, Đố tục, đố thanh, NXB Văn hóa dân tộc, 2002. Lê Xuân Thại, Từ Hán - Việt và việc giảng dạy từ Hán - Việt, NXB GD, 2005 Đinh trọng Lạc, Phương tiện và biện pháp tu từ từ vưng, NXB GD, 2008 Nguyễn Ngọc San, Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm, NXB ĐHSP, 2003. v.v.. Tài liệu : Đinh Hà Triều, Nâng cao khả năng học từ Hán - Việt Nguyễn Xuân Tư, Cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Trần Thị Thanh, Vài suy nghĩ về vấn đề trang bị từ Hán-Việt HS, SV Lê Kế Hòa, Tìm hiểu cấu trúc thành ngữ Hán - Việt. Trường PTCS Bãi Thơm, Tài liệu bồi dưỡng về từ Hán - Việt năm 2009 Chử Anh Đào, Sử dụng từ Hán- Việt hiện nay. PGS.TS Đoàn Lê Giang, Cần khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường. Nguyễn Văn Duận, Dạy chữ Hán để biết và hiểu. Nguyễn Đức Hùng, Đề xuất giải pháp đưa chữ Hán Nôm vào giảng dạy ở trường học. Lâm Uyên, Học sinh cần được học chữ Hán . I.S. Lisevich , Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa. 12 . Hồ Thúy An - Giải mã một câu tục ngữ . v.v.. F / MỤC LỤC : Trang A / PHẦN MỞ ĐẦU: 1 I. Cơ sở lý luận : 1 II. Cơ sở thực tiễn : 1 III . Phạm vi đề tài : 3 B / THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ : 3 I.Thực trạng, tình hình : 3 II.Những hạn chế, khó khăn : 3 C . GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ 4 I/ TẠO HỨNG THÚ, TRUYỀN CẢM HỨNG TRONG VIỆC DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT : 4 1. Ý nghĩa từ những cái tên : 4 2. Đi tìm vẻ đẹp của từ Hán - Việt : 5 2.1.Vẻ đẹp từ lối chiết tự, câu đố từ Hán - Việt : 5 2.2.Cách sử dụng, lựa chọn từ : 8 3. Kể chuyện : 11 II / MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ HÁN - VIỆT : 13 1. Lập sổ tay Hán - Việt : 13 2. Dạy học qua thành ngữ Hán - Việt : 14 3. Trò chơi : 15 3.1.Ván bài lật ngửa 15 3.3.Nối cột 15 4. Cung cấp tài liệu : 16 III / KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : 20 1 . Tóm lược giải pháp : 20 2 . Phạm vi áp dụng : 20 3 . Kiến nghị : 20 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA CẤP TRƯỜNG: NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA CẤP PHÒNG:

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tuân Thủ Nguyên Tắc Trực Quan Trong Dạy Học Tiếng Việt

Tên đề tài: Tuân thủ nguyên tắc trực quan trong dạy học tiếng việt – thực trạng và giải pháp ————————————- I. lý do chọn đề tài: Việc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ cần phải giải quyết, nhất là trong giai đoạn đang tiến hành đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa hiện nay. Mặt khác môn tiếng việt là môn học cơ bản và chiếm nhiều thời lượng nhất ở bậc tiểu học. Do đó, nhiều cán bộ nghiên cứu, nhiều nhà giáo tâm huyết đã bỏ nhiều công sức, đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết kinh nghiệm, giới thiệu những thành tựu tiến nhất của khoa học giáo dục, khoa học kĩ thuật vào việc dạy học Tiếng Việt- Tiếng mẹ đẻ. Ngành giáo dục ở các địa phương, các nhà trường, các cán bộ quản lý và giáo viên cũng đã có nhiều cố gắng trong quá trình tiếp thu, triển khai việc thực hiện việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở tiểu học và trong quá trình đó cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều sáng kiến kinh nghiệm của họ bàn về việc dạy học môn tiếng việt. ở phạm vi địa phương và đặc biệt là ở đơn vị nhà trường chúng tôi, thực tiễn kinh nghiệm công tác đã cho thấy: Việc “Tuân thủ nguyên tắc trực quan trong việc dạy học Tiếng Việt thật sự là một việc làm cần thiết, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ môn học đặt ra”. 1) Cơ sở lý luận: Luận điểm chủ nghĩa Mác – Lê Nin cho rằng “Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà còn là phương tiện đặc trưng cho loài người, không có ngôn ngữ, xã hội không thể tồn tại. Nếu ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, trao đổi thôn tin, tư tưởng tình cảm thì nhiệm vụ trong trọng nhất của nhà trường là phát triển ngôn ngữ cho học sinh Ta thấy tất cả các giờ dạy tiếng việt phải đi theo khuynh hướng phát triển các kỹ năng: Nghe, đọc, viết, nói, học sinh cần hiểu rõ người tra nói và viết không phải chỉ để cho mình mà cho người khác, nên ngôn ngữ cần phải chính xác, dễ hiểu. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin cho rằng “Con đường biện chứng của nhận thức chân lí đi qua hai giai đoạn, nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính tâm lí học đã chứng minh rằng: Đặc điểm nhận thức của HS tiểu học là chuyên từ không chủ định sang có chủ định, chuyển từ cảm tính sang lí tính và chuyển từ trực quan cụ thể sang trừu tượng khái quát. Đặc điểm nhân cách của HS tiểu học có một số nét nổi bật đó là tính cả tin và tính bắt trước (các em bắt trước hầu như tất cả, đặc biệt là học sinh đầu cấp. Lý luận về dạy học đã nêu rõ “Dạy học trực quan bao gồm. Đồ dùng trực quan và học và học sinh tiến hành quan sát chúng một cách khoa học dưới vai trò chủ đạo của giáo viên. Đồ dùng trực quan phải phản ánh nội dung, kiến thức bài học. Đồ dùng trực quan phải được sử dụng đúng thời điểm trong dạy học. Tất cả những nội dung nêu trên thuộc phạm vi nghiên cứu khoa học lý luận. Đó là cơ sở của nguyên tắc trực quan, trong dạy học tiếng và cũng là cơ sở để đề lên nguyên tắc. phải tính đến đặc điểm tiếng mẹ đẻ của HS trong quá trình dạy học TV. Do đó dạy học TV cần dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của HS. 2) Cơ sở thực tiễn: Hiện nay, sách giáo khoa mới, sách giáo viên, vở bài tập Tiếng Việt là những phương tiện thuận lợi giúp cho giáo viên và học sinh đổi mới cách dạy và học môn Tiếng Việt theo hướng thực hành giao tiếp, chú trọng còn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Và thực tế trong những năm gần đây, chất lượng dạy và học môn tiếng việt đã được nâng cao rõ rệt, kĩ năng thực hành tiếng việt của học sinh đã có nhiều tín bộ Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, thực trạng việc dạy học tiếng việt vẫn biểu hiện một số tồn tại cơ bản sau: Hầu như các giáo viên tiểu học đều nhận thức được vai trò quan trọng của trực quan trong việc nâng cao hiệu quả dạy học, nhưng quan niệm như thế nào là đảm bảo nguyên tắc trực quan, như thế nào là một tài liệu trực quan có chất lượng và sử dụng ra sao trong giờ dạy. Tiếng Việt vẫn còn là vấn đề cần làm sáng tỏ hơn. Thông thường khi nói đến trực quan, giáo viên hay nghỉ đến các vật thật, vật thay thế như: Tranh ảnh, mô hình, các sơ đồ biểu bảng Trên thực tế (ở nhiều trường tiểu học) có cán bộ quản lý khi dự giờ của giáo viên, các giáo viên khi dự giờ đồng nghiệp thường phê là không có đồ dùng dạy học, không sử dụng trực quan khi không thấy có tranh ảnh hoặc các đồ dùng và xen đó là một điểm yếu đáng nói của giờ dạy. Từ lý do đó dẫn đến một ứng sử thông thường là: Hễ biết có người dự giờ thì việc đầu tiên người giáo viên dạy phải lo cho được các hình hoặc các bức vẽ phóng to, các bảng phụ, thu thập tranh ảnhMà việc làm đó, những đồ vật đó có khi không thật sự hoặc không cần thiết. Để minh hoạ cho một giờ tập đọc, có giáo viên phải bỏ ra hàng trăm nghìn đồng để có được một bức tranh và sử dụng bức tranh đó như trong giờ Mĩ thuật: Giảng giải về hình ảnh, mầu sắc, vẻ đẹp của bức tranh. Khi dạy phần tìm hiểu bài của bài tập đọc, không ít giáo viên đã sử dụng một hệ thống các bảng phụ bằng giấy, cái to, cái nhỏ để ghi các ý chính và đại ý (nội dung) của bài rồi dán lên hầu như kín bảng để cho học sinh quan sát. Khi dạy những bài có nội dung ghi nhớ hay quy tắc như ở phân môn ngữ pháp (Lớp cải cách) phân môn tập làm văn hay các môn học khác, giáo viên cũng dùng bảng phụ tương tự như vậy Một tồn tại khác nữa là có khá nhiều giáo viên có những hạn chế, những nhược điểm về tiếng nói, về chữ viết phương tiện trực quan cơ bản của giáo viên khi dạy tiếng việt, có giáo viên đã không tự hoàn thiện được kĩ năng đọc của mình Học sinh vẫn mắc nhiều lỗi phát âm, đọc ê- a, ngắc ngứ tiếng địa phương, chữ viết sấu và mắc lỗi chính tả Đó cũng chính là hậu quả của việc không tuân thủ nguyên tắc trực quan trong dạy học Tiếng Việt TT Nội dung Số lượng Kết quả xếp loại Giỏi- tốt Khá T, bình Yếu 1 Nhận thức của giáo viên về tính trực quan trong dạy học Tiếng Việt 16 GV 3 18,7% 5 31,2% 4 25% 4 25% 2 Kĩ năng nói- đọc đúng của giáo viên 16 GV 3 18,7% 4 25% 5 31,2% 4 25% 3 Kĩ năng viết chữ của giáo viên 16 GV 5 31,2% 4 25% 4 25% 3 18,7% 4 Giờ dạy tiếng việt được đánh giá xếp loại 36 giờ 6 16,7% 14 38,9% 10 27,7% 6 16,7% 5 Học lực môn tiếng việt cuối học kỳ I 460 HS 34 7,4% 188 40,9% 190 41,3% 48 10,4% 6 Học lực môn tiếng việt cuối năm 460 HS 40 12,4% 156 33,9% 193 43,0% 38 8,3% 7 Kết quả thi viết chữ đẹp của học sinh 460 HS 57 12,4% 156 33,9% 183 39,8% 64 13,9% Từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu tìm tòi đưa ra một số giải pháp và áp dụng vào thực tiễn công tác chỉ đạo chuyên môn, nhằm khắc phục những tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt trong nhà trường. II. nội dung chính của đề tài: A. Các giải pháp thực hiện: 1. Giải pháp thứ nhất: Cũng cố và nâng cao nhận thức về tính trực quan và tài liệu trực quan trong việc dạy học Tiếng Việt. 2. Giải pháp thứ hai: Phải sác định đúng và chuẩn bị tốt những tài liệu trực quan cơ bản nhất, thiết thực nhất và sử dung đúng mức cho mỗi giờ dạy học tiếng việt. 3. Giải pháp thứ ba: Phải điều chỉnh và khắc phục triệt để những nhược điểm về tiếng nói và chữ viết ở giáo viên, thực hành nói và việt đúng tiếng Việt phổ thông. B. Các biện pháp tổ chức thực hiện: Ngay từ đầu năm học 2005- 2006 tôi đã báo cáo với hiệu trưởng nhà trường 1) Thông qua việc tổ chức một buổi họp chuyên môn cho toàn thể giáo viên nhà trường để nêu thực trang của vấn đề. Triển khai các giải pháp để giáo viên có định hướng thực hiện. Khi lời nói , ngôn trở thành đối tượng xem xét thì thực hiện nguyên tắc trực quan trong giờ tiếng việt không chỉ là sử dụng các đồ dùng , các sơ đồ, biểu bảng mà còn quan trọng nhất là lời nói, ngôn ngữ của giáo viên. Tài liệu trực quan cơ bản trong giờ học tiếng việt phải tiếng việt trong những mẫu tốt nhất. Tức là những ngữ liệu tiêu biểu (văn học dân gian, tác phẩm văn học cổ điển việt nam, những bài, đoạn, câu văn hay thơ của các tác giả nổi tiếng) Yêu cầu đầu tiên, những ngữ liệu được sử dụng trong giờ học tiếng việt cần tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ngôn ngữ mà nó được đưa ra làm dẫn chứng. Không nên dẫn ra các trường hợp đặc biệt, các trường hợp có tính trung gian hoặc chưa thống nhất ý kiến của các nhà việt ngữ. Yêu cầu thứ hai là những ngữ liệu này phải mang tính trực quan , nghĩa là làm sao cho đối tượng nghiên cứu dể dàng tác động vào giác quan của trẻ em. Chúng ta cần thấy rằng: Trong tiết học vần, tài liệu trực quan cơ bản chính là mô hình vần, tiếng. Trong giờ tập viết, tài liệu trực quan là mẫu chữ viết (Được phóng to hoặc trong vở tập viết hoặc chữ viết của giáo viên). Trong giờ tập đọc, tài liệu trực quan cơ bản phải chính là bài văn, bài thơ, ngôn từ của nó. Vì chúng ta cần dạy bài văn, bài thơ để thấy vẽ đẹp của ngôn từ chứ không phải dạy bức tranh, tìm hiểu bức tranh. Khi dạy học dạy học sinh luyện đọc đúng, đọc lưu loát, đọc diễn cảm trong giờ tập đọc thì tài liệu trực quan là cách đọc, giọng đọc của chính giáo viên. Khi dạy từ cho học sinh, giáo viên chỉ chú ý đến việc giải nghĩa từ bằng trực quan, điều đó là cần thiết, nhưng học sinh tiếp nhận từ không chỉ là nhìn thấy vật thật đại cho nghĩa của từ mà còn nghe thấy cách phát âm, nhìn thấy thứ tự ghi từ biết phát âm và ghi đúng từ. Do đó bắt buộc giáo viên phải phát âm và viết đúng từ 3) Với giải pháp thứ hai, giải pháp có tính quyết định, giáo viên phải chủ động tự giác nghiêm túc thực hiện tốt trong quá trình chuẩn bị bài và quá trình lên lớp, khi đã nhận thức đầy đủ về vấn đề. 4) Phát động thành phong trào giáo viên và học sinh thi đua thực hiện giải pháp thứ ba một cách thường xuyên (điều chỉnh, khắc phục triệt để những nhược điểm về tiếng nói và chữ viết, thực hành nói đúng đúng tiếng việt phổ thông ở mọi lúc, mọi nơi) Đây à biện pháp để hình thành kỹ năng và cao hơn là thói quen nói chuẩn xác tiếng việt phổ thông. 5) Tăng cường kiểm tra dự giờ để đánh giá kết quả, mức độ thực hiện các giải pháp đã triển khai, sự chuyển biến trong việc tuân thủ nguyên tắc trực quan trong giờ dạy tiếng việt. Tăng cường việc kiểm tra theo chuyên đề tiếng việt, lấy kết quả làm tiêu chí xếp loại thi đua hàng tháng, hàng kỳ để tạo động cơ khuyến khích giáo viên tiếp tục thực hiện triệt để và hiệu quả hơn việc tuân thủ trực quan dạy học tiếng việt. III- tác dụng và hiệu quả của đề tài: 1) Hiệu quả: TT Nội dung Tổng số Kết quả xếp loại Giỏi – Tốt Khá TB Yếu 1 Nhận thức của GV về trực quan trong dạy học Tiếng Việt. 14 Gv 10 = 71,4% 4= 28,6% 0 0 2 Kỹ năng nói, đọc đúng Tiếng Việt phổ thông của giáo viên. 14GV 10 =71,4% 4 = 28,6% 0 0 3 Kỹ năng viết chữ của giáo viên. 14GV 10 =71,4% 2 = 14,3% 2 = 14,3% 0 4 Giờ dạy Tiếng Việt được xếp loại 30 giờ 12 = 40% 16=53,3% 2 = 6,7% 0 5 Học lực môn Tiếng Việt giữa học kỳ II. 400HS 70=17,5% 159=39,8% 156=39% 15=3,7 6 Kế quả thi viết chữ đẹp của học sinh 400HS 92=23% 148=37% 136=34% 24=6% Kết quả trên là sự thành công đáng mừng sau quá trình thực hiện. Nó khẳng định tính hiệu quả và khả thi của vấn đề nghiên cứu khi áp dụng vào thực tiễn. 2) Tác dụng: Việc triển khai và áo dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn đã có những tác dụng rõ rệt. Công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. GV có ý thức thường xuyên học hỏi, củng cố nâng cao trình độ kiến thức và năng lực sư phạm, giúp đỡ GV có nhân thức đầy đủ hơn về lí luận dạy học, phương pháp, nguyên tắc dạy học nói chung và dạy học TV nói riêng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Góp phần quan trọng trong việc khắc phục những tồn tại trong quá trình dạy học và sử dụng trực quan trong dạy học tiếng Việt ở nhà trường. Chất lượng học TV của HS được nâng cao, kỹ năng vận dụng và thực hành Tiếng Việt của học sinh tốt hơn. IV. Kết luận: Để nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học, đòi hỏi trước hết ở người giáo viên và người quản lý cán bộ giáo viên, là người phải có trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn vững vàng, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ bên cạnh đó phải có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng học hỏi đổi mới, sáng tạo trong quá trình dạy học và chỉ đạo dạy học. Đó là yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. C) ý kiến xác nhận của hội đồng khoa học nhà trường. đề tài “Tuân thủ nguyên tắc trực quan trong dạy học Tiếng Việt- thực trạng và giải pháp” Có tính khả thi cao, phù hợp với thực tế đơn vị nhà trường, có tác dụng và hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt ở nhà trường. đề tài này có thể áp dụng được ở nhiều trường Tiểu học trên địa bàn huyện. Xếp loại: A Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thọ Sơn, Ngày 22 tháng 5 năm 2006 Người báo cáo Đỗ Văn Trường Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———–***———– báo cáo thành tích cá nhân Đề nghị công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2005 – 2006 ———————————— I. Sơ yếu lý lịch: Họ và tên: Đỗ Văn Trường Ngày sinh: 24/04/1973 Quê quán: Thọ Sơn – Triệu Sơn – Thanh Hoá Chức vụ hiện nay: Phó hiệu trưởng Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm tiểu học Đơn vị công tác hiện nay: Trường tiểu học Thọ Sơn Năm vào ngành: 1994 II. Quá trình công tác: – Từ 9/1994 đến 8/1998: GV trường tiểu học Bình Sơn. – Từ 9/1998 đến 8/2003: GV trường tiểu học Thọ Sơn. – Từ 9/2003 đến nay: Phó hiệu trưởng trường tiểu học Thọ Sơn. III. Thành tích đã được khen thưởng: 1) Về chuyên môn: – Năm học 1997 – 1998 giấy khen “Giáo viên dạy giỏi cấp huyện” của trưởng phòng GD-ĐT Triệu Sơn ký ngày 20/8/1998. – Năm học 1998 – 1999 giấy khen “Giáo viên dạy giỏi cấp huyện” Quyết định số 467/QĐ-UBTS ngày 20/8/1999 của UBND huyện Triệu Sơn. – Năm học 2000 – 2001 giấy khen “Giáo viên dạy giỏi cấp huyện”. Số khen thưởng số 441/TĐKT ngày 21/8/2001 của UBND huyện Triệu Sơn. 2) Về đoàn thể khen: – Năm học 2000 – 2001: Giấy khen “Đạt nhiều thành tíchc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên trường học” số 01/QN/KT của BCH huyện đoàn Triệu Sơn. IV. Những thành tích nổi bật trong năm học 2005 – 2006: 1) Những nhiệm vụ được giao: – Cùng phụ trách, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. – Phụ trách cơ sở vật chất nhà trường. 2) Những thành tích đạt được trong năm học: 1- Về chỉ đạo hoạt động chuyên môn: Bản thân đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học của nhà trường. Xây dựng kế hoạch học tập chương trình BDTX cho GV và kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi lớp 4, 5. Tích cực tham mưu, đề xuất với hiệu trưởng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động chuyên môn trong nhà trường, đó là tham mưu xây dựng kế hoạch năm học, tham mưu đổi mới công tác kiểm tra, xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, kế hoạch kiểm tra toàn diện giáo viên, tổ chức các phong trào tho đua tồng nhà trường (thi dạy giỏi, thi viết chữ đẹp trong GV và HS, thi HS giỏi các khối lớp), tham mưu đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường đa dạng hoá hình thức khen thưởng, nâng cao mức thưởng cho GV và HS có thành tích. Nhằm khuyến khích phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Chủ động và tăng cường tổ chức thao giảng dự giờ, sinh hoạt chuyên môn nhầm nâng cao tay nghề của giáo viên. Chỉ đạo sâu sát giáo viên thực hiện các yêu cầu về đổi mới với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. Kết quả đạt được cuối năm học: – Có 5 GV đạt giải (giờ dạy giỏi và viết chữ đẹp) cấp huyện (tăng 4 GV so với năm học trước 2004 – 2005). – Có 10 GV đạt LĐ giỏi cấp trường (tăng 3 GV so với năm học trước). – Có 1 HS đạt HS giỏi cấp tính (tăng 1 em) – Có 7 HS đạt giải cấp huyện (tăng 2 em) – Tỉ lệ HS khá giỏi đạt: 71,3% (tăng 4,2%). 2- Về nghiên cứu khoa học, SKKN: Bản thân gương mẫu, tự giác trong việc nghiên cứu, đúc rút SKKN, đồng thời tích cực chỉ đạo phát động G tham gia nghiên cứu kết quả cuối năm học: – Bản thân có 1 SKKN xếp loại A cấp trường. – Tập thể: có 9 SKKN đều xếp loại A cấp trường (tăng 4 so với năm học trước). 3- Về xây dựng cơ sở vật chất nhà trường: Được hiệu trưởng phân công phụ trách cơ sở vật chất nhà trường, bản thân đã phát huy vài trò, trách nhiệm của mình trong việc tham mưu đề nghị với lãnh đạo địa phương cải tạo, bổ sung cơ sở vật chất, thiết yếu cho nhà trường (Về đối tượng, về số lượng, quy cách, kích thước) Kết quả, ngay từ đầu năm học, UBND xã đã đồng ý và giao cho nhà trường hợp đồng, thê thợ cải tạo bổ sung được một số cơ sở vật chất, cụ thể như sau: – Cải tạo nhà văn phòng và 7 phòng học (quét vôi ve, chấm ngói). – Cải tạo cổng trường, đổ bê tông nền với diện tích 90m2 và làm biển trường. – Đóng mới 36 bộ bàn ghế học sinh lớp 1 và 5 bảng lớp. – Xây 1 nhà vệ sinh. – Làm 1 nhà để xe cho CBGV. – Mắc điện thắp sáng và phục vụ dạy học lên 12 phòng học. Tổng kinh phí cải tạo, bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường trong năm học 2005 – 2006 là 20.000.000đ (Lấy từ nguồn kinh phí xây dựng trường do phụ phụ huynh HS đóng góp). 4- Về công tác khác trong nhà trường: – Phát huy vài trò của chi uỷ viên phụ trách các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, bản thân đã chủ động và thường xuyên giám sát, chỉ đạo các tổ chức công đoàn, chi đoàn thanh niên nhà trường hoạt động có nề nếp, có chất lựng. – Tích cực phối hợp với BCH CĐm BCH chi đoàn, tổng phụ trách đội trong việc tham gia và chỉ đạo tham gia các hoạt động đoàn thể. – Bản thân luôn gương mẫu thực hiện nhiệt tình vận động CBGV trong nhà trường thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức, lói sống, chấp hành tốt đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt các cuộc vận động do chính quyền, MTTQ, ngành, công đoàn ngành phát động. Kết quả: 100% CBGV trong nhà trường thực hiện tốt các nội dung trên. V. Kết luận và đề nghị: Năm học 2005 – 2006 với vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của bản thân trong việc tham mưu và tham gia quản lý, lãnh đạo cùng với chi bộ BGH nhà trường, đồng thời với sự nỗ lực cố gắng của cả tập thể CBGV và HS trường TH Thọ Sơn đã đạt được những thành tích đáng mừng, cao hơn những năm trước đó là: Chất lượng giáo dục học sinh tăng, chất lượng đội ngũ được nâng cao số lượng HS và GV đạt giải huyện, tỉnh nhiều hơn năm trước. Những thành tích đó đã khích lệ tinh thần thi đua trong tập thể cán bộ GV học học sinh nhà trường và là động lực thúc đẩy để nhà trường phấn đấu trong những năm học tiếp theo. Với những thành tích đã đạt được nêu trên, tôi đề nghị HĐTĐKT nhà trường và HĐTĐKT huyện xét công nhận danh hiệu “chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” năm học 2005 – 2006 cho cá nhân tôi. Xin chân trọng cảm ơn ! Thọ Sơn, ngày 22 tháng 5 năm 2006 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người làm báo cáo Đỗ Văn TRường Xác nhận phòng giáo dục huyện

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Dạy Học Môn Toán Theo Phương Pháp Tích Cực

ạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội. Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho học sinh. d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. Có thể so sánh đặc trưng của dạy học cổ truyền và dạy học mới như sau: Dạy học cổ truyền các mô hình dạy học mới. Quan niệm Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm. Học là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Bản chất Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Mục tiêu Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. Chú trọng hình thành các năng lực (Sáng tạo, hợp tác, ) dạy phương pháp và kĩ thuận lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội. Nội dung Từ sách giáo khoa + giáo viên Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảng tàng, thực tế: gắn với: Vốn hiểu biết, kinh nghiệp và nhu cầu của HS. Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương. Những vấn đề học sinh quan tâm. Phương pháp Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều. Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề, dạy học tương tác. Hình thức tổ chức cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp. Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên. 6. Một số kỹ thuật dạy học tích cực 6.1 Động não a. Khái niệm: b. Quy tắc động não. - Không đánh giá phê phán trong qúa trình thu thập ý tưởng của các thành viên. - Liên hệ với các ý tưởng đã được trình bày. - Khuyến khích số lượng các ý tưởng. - Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng. * Các bước tiến hành* 2. Các thành viên đưa ra nhưũng ý kiến của mình, trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá nhận xét, mục đích là huy động nhiều ý kiến nối tiếp nhau. 3.Kết thúc việc đưa ra ý kiến 4. Đánh giá + Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng. - Có thể trực tiếp - Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm - Không có khả năng ứng dụng. + Đánh giá ý kiến lựa chọn + Rút ra kết luận hành động. C. ứng dụng + Tìm các phương án giải quyết vấn đề + Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau. d. ưu điểm + Dễ thực hiện + Không tốn kém + Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tụê của tập thể + Huy động được nhiều ý kiến + Tạo cơ hội cho tất cả các thành viên tham gia e. Nhược điểm + Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp + Có thể có một số học sinh " Qúa tích cực " Số khác thụ động. Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và người ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi các dạng khác nhau của kỹ thuật động não. 6.2 Động não viết a. Khái niệm b. Cách thực hiện + Đặt trên bàn 1 - 2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên + Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó + Có thể tham gia khảo sát các ý nghĩ khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ. + Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm c. ưu điểm + ưu điểm của các phương pháp này có thể huy động sự tham gia của tất cả học sinh trong nhóm. + Tạo sự yên tĩnh trong lớp học. + Động não viết tạo ra mức độ tập chung cao. Vì những học sinh tham gia sẽ trình bày những suy nghĩ của mình bằng chũ viết nên có sự chủ ý cao hơn so với cuộc nói chuyện bình thường bằng miệng. + Những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giất bút thường được suy nghĩ đặc biệt kỹ. d. Nhược điểm + Có thể học sinh sa vào những ý kiến tản mạm, xa đề. + Do được tham khảo ý kiến của nhau, có thể một số học sinh ít có sự độc lập 6.3 Động não không công khai + ưu điêm: Mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của người khác mà không bị ảnh hưỏng bởi các ý kiến khác. + Nhược điểm: Không nhận được gợi ý từ những ý kiến của người khác trong việc viết ý kiến riêng. 6.4 Kỹ thuật XYZ - Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến, mỗi ý kiến trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh. - Tiêp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác. - Con số X - Y - Z có thể thay đổi 6.5 Kỹ thuật bể cá Bằng câu hỏi cho người quan sát. - Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không ? - Họ có nói một cách dễ hiểu không ? - Họ có để những người khác nói hay không ? - Họ có thể đưa ra được các luận điểm dáng thuyết phục hay không ? - Họ có lệch hướng khỏi đề tàu hay không ? - Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không ? 6.6. Kỹ thuật " ổ bi " *Cách thực hiện* + Sau một ít phút thì học sinh vòng ngoài ngồi yên, hịc sinh vòng trong đổi chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đồi tác mới. *Cách thực hiện.* 6.8. Thông tin phản hồi trong qúa trình dạy học. Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là giáo viên và học sinh cùng nhận xét, đánh giá và đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình học tập nhằm mục đích là điều chỉnh, hợp lý hoá quá trình dạy và học. Những đặc điểm của việc đưa ra thông tin phan rhồi tích cực là: + Có sự cảm thông + Có kiểm soát + Được người nghe chờ đợi + Cụ Thể + Đúng lúc + Có thể biến thành hành động - Diễn đạt ý kiến của Ông/Bà một cách đơn giản và có trình tự ( không nói quá nhiều ) - Cố gắng hiểu được những suy tư, tình cảm , không vội vã - Tìm hiểu các vấn đề cũng như nguyên nhân của chúng - Giải thích những quan điểm không đồng nhất - Chấp nhận cách thức đánh giá của người khác - Chỉ tập chung vào các vấn đề có thể giải quyết được trong thời điểm thực tế - Coi cuộc trao đổi là cơ hội để tiếp tục cải tiến - Chỉ ra các khả năng để lựa chọn Có nhiều kỹ thuật khác nhau trong việc thu nhận thông tin phản hồi trong dạy học. Ngoài việc sử dụng các phiếu đánh giá, sau đây là một số kỹ thuật có thể áp dụng trong dạy học nói chung và trong thu nhận thông tin phản hồi. 6.9 - Kỹ thuật tia chớp Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia cảu các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thập thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề. *Quy tắc thực hiện* - Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị. - Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1 - 2 câu ý kiến của mình. 6.10- Kỹ thuật "3 lần 3" Kỹ thuật "3 lần 3" là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh. Cách làm như sau: + Mỗi người cần viết ra: - 3 điều tốt - 3 điều chưa tốt - 3 đề nghị cải tiến 6.11 - Lược đồ tư duy a. Khái niệm b. Cách làm: - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. Phần iii - thực nghiệm A. Minh hoạ skkn qua giáo án 1 tiết day. Tiết: 71 Bài 3 - tính chất cơ bản của phân số I. Mục tiêu 1. Kiến thức : + Naộm vửừng tớnh chaỏt cụ baỷn cuỷa phaõn soỏ . + Bửụực ủaàu coự khaựi nieọm veà soỏ hửừu tổ . 2. Kĩ năng : + Vaọn duùng ủửụùc tớnh chaỏt cụ baỷn cuỷa phaõn soỏ ủeồ giaỷi moọt soỏ baứi taọp ủụn giaỷn , ủeồ vieỏt moọt phaõn soỏ coự maóu aõm thaứnh phaõn soỏ baống noự vaứ coự maóu dửụng . 3. Thái độ : + Cẩn thận trong khi thực hiện tính toán và nghiêm túc trong học tập. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: SGK, Bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, Bảng nhóm. III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1.ổn định tổ chức Lớp: 6A: Lớp: 6B: . 2.Kiểm tra bài cũ CH: + Khi naứo thỡ hai phaõn soỏ baống nhau ? + Hai phân số sau có bằng nhau không ? 2/5 và 4/10 1/3 và 3/1 3.Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của thầy Hoạt động 1. Nhận xét. *GV : Yêu cầu học sinh làm ?1. Giải thích vì sao : ; ; *GV: : Y/c 1 học sinh lên bảng thực hiện. *GV: Nhận xét: .(3) : (-4) ; .(3) : (-4) *GV: Yêu cầu học sinh làm ?2. Điền số thích hợp vào ô trống : ; *GV : Y/c Học sinh Hoạt động theo nhóm. *GV: Nhận xét. Hoạt động 2. Tính chất cơ bản của phân số. *GV: Nếu ta nhân hoặc chia cả tử và mẫu của phân số cho một số nguyên m 0 thì ta được điều gì?. *HS: Nếu ta nhân hoặc chia cả tử và mẫu của phân số cho một số nguyên m 0 thì ta được một phân số mới bằng với phân số đã cho. *GV: Nhận xét và khẳng định. Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho. với m Z và m 0. Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho. với n ƯC(a, b). *GV: Dựa vào tính chất trên, hãy chứng tỏ: a, ; b, *GV: Từ tính chất của phân số, ta có thể viết một phân số bất kì có mẫu âm thành mẫu thành phân số bằng nó và mẫu có mẫu dương bằng cách nhân cả tử và mẫu của phân số đó với -1. *GV: Yêu cầu học sinh làm ?3. Viết mỗi phân số sau đây thành một phân số bằng nó và mẫu dương : ; ; (a, b Z, b < 0) *GV: - Nhận xét. GV: - Hãy cho biết một phân số có bao nhiêu phân số bằng với phân số đã cho GV: giới thiệu số hữu tỉ GV: Mỗi phân số có vô số ps bằng nó. Chẳng hạn: Các phân số bằng nhau là cách viết khác nhau của cùng một số mà người ta gọi là số hữu tỉ 1. Nhận xét ?1. HS : trả lời ?1 Vì: (-1) . (-6) = 2 . 3 Vì : (-4) . (-2) = 8 . 1 Vì : 5 . 2 = (-1) . (-10) HS: nghe gv nhận xét Nhận xét : .(3) : (-4) ; .(3) : (-4) ?2. Điền số thích hợp vào ô trống : .(-3) :(-5) ; .(-3) :(-5) HS: Hoạt động theo nhóm HS: nghe nhận xét 2. Tính chất cơ bản của phân số. Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho. với m Z và m 0. Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho. với n ƯC(a, b). Nhận xét : Từ tính chất của phân số, ta có thể viết một phân số bất kì có mẫu âm thành mẫu thành phân số bằng nó và mẫu có mẫu dương bằng cách nhân cả tử và mẫu của phân số đó với -1. a, ; b, *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *HS: Thực hiện. HS: Nghe giảng ?3. HS: làm ?3 = ; = ; = (a, b Z, b < 0) HS: Nghe GV nhận xét * Nhận xét : Mỗi phân số có vô số bằng nó. Chẳng hạn: Các phân số bằng nhau là cách viết khác nhau của cùng một số mà người ta gọi là số hữu tỉ *HS: Trả lời. Có vô số phân số bằng phân số đã cho HS: nghe giảng 4.Củng cố Baứi taọp cuỷng coỏ 11 vaứ 12 (SGK - 11 ) 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà Baứi taọp veà nhaứ 13 vaứ 14 SGK 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy .***

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Một Giờ Vật Lý Có Thí Nghiệm

– Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.

– Nêu được những tính chất của ảnh ảo bởi gương cầu lõm.

– Biết các bố trí thì nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.

a) Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.

– 6 gương cầu lõm, 6 gương phẳng có cùng kích thước bằng với gương cầu lõm.

– 12 chiếc Pin, 6 nguồn sáng chạy bằng Pin 6 vôn, 6 màn chắn có giá đỡ, 1 chiếc đèn Pin.

của học sinh đúng như các nhà khoa học đã đúc kết: nghe dễ quên, nhìn dễ nhớ, làm dễ hiểu. Chính vì vậy nếu giáo viên phát huy tính tự lực tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong mỗi giờ học cũng góp phần thiết thực nâng cao quá trình tiếp thu bài học của học sinh. Việc dạy học môn vật lý trong trường THCS không những nhằm truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về môn vật lý, mà còn là trang bị cho học sinh những công cụ sắc bén để nghiên cứu thế giới tự nhiên. Vậy vấn đề đổi mới phương pháp môn vật lý là hết sức cần thiết, đặc biệt là đổi mới một giờ học có thí nghiệm thì giáo viên phải làm như thế nào để học sinh tập hợp được các sự kiện quan sát và thực nghiệm vạch ra những dấu hiệu đặc trưng khám phá mối quan hệ từ đó hệ thống hoá và dẫn dắt thành khái niệm định luật nói cách khác giáo viên cần tổ chức những tình huống để học sinh định hướng hành động tự chủ của mình từ đó đạt được hiệu quả tốt nhất. II/- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1- Thực trạng: Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Vật lý ở trường THCS Ninh Hải tôi đi sâu vào nghiên cứu chương trình trong quá trình dạy và dự giờ của các đồng nghiệp, tôi thấy: - Học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động thiếu tích cực, thiếu chủ động, thiếu sáng tạo. - Học sinh chỉ biết ngoan ngoãn tiếp nhận những kiến thức trong sách giáo khoa một cách hời hợt chung chung, không chịu tư duy độc lập mà nắm kiến thức như bị gò ép và áp đặt. Do vậy việc nắm kiến thức của học sinh không phải là tự phát mà đó là một quá trình có mục đích rõ ràng, có kế hoạch, có tổ chức chặt chẽ trong một quá trình nổ lực tư duy, trong đó học sinh phải phát huy được tính tự lực, tính tích cực sáng tạo của mình thì mới nắm được những kiến thức chắc chắn và sâu sắc. Trên tinh thần đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài cùng với ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bản thân tôi đưa ra ý kiến nhỏ về vấn đề giúp học sinh tự nắm kiến thức trong một giừo vật lý có thí nghiệm nhằm phát huy tính tích cực tự lực sáng tạo của học sinh trong một giờ học vật lý, qua đó góp phần xây dựng phong phú dạy học theo phương hướng lấy học sinh làm trung tâm. Từ đó đáp ứng được sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. 2- Kết quả, hiệu quả của thực trạng: Từ thực tế việc tiếp thu bài học cũng như tiếp nhận kiến thức của học sinh tôi thấy còn hạn chế rất nhiều, tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao. Với thực trạng như vậy tôi đã soạn thảo đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học một giờ Vật lý có thí nghiệm nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức: * Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7A, 7B, 7C Trường THCS Ninh Hải - Tĩnh Gia. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Qua quá nghiên cứu và tìm hiểu tôi nhận thấy rằng nghiên cứu thực chất việc tự lực nắm vững kiến thức Vật ký và phát huy tính tích cực, tự lực chủ động, sáng tạo của học sinh trong một giờ học Vật lý. * Phạm vi nghiên cứu: * Phương pháp nghiên cứu: - Thực nghiệm. - So sánh trò chuyện. B- Giải quyết vấn đề: I- Các giải pháp thực hiện: Để đạt được kết quả tốt trong tất cả các môn học nói chung và môn Vật lý nói riêng thì một trong các yếu tố quan trọng nhất là người học phải có hứng thú đặc biệt là một Vật lý mà mỗi sự vật hiện tượng đều phải thực hiện một yếu tố, một bản chất nào đó của một quy luật tự nhiên trong quá trình dạy học việc đổi mới phương pháp là vô cùng cần thiết sao cho vận dụng các phương thức trong từng bài, từng thí nghiệm, từng phần phải phù hợp với đối tượng học sinh mà mục đích cuối cùng là học sinh chủ động làm việc tích cực hoạt động trong mỗi thao tác trong mỗi giờ học đặc biệt đối với giờ học có tiết học Vật lý mà mục đích sử dụng các thí nghiệm vật lý trong quá trình dạy học thí nghiệm Vật lý được sử dụng các mục đích sau: 1- Thí nghiệm Vật lý được sử dụng để xây dựng kiến thức mới. 2- Thí nghiệm Vật lý được sử dụng để rèn luyện cho học sinh khả năng thực hành vận dụng kiến thức thực tế vào cuộc sống. 3- Thí nghiệm Vật lý là thí nghiệm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn luyện tư bồi dưỡng tư pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh. 4- Thí nghiệm Vật lý dùng để đánh giá khả năng kiến thức của học sinh. 5- Thí nghiệm Vật lý được sử dụng để rèn luyện cho học sinh những đặc tính tốt như tinh thần sáng tạo tính cẩn thận, kiên trì ... * Phân loại thí nghiệm: - Thí nghiệm khảo sát. - Thí nghiệm chứng minh. - Thí nghiệm đồng loạt. II- Biện pháp và việc làm cụ thể: Bước đầu giúp học sinh nắm kiến thức Vật lý trong một giờ dạy có thí nghiệm thực tế là điều kiện quyết định việc lựa chọn phương pháp tác động đến đối tượng học sinh một cách phù hợp để một giờ dạy Vật lý có thí nghiệm ở trường THCS đạt hiệu quả bản thân người giáo viên phải quan tâm đến hai vấn đề cơ bản sau. - Một là: Xác định tiến trình hoạt động dạy học cụ thể. - Hai là: Tổ chức các tình huống học tập (Định hướng các hoạt động học tập của học sinh). 1- Xác định tiến trình hoạt động cụ thể: Việc xác định phương pháp dạy học cụ thể đối với mỗi tiết học Vật lý là quan trọng để đạt được mục đích của bài giáo viên phải đòi hỏi học sinh hành động yêu cầu đặt ra đòi hỏi học sinh thu nhập tái tạo theo cái sẵn có phải tham gia tìm tòi phát hiện giải quyết vấn đề là tiết dạy thực nghiệm nên cần phải hiểu rõ nội dung của phương pháp này phải trực tiếp cho học sinh được tham gia thí nghiệm qua đó phải giải quyết được những vấn đề mà giáo viên đặt ra. Muốn vậy cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết dạy là gì, làm thế nào để giác ngộ vấn đề định hướng nhiệm vụ, nhận thức của học sinh, kiến thức cần thiết của học sinh. Tóm lại xác định tiến trình hoạt động cụ thể cần vạch rõ 3 nội dung chính sau: - Mục tiêu của tiết dạy. - Nhiệm vụ của học sinh. - Kiến thức xuất phát cần thiết. 2- Tổ chức tình huống: Đây là một vấn đề then chốt trong giờ Vật lý có thí nghiệm bởi vì khác với giờ dạy, dùng thí nghiệm để chứng minh tiết dạy Vật lý có thí nghiệm yêu cầu học sinh phải thao tác tư duy suy luận để giải quyết các vấn đề mà giáo viên nêu ra. Do vậy để tiết học có hiệu quả cao, phát huy tính tối đa, tính tích cực của học sinh cần phải tiến hành triệt để các bước sau. - Kỹ năng quan sát: Bước đầu định hướng cho học sinh biết quan sát một cách có mục đích, có kế hoạch trong một trường hợp có thể học sinh tự vạch ra kế hoạch quan sát chứ không tuỳ tiện ngẫu nhiên giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trao đổi kỹ trong nhóm về mục đích và kế hoạch quan sát rồi mới quan sát. - Kỹ năng thu nhập và xử lý thông tin: Bước 1: Chia học sinh trong lớp theo nhóm. Chỉ có chia lớp thành 5 - 6 nhóm, các học sinh trong nhóm được phân bổ học sinh giỏi có, khá có, trung bình có và yếu kém có. Bước 2: Cách bố trí thì nghiệm trong tiết dạy. - Đối với những tiết dạy có thí nghiệm khó (phức tạp) thì người giáo viên phải xác định vị trí đặt thí nghiệm như thế nào mà tất cả các học sinh giám sát được, sau đó cho đại diện của từng nhóm thay nhau làm và ghi kết quả của các nhóm cách làm của nhóm lên phiếu học tập của nhóm đó từ đó cho đại diện của nhóm báo có hoặc dùng máy chiếu để các nhóm so sánh. Ví dụ: Như trong bài (cân bằng lực - toán tính) Vật lý 8. (ở thí nghiệm H5.3) thí nghiệm kiểm tra. Đối với thí nghiệm này trước hết giáo viên đưa ra mục đích của việc thí nghiệm cách lắp đặt thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm. Sau đó cho đại diện của các nhóm thay nhau lên làm và ghi kết quả lên bảng và từ đó học sinh đưa ra nhận xét của nội dung này. * Đặt vấn đề hay nêu giả thiết: Vấn đề chứa đựng câu hỏi, nhưng đó là những câu hỏi về những cái gì chưa biết, câu trả lời chứa có phải xuất hiện cái mới cái tím tòi sáng tạo mới xây dựng được, chứ không phải nhớ lại những gì đã có. * Tiến hành thí nghiệm để tìm tòi hay kiểm tra giả thiết quan sát diễn biến của hiện tượng ghi lại các kết quả thí nghiệm. * Tổ chức các tái hiện quan sát, ghi chép được ở thí nghiệm sử dụng các thao tác tư duy, các suy luận lô gíc đẻ vạch ra các nét bản chất. * Củng cố sự lĩnh hội kiến thức của học sinh vận dụng kiến thức và thực tiễn tuy nhiên việc tổ chức hoạt động học tập đối với các tiết dạy cần phải kết hợp lồng ghép 4 nội dung trên một cách hợp lý theo một trình tự nhất định, bởi hệ thống câu hỏi nêu vấn đè mà giáo viên đã chuẩn bị. Ví dụ: Khâu tổ chức học tập đối với tiết dạy: Bài 19: Sự nổi vì nhiệt của chất lỏng (Vật lý lớp 6). 1- Câu hỏi có thể đưa ra: Khi đun nóng một ấm nước đầy liệu nước có tràn ra ngoài không vì sao. Không yêu cầu học sinh trả lời. Để giải quyết được vấn đề này: Bài hôm nay. ? Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng: H19.2 (SGK) Vật lý 6. ? Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì có hiện tượng gì xảy ra giáo viên không yêu cầu học sinh trả lời mà học sinh dự đoán. ? Em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của ba chất lỏng: Nước, rượu và dầu (H19.3). 2- Giáo viên cùng học sinh làm thí nghiệm giải quyết vấn đề đối với mỗi thí nghiệm của nhóm học tập, cần phải làm thí nghiệm và quan sát, ghi chép các kết quả thí nghiệm và chính từ các kết quả thí nghiệm bằng suy luận các thao tác tư duy, yêu cầu học sinh phải vạch ra những nét bản chất của bài đó là: * Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. * Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. III/- Bài soạn một tiết dạy vật lý có thí nghiệm: Ngày soạn 22 tháng 10 năm 2005 Tên bài: Gương cầu lõm (tiết 8 theo PPCT) 1. Mục tiêu: - Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. - Nêu được những tính chất của ảnh ảo bởi gương cầu lõm. - Biết các bố trí thì nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. 2. Chuẩn bị: a) Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. b) Giáo viên: - 6 gương cầu lõm, 6 gương phẳng có cùng kích thước bằng với gương cầu lõm. - 12 chiếc Pin, 6 nguồn sáng chạy bằng Pin 6 vôn, 6 màn chắn có giá đỡ, 1 chiếc đèn Pin. 3. Tổ chức hoạt động dạy trên lớp: a) Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi? b) Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Đặt vấn đề (2') - Giáo viên cho học sinh quan sát gương cầu lõm. Các em có nhận xét gì về bề mặt của loại gương này? - Vậy những loại gương mà có bề mặt lõm hay mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu người ta gọi là gương cầu lõm và các tình chất tạo bởi gương cầu lõm như thế nào? Hôm nay ta nghiên cứu bài: Gương cầu lõm. * Hoạt động 2: (15') Nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm Hoạt động của thầy Hoạtđộng của trò Phần ghi của trò ? Để biết ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất như thế nào? ta nghiên cứu phần thứ nhất. - GV: Hướng dẫn các dụng cụ thí nghiệm. - GV: Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu: HS trả lời các câu hỏi sau? HS thí nghiệm theo nhóm học tập và rút ra nhận xét. - ảnh quan sát được trong gương. - Độ lớn của ảnh so với vật. I. ảnh tạo bởi gương cầu lõm. 1. Thí nghiệm: Hình 8.1 (SGK) ? ảnh tạo bởi gương cầu lõm có tính chất như thế nào? ? ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm như thế nào so với ảnh tạo bởi gương phẳng? GV: Cho các nhóm nêu các kết quả thông qua thí nghiệm. ? Qua các thí nghiệm trên em hãy tìm từ thích hợp hoàn thành lời kết luận sau: GV: Cho các nhóm lên điền vào bảng phụ. - GV: Đây chính là nội dung phần kết luận 1: ảnh tạo vởi gương cầu lõm. So sánh sự giống và khác nhau giữ ảnh tạo bởi gương cầu lõm so với gương phẳng. HS: Nhắc lại nội dung kết luận. - Chùm tia sáng song song. - Chùm tia sáng hội tụ - Chùm tia sáng phân kỳ. 2. Kết luận * Hoạt động 3: (15') Nghiên cứu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm Hoạt động của thầy Hoạtđộng của trò Phần ghi của trò - GV: Dùng đèn chiếu lên bảng cho HS nhận dạng 3 loại chùm sáng. ? Vậy sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm như thế nào? ? Khi chiếu chùm tia tứi song song qua gương cầu lõm thì chùm tia phản xa có đặc điểm gì? Ta đi làm thí nghiệm sau: - GV: Nêu dụng cụ thí nghiệm. - GV: Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm. - GV: Yêu cầu HS quan sát chùm tia phản xạ có đặc điểm gì? - GV: Qua thí nghiệm trên em hãy tìm từ thích hợp hoàn thành lời kết hợp sau: - GV: Cho HS nhắc lại nội dung phần kết luận trên. - GV: Dựa vào tính chất các em vừa được nghiên cứu: Em hãy trả lời câu hỏi sau: (C4) - GV: Vậy đối với chùm tia tới phân kỳ khi gặp gương phẳng thì chùm tia phản xạ có đặc điểm như thế nào? - GV: Hướng dẫn HS tương tự như thí nghiệm trên nhưng thay chùm tia tới song song bằng chùm tia tới phân kỳ tại một điểm trước gương. - GV: Chùm tia phản xạ có đặc điểm gì? Qua thí nghiệm trên em hãy tìm từ thích hợp để hoàn thành lời kết luận sau: - GV: Đây chính là nội dung phần kết luận. - GV: Cho HS đọc lại nội dung phần kết luận. HS: Học sinh tiến hành thì nghiệm theo nhóm học tập. - Chùm tia phản xạ hội tụ 1 điểm trước gương. HS lên điền vào bảng phụ "Hội tụ". HS tiến hành thí nghiêm theo nhóm và rút ra kết luận. - Chùm tia phản xạ song song. Cách điều chỉnh pha đèn so với vị trí của bóng đèn thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiều ra. II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm. 1. Đối với chùm tia tới song song. a) Thí nghiệm: Hình 8.2 (SGK) b. Kết luận: 2. Đối với chùm tia tới phân kỳ. a. Thí nghiệm: Hình 8.4 (SGK) b. Kết luận: Hoạt động 4: (10') Vận dụng - củng cố - hướng dẫn về nhà Hoạt động của thầy Hoạtđộng của trò Phần ghi của trò - GV: Vậy để vận dụng các tính chất của gương cầu lõm trong đời sống như thế nào? - GV: Cho HS quan sát chiếc đèn pin. - Pha đèn. - Cách điều chỉnh pha đèn để tạo ra các chùm sáng song song, hội tụ, phân kỳ. - GV: Vận dụng các kết quả trên cho HS trả lời câu hỏi C6, C7. - GV: Cho HS nhắc lại nội dung chính của bài và đọc phần ghi nhớ. - GV: Treo bảng phụ nội dung của phần ghi nhớ. - GV: Dặn dò HS học bài cũ và làm các bài tập vở bài tập 8.1; 8.2; 8.3. III- Vận dụng: 1. Tìm hiều đèn pin. Hình 8.5 (SGK) a) Vận dụng: Câu 1: Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh. A. ảo, lớn hơn vật. B. Thật. C. ảnh lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương. D. Hứng được trên màn chắn. Câu 2: Chọn nội dung trả lời đúng nhất. Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lõm thì chùm sáng phản xạ là ............................................. A. Chùm sáng hội tụ, điểm hội tụ này ở trước gương. B. Chùm sáng song song. C. Chùm sáng gồm các tia sáng trực tiếp giao nhau một điểm. D. Chùm sáng phân kỳ. C- Kết luận: I- Kết quả nghiên cứu: 1- Với phương pháp giảng dạy như trên, bằng một số kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu giảng dạy tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau: Lớp 7A; Số học sinh hứng thú học tập môn Vật lý là: 100%. Trong đó: 90% học sinh nắm được bài tại lớp. Lớp 7B: Số học sinh hứng thú học tập môn Vật lý là: 100%. Trong đó: 95% học sinh nắm được bài tại lớp. Lớp 7C: Số học sinh hứng thú học tập môn Vật lý là: 100%. Trong đó: 100% học sinh nắm được bài tại lớp. Nếu so sánh với năm học 2004-2005 thì số học sinh yêu thích học môn Vật lý có tăng đáng kể, tỷ lệ học sinh nắm bắt được nội dung tăng lên nhiều tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên vượt bậc và nguyên nhân chính là: + Chất lượng trang thiết bị chưa đảm bảo. + Vì thí nghiệm tương đối mới mẻ, phương pháp dạy những giờ Vật lý có thí nghiệm thường giáo viên chỉ sử dụng 1-2 bộ để chứng minh. Chính vì lẽ đó năm học 2005-2006 được sự chỉ đạo của Bộ đặc biệt chỉ đạo sát sao của Phòng và tôi đã mạnh dạn đẩy mạnh vấn đề đổi mới phương pháp khá là triệt để thì thấy đem lại hiệu quả rất cao. 2- Đánh giá chung: áp dụng kinh nghiệm biện pháp trên tôi đã gặt hái được kết quả sau: - Tỷ lệ học sinh ý thức học tập tăng từ 70-100%. - Tỷ lệ học sinh nắm được bài trên lớp tăng 70-95%. - Tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 5-50%. - Tỷ lệ học sinh trung bình tăng từ 30-50%. - Tỷ lệ học sinh yếu kém không còn đáng kể. 3- Những ưu, nhược: (tính tích cực cần phát huy hạn chế khắc phục) Bằng những phương pháp và kinh nghiệm trên tôi đã thu được kết quả rất đắng khích lệ tôi mong rằng với phương pháp này có thể nhân rộng ra cho các trường xung quanh và được các đồng nghiệp hưởng ứng với tham vọng của tôi để dạy một giờ Vật lý có thí nghiệm đạt hiệu quả cao nhất. II- Kết luận và kiến nghị: Bằng phương pháp dạy học một giờ Vật lý có thí nghiệm như trên bản thân tôi thấy rằng kết quả học tập của học sinh được nâng lên môt cách rõ rệt bởi vì tiết dạy gây được sự chú ý và hứng thú học tập của học sinh, khả năng ghi nhận và lĩnh hội kiến thức của học sinh nhanh hơn, đồng thời rèn luyện và phát huy tính tích cực, các kỹ năng thao tác thí nghiệm, quan sát và giải thích sự vật hiện tượng. Đồng thời việc giảng dạy không phải chỉ là truyền thị kiến thức cho học sinh mà còn tạo ra cho học sinh thông qua thực hành t hí nghiệm để phát triển năng lực, nhận thức, phát triển tư duy, học sinh từng bước có khả năng tự lập trong mọi tình huống Vật lý. Bản thân tôi chỉ xin trình bày ý kiến trong phạm vi hẹp, chỉ là kinh nghiệm nhỏ được tách ra từ những kinh nghiệm thực tế giảng dạy. Do đó không tránh khỏi những thiếu sót, thiếu tính khách quan, rất mong được lĩnh hội các thông tin đánh giá để tôi tiếp tục nghiên cứu hơn nữ, để cùng đồng nghiệp đạt được mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giảng dạy. Ninh Hải, ngày 28 tháng 3 năm 2007 Người thực hiện Hà Văn Sơn ý kiến của hội đồng khoa học ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ............................................................................................

Bạn đang xem bài viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Dạy Từ Hán Việt trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!