Cập nhật thông tin chi tiết về Sơ Đồ Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Tối Ưu mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thông tin sản phẩm: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tối ưu
Trong môi trường kinh doanh sản xuất, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến dây chuyền thực hiện và quy trình vận hành của nhà máy. Bên cạnh việc sản xuất hàng hóa, các nhà máy cũng thải ra một lượng lớn chất thải ra môi trường. Để bảo vệ môi trường và điều kiện sống cho cư dân xung quanh khu vực sản xuất thì đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là công việc cần thiết và mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp.
Các cơ quan Nhà nước cũng có những quy định riêng cho việc xử lý nước thải công nghiệp để đảm bảo môi trường xung quanh không bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực.
Để xử lý nước thải sinh hoạt có rất nhiều phương pháp, tuy nhiên phương pháp đầu tư xây dựng ít tiền nhất, hoạt động hiệu quả nhất và chi phí vận hành thấp nhất thì không phải ai cũng biết.
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp gồm nhiều công đoạn khác nhau, tùy theo loại chất thải mà quá trình xử lý nước thải công nghiệp có thể đơn giản hoặc phức tạp với mỗi một ngành thì có một đặc trưng xử lý riêng.
CCEP đã tổng hợp kinh nghiệm của mình qua các bài viết cụ thể ở link bên dưới. Chi tiết sơ đồ công nghệ và thuyết minh công nghệ tối ưu được trình bày trong các bài viết đó.
Các nước thải công nghiệp bao gồm:
Từ các quá trình xử lý nước thải đối với từng ngành sản xuất CCEP rút ra được các tiêu chí và lưu ý khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải công nghiệp như sau:
– Phương án xử lý nước thải công nghiệp lựa chọn phải xử lý được toàn bộ các chỉ tiêu ô nhiễm chính trong nước thải
– Công nghệ lựa chọn phải đặt tiêu chí chất lượng nước sau xử lý lên hàng đầu, sau đó đến tiêu chí chi phí vận hành phải giảm xuống mức tối ưu.
– Lựa chọn các thiết bị phù hợp với từng loại nước thải, các thiết bị lựa chọn thêm để giảm chi phí vận hành
CCEP có giới thiệu các thiết bị để giảm chi phí vận hành ở dưới cuối bài viết
Tổng quan về xử lý nước thải công nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bao gồm một số công trình đơn vị hoạt động nối tiếp nhau để đạt được chất lượng nước sau xử lý đáp ứng yêu cầu đã định. Theo mức độ xử lý và tập hợp các loại công trình đơn vị hoạt động nối tiếp trong một hệ thống xử lý nước thải, có thể chia ra thành ba công đoạn xử lý như sau: Xử lý sơ bộ hay tiền xử lý, xử lý bậc hai, xử lý bậc ba (hay xử lý tăng cường).
Cần báo giá xử lý nước thải công nghiệp gọi hoặc zalo ngay số điện thoại: 091.789.6633 gặp Mr. Minh để được tư vấn Miễn phí
– Quá trình sơ bộ xử lý nước thải công nghiệp
Các công trình hoạt động dựa trên lực cơ học và vật lý là chủ yếu, như là: Song chắn rác, lưới chắn, bể điều hoà, bể lắng, lọc, tuyển nổi.
– Quy trình bậc hai đối với xử lý nước thải công nghiệp
Bao gồm các quy trình xử lý bằng hoá chất và sinh học. Các quy trình xử lý nước thải bằng hoá chất là các công trình dùng hoá chất trộn vào nước thải để chuyển đổi các hợp chất hoặc các chất hoà tan trong nước thải thành các chất có tính trơ vể mặt hoá học hoặc thành các hợp chất kết tủa dễ lắng và lọc để loại chúng ra khỏi nước thải.
Các quy trình xử lý sinh học được áp dụng để khử các chất hữu cơ ở dạng keo và dạng hoà tan trong nước thải nhờ quá trình đồng hoá của vi sinh để biến các chất hữu cơ này thành khí hoặc thành vỏ tế bào của vi sinh dễ keo tụ và lắng rồi loại chúng ra khỏi nước thải. Quá trình xử lý sinh học còn được áp dụng để khử nitrogen và phốtpho.
– Các công trình trong công đoạn xử lý bậc ba
Các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp sử dụng công đoạn xử lý bậc ba để khử tiếp các chất hoá học có tính độc hại hoặc khó khử bằng các công trình xử lý sinh học thông thường. Khử tiếp nitrogen, phốtpho và các hợp chất vô cơ và hữu cơ còn lại sau xử lý bậc hai để thoả mãn tiêu chuẩn chất lượng nước xả ra nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng lại cho các mục đích khác.
Các công trình trong công đoạn xử lý bậc ba thường là: Bể lọc hấp thụ tầng than hoạt tính, bể lọc trao đổi ion và lọc qua màng thẩm thấu ngược, lọc qua màng bán thấm bằng điện phân v.v…
Nước thải công nghiệp sau khi qua công đoạn xử lý bậc ba thường được tuần hoàn lại cho các quá trình sản xuất công nghiệp hoặc dùng để tưới đường, tưới cây, và cấp cho các hồ tạo cánh quan và giải trí.
– Bùn thải trong các quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Còn lại cặn trong các quy trình xử lý nước thải, cần phải tập trung các loại cặn để xử lý bằng các biện pháp: giảm thể tích và khối lượng bằng các máy ép bùn khung bản, làm khô hoặc đốt trước khi đưa đến nơi chôn lấp để đảm bảo an toàn cho môi trường.
Bảng 1. Xử lý nước thải công nghiệp với từng chỉ tiêu ô nhiễm
Chất cần xử lý
Xử lý bậc một (Xử lý sơ bộ)
Xử lý bậc hai
Xử lý bậc ba
pH Trung hòa Vật lơ lửng và cặn Song chắn, lắng sơ bộ Keo tụ, lắng lọc BOD Lắng, lên men metan trong các bể tự hoại
– Bể xử lý bằng bùn hoạt tính
– Bể lọc sinh học
– Hồ sinh học
Hấp thụ bằng than hoạt tính
Lọc qua màng thẩm thấu ngược
Nhu cầu oxy hóa học Lắng, lên men metan trong các bể tự hoại
Các công trình xử lý bằng bùn hoạt tính, lọc sinh học
Hồ sinh học
Hấp thụ bằng than hoạt tính, lọc qua màng thẩm thấu ngược
Oxy hóa bằng Cl, H2O2, O3, KmnO4…
Dầu mỡ Các bể tách dầu bằng trọng lực Keo tụ và tuyển nổi Phenol Bùn hoạt tính Hấp thụ bằng than hoạt tính Cyanua Phân hủy bằng các chất oxy hóa, xử lý bằng bùn hoạt tính
- Điện phân
– Lọc qua màng thẩm thấu ngược
Crom
– Khử Cr+6 thành Cr+3
-Keo tụ và lắng
- Lọc trao đổi ion
– Điện phân
– Lọc qua màng thẩm thấu ngược
Sắt, mangan
- Làm thoáng để oxy hóa
– Oxy hóa, lắng lọc
- Lọc trao đổi ion
– Điện phân
Kim loại nặng Keo tụ, lắng, lọc, oxy hóa khử
- Trao đổi ion
– Điện phân
– Lọc qua màng thẩm thấu ngược
Clo và các hợp chất Clo Trung hòa bằng kiềm hoặc thiosulphate Hấp thụ bằng than hoạt tính Sulphid
- Bùn hoạt tính
– Oxy hóa bằng hóa chất
- Lọc thẩm thấu ngược Mùi
- Bùn hoạt tính
– Oxy hóa bằng hóa chất
Hấp phụ bằng than hoạt tính Mầu Oxy hóa khử keo tụ và lắng
- Hấp phụ bằng than hoạt tính
– Lọc qua màng thẩm thấu ngược
Coliform
- Khử trùng bằng hóa chất
– Sử dụng tia UV
Một sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp điển hình bao gồm:
Hình 1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công nghiệp
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải công nghiệp
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được lựa chọn dựa trên các quá trình cơ bản của hoá lý, quá trình vật lý, quá trình ô xy hóa nâng cao:
- Quá trình đông keo tụ
- Quá trình lắng trọng lực
- Quá trình oxy hóa nâng cao
- Quá trình lọc hấp phụ
Nước thải từng quá trình sản xuất riêng biệt theo hệ thống thu gom đưa vào bể điều hòa hệ thống xử lý nước thải. Tại bể điều hòa, nguồn thải được song chắn rác tách các vật rắn có kích thước lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động của các bơm chìm nước thải, nước thải được đảo trộn bằng máy khuấy nhằm điều hòa nồng độ và tính chất nước thải.
Tùy thuộc vào công nghệ áp dụng trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp mà nước thải phải được điều chỉnh pH và nồng độ phù hợp. Tại bể điều hòa có sự dao động của mực nước thải, là nơi tiếp nhận và điều hòa lưu lượng – giữ cho các quá trình phía sau được ổn định, không quá tải.
Nước thải sau khi qua bể điều hoà được bơm lên bể phản ứng để phản ứng tạo bông, hóa chất (PAC) sẽ được cấp vào bể phản ứng để phản ứng tạo bông xảy ra.
Sau đó nước thải tiếp tục chảy qua bể tạo bông, có thêm vào chất trợ keo tụ (PAA) giúp tạo thành những bông lớn dễ lắng hơn. Sau khi tạo bông nước thải sẽ tiếp tục chảy vào bể lắng.
Trong bể lắng, các bông keo có khối lượng lớn được tạo ra từ bể tạo bông sẽ lắng xuống dưới đáy bể, còn lại phần nước trong sẽ đi vào máng gom nước mặt.
Sau quá trình xử lý keo tụ và lắng phần lớn các cặn lơ lửng và các huyền phù không tan sẽ bị loại bỏ. Bùn được tạo ra trong quá trình xử lý được đưa về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn được đặt thiết bị bơm bùn chuyên dụng để bơm bùn vào máy ép bùn khung bản.
Nước và bùn sẽ đc phân tách. Nước dư sẽ quay trở lại bể điều hòa, bùn phơi khô sẽ đc thu gom đem đi thải bỏ.
Lưu ý trong quy trình xử lý nước thải công nghiệp:
Với mỗi đặc trưng nước thải công nghiệp khác nhau mà lựa chọn công nghệ trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp khác nhau, nếu nước thải chứa nhiều các hóa chất tẩy rửa bề mặt, các chất bùn có khả năng nổi sau khi keo tụ thì phải sử dụng phương án tuyển nổi thay cho bể lắng
Tùy thuộc vào từng ngành nghề sản xuất và tính chất của từng loại nước thải mà áp dụng các công đoạn xử lý bậc ba phía sau ví dụ:
* Có thể nói Hiệu quả của hệ xử lý nước thải công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm thiết kế của người thiết kế, và kinh nghiệm vận hành của người vận hành sau này .
Đới với ngành sơn:
Công đoạn xử lý nước thải sơn phải trải qua quá trình oxy hóa nâng cao do trong thành phần của nước thải sơn chứa các chất ô nhiễm mạch vòng hoặc mạch lớn khó phân hủy, quá trình xử lý oxy hóa nâng cao nhằm phân cắt mạch và phân hủy hoàn toàn các chất ô nhiễm trong nước thải.
Trong trường hợp muốn tiết kiệm chi phí đầu tư, khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải phòng sơn có thể tuần hoàn lại toàn bộ lượng nước thải để quay lại dập bụi sơn, do đó chỉ cần Keo tụ – Lắng – Lọc là có thể đảm bảo nước đủ trong để tuần hoàn lại.
Đối với nước thải chăn nuôi:
Công đoạn xử lý bậc 3 trong xử lý nước thải chăn nuôi là đưa hệ thống qua công đoạn xử lý sinh học sau khi đã tách được lớp bùn cặn trong nước thải.
Do đặc trưng nước thải chăn nuôi heo sau khi xử lý sơ bộ bằng bể Biogas có chứa rất nhiều cặn lơ lửng và các chất ô nhiễm thường có nồng độ rất cao thường gây shock tải tại bể thiếu khí và hiếu khí phía sau, do đó khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo ta thường bổ sung thêm bước xử lý lắng cặn và phân hủy tiếp bằng UASB để giảm bớt cặn và nồng độ các chất ô nhiễm, sau đó mới đưa nước thải vào quá trình xử lý sinh học.
Để ổn định được tiêu chuẩn xả thải, có thể bố trí thêm bãi lọc trồng cây để xử lý tiếp.
Đối với các nước thải thành phần chứa các huyền phù hoặc chất rắn dạng hạt mịn
Như xử lý nước thải sản xuất gạch, gạch men, nước thải mài kính… sau khi qua quá trình keo tụ, để xử lý triệt để người ta đưa nước thải qua công đoạn lọc áp lực và hấp phụ bằng than hoạt tính.
Tóm lại, công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được kết hợp một cách phù hợp và sáng tạo các công đoạn và phương pháp khác nhau, để quá trình xử lý được hiệu quả cần khảo sát và phân tích thành phần nước thải một cách cẩn thận nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành sau này.
Các câu hỏi thường gặp khi xử lý nước thải công nghiệp
Câu hỏi 1:
Chi phí vận hành xử lý nước thải công nghiệp có cao không? khoảng bao tiền 1 m3
Trả lời:Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nói riêng và hệ thống xử lý nước thải nói chung gồm 3 phần:
– Chi phí hóa chất: Thông thường đối với hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
– Chi phí sử dụng điện: tùy thuộc vào lưu lượng xử lý của hệ thống mà các thiết bị trong hệ thống có công suất, mức tiêu hao lớn hay nhỏ và tùy thuộc vào số lượng thiết bị trong hệ thống
– Chi phí nhân công.
Để nắm được chi phí chi tiết và cụ thể nhất liên hệ: Mr. Minh – 091.789.6633 (zalo)
Câu hỏi 2:
Quá trình xử lý nước thải công nghiệp sinh ra nhiều bùn, lượng bùn này sẽ được xử lý làm sao?
Trả lời: Thông thường các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ được xử lý bằng cách tách ra khỏi nước theo 2 con đường:
– Chuyển hóa thành các chất bay hơi
Do đó việc hệ thống xử lý sinh ra càng nhiều bùn thì chất lượng nước sau xử lý càng cao. Lượng bùn sinh ra để tiết kiệm chi phí thu gom thì nên đầu tư máy ép bùn để tách nước ra khỏi bùn làm giảm khối lượng bùn thải bỏ.
Liên hệ: Mr. Minh – 091.789.6633 (zalo) để được tư vấn về máy ép bùn khung bản
Câu hỏi 3:
Xử lý nước thải công nghiệp thế nào cho hiệu quả?
Trả lời: Với mỗi nước thải công nghiệp sẽ được xử lý một phương pháp và công nghệ khác nhau. Việc xử lý nước thải công nghiệp từng ngành được trình bày chi tiết trong bài viết…
Dịch vụ Xử lý nước thải công nghiệp của CCEP sẽ được tiến hành qua các bước sau:
1. Tiếp nhận thông tin: các thông tin cần cung cấp bao gồm:
+ Công suất nước thải
+ Ngành nghề sản xuất, và các công đoạn phát sinh nước thải
+ Hệ thống thu gom nước thải
+ Mặt bằng bố trí hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
+ Tiêu chuẩn nước thải sau hệ thống xử lý nước thải: được quy định trong ĐTM, hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường
2. Lên phương án báo giá và phương án kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
3. Khảo sát lại toàn bộ hệ thống – bước này có thể tiến hành trước bước thứ 2
4. Ký hợp đồng
5. Triển khai các công việc thi công tại hiện trường
6. Nghiệm thu bàn giao và chuyển giao công nghệ
7. (Tùy chọn) Vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trọn gói bao gồm cả cấp hóa chất, nhân công vận hành.
Trong trường hợp không ký gói vận hành bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải trọn gói, nhà thầu CCEP vẫn tư vấn và hỗ trợ miễn phí cả đời trong quá trình sử dụng hệ thống.
Thông tin liên hệ: Mr. Minh – 091.789.6633 (zalo)
Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Bia Tối Ưu
NGO cung cấp giải pháp xử lý nước thải bia tối ưu, dựa trên nhu cầu thực tế của từng khách hàng, cam kết nước thải đầu ra đạt chất lượng.
Bia là đồ uống chứa rượu etanol và axit carbonic, được sản xuất từ nguyên liệu malt, hop, men và nước. Sản xuất bia bao gồm các quá trình: ủ nha, lên men, ủ bia, lọc, đóng chai. Trước khi lên men thành rượu, tinh bột trong malt chuyển hóa thành đường dạng thủy phân.
Thành phần chất thải rắn (bã bia) và nước thải sinh ra từ quá trình ủ bia, lên men, trong các bồn chứa và lọc bia, từ các thùng chứa, vệ sinh chai lọ.
Nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất bia chủ yếu là từ vệ sinh thiết bị và nhà xưởng. Nước thải hình thành từ quá trình sản xuất bia với tỉ lệ 4 – 11 m3 nước thải/m3 sản phẩm, mức độ trung bình là 5 – 6 , trong đó khoảng 2/3 nước thải là từ quá trình sản xuất và 1/3 là nước sử dụng vào mục đích vệ sinh.
1. Các nguồn xả thải chính trong nước thải sản xuất bia:
Nước làm lạnh, nước ngưng
Nước thải từ bộ phận nấu, đường hóa, chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu, bể chứa, sàn nhà, nên chứa bã malt, tinh bột, bã hoa, các chất hữu cơ,…
Nước thải từ hầm lên men là nước vệ sinh các thiết bị lên men, thùng chứa, đường ống, sàn nhà, xưởng, …có chứa bã men, và chất hưu cơ
Nước thải rửa chai có PH cao và nhiệt độ cao
Nước thải
Mức độ ô nhiễm trong từng nguồn xả thải thành phần rất khác nhau và phụ thuộc vào công nghệ sản xuất cũng như quản lý. Trong dòng nước thải chung, mức độ ô nhiễm điển hình về các thành phần có các giá trị trung bình sau (mg/l):
HC (*)
TSS
P (tan)
COD
BOD
pH
1,561
7-30
1500-3000
1100-1500
5-11
(*) HC là thành phần hữu cơ trong chất rắn không tan (TSS)
Thành phần ô nhiễm trong nước thải sản xuất bia chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy (BOD/COD cao), thành phần nitơ thấp và thành phần phospho rất thấp, thường không đáp ứng đủ cho quá trình xử lý vi sinh hiếu khí.
Nước thải sản xuất bia có nhiệt độ tương đối cao, càng cao khi lượng nước thải càng ít (tiết kiệm nước). pH trong các dòng thải thành phần cũng rất khác nhau. Trong các cơ sở sản xuất có sử dụng chai cũ thì dòng nước thải rửa chai có pH cao, nước thải có pH thấp thường là dòng thải vệ sinh thiết bị. Thành phần nitơ trong nước thải chủ yếu là dạng hữu cơ chứa nitơ và có thể chứa cả nitrat (axit nitric được sử dụng để vệ sinh thiết bị). Chất rắn không tan trong nước thải ngoài thành phần hữu cơ là các loại cặn phát sinh từ nguyên liệu có thể còn chứa chất trợ lọc (SiO2, diatomit biến tính) và các thành phần từ quá trình rửa chai cũ.
2. Quy trình xử lý nước thải bia phổ biến tại các nhà máy ở Việt Nam
3. Các vấn đề thường gặp trong xử lý nước thải nhà mày bia:
Bùn nổi hoặc không lắng được
Vi sinh không ổn định, thường xuyên bị chết phải cấy lại
Thiết kế không xử lý được đúng công suất hoặc không đạt tiêu chuẩn
Phát sinh nhiều mùi
Người vận hành gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì chất lượng xử lý nước của hệ thống xử lý
4. Để một hệ thống xử lý hiệu quả, cần quan tâm tới 02 yếu tố:
Thiết kế công nghệ chuẩn: thể tích các bể xử lý không hẳn cứ to là tốt, quan trọng phải phù hợp với nồng độ ô nhiễm của từng thông số trong nước thải và tạo môi trường phù hợp để vi sinh phát triển.
Phương án công nghệ phải tạo điều kiện thuận lợi cho người vận hành trong việc quan sát, vận hành hệ thống, phải có các công cụ cho người vận hành thực hiện đúng các công việc yêu cầu.
***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.
Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.
Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm
Trong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt nhuộm đã góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Ngành công nghiệp dệt nhuộm không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn thu được giá trị kinh tế lớn nhờ xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành dệt nhuộm còn giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động.
Song song với sự phát triển là vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất. Hàng năm ngành dệt nhuộm thải vào môi trường một lượng lớn nước thải với nồng độ ô nhiễm cao do chưa đầu tư hệ thống nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn hoặc hệ thống bị hư hỏng chưa cải tạo hệ thống xử lý nước thải kịp thời.
1. Đặc trưng nước thải dệt nhuộm
Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm từ ngành dệt nhuộm, nước thải là mối quan tâm đặc biệt từ công đoạn hồ sợi, giũ hồ, quá trình nhuộm và hoàn tất, giặt sử dụng một lượng lớn nguyên liệu thô, nước, thuốc nhuộm và chất trợ nhuộm. Tiêu thụ nước trong quá trình nhuộm dao động rất lớn từ 16-900m 3 cho một tấn sản phẩm.
Hầu như tất cả các công đoạn của quá trình nhuộm và hoàn tất đều phát sinh nước thải. Thành phần nước thải nước thải dệt nhuộm thường không ổn định, thay đổi theo loại thiết bị nhuộm, nguyên liệu nhuộm, khi sử dụng các loại thuốc nhuộm có bản chất và màu sắc khác nhau. Nước thải dệt nhuộm thường có nhiệt độ, độ màu, COD và BOD cao. Nước thải phát sinh từ nhà máy dệt nhuộm thường khó xử lý do cấu tạo phức tạp của thuốc nhuộm cũng như nhiều loại thuốc nhuộm và trợ nhuộm được sử dụng trong quá trình nhuộm và hoàn tất.
Bảng thành phần nước thải dệt nhuộm:
2. Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
Xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đạt một hiệu quả nhất định đối với một vài chất ô nhiễm tương ứng. Công nghệ xử lý nước thải được áp dụng yêu cầu phải loại bỏ các thành phần như nhiệt độ, độ màu, chất rắn lơ lửng SS, COD, BOD 5 và kim loại nặng.
Phương pháp cơ học: song chắn rác thô, tinh, lọc cát để loại bỏ các vật chất có kích thước lớn, tách chất không hòa tan.
Phương pháp hóa học: sử dụng tác nhân hóa học để trung hòa hoặc oxy hóa chất độc hại trong nước thải bao gồm quá trình khử trùng, oxy hóa bậc cao, keo tụ/tạo bông
Phương pháp hóa lý: kết hợp các quá trình keo tụ/tạo bông/lắng, tuyển nổi, lọc (lọc cát và than hoạt tính) tùy thuộc vào đặc điểm nước thải, với mục đích loại bỏ SS, độ màu, một phần chất hữu cơ hòa tan và kim loại nặng
Phương pháp sinh học: sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhằm loại bỏ COD, BOD. Quá trình sinh học có thể kết hợp quá trình xử lý kị khí (UASB/EGSB) và hiếu khí (bùn hoạt tính lở lửng, bùn hoạt tính với vật liệu dính bám)…
3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Thuyết minh quy trình công nghệ xử hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm
Nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy được thu gom và bơm tập trung về Bể tiếp nhận. Trước khi vào bể tiếp nhận, nước thải được dẫn qua thiết bị lược rác tinh để loại bỏ rác có kích thước lớn, các mảnh vụ nhỏ, các xơ và các sợi chỉ mịn trước khi qua các công trình xử lý kế tiếp.
Tháp giải nhiệt: một số công đoạn của quá trình sản xuất như nhuộm, giũ hồ, giặt tẩy thường nước thải có nhiệt độ cao, để đảm bảo hoạt động của hệ thống xử lý đặc biệt là công trình xử lý sinh học, nước thải có nhiệt độ cao được đưa qua tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ của nước thải xuống dưới 40 0 C trước khi vào bể điều hòa
Bể điều hòa
Do nồng độ các chất thải của nước thải không ổn định và thường dao động rất lớn vào các thời điểm sản xuất khác nhau nên bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và đảm bảo nồng độ chất thải có trong nước thải luôn ổn định hoặc dao động ở mức độ chấp nhận trước khí đi vào hệ thống.
Bể keo tụ – tạo bông – tuyển nổi:
Tại bể phản ứng keo tụ, nước thải được bổ sung dung dịch keo tụ và chất loại màu để keo tụ các chất bẩn có trong nước thải và loại màu nước thải. Nước thải sau khi thêm hóa chất keo tụ sẽ kết tụ các chất bẩn lại với nhau, đồng thời chất trợ keo tụ (polymer) được bổ sung nhằm tăng kích thước của bông cặn. Bể tuyển nổi có tác dụng tách bông vặn khỏi nước thải.Bể keo tụ
Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên Bể keo tụ. Tại đây, hóa chất điều chỉnh pH (NaOH) được bơm hóa chất được châm vào để điều chỉnh pH đến giá trị tối ưu
(pH = 6.0 – 6.5) của quá trình phản ứng keo tụ. Đồng thời, hóa chất trợ keo tụ (PAC) cũng được bơm hóa chất châm vào song song. Motor khuấy cũng bắt đầu khuấy trộn tạo điều kiện tiếp xúc tốt giữa hóa chất và nước thải.
Bể tạo bông
Nước thải sau khi qua bể keo tụ sẽ tự chảy vào Bể tạo bông. Tại đây, hóa chất tạo bông (Polymer) được bơm hóa chất được châm vào để tăng hiệu quả tuyển nổi. Motor khuấy cũng bắt đầu khuấy trộn tạo điều kiện tiếp xúc tốt giữa hóa chất và nước thải.
Bể tuyển nổi
Nước thải dệt nhuộm sau khi qua bể tạo bông sẽ tự chảy qua Bể tuyển nổi DAF. Tại bể tuyển nổi DAF, hỗn hợp khí và nước thải được tạo ra nhờ máy nén khí – AC và bồn tạo áp làm tăng hiệu quả tách các cặn lơ lửng nhờ các bọt khí li ti và giúp giảm lượng chất hữu cơ và tăng hiệu quả xử lý cho quá trình xử lý sinh học phía sau. Lượng cặn nổi trên bề mặt được tách khỏi nước thải nhờ thiết bị gạt tự động được dẫn xuống vị trí thu gom và thải bỏ nơi quy định.
Bể trung gian
Nước sau khi qua bể DAF sẽ tự chảy vào Bể trung gian. Tại đây, nước thải được ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm (BOD, COD,…) và điều chỉnh pH.
Bể EGSB
Nước thải sau khi qua bể trung gian ổn định lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm sẽ được các bơm chìm bơm vào thiết bị xáo trộn trước khi vào bể EGSB. Đồng thời, hóa chất điều chỉnh pH sẽ được châm vào thiết bị xáo trộn để điều chỉnh pH đến giá trị tối ưu (pH = 6.5 – 7.5) cho quá trình xử lý sinh học hiếu khí các chất hữu cơ, nitơ, phospho.
Chức năng của bể EGSB là phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ có trong nước thải bằng bùn kị khí lơ lửng ở đáy bể.
Bể Aerotank
Bể lắng
Nước thải sau khi ra khỏi bể Aerotank sẽ tự chảy tràn qua Bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình tách bông bùn khỏi nước thải dưới tác dụng của trọng lực.
Bùn sau lắng được bơm đến bể chứa bùn và một phần bùn hồi lưu bổ sung vi sinh vật cho bể bùn hoạt tính hiếu khí. Nước thải sau khi qua bể lắng tự chảy sang bể trung gian.
Bể lọc áp lực than hoạt tính
Bể lọc áp lực với than hoạt tính đượ sử dụng để xử lý các hợp chất khó phân hủy sinh học còn lại sau các quá trình xử lý và độ màu còn lại trong nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau quy trình công nghệ xử lý đạt QCVN 13:2015-MT/BTNMT, cột A
Để được tư vấn, báo giá hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm hãy gọi ngay cho Chúng tôi:
Địa chỉ: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Tp HCM CÔNG TY TNHH XD DV MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Điện thoại 0283 5100127/ 0931 3434 75 Web: chúng tôi và chúng tôi
Xử Lý Nước Thải Nhà Hàng Khách Sạn Bằng Công Nghệ Tối Ưu Nhất
5
/
5
(
2
bình chọn
)
Sử dụng các kiến thức và năng lực trong mảng xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải Nhà hàng Khách sạn. Cùng với đó là nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước, Công Ty TNHH Giải Pháp Môi Trường HANA tự tin là đơn vị luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong ngành xử lý nước thải Nhà hàng Khách sạn.
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, các ngành kinh doanh du lịch phát triển rất mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây. Song song với ngành kinh doanh du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các dịch vụ đi kèm, nổi bậc nhất là kinh doanh Nhà hàng, Khách sạn.
Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn là một trong những lĩnh vực đóng góp nguồn thu khổng lồ cho GDP toàn cầu. Cùng với đó, du lịch – nhà hàng – khách sạn cũng là ngành phát sinh lượng nước thải rất lớn.
Tổng quan về phương pháp xử lý nước thải Nhà hàng Khách sạn
Một cách tổng quan nhất, nước thải Nhà hàng, Khách sạn tương đối giống với nước thải sinh hoạt. Nguồn chính phát sinh ra nước thải trong ngành Nhà hàng – Khách sạn chủ yếu đến từ các quá trình hoạt động của con người, hoạt động ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt,… tất cả đều phát sinh ra nước thải. Điểm đặc biệt khác nhau chủ yếu giữa nước thải Nhà hàng – Khách sạn với nước thải sinh hoạt nói chung chính là nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải.
Với đặc điểm lượng dầu mỡ phát sinh lớn cả về lưu lượng và nồng độ, cùng với đó là công nghệ xử lý áp dụng cho loại nước thải này là công nghệ vi sinh, xử dụng vi sinh vật để xử lý nước thải là chính, yêu cầu lượng dầu mỡ không có hoặc rất ít trong lượng nước thải phát sinh. Chính vì vậy, yêu cầu lớn nhất của một hệ thống xử lý nước thải Nhà hàng Khách sạn chính là bể tách mỡ đầu tiên trước hệ thống.
Với công nghệ đã và đang được HANA áp dụng tại nhiều công trình khác nhau, các công trình đã chứng tỏ được các ưu điểm vượt trội như sau:
Đảm bảo đạt lưu lượng xử lý với lượng nước thải phát sinh cùng với hệ số an toàn lớn;
Công nghệ màng MBR là công nghệ sinh học hiếu khí giúp làm xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm có trong nước thải kết hợp màng lọc kích thướng rất nhỏ loại bỏ hoàn toàn lượng chất rắn có trong nước, giúp nước đầu ra luôn trong, luôn đạt QCVN 14:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về nước thải sinh hoạt;
Diện tích sử dụng cho một Hệ thống xử lý là nhỏ và tối ưu nhất;
Công nghệ màng MBR là công nghệ tiên tiến, dễ dàng vận hành nhất. Sử dụng vi sinh xử lý là chính, không có hóa chất nên chi phí vận hành tiết kiệm tối đa;
Dễ dàng nâng cấp, di chuyển khi cần thiết.
Ngoài ra, đối với các Nhà hàng, Khách sạn có quy mô vừa và nhỏ, HANA còn cung cấp giải pháp module xử lý nước thải Nhà hàng Khách sạn hợp khối nhỏ và gọn. Với công nghệ chủ đạo vẫn là tách mỡ và xử lý vi sinh MBR, module xử lý nước thải Nhà hàng Khách sạn rất phù hợp với không gian nhỏ, không có diện tích xây dựng, dễ dàng di chuyển hệ thống đến nơi khác mà không cần đầu tư xây dựng lại.
Các dự án xử lý nước thải Nhà hàng Khách sạn mà HANA đã thực hiện
Nắm bắt được nhu cầu lớn cho việc Cung cấp, lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải Nhà hàng Khách sạn đã và đang tăng lên, HANA không ngừng tìm hiểu và phát triển công nghệ, áp dụng cho nhiều công trình lớn nhỏ và được nhiều đối tác tin cậy. Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến:
– Hệ thống Xử lý nước thải Khách sạn – Công suất 20 m3/ngày.đêm – Khách sạn Kỳ Hòa Đà Lạt.
– Hệ thống xử lý nước thải Nhà hàng – Công suất 15 m3/ngày.đêm – Trạm Dừng Chân Đại Nam Việt
– Hệ thống xử lý nước thải Nhà hàng – Công suất 15 m3/ngày.đêm – Nhà hàng Ngọc Sương Bến Thuyền
Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA.
Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
Đánh giá Trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo và vận hành miễn phí.
Ký hợp đồng xử lý chất thải sẽ được tặng lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
Thường xuyên ưu đãi giảm giá đối với tất cả các dịch vụ.
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.
Bạn đang xem bài viết Sơ Đồ Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Tối Ưu trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!