Cập nhật thông tin chi tiết về So Sánh Kế Toán Quản Trị Và Kế Toán Tài Chính Từ Yêu Cầu Quản Lý mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính được xuất phát từ yêu cầu quản lý và phạm vi cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau.
Mỗi loại kế toán đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể khác nhau.
Kế toán tài chính
Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Nhiệm vụ của KTTC là theo dõi, quan sát, tính toán và phản ánh tình hình về tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả của đơn vị nhằm phục vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài đơn vị, nhưng chủ yếu là các đối tượng bên ngoài.
KTTC cung cấp những thông tin về sự kiện xảy ra nên phải có độ chính xác và tin cậy cao. Mặt khác những thông tin này được thu thập trên cơ sở chứng từ và các bằng chứng thực tế, do vậy thông tin do KTTC cung cấp có tính pháp lệnh.
Kế toán quản trị
Là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Nhiệm vụ của KTQT là qua số liệu của KTTC, xử lý và cung cấp thông tin về quá trình hình thành, phát sinh chi phí, tình hình quản trị tài sản, đơn vị trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định.
KTQT có đặc điểm cơ bản là không những phản ánh những sự kiện đã xảy ra, mà còn phản ánh những sự kiện đang và sẽ xảy ra trong tương lai. Thông tin của KTQT cung cấp gắn liền với những bộ phận chức năng hoạt động trong đơn bị nên KTQT có tính linh hoạt và thích ứng cao.
Nhiệm vụ của kế toán tài chính và kế toán quản trị tuy khác nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ là cung cấp thông tin cho người sử dụng kế toán.
Hai loại kế toán này không thể tách rời nhau mà có tính tương hỗ. Doanh nghiệp luôn cần cả hai loại kế toán này cho mục đích quản lý.
Để so sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ta đi tìm những điểm khác nhau và giống nhau giữa hai loại hình này
Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Kế toán tài chính
Kế toán quản trị
Mục đích
Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính
Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất
Đối tượng sử dụng thông tin
Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: Nhà đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, ngân hàng, cơ quan thống kê
Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc)
Nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin
Phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến
Phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thôn tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính, phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc
Không có tính bắt buộc các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và có sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp
Về tính pháp lý của kế toán
Có pháp lệnh, hệ thống sổ , ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin phải tuân theo các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận
Mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp phù hợp với đặc thù quản lý, yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp
Đặc điểm thông tin
Thông tin dưới hình thức giá trị
Thông tin thực hiện về những nghiệp vụ phát sinh, đã xảy ra
Thông tin mang tính thuần túy, được thu thập từ các chứng từ ban đầu về kế toán
Thông tin được biểu hiện cả hình thái hiện vật và hình thái giá trị
Chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án cho một sự kiện hoặc một quá trình chưa xảy ra
Thông tin được thu thập nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản lý và thường không có sẵn
Hình thức báo cáo sử dụng
Là báo cóa kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ: Bảng CĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT, TMBCTC
Đi sâu vào vào từng bộ phận, từng khâu các công việc của doanh nghiệp: Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất và tồn kho của hàng tồn kho…
Kỳ báo cáo
Qúy, năm
Qúy, năm, tháng, tuần, ngày
Tính bắt buộc theo luật định
Có tính bắt buộc
Không có tính bắt buộc
Sự giống nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm tới tài sản, vốn chủ sử hữu, nợ phải trả, doanh thu, chi phí hay quá trình lưu chuyển tiền tệ. Nên học kế toán ở đâu
Đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán
Đều là công cụ quản lý doanh nghiệp
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở TPHCM và Hà Nội đang được đào tạo tại trung tâm Lê Ánh, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin về các khóa học này.
So Sánh Sự Khác Biệt Giữa Kế Toán Quản Trị Và Kế Toán Tài Chính
Tồn tại sự khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.
Kế toán quản trị là một hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin cho các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp giúp đưa ra những quyết định kinh doanh gắn liền với tương lai của tổ chức và làm nền tảng cho việc quản trị doanh nghiệp theo hệ thống, hướng đến phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.
Kế toán tài chính là việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính phục vụ cho nhu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài đơn vị, doanh nghiệp. Các đối tượng bao gồm các cổ đông, cơ quan chức năng như thuế, thanh tra…, các chủ nợ, ngân hàng… chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu quản lý vĩ mô.
Do có sự khác nhau về đối tượng và mục đích sử dụng thông tin, nên giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính có những điểm khác biệt về cơ bản như sau:
1. Về đối tượng sử dụng thông tin
Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị là các thành viên bên trong doanh nghiệp: Các chủ sở hữu, Ban giám đốc, những nhà quản lý, giám sát viên, … Trong khi đó, thông tin của kế toán tài chính chủ yếu lại cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp như các cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính…).
2. Về đặc điểm thông tin
Thông tin kế toán tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia, kể cả các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán được các quốc gia công nhận. Trái lại, đối với kế toán quản trị, do yêu cầu phải nhạy bén và nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế toán quản trị cần linh hoạt, nhanh chóng và tùy thuộc vào từng quyết định cụ thể của người quản lý, không buộc phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung. Các quy định của Nhà nước về kế toán quản trị (nếu có) cũng chỉ mang tính chất hướng dẫn.
3. Về tính pháp lý của kế toán
Kế toán tài chính có tính pháp lệnh, nghĩa là hệ thống sổ, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân theo các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận. Ngược lại, tổ chức công tác quản trị lại mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp phù hợp với đặc thù quản lý, yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp.
4. Về đặc điểm của thông tin
Thông tin của kế toán tài chính chủ yếu được biểu hiện dưới hình thức giá trị. Còn thông tin của kế toán quản trị được biểu hiện cả hình thái hiện vật và hình thái giá trị.
Thông tin của kế toán tài chính là thông tin phản ánh về những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, đã xảy ra. Trong khi đó, thông tin của kế toán quản trị chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án cho một sự kiện hoặc một quá trình chưa xảy ra.
Thông tin kế toán tài chính chủ yếu là các thông tin kế toán thuần tuý, được thu thập từ các chứng từ kế toán. Trong kế toán quản trị, thông tin được thu thập nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản lý và thường không có sẵn, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, kế toán quản trị còn phải vận dụng nhiều phương pháp khác như thống kê, hoạch toán nghiệp vụ, kinh tế học, quản lý để tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin thành dạng có thể sử dụng được phù hợp với mục đích ban đầu.
5. Về hình thức báo cáo sử dụng
Báo cáo được sử dụng trong kế toán tài chính là các báo cáo kế toán tổng hợp toàn doanh nghiệp (gọi là các Báo cáo tài chính) phản ánh tổng quát về nguồn vốn, tài sản, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ (gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính).
Báo cáo của kế toán quản trị đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp (như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất và tồn kho của hàng tồn kho…).
6. Về kỳ báo cáo
So Sánh Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Quản Trị
Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động, quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Một bên phản ảnh tổng quát còn một bên phản ảnh cụ thể và chi tiết của sự tổng quát đó.
Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều dựa trên nền tảng những ghi chép ban đầu của kế toán.
Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý và đều là công cụ quản lý doanh nghiệp.
Tóm lại, kế toán quản trị hay kế toán tài chính đều là kế toán nên chúng mang trong mình những chức năng của bộ phận kế toán nói chung. Do đối tượng sử dụng và mục đích cung cấp thông tin khác nhau nên chúng có những điểm khác nhau đáng kể.
Sự khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Về đối tượng sử dụng thông tin: Đối tượng của kế toán quản trị là các thành viên trong doanh nghiệp bao gồm: Ban giám đốc, Chủ sở hữu, Trưởng bộ phận,… Trong khi đối tượng của kế toán tài chính chủ yếu là ngoài doanh nghiệp bao gồm: Các cổ đông, Cơ quan thuế, Cơ quan quản lý tài chính,…
Về nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin: kế toán tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán theo quy định pháp luật. Trái lại, do yêu cầu phải nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh đa dạng nên kế toán quản trị cần phải linh hoạt, nhanh chóng và phù hợp với từng quyết định của người quản trị, không buộc phải tuân thủ các nguyên tắc hay chuẩn mực kế toán chung.
Về tính pháp lý của kế toán: Đối với kế toán tài chính hệ thống sổ sách, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân theo các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận. Ngược lại, kế toán quản trị lại mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp phù hợp với đặc thù quản lý, yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp.
Về đặc điểm của thông tin: Thông tin của kế toán tài chính là thông tin thực hiện về những nghiệp vụ đã phát sinh, được thu thập từ các chứng từ ban đầu về kế toán. Trong khi đó, thông tin của kế toán quản trị chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án cho một sự kiện hoặc một quá trình chưa xảy ra.
Về hình thức báo cáo sử dụng: Báo cáo được sử dụng trong kế toán tài chính là các Báo cáo tài chính phản ánh tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. Còn báo cáo của kế toán quản trị đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất và tồn kho của hàng tồn kho…
Phân Biệt Giữa Kế Toán Quản Trị &Amp; Kế Toán Tài Chính
1. Kế toán quản trị là gì?
Kế toán quản trị có vai trò đo lường, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế cho ban lãnh đạo, người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, kế toán quản trị giúp cho ban lãnh đạo công ty cân nhắc và đưa ra quyết định có hiệu quả cao nhất, ví dụ như: sản xuất những sản phẩm nào? sản xuất như thế nào? bán với giá như thế nào?… Nhìn chung, các quyết định này lại được phân chia làm 2 loại:
Quyết định ngắn hạn: giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán kinh tế trong thời kỳ ngắn hạn. Một số ví dụ về quyết định ngắn hạn bao gồm:
Định giá sản phẩm: khi nào doanh nghiệp bán sản phẩm với giá thấp hơn giá hòa vốn?
Thời điểm bán hàng: tiến hành bán sản phẩm khi còn trong quá trình sản xuất hay hoàn thành đến sản phẩm cuối cùng?
Quyết định dài hạn: giúp doanh nghiệp giải các bài toán mang tính chiến lược đầu tư dài hạn. 1 số ví dụ về quyết định dài hạn bao gồm:
Mở rộng thị trường mới: khi nào doanh nghiệp nên mở rộng các sản phẩm của mình ra thị trường?
Nâng cấp quá trình sản xuất: khi nào doanh nghiệp cần thay đổi dây chuyền sản xuất?
2. Kế toán tài chính là gì?
Kế toán tài chính phản ánh hiện trạng và sự biến động không ngừng về tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, nó phản ánh dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài. Sản phẩm của kế toán tài chính sau cùng đó chính là báo cáo tài chính. Thông tin của kế toán tài chính ngoài được cung cấp cho ban lãnh đạo công ty còn được sử dụng bởi các cá nhân, tổ chức bên ngoài công ty: ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung ứng, người cho vay, cơ quan nhà nước… (Stakeholders)
3. Điểm tương đồng giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Có mỗi liên hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: doanh thu, chi phí, tài sải, nguồn vốn;
Đều dựa trên những ghi chép ban đầu của kế toán;
Đều biểu hiện trách nhiệm của nhà quản lý và là công cụ quản lý doanh nghiệp.
4. Phân biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Mục đích
Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính.
Cung cấp thông tin cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối tượng phục vụ
Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp: ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung ứng, cơ quan nhà nước, tổ chức tín dụng…
Các nhà quản lý doanh nghiệp.
Đặc điểm thông tin
Phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ, đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị.
Thông tin được tổng hợp và phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật.
Nguyên tắc cung cấp thông tin
Phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến. Nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính. Kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.
Không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp.
Phạm vi thông tin
Kỳ báo cáo
Năm, quý
Năm, quý, tháng, tuần, ngày
Tính bắt buộc
Bắt buộc theo luật định
Không bắt buộc theo luật định
Hình 1: Tóm tắt điểm khác biệt giữa Kế toán tài chính & Kế toán quản trị
Kế toán tài chính và Kế toán quản trị có ý nghĩa rất lớn trong việc điều hành doanh nghiệp. Thực tế, chúng giúp tổ chức và sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Kế toán tài chính mang lại giá trị trong việc lưu trữ hồ sơ hợp pháp các giao dịch vô số và so sánh hiệu suất của hai giai đoạn của một thực thể hoặc giữa hai thực thể. Trong khi đó, kế toán quản lý hữu ích trong việc phân tích hiệu suất, lập chiến lược, đánh giá hiệu quả và chuẩn bị các chính sách cho tương lai cho công ty.
Bạn đang xem bài viết So Sánh Kế Toán Quản Trị Và Kế Toán Tài Chính Từ Yêu Cầu Quản Lý trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!