Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Nhau Giữa Thẻ Căn Cước Công Dân Và Cmnd? 2022 mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Từ ngày 01/01/2016, khi Luật Căn cước công dân 2014 bắt đầu có hiệu lực, người dân tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, chúng tôi đua nhau đi đổi Thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ chứng minh nhân dân (CMND) 12 số.
Tiêu chí
CMND 12 số
Thẻ căn cước công dân
Định nghĩa
CMND (nói chung – không phân biệt 9 số hoặc 12 số) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
(Căn cứ Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP)
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân.
(Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014)
Kích cỡ, hình dạng thẻ
– Hình chữ nhật.
– Chiều dài 85,6mm.
– Chiều rộng 53,98mm.
(Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA)
– Hình chữ nhật.
– Bốn góc được cắt tròn.
– Chiều dài 85,6 mm.
– Chiều rộng 53,98 mm.
– Độ dày 0,76 mm.
(Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA)
Nội dung mặt trước của thẻ
– Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm.
– Có giá trị đến (ngày, tháng, năm).
– Tiêu ngữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
– Chữ “Chứng minh nhân dân”.
– Số CMND (12 số)
– Họ và tên khai sinh.
– Họ và tên gọi khác.
– Ngày tháng năm sinh.
– Giới tính.
– Dân tộc.
– Quê quán.
– Nơi thường trú.
(Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA)
– Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân.
– Có giá trị đến.
– Tiêu ngữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
– Dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”.
– Số.
– Họ và tên.
– Ngày, tháng, năm sinh.
– Giới tính.
– Quốc tịch.
– Quê quán.
– Nơi thường trú.
(Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA)
Nội dung mặt sau của thẻ
– Mã vạch 02 chiều.
– Ô trên: vân tay ngón trỏ trái.
– Ô dưới: vân tay ngón trỏ phải.
– Đặc điểm nhận dạng.
– Ngày tháng năm cấp CMND
– Chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.
(Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA)
– Trên cùng là mã vạch hai chiều;
– Ô trên: vân tay ngón trỏ trái.
– Ô dưới: vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ Căn cước công dân.
– Đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ.
– Ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân.
– Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
(Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA)
Năm cấp
Năm 2012
Năm 2016
Thời hạn sử dụng
15 năm, kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại.
(Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 57/2013/TT-BCA)
Được tính theo độ tuổi phải đổi thẻ như sau:
Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
(Căn cứ Điều 5 Thông tư 61/2015/TT-BCA)
Thời gian thực hiện thủ tục
Tại thành phố, thị xã:
– Cấp mới, cấp đổi: không quá 07 ngày làm việc.
– Cấp lại: không quá 15 ngày làm việc.
Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảoCác khu vực còn lại: :
Không quá 20 ngày làm việc.
Không quá 15 ngày làm việc.
(Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP)
Tại thành phố, thị xã:
– Cấp mới, cấp đổi: không quá 07 ngày làm việc.
– Cấp lại: không quá 15 ngày làm việc.
Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo:
Không quá 20 ngày làm việc.
Các khu vực còn lại:
Không quá 15 ngày làm việc.
(Căn cứ Điều 25 Luật căn cước công dân 2014)
Vật liệu làm thẻ
Chất liệu nhựa, ngoài cùng của 02 mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt.
(Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA)
Chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt.
(Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA)
Mức phí cấp mới, đổi, cấp lại
Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera)
– Cấp mới: 30.000 đồng.
– Cấp đổi: 50.000 đồng.
– Cấp lại: 70.000 đồng.
Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh)
– Cấp mới: 20.000 đồng.
– Cấp đổi: 40.000 đồng.
– Cấp lại: 60.000 đồng.
(Căn cứ Điều 2 Thông tư 155/2012/TT-BTC)
– Đổi: 50.000 đồng.
– Cấp lại: 70.000 đồng.
(Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 170/2015/TT-BTC)
Sự Khác Nhau Giữa Thẻ Căn Cước Công Dân Và Cmnd
Sự khác nhau giữa Thẻ căn cước công dân và CMND
Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ tùy thân thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 quy định:
“1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này”.
Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân quy định:
“Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”.
Theo Luật Căn cước công dân, từ ngày 1.1.2016, người từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ CCCD 12 số. Đây là giấy tờ tùy thân thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Về bản chất thì CMND và CCCD giống nhau, là loại giấy tờ pháp lý chứng minh nhân thân. Tuy nhiên có những điểm khác nhau là hạn sử dụng, hạn của CMND là 15 năm. Với thẻ CCCD, sau lần cấp mới, mọi người phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau 60 tuổi công dân không cần đổi.
– Mức phí cấp mới, đổi, cấp lại:
+ Thẻ căn cước công dân: Đổi: 50.000 đồng; cấp lại: 70.000 đồng.
Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật căn cước công dân có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
VNN
So Sánh Giá Trị Sử Dụng Của Thẻ Căn Cước Công Dân Với Chứng Minh Nhân Dân
Tóm tắt câu hỏi: Kính chào luật sư của Công ty Luật Thái An, hiện tại tôi đang có một vấn đề thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp giúp như sau: Gần đây, tại địa phương tôi sinh sống, tôi thấy rất nhiều người dân đi làm thẻ căn cước công dân, họ còn rủ tôi cùng đi nhưng vì chưa hiểu rõ về thẻ này, cũng thấy chứng minh nhân dân của mình đang còn dùng được nên tôi chưa đi làm. Vậy rất mong luật sư giải đáp giúp thẻ căn cước công dân và chứng minh nhân dân khác nhau như thế nào về giá trị sử dụng và có bắt buộc phải làm ngay không? Rất mong luật sư giải đáp giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của một công dân chưa đựng các thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.
Để hiểu giúp người dân hiểu rõ về thẻ căn cước công dân, Nhà nước Việt Nam đã ban hành luật căn cước công dân năm 2014 có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2016.
Theo quy định của luật, chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất: Thẻ căn cước công dân và chứng minh nhân dân khác nhau như thế nào về giá trị sử dụng.
Theo Điều 20 Luật căn cước công dân quy định về giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân như sau:
Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, có thể thấy giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân rộng hơn so với giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ căn cước thay thế các giấy tờ công dân được sử dụng từ trước đến nay như: số hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, sổ bảo hiểm xã hội,… Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ. Ngoài ra, thẻ căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu.
Thứ hai: Có bắt buộc phải làm thẻ căn cước công dân ngay bây giờ.
Khoản 2 Điều 38 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định như sau: “Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.”
Như vậy, căn cứ vào quy định trênthì công dân có thể sử dụng CMND cho đến hết thời hạn hoặc đổi sang thẻ Căn cước công dân để phục vụ việc giao dịch và hai loại giấy tờ này đều có giá trị pháp lý như nhau. Do đó, bạn không bắt buộc phải làm thẻ căn cước công dân ngay bây giờ nếu chứng minh nhân dân của bạn vẫn còn thời hạn sử dụng.
Công ty luật Thái An.
Đối tác pháp lý đang tin cậy
Sự Khác Nhau Giữa Thẻ Mastercard Và Thẻ Visa. Nên Làm Thẻ Nào?
Hiện nay tại thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam, hai dòng thẻ chính người tiêu dùng Việt Nam sử dụng là thẻ Mastercard và thẻ Visa. Chắc chắn rằng trong quan niệm của nhiều khách hàng vẫn còn hiểu nhầm rằng Mastercard và Visa là hai ngân hàng. Xin được xác nhận lại là đây không phải là ngân hàng bởi vì hai đơn vị này không kinh doanh các dịch vụ tiền tệ như những ngân hàng khác thường làm mà chỉ là đơn vị trung gian thực hiện việc luân chuyển dòng tiền điện tử (thông qua các máy POS) để hỗ trợ cho việc thanh toán quốc tế.
Sơ lược về hai dòng thẻ Visa và Mastercard
Nếu so sánh trên thị trường quốc tế hiện nay, thì Visa và Mastercard là “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Do đó các khách hàng thông thường không có ý kiến nhiều về sự khác nhau giữa hai dòng thẻ này. Điều quan trọng là nằm ở ngân hàng phát hành có nhiều ưu đãi dành cho dòng thẻ nào hơn vì chức năng của chúng dường như là giống nhau. Xét về tuổi đời thì Visa có trước Mastercard hơn 10 năm nhưng mức độ thành công thì hai bên ngang nhau. Visa và Mastercard đều cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thanh toán cho các thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước cho các cá nhân và doanh nghiệp. Phương thức hoạt động của Visa và Mastercard đó chính là liên kết với các ngân hàng trên khắp thế giới triển khai dịch vụ thẻ tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu. Các dòng thẻ Visa và Mastercard đều tiện lợi khi thanh toán quốc tế.
Đầu tiên, hai dòng thẻ trực thuộc hai công ty khác nhau về bản chất của hoạt động kinh doanh. Visa là một công ty tài chính cung cấp các dịch vụ chuyển tiền điện tử trên khắp thế giới. Còn Mastercard là một công ty chuyên về công nghệ trong ngành công nghiệp thanh toán quốc tế. Đó chính là vì sao thẻ Visa hỗ trợ cho bạn thanh toán cực kì nhanh chóng còn thẻ Mastercard lại có độ bảo mật rất cao và tốc độ thanh toán cũng không thua kém gì Visa.
Nói về độ đa dạng các thẻ thì Visa có sự đa dạng hơn, từ những loại thẻ Visa chuẩn, thẻ Visa Platinum, thẻ Visa Gold, thẻ Visa Signature, thẻ Visa Infinite. Còn thẻ Mastercard thì có thẻ Mastercard dạng chuẩn, thẻ Mastercard World và thẻ Mastercard World Elite. Mỗi dòng thẻ tín dụng khác nhau ứng với phân khúc khách hàng khác nhau. Tất nhiên thẻ có giá trị càng cao thì hạn mức càng nhiều hỗ trợ cho bạn thanh toán được tốt hơn.
Về độ bảo mật thì Mastercard có công nghệ bảo mật rất tiên tiến. Chính vì thế thẻ Mastercard được sử dụng rộng rãi cho việc đi du lịch vì chúng đảm bảo an toàn cho tất cả khoản giao dịch của bạn.
5 thẻ tín dụng tốt nhất dành cho người có thu nhập thấp chỉ 5 triệu/tháng
Nên lựa chọn thẻ tín dụng nào?
Cả hai dòng thẻ này đều được phổ biến. Chính vì thế hãy mở mỗi thẻ một cái để tiện lợi cho thanh toán. Nếu nhu cầu bạn sử dụng thẻ credit để thanh toán nội địa, mua hàng online thì tốt nhất là hãy dùng thẻ Visa vì độ phổ biến của nó đồng thời còn nhận được nhiều ưu đãi khi mua hàng. Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng cho nhu cầu đi du lịch nước ngoài thì hãy chọn Mastercard vì khả năng bảo mật tuyệt vời của nó.
Bạn đang xem bài viết Sự Khác Nhau Giữa Thẻ Căn Cước Công Dân Và Cmnd? 2022 trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!