Xem Nhiều 4/2023 #️ Tại Sao Mỹ Đánh Việt Nam? # Top 6 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 4/2023 # Tại Sao Mỹ Đánh Việt Nam? # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Mỹ Đánh Việt Nam? mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dưới thời Tổng thống Harry S. Truman, Hoa Kỳ đã thiết lập một học thuyết đối ngoại gọi là “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản.

Được khởi nguồn bởi George Kennan, Dean Acheson, cùng với các nhà ngoại giao và cố vấn chính sách khác, học thuyết Truman bắt đầu bằng bài diễn văn của Tổng thống Mỹ Truman vào ngày 12 tháng 3 năm 1946. Quốc hội Mỹ bỏ phiếu cho chính sách này vào ngày 8 tháng 5, Thượng viện Mỹ thông qua vào ngày 22 tháng 5.

Mục đích của chính sách “ngăn chặn” không phải để chống lại Liên Xô bằng một cuộc chiến tranh, mà là giới hạn chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô trong ranh giới hiện có tại thời điểm đó.

Học thuyết Truman dựa trên một số tiền đề:

– Thế giới phân 2 cực = Đế chế Mỹ + Đế chế Liên Xô.

– Không có quốc gia nào đứng giữa = Hoặc thuộc đế chế Mỹ + Hoặc thuộc đế chế Liên Xô.

– Liên Xô là kẻ bành trướng = Áp đặt thẩm quyền tuyệt đối của mình lên phần còn lại của thế giới.

– Mỹ công nhận có chủ nghĩa cộng sản = Học thuyết “ngăn chặn” sẽ tránh cuộc chiến tranh toàn diện với Liên Xô, càng tránh cuộc chiến tranh toàn diện với chủ nghĩa cộng sản; nhưng Mỹ sẽ thực hiện các bước ngăn chặn bất kì một chính phủ cộng sản nào có dấu hiệu mở rộng.

Với lí do Hoa Kỳ sẽ ngăn chặn mọi quốc gia cộng sản nào có dấu hiệu mở rộng, học thuyết Truman đã trực tiếp dẫn đến cuộc chiến dai dẳng và mất mát khủng khiếp nhất tại Việt Nam, kéo dài hơn ba thập kỉ.

Vào năm 1956, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Krushchev, trong cuộc tranh luận với Richard Nixon ở Moscow, đã đe dọa “We will bury you – Chúng tôi sẽ chôn cất bạn!”

Sở hữu kho vũ khí hạt nhân và khả năng quân sự, cùng với những tuyên bố, Liên Xô đã trở thành kẻ thù tiềm năng của Mỹ. Hoa Kỳ mặc định, không có một quốc gia cộng sản nào mà không phải là một phần của Liên Xô. ngoại trừ Trung Quốc cũng là quốc gia cộng sản từ năm 1948, nhưng nền văn hóa giữa hai quốc gia quá khác biệt tạo nên mối thù hận làm cho Trung Quốc và Nga không thể vượt qua đường biên giới chung.

Và thế giới phân cực: phần còn lại bắt buộc phải liên minh với Mỹ!

Việt Nam là một đất nước rất xinh đẹp, với rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu 4 mùa ở miền Bắc và mưa thuận gió hòa khắp dải đất hình chữ S. Địa lí Việt Nam đóng vai trò cực kì quan trọng giữa Trung Quốc và thế giới: là cửa ngõ cả trên đất liền và trên biển, đặc biệt với lợi thế đồi núi xen kẽ đồng bằng và hệ thống sông ngòi rất phù hợp với chiến thuật quân sự phòng thủ phản công, chiến thuật ấy còn đặc biệt hơn ngay cả trên biển với 2 quần đảo chiến lược là Hoàng Sa và Trường Sa, cùng với những cảng biển nước sâu như Cam Ranh và bờ biển kéo dài 3260 km án ngữ cả lối ra vào của toàn bộ cửa biển Thái Bình Dương.

Đó là lí do tại sao Việt Nam có lịch sử đấu tranh giành độc lập rất dài.

Trong hàng ngàn năm, Việt Nam phải đã vật lộn chiến đấu để bảo tồn ngôn ngữ và bản sắc văn hóa riêng biệt, đẩy lùi những cuộc xâm lược kéo dài của Trung Quốc, 3 lần chiến thắng quân Mông Nguyên, sau đó là Nhật Bản và Pháp, cuối cùng là cuộc chiến tranh tổng lực với Mỹ.

Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp từ nửa cuối thế kỉ 19.

Đến WW2, Hồ Chí Minh trở thành nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc, ông chủ trương lãnh đạo toàn dân làm cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền, bắt buộc thực dân Pháp phải rút quân, giành lại độc lập cho Việt Nam sau gần trăm năm đô hộ.

Xuất thân từ gia đình nho giáo, nhưng Hồ Chí Minh lại sớm tiếp cận với nền văn minh phương Tây là Pháp, sau đó là Liên Xô. Ông là người cộng sản, nhưng cũng là người đặt niềm tin vào nền dân chủ phương Tây mà đại diện là Pháp, cùng với thể chế tự do kiểu Mỹ. Hồ Chí Minh là nhà cải cách ruộng đất, ông muốn mang lại cuộc sống ấm no cho dân nghèo, giải phóng dân tộc khỏi chế độ áp bức của thực dân, xây dựng một thể chế tự do dân chủ, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Hồ Chí Minh có ý thức mạnh mẽ về quốc gia và dân tộc!

Trong WW2, sau khi Pháp bị hất cẳng khỏi Việt Nam, Hồ Chí Minh chấp nhận để quân đồng minh Nhật tạm thời chiếm đóng thay vì đội quân của Tưởng Giới Thạch, bởi Hồ Chí Minh hiểu hơn ai hết một khi phiên bản của Trung Quốc bám rễ sẽ rất khó để nhân dân Việt Nam trục xuất được đội quân ấy ra khỏi đất nước.

Hồ Chí Minh là người cộng sản, nhưng xuyên suốt, ông lại là nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc, rất thực tế, quan tâm đến những gì tốt nhất cho Việt Nam, ông có xu hướng theo nền tự do dân chủ kiểu Mỹ hơn là theo Liên Xô như một đồng minh.

Trong WW2, Charles De Gaulle là người đã làm sống dậy bóng ma của chủ nghĩa thực dân. Từ năm 1945 đến 1954, De Gaulle đã mang vinh quang trở lại cho nước Pháp thông qua cuộc chiến chống phát xít, khôi phục lại thuộc địa trong đó có Việt Nam.

Nhưng thật oái oăm: Đảng Cộng sản Pháp lại quá mạnh!

Truman là người chống cộng cực đoan, ông dễ bị tổn thương và cực kì nhạy cảm với 2 chữ “cộng sản”. Một mặt Truman rất lo lắng phong trào cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo sẽ lan tỏa ra khắp Đông Nam Á rồi đến châu Á, mặt khác lo sợ Đảng Cộng sản Pháp sẽ chiến thắng De Gaulle để giành được thực quyền.

Thiện chí của Hồ Chí Minh với Mỹ đã bị lờ đi vì 2 lí do này.

Nhưng người Pháp đã làm rất tệ!

Hồ Chí Minh đã biết cách lãnh đạo một đội quân nhỏ bé là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, ban đầu chỉ có 34 chiến sĩ chủ yếu làm công việc tuyên truyền, nhưng vẫn đủ sức đánh bại đội quân viễn chinh oai hùng Pháp có sự hậu thuẫn cực kì mạnh mẽ của Mỹ. Với chiến thắng chấn động địa cầu mang tên Điện Biên Phủ, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới đã được truyền cảm hứng từ chính Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, chủ nghĩa thực dân đã sụp đổ hoàn toàn bởi hiệu ứng domino không thể cưỡng lại được.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ đúng 1 ngày, Hiệp định Geneve được tổ chức ở Thụy Sĩ, bắt đầu từ ngày 8 tháng 5 năm 1954 chính thức bàn về việc khôi phục lại hòa bình ở Đông Dương. Hội nghị có sự tham gia dàn xếp của 4 cường quốc số một thế giới gồm Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp. Liên Xô muốn kéo thêm vào bàn đàm phán một quốc gia cộng sản làm đồng minh, đó là Trung Quốc, nhưng ý tưởng không thành vì Trung Quốc chưa có vai trò chính thức ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Sau khi đàm phán, Pháp đồng ý rút quân khỏi Đông Dương, Việt Nam tạm thời phân chia làm 2 nửa, ranh giới phân chia là vĩ tuyến 17 và sẽ tổng tuyển cử trong vòng 2 năm theo hình thức bỏ phiếu tự do dân chủ để thống nhất đất nước.

Nhưng chẳng bao giờ có cuộc tổng tuyển cử!

Năm 1955, được Mỹ hậu thuẫn, Quốc gia Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thân Mỹ được thành lập, Ngô Đình Diệm được đề cử làm Tổng thống. Thay vì thực hiện bỏ phiếu tự do thống nhất giữa 2 miền Nam Bắc, thì Ngô Đình Diệm tuyên bố chống cộng, ông đề nghị Mỹ chi viện để chống lại Hồ Chí Minh.

Để ngăn chặn Liên Xô và Trung Quốc, chống lại Hồ Chí Minh, chống lại phong trào cộng sản trên toàn thế giới, Hoa Kỳ đã cung cấp toàn bộ quân sự, súng, đạn dược, đô la, thuốc men, cố vấn quân sự…v.v. cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Ngô Đình Diệm là người Công giáo, ông theo chủ nghĩa dân tộc, thực hiện chế độ gia đình trị. Chính phủ của ông nhanh chóng bộc lộ những bất ổn. Ngay sau khi lên làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm cho thiết kế các biện pháp tấn công cộng sản, thông qua các hình thức tố cộng, diệt cộng, đỉnh điểm là việc ban hành Luật 10/59 với công cụ là chiếc máy chém đầu. Nhưng nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm, là sự kì thị tôn giáo, đàn áp đạo Phật. Ngô Đình Diệm chỉ công nhận Kito giáo, không chấp nhận các tôn giáo khác, cố gắng bằng mọi cách loại bỏ Phật giáo ra khỏi đời sống xã hội.

Năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã tăng cường đầu tư cho chính quyền Ngô Đình Diệm, cả về tiền bạc lẫn vũ khí, điều thêm 15 ngàn quân đến tham chiến tại Việt Nam.

Một trong những lí do để Kennedy đưa quân vào Việt Nam theo lời đề nghị của Ngô Đình Diệm, đó là hội nghị Camp David 1959, Hoa Kỳ biết được qua Khrushchev rằng cộng sản Trung Quốc đang nghiên cứu sản xuất vũ khí hạt nhân. Nhưng vào thời điểm đó, Hoa Kỳ vẫn hoài nghi về khả năng sản xuất bom hạt nhân của Trung Quốc, nhưng có điều chắc chắn Hoa Kỳ biết, đó là mối quan hệ Xô – Trung là 2 quốc gia cộng sản đồng sàng dị mộng.

Hơn 15 ngàn lính Mỹ được Kennedy đưa đến Việt Nam, ban đầu họ tin rằng đang thực hiện một sứ mệnh rất cao cả, là đến một đất nước xa xôi để cứu người dân khỏi bị cộng sản dìm xuống nước, hay nướng trên ngọn lửa. Nhưng rồi họ sớm phát hiện ra người dân địa phương không coi họ là những vị cứu tinh, mà ngược lại là sự thù địch, khiến nhiều lính Mỹ khá bối rối và tức giận.

Ngày 11 tháng 6 năm 1963, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn, Mỹ chính thức loại bỏ Ngô Đình Diệm vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963. Sau cái chết của Ngô Đình Diệm, Kennedy đã nhận ra sự nguy hiểm của tình hình và dự thảo kế hoạch rút khỏi Việt Nam, nhưng quốc hội Mỹ không thông qua.

Ngày 22 tháng 11 Kennedy bị ám sát.

Lyndon Johnson, Tổng thống mới của Hoa Kỳ đã nhanh chóng củng cố vị thế chính trị bằng chiến thuật bàn tay sắt với cộng sản. Là người chống cộng lâu năm và có nhiều kinh nghiệm, một lần nữa Johnson đẩy mạnh học thuyết “ngăn chặn” với lập luận bổ sung bằng “học thuyết domino”. Theo đó, học thuyết domino chỉ ra rằng nếu một quốc gia như Việt Nam rơi vào tay cộng sản, thì các quốc gia khác trong khu vực cũng sẽ lần lượt rơi vào tay cộng sản. Cách lập luận đó không hề có cơ sở, nhưng nó là lí thuyết tạo nên xương sống cho học thuyết “ngăn chặn” và một lần nữa được Johnson đẩy lên đỉnh điểm.

Người Mỹ đã bị cuốn vào học thuyết “ngăn chặn”, họ tin rằng với sức mạnh vượt trội về công nghệ, vũ khí tối tân, kinh tế hùng cường; chiến tranh ở Việt Nam có sự can thiệp của Mỹ sẽ nhanh chóng được kết thúc theo cách dễ dàng nhất.

Một nhà báo Mỹ đi thăm hàng không mẫu hạm Ranger đã viết: “Chỉ cần đưa con tàu này cho Việt Cộng thì chắc chắn họ sẽ bỏ chạy – They just ought to show this ship to the Viet Cong, that would make them give up”. Bản thân Johnson còn gọi Việt Nam là “đất nước hạng tư rách rưới – ragged ass little fourth rate country”, cùng với chiến dịch truyền thông vô cùng dữ dội về sức mạnh hủy diệt của nước Mỹ, đã làm cho không một người Mỹ nào có thể tin một quốc gia bé nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam lại có thể đánh bại được quân đội Mỹ.

Nhưng Johnson và người Mỹ đã nhầm!

Vũ khí của Mỹ sản xuất theo mẫu hình chiến trận của WW2, cho dù nó vô cùng tối tân và hiện đại, nhưng chỉ triển khai tham chiến trên Đại Bình nguyên châu Âu. Đó là những cuộc chiến trên diện rộng, chiến đấu nhanh chóng, hiệp đồng tác chiến chặt chẽ và đầy đủ, hỏa lực cực mạnh để giảm thiểu hi sinh cho binh lính. Ngược lại, chiến trường Việt Nam với núi đồi, sông ngòi, rừng sâu, nên người Việt đã xây dựng một lượng lớn hầm ngầm, địa đạo, giao thông hào để kéo kẻ thù phải chui xuống lòng đất, phải lặn trong nước, phải luồn trong rừng. Quân đội Mỹ có thể thắng trên tất cả các mặt trận, nhưng ở chiến trường Việt Nam, Johnson chắc chắn thất bại.

Năm 1964: Johnson tìm kiếm lí do để đánh Việt Nam!

Ngày 2 tháng 8 năm 1964, Hải Quân Hoa Kỳ đưa 2 tàu khu trục C Turner Joy và USS Maddox ra thăm Vịnh Bắc Bộ, nhưng lại cố tình xâm phạm lãnh hải, liền bị các tàu phóng lôi của Hải quân Bắc Việt tấn công. Chừng đó chưa đủ sức thuyết phục để tạo cớ, Mỹ đã dựng lên cuộc tấn công không có thật lần thứ 2, vào ngày 4 tháng 8.

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Mỹ sử dụng 2 biên đội tàu sân bay Constellation và Ticonderoga, gồm 40 máy bay tiêm kích và cường kích hiện đại nhất, bất ngờ đánh thẳng vào các căn cứ Hải quân Bắc Việt ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Bình.

Kể từ đó Mỹ lên tục leo thang.

Riêng năm 1967, Mỹ đã thực hiện ném một lượng bom khổng lồ, bằng tổng số bom sử dụng trong WW2. Với 500 ngàn quân Mỹ đồn trú, mỗi tháng tiêu tốn 2 tỉ đô la, thương vong cho phía Bắc Việt ước tính 1000 người mỗi tuần.

Có một sự thật trong chiến tranh Việt nam, lính Mỹ không bao giờ coi đối phương là con người, lí do không phải sự thù hận, mà là khoảng cách văn hóa, sự giàu có, công nghệ giữa Mỹ và Bắc Việt quá xa nhau, giống như ở 2 thế giới đối lập hoàn toàn. Sự khinh bỉ và phân biệt chủng tộc là nét đặc trưng của quân đội Mỹ. Một nhà báo đặt câu hỏi, liệu các vụ ném bom có giết chết thường dân hay không, một trung sĩ đã cười và trả lời: “Có vấn đề gì đâu? Tất cả đều là người Việt Nam – “What does it matter? They’re all Vietnamese.” Theo quy luật ngón tay cái, nếu người chết nói tiếng Việt, thì đó là Việt Cộng, tất cả được thống kê thành con số ấn tượng để báo cáo về Washington!

Chất độc màu da cam làm rụng lá và bom lửa Napalm, đó là 2 thứ vũ khí nổi tiếng của quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam, nó phát quang cả dãy Trường Sơn. Trên thân mỗi chiếc máy bay chở 2 loại vũ khí này luôn treo một khẩu hiểu: “Chỉ có chúng ta mới ngăn cản được rừng – Only We Can Prevent Forests”.

Không có bằng chứng nào cho thấy Bắc Việt suy yếu vì bom Mỹ!

Các vụ đánh bom, hầu hết chỉ phá hoại đồng ruộng, hoa màu và nhà cửa. Những vụ tấn công và đốt, lính Mỹ chỉ biết nhắm vào dân thường, làm cho người Việt càng trở nên căm thù. Những ngọn giáo mác, những bẫy chông, hầm mìn giăng ở mọi nơi, bỗng chốc trở thành nỗi khiếp đảm.

Những con đường lớn bị bom Mỹ phá hủy, thì người Việt sử dụng con đường mòn, đường hầm, họ cần mẫn vận tải vào ban đêm, bằng những đội dân công, thanh niên xung phong, hay sự tự nguyện của mỗi người dân nghèo với quyết tâm cao độ sẽ đánh tan giặc Mỹ xâm lược.

Tướng William Westmorland cho rằng: “Mạng sống của con người là rẻ mạt đối với người châu Á. Họ không cảm nhận thấy giống như cái chết mà chúng ta làm – Human life is cheap to the Asian. They don’t feel the same way about death that we do”. Câu nói này được sử dụng trong bộ phim phản chiến nổi tiếng “Trái tim và Khối óc – Hearts and Minds”, nó ngược lại với hỉnh ảnh trong phim một người vợ đang vật vã khóc lóc tuyệt vọng bên mộ chồng.

Chiến tranh Việt Nam thực sự là nỗi ám ảnh khủng khiếp với lính Mỹ!

Những người lính luôn đặt câu hỏi: tại sao họ phải ở đây? Trên cánh đồng, trong làn nước, trong khu rừng, hay ở những ngôi làng toàn túp lều cỏ, họ chẳng thể tìm thấy Việt Cộng, nhưng chỗ nào cũng không an toàn, hầm chông hay bắn tỉa, cảm giác Việt Cộng ở khắp mọi nơi nhưng lại không thể nhìn thấy.

Tháng 3 năm 1968, một đơn vị Mỹ đã chịu tổn thất do Việt Cộng tấn công trước đó, nên tổ chức đi càn ở ngôi làng Mỹ Lai thuộc miền Trung Việt Nam. Thất vọng vì không thể tìm thấy Việt Cộng và lo lắng bị trả thù, lính Mỹ đã vây bắt đàn bà, trẻ em và người già không vũ trang, cưỡng hiếp phụ nữ, sau đó nổ súng thảm sát hơn 300 thường dân.

Dưới sự chỉ huy của Trung úy William Calley, những người lính của Đại đội Charlie nghỉ trưa, sau đó quay lại Mỹ Lai tiếp tục giết chóc và đốt cháy ngôi làng. Calley chỉ dừng tay, khi hai lính Mỹ thuộc sư đoàn trực thăng trên không đã chặn lại, họ tuyên bố sẽ quay súng bắn lại nếu Calley tiếp tục ra lệnh giết thêm phụ nữ hoặc trẻ em khác.

Quân đội Mỹ đã tìm mọi cách che đậy vụ việc. Hai người lính Mỹ ngăn chặn vụ thảm sát đã bị đe dọa, tờ báo Úc đăng tải câu chuyện vụ thảm sát đã bị kiện. Cuối cùng, nhờ những nỗ lực của nhà báo Seymour Hersch, câu chuyện đã công khai sáng tỏ, Calley đã bị đưa ra tòa án quốc gia và bị kết án ba năm.

Năm 1968, Bắc Việt đã phát động cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào Tết Nguyên Đán, mệnh lệnh ban ra là “đánh vào đêm 30 tết Mậu Thân”. Nhưng do lịch âm Trung Quốc và lịch âm Việt Nam năm đó chênh nhau 1 ngày, miền Bắc ăn tết sớm và miền Nam ăn tết muộn theo lịch Trung Quốc, vì thế mà rất có thể đã xuất hiện 2 cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc lệch thời gian tác chiến.

Cụ thể, chiến trường thuộc các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hoà nổ súng vào đúng đêm giao thừa miền Nam. Còn chiến trường Quảng Trị – Thừa Thiên Huế, Nam Trung Bộ, Nam Bộ lại đánh muộn hơn 1 ngày, tức là đêm 1 tết của miền Nam. Nếu nổ súng cùng lúc, có lẽ, Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng từ năm 1968.

Tuy vậy, cuộc tổng tiến công đã gây choáng váng cho người Mỹ, hầu hết Sài Gòn và cả Đại Sứ quán Hoa Kỳ đều bị chiếm giữ. Nhưng do lệch giờ, Mỹ đã kịp sốc lại đội hình, chủ động phòng thủ, tổ chức phản công đẩy lùi được Việt Cộng và giành lại những vùng lãnh thổ đã bị chiếm mất.

Sau tết Mậu Thân: dư luận Mỹ bắt đầu lên án chiến tranh!

Nhiệm kì của Tổng thống Lyndon Johnson bị phá hỏng, các cuộc biểu tình khốc liệt diễn ra khắp nước Mỹ, Johnson phải từ chối tranh cử lần 2. Những người lính trở về từ Việt Nam, thay vì được chào đón như những vị anh hùng giống lúc học ra đi, thì lại bị công chúng phản đối như kẻ thù, thậm chí người biểu tình nhổ nước bọt.

Chiến tranh Việt Nam đã chia rẽ nội bộ nước Mỹ!

Richard Nixon, người được bầu vào vị trí tổng thống mới năm 1968, ông tuyên bố đã xây dựng một kế hoạch bí mật để chấm dứt xung đột. Thực tế Nixon chẳng có kế hoạch nào cả, ông gia tăng chiến tranh, đánh sang cả Campuchia đề phòng Bắc Việt chọn đó là hướng tấn công. Hành động của Nixon đã dấy lên phong trào biểu tình, một trong số những cuộc biểu tình tại Đại học Quốc gia Kent ở Ohio, quân đội Vệ binh Quốc gia Ohio đã nổ súng, 4 sinh viên bị bắn chết tại chỗ.

Cả nước Mỹ rúng động, bắt buộc Nixon phải rút quân bằng kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân đội Hoa Kỳ đã giảm từ 540 ngàn binh lính vào năm 1968 xuống còn 60 ngàn vào năm 1972. Hòa đàm Paris bắt đầu từ ngày 10 tháng 5 năm 1968, nhưng giẫm chân tại chỗ, vì Bắc Việt yêu cầu Mỹ phải ngừng oanh tạc miền Bắc đồng thời loại bỏ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nhưng Mỹ chỉ đồng ý ngừng bắn.

Cuối năm 1972, công chúng Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam dưới mọi hình thức. Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Kissinger đã cố gắng cứu vớt “hòa bình với danh dự – peace with honor”, tìm mọi cách ép Bắc Việt ngồi vào bàn đàm phán, nhưng Hà Nội không nhượng bộ và chỉ muốn chiến thắng. Vào tháng 12 năm 1972, Nixon đã ra lệnh “ném bom Giáng sinh”, B52 rải thảm 12 ngày đêm xuống Hà Nội và các thành phố khác, nhưng đã bị phòng không Bắc Việt đánh trả, Mỹ thất bại thảm hại trên bầu trời. Nixon bắt buộc phải dừng vụ đánh bom, Hiệp địn Paris được kí vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, Mỹ chấp nhận rút quân vô điều kiện.

Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ có 58.148 lính bị thiệt mạng, với độ tuổi trung bình 23,1 tuổi, trong đó 61% dưới 21 tuổi và 11.465 binh lính dưới 20 tuổi; rất nhiều lính Mỹ là phế binh khi trở về vẫn chưa đủ tuổi vào tiệm mua mưa rượu với tư cách hợp pháp.

Cuộc chiến cũng tiêu tốn của Mỹ 140 tỉ đô la.

Hơn 2 năm sau, những ngày cuối tháng 4 năm 1975, quân đội chính quy Bắc Việt như từ dưới đất chui lên với đầy đủ súng đạn, đại bác và xe tăng; chế độ Việt Nam Cộng hòa nhanh chóng sụp đổ. Những người Mỹ còn sót lại, họ phải di tản trong cay đắng, phương tiện là những chiếc trực thăng hay máy bay chở hàng.

Những người miền Nam giàu có, họ lo sợ lịch sử sẽ lặp lại, đó là những cuộc trả thù như cải cách ruộng đất, nên họ tuyệt vọng tìm mọi cách để trốn thoát. Bất cứ ai kết hôn với một người Mỹ, hoặc đã giúp đỡ các lực lượng Mỹ trước đó, cũng đều tìm cách trốn đi.

Đất nước thống nhất, nhưng chẳng xảy ra hiệu ứng domino nào cả, việc người Mỹ với học thuyết “ngăn chặn” tạo nên cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một sai lầm phải trả giá băng xương máu vô cùng tồi tệ. Chiến tranh cũng đã dạy cho người Mỹ bài học về sự kiêu ngạo ẩn sau nỗi ám ảnh và sự sợ hãi của các nhà lãnh đạo Mỹ trước “chủ nghĩa cộng sản”.

Năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam tuyên bố bình thường hóa quan hệ. Văn hóa Việt cùng với thực phẩm và đủ các loại hàng hóa trở nên phổ biến ở Mỹ, chiều ngược lại cũng vậy. Đến hôm nay, Việt Nam đã thực sự trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà tư bản Hoa Kỳ đầu tư, đúng như lời hứa hẹn của Hồ Chí Minh từ những năm 1950.

Bs Trần Văn Phúc

#ngannua

Tại Sao Việt Nam Đánh Thắng B

Cuốn sách Tại sao Việt Nam đánh thắng B-52: Những chuyện bây giờ mới kể của trung tướng, phó giáo sư, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thu do NXB Trẻ xuất bản chào mừng kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2020) giúp bạn đọc hiểu thêm về tinh thần chiến đấu trí tuệ, anh dũng và sáng tạo của binh chủng Phòng không – không quân. 

* Thêm lý giải góc độ khoa học

Tính từ thời điểm cuối tháng 12-1972, khi Bộ đội Phòng không – Không quân Việt Nam chiến đấu dũng cảm, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội và một số địa phương miền Bắc, làm nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ trên không đến nay, thấm thoắt đã trải qua gần nửa thế kỷ. Suốt từ đó đến nay, theo trung tướng Lâm Quang Đại – Chính ủy Quân chủng Phòng không – không quân Việt Nam, thì “đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra là bằng cách nào và làm thế nào mà lực lượng Phòng không – không quân miền Bắc Việt Nam, chỉ trang bị các loại súng, pháo, tên lửa SAM-2 và máy bay MIG-21, lại có thể bắn trúng, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ – loại được mệnh danh là “Siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm”.

Trung tướng Phan Thu (sinh năm 1931) là tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm trung tướng, phó giáo sư.

– Năm 1947, ông là đoàn viên thanh niên cứu quốc, phụ trách công tác thiếu nhi và tham gia dạy bình dân học vụ. Năm 1950, ông nhập ngũ và và theo học Trường Lục quân. Năm 1972, ông là Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Cục Kỹ thuật quân chủng Phòng không – không quân. Sáng kiến chống nhiễu của Quân chủng Phòng không – không quân từ năm 1968-1972 có sự đóng góp lớn của trung tướng Phan Thu và các đồng chí trong Tiểu đoàn Nhiễu đã được Đảng, Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật.

– Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện Kỹ thuật quân sự, Cục trưởng Cục Kỹ thuật quân chủng phòng không.

– Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (dự khuyết) và khóa VII, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII và IX. Ông là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

– Sách đã xuất bản: Cuộc đối đầu không cân sức (năm 2014, tái bản năm 2020), Tại sao Việt Nam đánh thắng B-52: Những chuyện bây giờ mới kể (năm 2020).

* Mọi người đều góp công

Rất nhiều chính khách, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà quân sự lẫn học giả trên thế giới và Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá về chiến dịch, về nghệ thuật tác chiến phòng không. “Trong dư luận, đã có những câu hỏi được đặt ra như: Tại sao Việt Nam đánh thắng được B-52?; Tại sao B-52 bị bắn hạ ở Việt Nam trong khi trên toàn thế giới, chưa một nước nào làm được việc đó?” – tác giả, trung tướng Phan Thu cho biết.

Và người anh hùng từng chứng kiến, tham gia vào chiến dịch đánh thắng B-52 năm xưa lý giải: “Để đánh thắng B-52, ta đã dốc sức và tích cực chuẩn bị trên các mặt trận, từ cấp chiến lược đến cấp chiến dịch và cấp chiến thuật. Mọi người trong Quân chủng đều đóng góp phần của mình, từ người lãnh đạo chỉ huy, đến người chiến binh ngồi trên mâm pháo, bên giàn tên lửa, trên máy bay chiến đấu, trong trạm xưởng, trong phòng thí nghiệm khoa học kỹ thuật…”.

Trung tướng Lâm Quang Đại bày tỏ hy vọng “những thông tin do cuốn sách cung cấp sẽ giúp độc giả hiểu thêm về những năm tháng hào hùng của bộ đội Phòng không – không quân, về các chiến công và những con người đã làm nên chiến thắng vĩ đại ấy, đồng thời góp phần khơi dậy lòng tự hào và trọng trách của các thế hệ sau trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc bầu trời, chủ quyền lãnh thổ và biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

* Một dân tộc bất khuất

Cuốn sách có những tư liệu quý do tác giả có được “từ việc sâu sát, thâm nhập, cùng các cộng sự tham gia chiến đấu với bộ đội”, bao gồm những thông tin về nhiễu, những thủ đoạn sử dụng tên lửa Shrike của địch, những đánh giá từ hai phía, những bản vẽ, ảnh chụp các dạng nhiễu của địch trên màn hiện sóng các loại radar của ta, những hình ảnh về máy bay, bom đạn, các khí tài gây nhiễu của địch do tác giả chụp lại từ các tạp chí quân sự nước ngoài kể từ năm 1967… Từ đó, trung tướng Phan Thu đưa ra những phân tích dưới góc độ khoa học kỹ thuật trong “chiến dịch Điện Biên Phủ trên không” hết sức sâu sắc, có giá trị chuyên môn cao. Một số uẩn khúc từ chiến dịch cách đây gần 50 năm cũng được tác giả cố gắng làm sáng tỏ như “không có việc nối tầng đánh B-52”, “tên lửa SAM-3 lỡ hẹn đánh B-52”, cùng những bài học rút ra sau chiến thắng…

Nhà quân sự nhiều kinh nghiệm như trung tướng Phan Thu cũng bộc bạch những trăn trở về tương lai với độc giả sách Tại sao Việt Nam đánh thắng B-52: Những chuyện bây giờ mới kể: “Nếu có cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc khác thì tác chiến phòng không trong nhiễu đương nhiên là mạnh hơn những gì ta đã gặp, thủ đoạn sử dụng tên lửa chống radar sẽ phổ biến hơn và lắt léo hơn. Không những thế, chúng ta còn phải tiến hành tác chiến phòng không trong điều kiện tàng hình với các loại máy bay không người lái và nhiều loại phương tiện kỹ thuật hiện đại, vũ khí điều khiển qua internet, điều khiển bằng tia lazer với công nghệ cao… Chiến tranh trong tương lai còn là chiến tranh mạng, xảy ra ngay trong thời bình lẫn thời chiến mà chúng ta không thể coi thường”.

Dù vậy, trung tướng Phan Thu khẳng định mạnh mẽ: “Một dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Bao nhiêu xương máu và mồ hôi nước mắt của cha ông nhiều thế hệ đã đổ ra để có và giữ được mảnh đất này. Một dân tộc như vậy, vạn người như một, triệu người như một, sẽ không có kẻ xâm lược nào có thể khuất phục được”.

Lời tâm huyết của vị tướng

Trung tướng Phan Thu bày tỏ niềm tự hào về ý chí và trí tuệ Việt Nam đã bắn rơi B-52. Ảnh tư liệu: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Lịch sử ghi nhận trận Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không là một trong những trận chiến vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Thắng lợi Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, góp phần cho việc ký kết Hiệp định Paris, để sau đó 2 năm dẫn đến đại thắng mùa xuân năm 1975. Đất nước giành được độc lập hoàn toàn và thống nhất, đưa giang sơn gấm vóc của tổ tiên về một mối.

Chiến tranh đã kết thúc, có 3 vấn đề còn nợ mà chúng ta phải nghiên cứu tiếp để chủ động chuẩn bị nếu có cuộc chiến tranh khác xảy ra. Đó là:

1. Nhiễu SAM-3 sẽ xảy ra như thế nào, nếu chiến tranh vẫn tiếp tục?

2. Đánh những loại máy bay ném bom như B-52 đối với các yếu địa ven biển như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh… sẽ phải giải quyết thế nào để khắc phục khó khăn của ta như B-52 đã vào đánh Hải Phòng ngày 16-4-1972? Việc không cho máy bay và hạm tàu gây nhiễu ngoài đội hình vào gần là điều tối quan trọng để tên lửa phòng không đánh các loại máy bay ném bom kiểu đó.

3. Loại máy gây nhiễu mới khi máy bay chiến thuật đóng giả B-52 là loại gì? Là ALQ-87 hay ALQ-101? Có phải địch lại gây nhiễu rãnh đạn đợt mới đã được cải tiến, khiến 36 quả đạn của các trung đoàn 257 và 261 đều bị tự hủy hay không? Nhiễu rãnh đạn còn nguy hiểm hơn rãnh mục tiêu nhiễu. Rãnh mục tiêu bị nhiễu, ta còn có cách đánh 3 điểm, cần đánh giá chính xác sự nguy hiểm của nhiễu rãnh đạn so với nhiễu rãnh mục tiêu mà nghiên cứu cải tiến rãnh đạn tên lửa hiệu quả hơn nữa. Cần đặt những vấn đề trên để tiếp tục giải quyết.

Trung tướng PHAN THU

Yến Thanh

Phát huy triệt để ý chí và trí tuệ Việt Nam

Trả lời phỏng vấn Đồng Nai cuối tuần nhân kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2020), Trung tướng Phan Thu chia sẻ nhiều điều tâm đắc:

“Suốt gần 50 năm qua, ở nhiều lần kỷ niệm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, chúng ta đều nói về các nguyên nhân của thắng lợi. Mỗi người đều nói về những khía cạnh mà mình cảm thấy thích thú. Lần này, tôi cũng vậy. Có những nét đặc biệt làm nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ trên không mà tôi đề cập trong cuốn sách mới của mình là:

1- Nguyên nhân tổng hợp, đó là: cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật, Việt Nam đều chủ động, không bị bất ngờ, chủ động chuẩn bị, hạn chế những điểm mạnh, khoét sâu các điểm yếu của B-52, phát huy những điểm mạnh của ta, khiến ta mạnh hơn và đánh thắng đối phương.

2- Nguyên nhân về khoa học kỹ thuật. Đối phương dùng khoa học kỹ thuật để chế áp ta. Ta cũng sử dụng khoa học kỹ thuật để đánh thắng lại.

3- Ta đã có một cách đánh B-52 thông minh, sáng tạo vừa đánh thắng địch vừa bảo vệ mình. Ta đã chọn cự ly thích hợp để phát sóng làm sao vừa bắt được mục tiêu chọn được cách đánh vượt nửa góc là phương pháp bắn chính xác nhất của SAM-2, vừa hạn chế tên lửa Shrike của đối phương; đã phát huy cách đánh 3 điểm, một phương pháp thụ động “gậy ông đập lưng ông” rất hiệu quả. Chúng ta đã xử lý nhanh, thành thạo và chính xác cách thay đổi phương pháp bắn ngay trong quá trình điều khiển đạn. Tóm lại quân ta đã có cách đánh tổng hợp, phát huy triệt để ý chí và trí tuệ Việt Nam.

4- Tác chiến điện tử và chống tên lửa bám theo cánh sóng radar giữa ta và đối phương diễn ra giằng co, kéo dài suốt cuộc chiến tranh ở miền Bắc theo hướng một chiều: Mỹ tập trung gây nhiễu và sử dụng tên lửa Shrike, ta thì chủ yếu là chống nhiễu (vạch nhiễu tìm thù) và hạn chế tên lửa Shrike mà thôi. Nhiều lúc đối phương gây cho ta nhiều khó khăn như khi nghiên cứu cách đánh bằng phương pháp 3 điểm, chống nhiễu rãnh đạn, cải tiến kỹ thuật chống nhiễu và chống Shrike… Ta phải tác chiến trong một cuộc chiến tranh không cân sức, nhưng rồi chúng ta cũng vượt qua, vượt trên, mạnh hơn đối phương và chiến thắng.

* Trong sách, trung tướng có nói mình “lược viết những điều thấm thía”, đó là…?

– Điều mà tôi gửi gắm ở quyển sách là niềm tự hào về ý chí và trí tuệ Việt Nam đã bắn rơi B-52 mà trên thế giới cho đến nay vẫn chưa một nước nào làm được việc ấy. Tôi vô cùng vui sướng và thích thú khi được viết trong quyển sách của mình: “Chúng ta đã giành thắng lợi bằng chính thực lực của mình, bằng sức mạnh của mình mà không hề có sự may rủi nào!”. Hoặc câu: “Ta đã mạnh hơn địch, quật đổ thần tượng B-52 theo nghĩa bóng và xuống bùn đen ở hồ Ngọc Hà theo nghĩa đen”.

* Xin Trung tướng cho biết vai trò của việc nắm bắt công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại trong quân chủng quốc phòng ngày nay?

– Việt Nam chúng ta nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Coi trọng vai trò của con người trong chiến tranh, nhưng không bao giờ coi nhẹ vũ khí trang bị, khoa học kỹ thuật quân sự. Ngày nay, trong sự phát triển của khoa học và công nghệ, trên thế giới, chúng ta phải từng bước hiện đại hóa quân đội, thậm chí ở một số ngành đòi hỏi phải hiện đại hóa nhanh để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng.

* Xin chân thành cảm ơn trung tướng và kính chúc ông thật nhiều sức khỏe.

Y.Thanh (thực hiện)

Khác Biệt Giữa Hàng Xóm Việt Nam Và Tại Mỹ

Khác biệt giữa hàng xóm Việt Nam và tại Mỹ

“Bán anh em xa không bằng mua láng giềng gần”. Thật vậy, sống ở bất cứ đâu, những người hàng xóm luôn là cầu nối để tạo nên những giá trị tình cảm tốt đẹp hay những niềm vui mà cuộc sống mang lại khi chúng ta là hàng xóm với nhau. Cùng tìm hiểu xem những người hàng xóm của Mỹ và Việt Nam giống nhau, khác nhau ở điểm nào?

Có điểm chung về quan niệm Tôn giáo giữa láng giềng.

Thật kì lạ là Mỹ và Việt Nam là hai đất nước có nền văn hóa hoàn toàn khác nhau, nhưng giữa những người hàng xóm ở hai đất nước chúng ta lại có những điểm chung dễ dàng nhận thấy.

Ở Mỹ cũng như Việt Nam, trong những con hẻm, mọi người sống hòa đồng với nhau, gọi nhau là chú dì, cô bác như bà con thân thích, chẳng ai quan tâm tới người này, người kia theo đạo giáo nào. Cùng chung khu phố, có những gia đình công giáo, cuối tuần họ thường đi lễ nhà thờ, nhưng trước khi đi họ thường nhờ những gia đình khác đạo bên cạnh trông giúp nhà, thậm chí họ còn nhờ trông coi cửa hàng buôn bán của mình. Thỉnh thoảng có gia đình tổ chức cầu kinh tại gia, những gia đình hàng xóm bên cạnh tự nguyện vặn nhỏ tivi, tuyệt đối không hát karaoke để cho họ hành lễ.

Ở thôn quê Việt Nam cũng thế, khi bà con Công giáo đi lễ đều gửi nhà nhờ bà con đạo Phật trông coi giúp. Phật tử cũng vậy, khi đi chùa đều nhờ nhà Công giáo bên cạnh trông coi nhà, có khi gửi chìa khóa cửa nhờ giữ giúp.

Người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, người khác tín ngưỡng đều mang đặc tính giống nhau. Kẻ nào phân biệt, chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo đều bị lên án và loại trừ. Ở một đất nước mà người dân đều tôn trọng tín ngưỡng của nhau, biến các ngày lễ trong tôn giáo thành lễ hội chung, đó là nền tảng của tình đoàn kết dân tộc, thành tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhìn vào các quốc gia có xung đột sắc tộc đẫm máu, chúng ta càng tự hào với sự đoàn kết, yêu thương nhau giữa giáo dân các tôn giáo trên đất nước, quê hương mình.  

Cách ứng xử, giao tiếp với hàng xóm

Mỹ và Việt Nam đều có điểm chung là sự hòa đồng và xởi lởi giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau. Nhưng cá tính và văn hóa đã tạo nên nét khác biệt trong giao tiếp, ứng xử của hai đất nước này.

Đối với Mỹ:

Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm.

Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác nhau tuỳ theo vùng. Người New York nổi tiếng là trực tính, và thậm chí hơi thô bạo nếu so sánh với văn hóa Châu Á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn nhưng thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói đúng ý nghĩ của họ. Ví dụ ở Los Angeles – miền đất của những giấc mơ – nếu ai đó nói với bạn “Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” thì có thể là họ sẽ làm như vậy thật, song cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn không có cơ hội”.

Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra vào thang máy, tàu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra hết rồi mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn.

Đối với Việt Nam:

Người Việt Nam quan tâm đến việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi thành viên trong tập thể, cộng đồng. Nguyên nhân này khiến cho văn hóa giao tiếp của người Việt Nam rất coi trọng việc giao tiếp, và được thể hiện ở 2 điểm chính sau:

Chủ nhà thích có khách viếng thăm. Việc khách đến nhà thăm là hành động biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, của xóm làng, nhằm giúp thắt chặt thêm mối quan hệ.

Chủ nhà có tính hiếu khách: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa”. Khi có khách đến nhà, cho dù là người thân quen hay xa lạ, thì chủ nhà luôn tiếp đãi khách một bữa thịnh soạn cho dù gia cảnh lúc đó có khó khăn, tính hiếu khách càng được thể hiện rõ ràng hơn khi bạn về những vùng hẻo lánh, hay miền rừng núi xa xôi.

Tuy nhiên trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam, thì người Việt nam lại có một đặc tính đó là sự rụt rè. Sự tồn tại của hai tính cách trái ngược này xuất phát từ đặc tính cơ bản là tính cộng động và tính tự trị. Trong môi trường có tính cộng đồng thì người Việt Nam giao tiếp rất cởi mở, nhưng vào môi trường mà tính ngự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam luôn tỏ ra rụt rè. Có thể nói chúng chính là hai mặt cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử của người Việt Nam.

CALI VISA

 Bạn cần tư vấn về di trú Mỹ. Đừng ngần ngại, CALI VISA luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc:

 Điện thoại      : (028) 3838.4568 / 3838.4569

 Hotline           : 0901.440.666

 Facebook       : https://www.facebook.com/calivisa/

 Email             : vietnam@calivisa.vn

 Website         : http://calivisa.vn/

Năm 2022 Cách Chơi Chứng Khoán Mỹ Hiệu Quả Ra Sao? Đầu Tư Chứng Khoán Mỹ Tại Việt Nam Và Top Sàn Chứng Khoán Mỹ

1. Tìm hiểu thị trường chứng khoán Mỹ

★ Phố Wall – Wall Street và thị trường chứng khoán Mỹ   

Phố Wall (Wall Street) được coi là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, gồm 8 phố tài chính, dài khoảng 1,1 km nằm trong khu Tài Chính thuộc vùng hạ Manhattan, New York.

Vào thế kỷ 17, phố này là ranh giới phía bắc của khu định cư New Amsterdam. Đầu thế kỷ 19, nơi đây bao gồm các khu dân cư và nhiều trụ sở của nhiều doanh nghiệp. Việc mở kênh đào Erie trong thời gian này đã góp phần làm bùng nổ việc kinh doanh tại thành phố New York. 

Kéo theo đó, phố Wall trở thành cảng biển chính ở phía Đông duy nhất nối liền với các cảng trên Ngũ Đại Hồ bằng đường thủy, và từ đó trở thành trung tâm tài chính của Hoa Kỳ.

Ngày nay, phố Wall là nơi tập trung tất cả các ngân hàng, các quỹ phòng hộ và các nhà giao dịch chứng khoán lớn của Mỹ, và cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều sàn giao dịch lớn của Mỹ như NYSE, NASDAQ, AMEX, NYMEX và NYBOT.

★ Địa vị của thị trường chứng khoán Mỹ trên thế giới

Thị phần các thị trường chứng khoán năm 2020-Nguồn: Statista

Tập trung tại Mỹ là các sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ – hai trong những sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trên toàn thế giới. Chính vì thế, Mỹ là nơi có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn nhất thế giới, với tổng giá trị lên tới 33 nghìn tỷ USD – gấp 5 lần so với Trung Quốc và mười lăm lần so với Ấn Độ (số liệu 2018 của Worldbank). 

Ngoài ra, thị trường chứng khoán Mỹ có vốn hóa lớn nhất thế giới – đạt 30 nghìn tỷ USD, gấp 5 lần so với Trung Quốc, gấp 6 lần so với Nhật Bản và 10 lần so với thị trường chứng khoán Hồng Kông. Chính lý do này khiến Mỹ được xem như là thị trường có tính thanh khoản cao nhất hiện nay. Bảng giá chứng khoán Mỹ vì thế cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm.  

Theo số liệu mới nhất, Mỹ đang là thị trường chứng khoán chiếm hơn một nửa giá trị thị trường chứng khoán trên toàn cầu. Năm 2020, thị phần của chứng khoán Mỹ chiếm hơn 54% thế giới – dẫn đầu ngôi vương trên thị trường chứng khoán quốc tế trong nhiều năng liền. 

Trong phần tiếp theo, mình sẽ giới thiệu một số chỉ số chướng khoán và cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ, bạn cũng có thể khám phá và giao dịch hơn 100 thị trường hot trên Mitrade.

Bạn đang xem bài viết Tại Sao Mỹ Đánh Việt Nam? trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!