Cập nhật thông tin chi tiết về Thiếu Máu Của Bệnh Thận mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thiếu máu của bệnh thận là một thiếu máu giảm sinh do thiếu erythropoietin (EPO) nguyên phát hoặc giảm đáp ứng với nó; thường là thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc Điều trị bao gồm các biện pháp để điều chỉnh bệnh nền và bổ sung EPO và đôi khi cả sắt.
Thiếu máu ở bệnh thận mạn tính do nhiều yếu tố.
Cơ chế phổ biến nhất là
Giảm sinh hồng cầu do giảm sản xuất EPO
Các yếu tố khác bao gồm
Tăng ure máu (trong đó tan máu nhẹ là phổ biến do sự gia tăng hồng cầu biến dạng)
Mất máu do rối loạn chức năng tiểu cầu, chạy thận, và / hoặc rối loạn tân sản mạch
Cường cận giáp thứ phát
Ít phổ biến hơn là mảnh vỡ hồng cầu (thiếu máu tan máu chấn thương), xảy ra khi nội mô nội mạch bị tổn thương (ví dụ như tăng huyết áp ác tính, viêm cầu thận lan tỏa, viêm đa khớp dạng thấp, hoại tử vỏ cấp tính).
Sự thiếu hụt sản xuất EPO trong thận và mức độ thiếu máu không phải lúc nào cũng tương quan với mức độ rối loạn chức năng thận; thiếu máu xảy ra khi độ thanh thải creatinine là < 45 mL / phút. Các tổn thương cầu thận (ví dụ, do bột thận, bệnh thận tiểu đường) thường dẫn đến thiếu máu trầm trọng nhất do mất chức năng bài tiết
Chẩn đoán dựa trên biểu hiện suy thận, thiếu máu hồng cầu bình thường, và giảm hồng cầu lưới. Xét nghiệm tủy xương có thể thấy giảm sản dòng hồng cầu. Có mảnh vỡ hồng cầu trên tiêu bản máu ngoại vi, đặc biệt nếu có giảm tiểu cầu, cho thấy sự tan máu chấn thương xảy ra đồng thời.
Thiếu Máu Có Phải Là Biến Chứng Của Bệnh Suy Thận Mạn?
Ở các bệnh nhân suy thận mạn thường có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Đây là những biểu hiệu của hiện tượng thiếu máu. Vậy thiếu máu có phải là biến chứng của bệnh suy thân mạn? Chúng ta cùng tìm hiểu tại sao suy thận mạn lại thiếu máu.
Suy thận mạn bệnh học là trường hợp thận bị tổn thương hoặc bị bệnh. Chức năng thận bị tổn thương do trước đó có thể mắc các bệnh như sỏi thận, viêm cầu thận, có thể bệnh nhân trước đó có sử dụng thuốc chữa sỏi thận hoặc không. Khi chức năng thận bị tổn thương sẽ không sản sinh đủ hooc môn erythropoietin, đây là hooc môn kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu. Nếu hooc môn này bị thiếu hụt nghĩa là hồng cầu không được sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu khiến cho lượng oxy bị giảm.
Bên cạnh đó tình trạng kém ăn ở người bệnh suy thận khiến cho cơ thể bị thiếu chất như: Sắt, vitamin B12, axit folic… điều này cũng khiến cho chất lượng máu trong cơ thể kém cả về số lượng và chất lượng.
Thiếu máu trong suy thận mạn thường có các biểu hiện dễ thấy và thường xuất hiện ở giai đoạn cuối như: Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, nôn, da xanh xao, tinh thần khó tập trung, khó thở, tức ngực hoặc các vấn đề về tim như phì đại tim, suy tim… Một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu nhẹ ở giai đoạn đầu kèm theo là tiểu ít, tiểu rắt nên thường bị nhầm với bệnh sỏi thận. Nếu bệnh nhân không đi khám mà tự ý dùng thuốc sỏi thận để điều trị sẽ rất nguy hiểm, sẽ khiến cho chức năng thận bị tổn thương nhiều hơn và thuốc sỏi thận bị mất tác dụng. Bệnh nhân nên đi khám chính xác xem có phải bị sỏi thận hay không hay đã mắc suy thận mạn giai đoạn đầu.
Xem: Bệnh suy thận mạn có chữa được không?
Tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt của người bệnh do đó cần được điều trị kịp thời. Khi điều trị thiếu máu cho bệnh nhân suy thận mạn cần có chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy vào tình trạng, mức độ thiếu máu ở mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp. Bổ sung sắt là một cách giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng hemoglobin. Đối với các bệnh nhân suy thận mạn bị thiếu máu nghiêm trọng hoặc đang trong quá trình chạy thận nhân tạo thì có thể sử dụng phương pháp tiêm thuốc kích thích tạo máu.
Bên cạnh đó ở bệnh nhân suy thận mạn còn xảy ra các hiện tượng phù. Phù trong suy thận mạn là do tình trạng tích nước, dịch bị ứ đọng khiến cho bệnh nhân bị phù, phù thường xuất hiện ở mặt và tay chân.
Như vậy thiếu máu là một trong những biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân suy thận mạn. Khi điều trị suy thận mạn chủ yếu tập trung điều trị các triệu chứng như thiếu máu, tăng huyết áp… Bệnh nhân suy thận nên chú ý các biểu hiện để sớm đi gặp bác sĩ để có lời khuyên cho điều trị bệnh để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm khác
Bệnh Nhân Suy Thận Và Nguy Cơ Bị Thiếu Máu
Bệnh nhân suy thận và nguy cơ bị thiếu máu
Thiếu máu là một trong những vấn đề cấp thiết mà bệnh nhân suy thận dễ gặp phải hiện nay. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không nhận biết được dấu hiệu của thiếu máu hay chủ quan mà không điều trị khiến bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn và việc điều trị gặp phải khó khăn.
Bệnh nhân suy thận dễ bị thiếu máu
Khi mắc suy thận mạn tính, người bệnh phải đối mặt rất nhiều nguy cơ về sức khỏe, trong đó, đa số các trường hợp đều bị thiếu máu. Thực trạng này đã được các chuyên gia tổng kết qua số liệu của báo cáo tại khoa Thận Nhân tạo (bệnh viên Bạch Mai, Hà Nội) gần đây: 5,4 % bệnh nhân bị thiếu máu nặng; 25,2% trường hợp thiếu máu vừa và 52,5% người bệnh bị thiếu máu nhẹ.
Tuy nhiên, ở trường hợp thận bị suy thì thiếu máu thường xảy ra trong thời gian dài, tiến triển nặng dần, sức khỏe của người bệnh cũng thích nghi dần với tình trạng này nên rất ít triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn nhẹ và vừa. Một số dấu hiệu gợi ý bạn bị thiếu máu là: tim đập nhanh, khó thở, chán ăn, khó tiêu, da xanh xao, tóc khô, giảm ham muốn trong đời sống tình dục, đau cơ…
Bệnh nhân suy thận dễ bị thiếu máu.
Tình trạng thiếu máu nặng dần kết hợp với chức năng thận bị suy giảm khiến sức khỏe của người bệnh giảm sút trầm trọng. Đặc biệt, hậu quả mà thiếu máu mang lại sẽ là nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và dễ dẫn tới tử vong nếu không cứu chữa kịp thời. Do đó, cải thiện tình trạng thiếu máu cũng là một trong những mục tiêu điều trị quan trọng đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Để đáp ứng mục tiêu này, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia, bổ sung sắt bằng các thuốc hoặc qua đường ăn uống và phải lọc máu nếu đã ở giai đoạn nặng.
Hỗ trợ điều trị bệnh bằng sản phẩm thiên nhiên
Song song với các biện pháp trên, hiện nay, sự ra đời của những loại thực phẩm chức năng nguồn gốc thiên nhiên đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình trạng thiếu máu, hỗ trợ điều trị và làm chậm tiến trình suy thận hiệu quả. Trong đó, sản phẩm đang được nhiều người lựa chọn là thực phẩm chức năng Ích Thận Vương. Được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, trước tiên, khi sử dụng Ích Thận Vương, người bệnh sẽ không phải lo lắng về tác dụng phụ hay những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Hơn nữa, các thành phần của Ích Thận Vương là những dược liệu rất tốt với trường hợp mắc bệnh thận như: dành dành, mã đề, râu mèo… nên giúp cải thiện chức năng thận, ngăn ngừa sự phá hủy thận, hỗ trợ điều trị bền vững, làm chậm tiến trình của bệnh và giảm nhu cầu lọc máu ở trường hợp nặng. Đặc biệt, L-carnitine – một trong những thành phần của Ích Thận Vương có tác dụng tăng hồng cầu, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu thường gặp ở trường hợp bị suy giảm chức năng thận. Uy tín của Ích Thận Vương không chỉ được khẳng định tại những hội thảo khoa học mà còn từ ý kiến phản hồi tốt từ rất nhiều bệnh nhân trên toàn quốc.
Thu Hường
Tại Sao Bệnh Nhân Viêm Cầu Thận Mạn Thường Bị Thiếu Máu?
Bệnh nhân viêm cầu thận mạn đặc biệt là ở giai đoạn cuối đều bị thiếu máu. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở bệnh nhân bị viêm cầu thận mạn bao gồm:
Suy giảm hồng cầu: Bệnh nhân viêm cầu thận mạn ở giai đoạn cuối sẽ bị hư hỏng thận mức độ nặng, thận không đủ khả năng sản sinh ra hormon erythropoietin – hormone kích thích tủy xương sản sinh ra hồng cầu khiến quá trình hình thành và phát triển của hồng cầu gặp khó khăn, dẫn đến thiếu máu.
Mất máu do chạy thận nhân tạo: việc chạy thận nhân tạo cũng khiến bệnh nhân bị mất máu do máu bị thất thoát trong quá trình luân chuyển ra ngoài cơ thể, qua hệ thống ống dẫn. Quá trình chạy thận trong một thời gian dài khiến bệnh nhân mất một lượng máu đáng kể gây nên tình trạng thiếu máu.
Ăn uống kém, không đủ chất dinh dưỡng: người bị bệnh viêm cầu thận mạn phải kiêng các thực phẩm giàu chất béo, có chế độ ăn rất ít mỡ nên giảm thiểu sự hình thành protein trong cơ thể nhưng lại có một lượng lớn protein bị thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Bên cạnh đó, người bệnh mệt mỏi nên chán ăn, ăn không ngon, ruột hấp thụ thức ăn kém nên cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất tạo máu như: protein, sắt, axit folic. Lâu ngày khiến người bệnh bị thiếu máu.
Tốc độ phá hủy hồng cầu tăng: ở người bệnh viêm cầu thận mạn, chất thải do quá trình trao đổi chất của cơ thể bài tiết ra ngoài ít đi, nồng độ máu tăng cao. Các chất thải này làm tăng tốc độ phá hủy hồng cầu, khiến hồng cầu bị phá hủy nhanh chóng, gây thiếu máu.
Mất máu mạn tính: Những người bị nhiễm độc nước tiểu thì nước thải và chất có nguồn gốc axit (các chất độc tố gây nhiễm độc nước tiểu) không thể bài tiết qua nước tiểu khiến chức năng đông máu bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nước thải và chất có nguồn gốc axit còn khiến các mao mạch máu giòn hơn. Các chất này khiến người bệnh bị chảy máu chân răng, chảy máu mũi, xuất huyết dạ dày, xuất huyết dưới da, góp phần làm tăng nguy cơ thiếu máu.
Người bệnh viêm cầu thận mạn bị thiếu máu sẽ có các biểu hiện như:
Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, choáng váng đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột
Da xanh xao, cơ thể yếu
Khó tập trung trong công việc
Khó thở, tức ngực
Nhịp tim bất thường
Suy tim…
Khi thấy các dấu hiệu bất thường kể trên, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm đếm hồng cầu, xét nghiệm nồng độ sắt trong máu, định lượng hemoglobin để xác định chính xác mình có bị thiếu máu hay không?
Tình trạng thiếu máu khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe yếu đi, người không có sức sống, sức chịu đựng kém… Nếu cơ thể đang có bệnh lý thì các triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn. Nếu không được điều trị sớm, thiếu máu có thể dẫn đến những biến chứng về tim mạch, thậm chí là suy tim và đột quỵ, khiến người bệnh tử vong.
Bệnh nhân viêm cầu thận mạn bị thiếu máu cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, phối hợp với phương pháp điều trị được chỉ định và sử dụng thuốc đúng, đủ liều.
Người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, tăng cường các loại thực phẩm bổ máu, tăng dưỡng chất tạo máu.
XEM THÊM:
Bạn đang xem bài viết Thiếu Máu Của Bệnh Thận trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!