Cập nhật thông tin chi tiết về Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Mổ Không Và Có Những Phương Pháp Mổ Nào? mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh thoát vị đĩa đệm hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng không vì thế mà mọi người “sống chung với lũ”. Bởi việc áp dụng các cách chữa bệnh từ hiện đại cho đến cổ truyền mang lại kết quả tốt trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh cũng như ngăn chặn bệnh biến chứng.
Một trong những thắc mắc được nhiều người đặt ra là có nên mổ thoát vị đĩa đệm hay không?
Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không còn tùy thuộc vào tính chất tổn thương, vị trí cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh… Hầu hết các bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc, nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, và tập phục hồi chức năng.
Chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm bao giờ các bác sĩ cũng phải dựa trên hai tiêu chuẩn chính là triệu chứng lâm sàng và kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống và thắt lưng mới đưa ra được kết quả chính xác.
Thoát vị đĩa đệm mổ hay không mổ?
Mổ hay phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ được chỉ định khi người bệnh bị đau thần kinh tọa nặng, cảm giác đau, tê và yếu ở hông làn xuống chân, gây khó khăn cho quá trình đi lại; đau vai gáy lan xuống 2 cánh tay và bàn tay, bệnh nhân chỉ có thể nằm ngửa mới đỡ đau.
Khi bệnh nhân đang phải chịu những cơn đau không cải thiện khi đã dùng thuốc hoặc các phương pháp trị liệu khác, họ sẽ được các bác sĩ khuyên nên tiến hành phẫu thuật.
Khi bác sĩ đưa ra chỉ định cần phải mổ để tránh biến chứng nguy hiểm hơn.
Chính vì thế thoát vị đĩa đệm có nên mổ không mọi người hãy đi khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín trao đổi với bác sĩ để biết tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm có phải mổ không.
Có những phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm nào?
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Phương pháp nào hiệu quả, an toàn nhất?
1. Mổ mở truyền thống
Đây là kiểu phẫu thuật mở rộng bản sống, là phương pháp mổ đầu tiên được áp dụng ở nước ta. Khi đó, các bác sĩ sẽ rạch 1 đường rạch trên da dài từ 4cm đến 6cm, trực tiếp tác động đến đĩa đệm bị thoát vị và loại bỏ phần hư hại, trả lại sự “tự do” cho các rễ dây thần kinh bị chèn ép sau mổ thoát vị đĩa đệm.
2. Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm
Đây là phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn, ít gây ảnh hưởng đến cấu trúc của cột sống. Bác sĩ sẽ sử dụng công cụ hiện đại kết nối với màn hình để bác sĩ theo dõi. Phương pháp này được nhiều người áp dụng vì nó không gây đau đớn, người bệnh vẫn tỉnh táo trong khi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật.
3. Mổ thoát vị đĩa đệm Mini – COD
Phương pháp này sẽ giúp lấy nhân thoát vị qua đường mổ nhỏ lối sau. Giúp loại bỏ phần thoát vị ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống. Phẫu thuật Mini – COD phù hợp với những người sau khi điều trị bảo tồn không hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ rạch một đường nhỏ trên da để lấy khối thoát vị do đó ít gây tổn thương tới các mô xung quanh.
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không với phương pháp mổ Mini – COD?
4. Phẫu thuật dưới kính hiển vi
Các bác sĩ sẽ dùng một ống banh có đường kính 2cm, qua đường rạch da sẽ tiến hành lấy nhân thoát vị và giải ép rễ thần kinh. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thực hiện tốt nhất ở tầng L5/S1.
Dù áp dụng kỹ thuật mổ nào thì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tham gia vào quá trình tập luyện phục hồi sau phẫu thuật. Giúp ổn định lại cuộc sống và giúp bệnh nhân có thể nhanh chóng trở về cuộc sống thường ngày.
Mỗi phương pháp phẫu thuật trên đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó để biết được bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ không tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để nhận được lời khuyên từ bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc ở ngoài về để điều trị, việc này sẽ làm cho tình trạng bệnh của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Có Nên Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Không? Các Phương Pháp Mổ Hiện Nay.
Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không?
Có nhiều bệnh nhân điều trị bằng phương pháp bảo tồn không có kết quả tốt mà bệnh còn trở nên nghiêm trọng thì nên đến bác sĩ để được tư vấn về phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật là phương pháp mà mọi bệnh nhân đề muốn tránh vì lo sợ khi phẫu thuật xong sẽ để lại biến chứng. Và không ai muốn động đến dao kéo và phải chịu một vết sẹo trên vùng cột sống, thắt lưng.Thế nhưng, khi bệnh thoát vị đĩa đệm trở nặng thì lựa chọn phương pháp phẫu thuật là một điều đúng đắn.
Mổ thoát vị đĩa đệm theo phương pháp mổ hở:
Trong phương pháp mổ hở, nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép lên dây thần kinh hoặc cột sống. Mổ hở có thể giải quyết các nguyên nhân gây chèn ép khác như gai cột sống. Sau khi người bệnh được gây mê, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở vị trí đĩa đệm thoát vị. Khi khối thoát vị được loại bỏ và giải phóng áp lực của nó lên dây thần kinh, sau đó bác sĩ sẽ khâu đường mổ lại.
Mổ thoát vị đĩa đệm theo phương pháp mổ nội soi
Phương pháp vi phẫu thuật nội soi về nguyên lý giống với phương pháp mổ hổ nhưng vết mổ nhỏ hơn và sử dụng kính hiển vị hoặc ống nội soi. Các mô và cơ thay vì bị cắt rạch sẽ được tách ra để tạo đường đi cho ống nội soi. Sau đó bên trong cột sống, quy trình loại bỏ khối thoát vị được thực hiện giống như mổ hở. Tuy nhiên, do không gian can thiệp hạn hẹp nên phương pháp này không áp dụng cho tất cả các trường hợp.
Mổ thoát vị đĩa đệm theo phương pháp lấy đĩa đệm thoát vị qua da.
Phương pháp sẽ lấy nhân nhầy qua da bằng cách làm giảm kích thước khối thoát vị, thủ thuật này sử dụng trong trường hợp có thể thay thế cho mổ hở, nhưng chỉ được thay thế cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, cổ chưa rách bao xơ, có biểu hiện lâm sàng không đáp ứng điều trị nội khoa.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không? Mổ thoát vị đĩa đệm là trường hợp bắt buộc khi bệnh trở nặng. Vậy nên bạn cần phải chủ động trong việc chăm sóc bản thân, nếu thấy xuất hiện cơn đau nhức thì nên đi khám ngay để có thể điều trị kịp thời.
Phương Pháp Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ
1. Thoát vị đĩa đệm cổ có nên mổ không?
Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng nhân nhầy của một hoặc nhiều đốt sống bất kỳ tại cổ bị thoát khỏi vị trí ban đầu, làm chèn ép lên rễ thần kinh, gây ra các cơn đau, yếu hoặc biến chứng…
Trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ thì phương pháp ưu tiên luôn là điều trị bảo tồn như áp dụng vật lý trị liệu, sử dụng thuốc, các bài tập, phương pháp kéo giãn cột sống…
Tuy nhiên nếu thực hiện các phương pháp điều trị nội khoa tích cực trên sau 6 tháng mà không mang đến hiệu quả, tình trạng bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện biến chứng thì các y bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ.
Phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như các đáp ứng của cơ thể với các phương pháp điều trị mà y bác sĩ sẽ chỉ định khi nào nên mổ chữa thoát vị
Có thể nói, mổ chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là phương án cuối cùng, sau khi các phương án điều trị khác không mang đến kết quả. Việc có nên mổ chữa thoát vị đĩa đệm không phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của bệnh nhân cũng như các quyết định của y bác sĩ chuyên khoa.
2. Thoát vị đĩa đệm cổ khi nào phải mổ?
Để có thể chỉ định chính xác trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm nào cần mổ thì y bác sĩ chuyên môn sẽ phụ thuộc vào các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng và những đáp ứng của bệnh nhân với các phương án điều trị trước đó. Cụ thể hơn, những trường hợp được chỉ định mổ và chống chỉ định sẽ như sau:
2.1. Đối tượng chỉ định
Phương pháp mổ chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được chỉ định trong những trường hợp sau đây:
Điều trị bằng các phương pháp bảo tồn trong 6 tháng mà không có kết quả: Những liệu pháp như thuốc tây y, vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống, chiếu tia laser… đã được áp dụng mà không mang đến hiệu quả, cơn đau không giảm, tình trạng bệnh còn nặng hơn thì cần can thiệp ngay bằng phương pháp phẫu thuật.
Có dấu hiệu chèn ép tủy sống và dây thần kinh độ nặng, có khả năng liệt: Tình trạng bệnh lý đã trong giai đoạn nguy hiểm, phải điều trị cấp bách vì có thể xảy ra những biến chứng khó lường thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm gặp phải các biến chứng như liệt vận động hay hội chứng chùm đuôi ngựa thì cũng cần được tiến hành mổ ngay.
Bệnh lý cột sống rất nhiều: Đối tượng mắc nhiều bệnh lý về cột sống cùng lúc cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật để giúp chữa trị bệnh triệt để.
Người trưởng thành: Đối với người trưởng thành, khả năng phục hồi của cơ thể cao, mà bệnh lý ở tình trạng nặng thì có thể áp dụng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Đối với người cao tuổi thì cần phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe để có chỉ định phù hợp nhất.
2.2. Đối tượng chống chỉ định
Đối với mổ chữa thoát vị đĩa đệm cổ cần chống chỉ định với các trường hợp bệnh sau:
Chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ.
Những người bị bệnh lý tim mạch.
Người bị thoái hóa đốt sống cổ quá nặng
Bệnh lý chuyển hóa hoặc bệnh lý xương di truyền.
Các bệnh nhân mất vững cột sống cổ, khe khớp liên đốt sống hẹp nhiều, cốt hóa dây chằng dọc sau, hẹp ống sống cổ do chèn ép từ thân đốt sống cổ…
3. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm cổ
3.1. Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm cổ
Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật tân tiến, chỉ dùng những vết rạch nhỏ để đưa ống nội soi vào cơ thể, hạn chế gây chảy máu và làm giảm thiểu các sang chấn, biến chứng sau phẫu thuật so với các phương pháp mổ khác.
Quy trình mổ nội soi nói chung như sau:
Gây tê bệnh nhân và tiến hành rạch một đường nhỏ khoảng 7mm để luồn ống thao tác vào cơ thể.
Ống nội soi sau khi tiếp cận được phần nhân nhày và khối thoát vị sẽ được lấy ra bằng dụng cụ gắp hoặc được cắt, làm rã bằng dòng điện cao tần.
Khi xác định được rễ thần kinh và bao rễ thần kinh đã được giải phóng hoàn toàn khỏi khối thoát vị, các dụng cụ sẽ được rút ra, vết mổ được băng lại.
Hiện nay kỹ thuật mổ nội soi đã có nhiều cải tiến, đảm bảo các sang chấn mô xung quanh và sang chấn cho ống nội soi cũng giảm, giúp việc lấy các mảnh vỡ của khối thoát vị trở nên dễ dàng hơn.
Ưu điểm của mổ nội soi:
Mổ nội soi không can thiệp đến cơ, xương khớp, hệ dây thần kinh ở cổ, ít làm ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của cột sống.
Bệnh nhân được phục hồi nhanh chóng hơn sau mổ, có thể sớm vận động trở lại.
Sử dụng ít thuốc giảm đau và để lại vết sẹo nhỏ.
Các biến chứng sau mổ như nhiễm trùng, sốt, lâu lành… giảm nhiều hơn so với việc mổ hở.
Nhược điểm của phương pháp mổ nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm:
Cần phải có sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại.
Cần phải được tiến hành bởi đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Mức chi phí cao, dao động từ 17-50 triệu đồng.
3.2. Phương pháp mổ hở
Mổ hở thoát vị đĩa đệm cột sống trước kia là phương pháp được áp dụng phổ biến, tuy nhiên hiện nay đã ít được sử dụng hơn so với mổ nội soi.
Phương pháp mổ hở sẽ được tiến hành như sau:
Bệnh nhân nằm sấp trên bàn mổ và được gây mê toàn thân nội khí quản.
Bác sĩ xác định vị trí bị thoát vị sau đó sẽ rạch một vết mổ (vài cm tùy tình trạng bệnh) để thao tác.
Tiến hành cắt bỏ vòng xơ phía trước của đĩa đệm và phần đĩa đệm thừa. Những vùng chèn ép lên rễ, tủy,… cũng sẽ được kiểm tra và xử lý để chấm dứt tình trạng chèn ép.
Ưu điểm của phương pháp mổ hở đó là:
Giải phóng khu vực gây chèn ép thần kinh một cách nhanh chóng, giúp mở rộng ống sống.
Các khối thoát vị, chồi xương, hay dây chằng bị tổn thương được lấy ra khỏi cơ thể, và khi tiến hành phương pháp nội khoa thì không trực tiếp can thiệp như thế được.
Có thể sử dụng các vật liệu thay thế như xương tự thân hay đĩa đệm nhân tạo để phục hồi chiều cao của đĩa đệm.
Có thể can thiệp để giữ vững cột sống bằng vít, nẹp,…
Giúp chấm dứt các cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên.
Chi phí mổ hở thấp hơn, chỉ từ 15 đến 18 triệu đồng.
Nhược điểm của phương pháp mổ hở:
Bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng sau mổ
Các cơn đau tăng lên do bệnh bị tái phát
Tình trạng rễ thần kinh bị dính
Người bệnh có thể bị liệt do những tổn thương thần kinh không thể hồi phục được.
4. Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng sẽ có nguy cơ tiềm ẩn các biến chứng, phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm cũng vậy, sau khi mổ người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:
5. Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ
Mổ thoát vị đĩa đệm vẫn có khả năng cao bị tái phát nếu bệnh nhân không điều trị, chăm sóc kịp thời. Do đó cần lưu ý chăm sóc người bệnh sau khi mổ một cách cẩn thận như:
Vệ sinh vết mổ sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Tập luyện vận động sau mổ đúng cách để phục hồi tốt nhất.
Người nhà bệnh nhân nên hỗ trợ người bệnh thực hiện 4 bài tập cơ bản để giúp quá trình phục hồi đạt hiệu quả:
Việc tập luyện sau khi mổ sẽ giúp phục hồi chức năng của cơ thể cũng như hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên cần tiến hành thận trọng đặc biệt là khi mới phẫu thuật xong vì có thể gây ra những tác hại không mong muốn.
6. Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở đâu
6.1. Bệnh viện 108
Một trong những địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp nổi tiếng và uy tín nhất tại Hà Nội chính là bệnh viện Trung ương Quân Đội 108.
Bệnh viện 108 là nơi quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, trong đó có nhiều chuyên gia đầu ngành y học Việt Nam. Các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo từ các cơ sở giáo dục y khoa cả trong và ngoài nước. Cùng với đó là các trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại bậc nhất, ngang tầm với các trung tâm y học hàng đầu hiện nay.
Chi phí cho một ca mổ thoát vị đĩa đệm tại bệnh viện 108 có thể dao động từ 10-50 triệu đồng tùy phương pháp.
6.2. Bệnh viện 103
Bệnh viện 103 chính là một địa chỉ rất đáng tin cậy với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo trong nước và ngoài nước, các thiết bị y tế hiện đại bậc nhất.
Địa chỉ: 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội
Website: benhvien103.vn
Thời gian làm việc: Từ 7h00 – 17h30 Thứ 2 đến Thứ 6
Hiện nay, bệnh viện chưa có khoa Cột sống riêng biệt nên các bác sĩ khoa Nội Thần kinh và Ngoại thần kinh sẽ thực hiện việc khám và điều trị cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bằng nội khoa hay phẫu thuật.
Tại bệnh viện có áp dụng một số kỹ thuật mới trong việc khám và điều trị thoát vị đĩa đệm như: giảm áp đĩa đệm qua da bằng laser mang đến nhiều ưu điểm như không cần gây mê, ít đau đớn, người bệnh không phải nằm viện,…
6.3. Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là nơi quy tụ những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cùng các phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại bậc nhất hiện nay.
Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3869 3731 – 0904.679.281
Thời gian làm việc: Từ 6h30 – 18h00 Thứ 2 – Thứ 6 hàng tuần.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể đến thăm khám và chữa trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình Cột sống của bệnh viện Bạch Mai. Ngoài ra đối với trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng có thể khám chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngoại khoa – được đánh giá là thế mạnh của bệnh viện Bạch Mai.
Bên cạnh đó trung tâm Phục hồi chức năng của bệnh viện cũng là mô hình hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giúp quá trình điều trị, phục hồi mang đến hiệu quả tốt nhất.
6.4. Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp uy tín bậc nhất tại khu vực miền Nam.
Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ với trình độ cao, giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tiếp nhận các kỹ thuật y học mới trên thế giới. Cùng với đó là các trang thiết bị, máy móc hiện đại để hỗ trợ trong quá trình khám và chữa bệnh.
Phương Pháp Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Mới Nhất Hiện Nay
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất là phương pháp nào? Áp dụng khi nào? Là những vấn đề người bệnh cần quan tâm. Phẫu thuật chữa bệnh lý về xương khớp nói chung luôn tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nhất định. Lựa chọn những phương pháp mới, hiện đại giúp tăng tỷ lệ thành công và giảm thiểu rủi ro không đáng có.
Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Có thể khẳng định rằng, không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng cần phẫu thuật. Thông thường, bác sĩ chỉ áp dụng các can thiệp ngoại khoa khi người bệnh không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị khác.
Trước khi quyết định phẫu thuật, bác sĩ cần tiến hành các biện pháp thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm cần thiết: Xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp MRI;… Kết hợp với bệnh sử và các bệnh lý nền mà người bệnh đang có, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cuối cùng.
Thông thường, phương pháp phẫu thuật sẽ chỉ định với người bệnh thuộc các đối tượng sau:
Có tình trạng chèn ép dây thần kinh gây nhiều cơn đau cấp, khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt
Có biểu hiện của hội chứng đuôi ngựa
Người bệnh đã điều trị bằng các phương pháp nội khoa khác nhưng không đem lại hiệu quả, tình trạng diễn tiến nặng lên
Người bệnh mất cảm giác ở hai chân, liệt nhẹ, vận động khó khăn
Phương pháp phẫu thuật nếu thành công có thể trị dứt điểm hoàn toàn tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh vận động và sinh hoạt như bình thường. Cùng với sự phát triển của khoa học, các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất tăng tỷ lệ thành công trong các ca phẫu thuật.
Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp điều trị tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất và các biến chứng gây ra (nếu có) tương đối nguy hiểm
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh nên đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Việc phẫu thuật cũng cần thực hiện ở cơ sở y tế uy tín, tốt nhất để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất
Hiện nay, có 3 phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất đáng quan tâm. Để lựa chọn các phương pháp phù hợp, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế đảm bảo uy tín và nhận sự tư vấn của bác sĩ.
Nội soi lấy nhân nhầy đĩa đệm
Phương pháp này được coi là một trong những phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất và tỷ lệ thành công cao. Việc phẫu thuật được thực hiện trực tiếp trên đĩa đệm, do đó không ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh.
Quá trình phẫu thuật nội soi xác định cụ thể được vị trí đĩa đệm bị thoát vị, lấy được lượng nhân nhầy chèn ép dây thần kinh một cách nhanh chóng, trị dứt điểm bệnh lý
Người bệnh cũng nhanh chóng hồi phục chỉ sau 2-3 ngày. Vết mổ cũng nhanh lành và hạn chế được tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất? – Ứng dụng vi phẫu loại bỏ nhân đệm
Trong các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm hiện nay, ứng dụng vi phẫu loại bỏ nhân đệm được xem là cách chữa an toàn và hiệu quả nhất. Phương pháp đã được áp dụng phổ biến từ cuối thập niên 90 trên toàn thế giới.
Thời gian thực hiện một ca phẫu thuật khoảng 24 giờ. Người bệnh nghỉ ngơi và có thể xuất viện sau 3-4 ngày theo dõi và kiểm tra khả năng phục hồi
Phương pháp phẫu thuật xâm lấn cột sống tối thiểu (Disc – FX)
Một trong những phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất và đem lại hiệu quả hiện nay là xâm lấn cột sống tối thiểu. Phương pháp này tập trung tại vùng đĩa đệm bị thoát vị, không ảnh hưởng và xâm lấn tới các mô mềm xung quanh
Thiết bị được sử dụng trong phương pháp này là Trigger – Flex (thiết bị phát ra dạng năng lượng đặc biệt dạng sóng radio). Loại năng lượng đặc biệt này giúp điều trị các tổn thương tại đĩa đệm hiệu quả và cả những vùng đĩa đệm có nguy cơ bị thoát vị xung quanh.
Quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 1-3 tiếng. Sau khi xuất viện, cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi từ 1-3 ngày. Sau đó, dần dần hoạt động nhẹ nhàng và thực hiện các bài tập vật lý trị liệu nếu cần thiết
Lưu ý gì về chế độ sinh hoạt cho người bệnh sau mổ thoát vị đĩa đệm?
Người bệnh cũng cần thực hiện đúng quy trình hồi phục theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời lưu ý một số vấn đề sau:
Tiến hành điều trị tại các cơ sở y tế có uy tín, có các chuyên khoa về xương khớp riêng biệt và đã từng tiến hành phẫu thuật thành công thoát vị đĩa đệm
Dành thời gian nghỉ ngơi sau phẫu thuật, thông báo ngay với bác sĩ điều trị nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào
Hạn chế vận động mạnh, bê vác nặng hoặc làm việc quá sức ngay sau quá trình phẫu thuật
Tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật. Thực hiện kiêng khem đầy đủ hạn chế biến chứng và nhiễm trùng vết mổ
Thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt cho cột sống, nên tập luyện một môn thể thao nhẹ nhàng, cải thiện sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa các bệnh lý này
Bài viết vừa rồi đã giới thiệu tới người bệnh một số phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất hiện nay. Để được điều trị một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế giàu chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh xương khớp.
Tin khác
Bạn đang xem bài viết Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Mổ Không Và Có Những Phương Pháp Mổ Nào? trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!