Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Ngành Quản Trị Kinh Doanh mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Quản trị kinh doanh nói chung là nhóm ngành mà lượng thí sinh đăng kí ứng tuyển hàng năm đông đảo nhất trong các kì tuyển sinh đại học, cao đẳng. Lí do mà các bạn chọn thường rất đơn giản thứ nhất là ngành này khá hot, thứ hai là cơ hội việc làm rất đa dạng và một phần không ít là theo xu hướng của bạn bè. Nhưng nếu đặt ra câu hỏi bạn có thực sự yêu thích, hay có phù hợp với ngành này không thì nhiều thí sinh sẽ rất phân vân với câu trả lời của mình.
Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh được hiểu là bao gồm cả quá trình dài từ khâu lên ý tưởng sản xuất qua các giai đoạn đến việc chăm sóc khách hàng sau khi bán, giúp suy trì và phát triển tổ chức doanh nghiệp. Các công việc bao gồm lập kế hoạch, tạo ra hệ hống quy trình tối đa hóa hiệu suất, quản lí hoạt động kinh doanh là việc mà bất cứ dân quản trị nào cũng phải thực hiện.
Sinh viên học ngành này được trang bị đầy đủ các kiến thức về việc lập kế hoạch, xây dựng chiến lược phân phối, định giá sản phẩm, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, xây dựng thương hiệu,…
Làm thế nào để trở thành dân quản trị chuyên nghiệp?
Những tố chất phù hợp với ngành:
Năng động, tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán
Có tư duy logic, nhạy bén, thích giao tiếp với nhiều người, có khả năng thuyết phục người khác
Chịu áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh
Quan tâm đến những biến động của nền kinh tế, đam mê lĩnh vực kinh doanh.
Lên kế hoạch cho việc kinh doanh
Công việc sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc như:
Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán…
Thăng tiến trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các tập đoàn, công ty
Tự thành lập và điều hành công ty riêng.
Danh sách các trường đào tạo
Tìm trường dạy các ngành khác thì khó, nhưng để tìm trường dạy QTKD thì như tìm các trên sa mạc. Vấn đề ở đây là tìm được trường nào chất lượng đào tạo vừa tốt, vừa phù hợp với điều kiện của bạn thì không phải dễ. Edu2review sẽ giới thiệu cho bạn một số trường tiêu biểu trong việc đào tạo ngành QTKD trong nước cùng điểm xét tuyển năm 2016.
Khu vực phía Bắc:
Đại học Kinh tế – ĐHQGHN 95 điểm (theo quy định tính điểm của trường ĐH Quốc gia)
Đại học Mở HN 19 điểm
Khu vực phía Nam:
Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh 21 điểm
Đại học Tài chính – Marketing 20.75 điểm
Đại học Kinh tế Tài chính (UEF) 15.5 điểm
Đại học Mở TP HCM 19.5 điểm
Bạn cũng có thể đăng kí xét tuyển nhiều trường khác có đào tạo ngành QTKD tùy điều kiện của bạn và trường bạn chọn.
Bạn muốn học nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Đọc đánh giá trên Edu2Review mỗi ngày để tìm nơi học tốt nhất.
Mỹ Nhàn
Edu2Review Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam
Tìm Hiểu Về Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Khi tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh, nhiều thống kê đã cho thấy đây là ngành học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực then chốt cho nền kinh tế. Nhu cầu và cơ hội việc làm là khá lớn nhưng có tính cạnh tranh cao cho nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, vững kỹ năng. Vì thế khi đam mê hãy nghiêm túc tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh – Một ngành học đa việc làm nhưng cũng không kém phần thách thức.
Một đất nước phát triển gắn liền với nền kinh tế phát triển, trong đó hoạt động kinh doanh và nguồn lực tham gia hoạt động này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh, nhiều thống kê đã cho thấy nhu cầu và cơ hội việc làm là khá lớn nhưng có tính cạnh tranh cao cho nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, vững kỹ năng. Vì thế khi đam mê hãy nghiêm túc tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh – Một ngành học đa việc làm nhưng cũng không kém phần thách thức.
Tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh – Thực trạng nguồn nhân lực
Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động chúng tôi trong giai đoạn 2019 – 2025, nhu cầu nhân lực tại chúng tôi dự báo mỗi năm có khoảng 300.000 chỗ làm việc (150.000 chỗ làm việc tăng thêm). Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm bình quân 85%, trong đó nhu cầu nhân lực có sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 21%, trình độ trung cấp tỷ lệ 28%, trình độ cao đẳng 16%, trình độ đại học trở lên là 18%. Về hoạt động kinh kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta đã có khoảng hơn 500.000 doanh nghiệp, chưa kể các doanh nghiệp lớn, liên doanh, doanh nghiệp hoạt động ngoài nước cũng rất phát triển.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, tình trạng thiếu hụt nhân lực trình độ cao trong các ngành nghề thuộc Quản trị kinh doanh chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu lao động trên thị trường, nhu cầu lao động thời vụ chiếm 25% và mức tăng trưởng phải đạt khoảng 50% mới đáp ứng được thị trường. Mặc dù tình hình kinh tế – xã hội đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19 gây ra, nhưng hướng tới những mục tiêu tích cực, sau biến động, sự khôi phục nền kinh tế từ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ “khát” nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh của các công ty. Cơ hội việc làm mở ra đối với lĩnh vực này là rất lớn, cần chủ động nắm bắt thông tin để có định hướng phù hợp với bản thân.
Ngành Quản trị kinh doanh mang tới nhu cầu và cơ hội việc làm rộng mở
Tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh – Một ngành học đa nghề nghiệp
Ngành Quản trị kinh doanh học trường nào sẽ không còn là nỗi băn khoăn vì mỗi đơn vị đào tạo đều có thế mạnh riêng cho mình, quan trọng là người học xác định được mong muốn của bản thân về một môi trường học tập như thế nào để bản thân được rèn luyện, truyền thụ kiến thức và vững tin tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình. Nhiều vị trí công việc khác nhau sau khi tốt nghiệp như trở thành chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng Marketing, phòng quan hệ khách hàng, phòng nghiên cứu thị trường của các công ty hay làm việc như một chuyên viên tư vấn quản trị thương mại, nhà quản lý doanh nghiệp, hoặc thăng tiến trở thành giám đốc điều hành, giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn. Tất cả đều đang chờ đón những ứng viên sáng giá giỏi chuyên môn, vững kỹ năng trở thành đồng đội của họ và đi cùng nhau trong thời gian lâu dài.
Quản trị kinh doanh – một ngành học đa nghề nghiệp
Tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh – Sẵn sàng đón đầu những thách thức
Hiện nay, giới trẻ Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về việc làm đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động biến đổi không ngừng. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến 12/2019, Việt Nam có 96,2 triệu người, trong dó lực lượng lao động được đào tạo có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) chiếm 23,1%. Tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,05%. Lao động trẻ từ 15-24 tuổi là những người thất nghiệp nhiều nhất, chiếm tới 44,4% tổng số lao động thất nghiệp. Một nghịch lý là nhu cầu tuyển dụng của các ngành nghề nói chung và ngành Quản trị kinh doanh nói riêng đều rất lớn, nhưng cả nước cũng có hơn 124 nghìn tân cử nhân thất nghiệp. Rõ ràng sự giao nhau giữa hai viễn cảnh này nằm ở chất lượng người lao động. Doanh nghiệp cũng nói rõ quan điểm rằng họ đang rất “thừa nhân sự bình thường và thiếu nhân sự giỏi”. Khi khảo sát 100 doanh nghiệp thì 85% cho biết, họ phải mất trung bình 3 – 6 tháng để đào tạo lại các sinh viên tốt nghiệp để có thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu công việc. Thế khó cho doanh nghiệp là: Chấp nhận tiếp nhận nhân lực ngành Quản trị kinh doanh yếu kém hay chịu mất thời gian cũng như chi phí đào tạo để họ đảm nhận được công việc?
Phương Thảo
Tìm Hiểu Về Ngành Quản Trị Kinh Doanh, Quản Trị Kinh Doanh Có Đặc Điểm Gì?
Xã hội hiện đại không thể nhắc đến vai trò của kinh tế và theo đó là các hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới. Một đất nước phát triển luôn gắn tới hình ảnh kinh tế phát triển. Hoạt động kinh doanh trên thế giới hiện nay cực kỳ rộng lớn, và sôi động. Chỉ ở Việt Nam đã có hơn hàng trăm ngàn doanh nghiệp hoạt động.
Hoạt động kinh doanh không đơn giản là đi bán một sản phẩm thu tiền về, mà là một quá trình phức hợp chịu sự chi phối bởi nhiều quy luật kinh tế khác nhau, của việc quản trị, chiến lược và nhiều yếu tố khác. Một tổ chức/công ty phát triển tốt, đòi hỏi hoạt động kinh doanh phải thật sự tốt và hiệu quả; muốn vậy đòi hỏi phải kiếm soát toàn bộ các quá trình kinh doanh, tối ưu hoá được hệ thống, tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu… Ngành quản trị kinh doanh ra đời để đáp ứng được các yêu cầu trên. Với một hệ thống cơ sở lý luận khoa học chuyên sâu, cùng với mức độ rộng lớn của hoạt động kinh tế, ngành quản trị kinh doanh là một trong những ngành phổ biến và truyền thống của thế giới.
Tìm hiểu đặc điểm ngành Quản trị kinh doanh
Đặc điểm ngành quản trị kinh doanh
Trong hoạt động kinh tế kinh doanh, mục đích cuối cùng đuợc đặt ra chính là tạo ra nguồn thu lớn cho tổ chức, phát triển tổ chức và mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Hoạt động quản trị kinh doanh là đảm bảo đạt được các mục đích trên.
Điều quan trọng hơn trong quản trị kinh doanh là đề ra được chiến lược, chiến thuật, hoạch định để đưa công ty/tổ chức phát triển trong tương lai. (Và trong một số trường hợp: đề ra chiến lược, chiến thuật… để công ty/tổ chức có thể duy trì hoạt động, không bị phá sản).
Quản trị kinh doanh thực hiện quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, và phát triển công việc kinh doanh của công ty, tổ chức.
Trong khi quản trị nhân sự hướng tới quản lý nhân sự trong tổ chức. Quản lý sản xuất hướng tới đảm bảo quá trình sản xuất hiệu quả, xuyên suốt, chất lượng tốt.
Ngành quản trị kinh doanh nhiều áp lực và cạnh tranh cao
Người làm trong ngành quản trị kinh doanh
Nguời làm trong ngành quản trị kinh doanh phải luôn năng động, nhạy bén, tự tự tin, mạnh mẽ, có khả năng làm việc với nhiều áp lực, có sự cạnh tranh. Có khả năng ăn nói và thuyết phục mọi người. Người nhiều năng lượng, tham vọng nhưng cũng rất hòa đồng và thích giao du. (Kiểu người E – Enterprise)
Để có thể phát triển và làm việc với ngành quản trị kinh doanh, đòi hỏi nguời thực hiện phải am hiểu một lượng kiến thức không nhỏ về các quy luật kinh tế, phương pháp quản trị, chiến lược kinh doanh. Đồng thời, phải rèn luyện liên tục, trang bị những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được công việc chuyên môn:
– Kỹ năng Xây dựng chiến lược, và lập các kế hoạch kinh doanh
– Kỹ năng nghiên cứu, phát triển thị trường
– Kỹ năng xây dựng, điều hành hệ thống kinh doanh
– Các kỹ năng về marketing, tiếp thị
Những thuận lợi và khó khăn khi làm trong ngành quản trị kinh doanh
Áp lực từ hoạt động kinh doanh với sự cạnh tranh của rất nhiều đơn vị khác, để có thể đưa công ty phát triển, bạn cần phải nhạy bén đề ra những chiến lược, giải pháp phù hợp. Công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi, bạn sẽ phải đối diện với những thất bại vì không đạt mục tiêu, hoạt động kinh doanh bị trì trệ kéo theo hoạt động sản xuất và toàn bộ nhà máy của bạn bị trì trệ. Không những thế, với một nguồn lực con nguời, tài chính giới hạn trong tổ chức, việc quản trị con nguời và tài chính không phải là việc dễ dàng.
Tuy vậy, thành công khi đã đến luôn được ghi nhận; đầu tiên chính hệ thống bạn quan trị hoạt động hiệu quả, hoạt động kinh doanh tiến triển tốt và tạo nguồn thu lớn về cho bạn và tổ chức của bạn. Điều đó thật tuyệt vời. Và những vị trí cao nhất trong tổ chức là dành cho bạn.
Với những cử nhân mới tốt nghiệp, con đường nghề nghiệp khá chông gai cho nhiều bạn trẻ. Đôi khi công việc đầu tiên chỉ là những công việc của một nhân viên kinh doanh cơ bản,đôi khi bạn sẽ cảm thấy chán nản với những công việc như thế. Tuy nhiên, nếu bạn đủ năng động, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm để tích luỹ cho bản thân, và tìm cơ hội chuyển sang các vị trí công việc khác phù hợp hơn.
Cơ hội việc làm – tìm việc trong ngành quản trị kinh doanh
CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO
Với khoảng 100 cơ sở đào tạo trình độ đại học tuyển sinh ở hai khối thi tuyển phổ biến là khối A, D1, quản trị kinh doanh là nhóm ngành được rất đông thí sinh chọn lựa. Tỉ lệ trúng tuyển nguyện vọng 1 là 10,5%, với điểm trung bình 17,2 điểm.
Ngành quản trị kinh doanh được tuyển sinh, đào tạo theo diện rộng, với tên gọi chung là quản trị kinh doanh hoặc chuyên sâu như kinh tế bưu chính viễn thông, quản trị kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, quản trị doanh nghiệp thương mại, quản trị chất lượng, quản trị kinh doanh bảo hiểm, quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông, quản trị du lịch nhà hàng khách sạn… nhằm đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức hoạt động kinh doanh, có kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp và tạo lập doanh nghiệp mới.
Nhiều chuyên ngành
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể được tuyển dụng vào một số vị trí như: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu… Các vị trí có chức danh trưởng, phó phòng hoặc cao hơn thường yêu cầu kinh nghiệm công tác.
Tại những trường khác nhau, ngành này được đào tạo với các chuyên ngành khác nhau. Trong đó, chuyên ngành quản lý doanh nghiệp chuyên về kỹ năng quản lý, có kiến thức rộng về kinh tế và chuyên sâu về quản trị kinh doanh, năng động, sáng tạo, có khả năng tự lập nghiệp.
Chuyên ngành quản trị chất lượng chuyên về lập kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng và chỉ đạo thực hiện tại các công ty, xây dựng một chính sách hợp lý về chất lượng.
Chuyên ngành thương mại chuyên về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế.
Chuyên ngành kinh doanh quốc tế chuyên về kỹ năng kinh doanh trong môi trường quốc tế, có cái nhìn toàn cầu, có khả năng đàm phán, phân tích, tìm ra những điểm khác biệt và tương đồng giữa các thị trường.
Chuyên ngành ngoại thương đào tạo nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh quốc tế và chính sách ngoại thương. Chuyên ngành marketing đào tạo cử nhân kinh tế có tham gia tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, từ đó vạch ra các chiến lược marketing cho các doanh nghiệp…
Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực kinh tế nói chung hoặc quản trị kinh doanh nói riêng là: nắm vững kiến thức tự nhiên, xã hội, kiến thức kinh doanh; thành thạo ngoại ngữ và tin học; có khát vọng làm giàu chính đáng, đạo đức kinh doanh; tư duy sáng tạo; có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách khắc phục rủi ro.
Theo: Nguyễn Dũng – Hướng nghiệp Việt
Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Mã ngành: 7340101
Hiểu một cách nôm na, Quản trị kinh doanh là quá trình quản trị các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc công ty. Người học Quản trị kinh doanh được đào tạo để trở thành các nhà quản trị trong tương lai, do đó người học có nhiều kiến thức về các hoạt động của các phòng ban trong công ty.
Sinh viên tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh sẽ am hiểu các lĩnh vực như: Sales, Marketing, Tài chính, Kế toán hay thậm chí là Quản trị nguồn Nhân lực… từ đó có thể làm việc ở nhiều vị trí tại các công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bạn sẽ làm việc trong môi trường rất thú vị và đầy những thử thách dù là mới ra trường hay đã có kinh nghiệm. Rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu, phân tích và đưa ra quyết định trong suốt thời gian làm nghề. Cá kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục và ngoại ngữ là những công cụ bạn phải đầu tư rèn luyện.
Tố chất phù hợp với ngành Quản trị Kinh Doanh?
Đam mê làm kinh tế: Tố chất cần thiết của một nhà quản lý trong tương lai, có khao khát kinh doanh bạn sẽ vượt qua những khó khăn trên con đường “khởi nghiệp” và đi đến thành công trong tương lai.
Năng động, nhạy bén và chủ động trong hành động và tư duy: Yếu tố tiên quyết của nhà quản lý giỏi.
Tự tin và khéo léo trong giao tiếp: Với ngành nghề đòi hỏi phải tiếp xúc với rất nhiều người trong môi trường kinh doanh thì thì kỹ năng giao tiếp và kiên trình được đánh giá cao.
Thông thạo ngoại ngữ là rất cần thiết: Giúp ích rất nhiều trong công việc, cũng như thành công của bản thân trong tương lai.
Học ngành Quản trị Kinh Doanh ở đâu?
Tại khu vực phía Nam nói chung, tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, có khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh uy tín: Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM, Trường Đại học Ngoại Thương, Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Tp. HCM, Trường Đại học Văn Lang…
Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với năng lực, kết quả học tập và kết quả thi THPT.
KHI BẠN LÀ SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH VĂN LANG
Trường Đại học Văn Lang đào tạo chuyên ngành Quản trị Kinh doanh theo mô hình đạt chuẩn kiểm định quốc gia và chương trình chuyên ngành hệ thống thông tin (ISM). Mục tiêu đào tạo của Văn Lang là tăng cường tính ứng dụng để sinh viên có cơ hội được học song song lý thuyết và thực hành.
Điểm nổi bật của ngành Quản trị Kinh doanh tại Văn Lang
Ngay năm thứ nhất sinh viên có thể lựa chọn theo học một trong hai chương trình:
Chương trình chuẩn: Đào tạo các môn học kiến thức chuyên ngành đi từ căn bản đến nâng cao (Quản trị học, Quản trị Marketing, Quản trị Dự án, …). Có thêm 3 – 4 môn tự chọn để tự do nâng cao kiến thức nghề nghiệp (Kinh doanh quốc tế, Truyền thông số, hành vi khách hàng,…). 1 môn thực tập, nâng cao kinh nghiệm làm việc và tay nghề cho sinh viên năm cuối trước khi tốt nghiệp.
Chuyên ngành hệ thống thông tin: Đào tạo tăng cường Tiếng Anh, và kiến thức chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin (Cơ sở dữ liệu, Quản lý dự án hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu doanh nghiệp, …). Có 1-2 môn tự chọn để tự do nâng cao kiến thức nghề nghiệp (Kinh doanh quốc tế, Truyền thông số, hành vi khách hàng …). 1 môn thực tập, nâng cao kinh nhiệm làm việc và tay nghề cho sinh viên năm cuối trước khi tốt nghiệp.
Năm 2018, Trường Đại học Văn Lang triển khai Chương trình Đào tạo Đặc biệt đối với ngành Quản trị Kinh doanh. Sinh viên được trang bị kiến thức toàn diện để có năng lực quản trị hiệu quả trong các môi trường thay đổi liên tục qua học phần Quản trị sự thay đổi trong tổ chức – một môn học mới có thể giúp các nhà quản trị tương lai có hiểu biết hiện đại về thiết kế tổ chức, thay đổi và phát triển tổ chức trong bối cảnh nhiều thách thức của cả hình thức tổ chức truyền thống và hiện đại.
Năm 2019, Chương trình Đào tạo Tiên tiến hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang với Đại học Victoria (Úc) được triển khai với ngành Quản trị Kinh Doanh. Sinh viên có cơ hội du học tại Úc và nâng cao khả năng ngoại ngữ với 90% chương trình học bằng tiếng Anh.
Chương trình học ngành Quản trị Kinh doanh đào tạo những gì?
Chương trình học được thực hiện trong 4 năm học bao gồm mỗi năm: 3 học kỳ (2 học kỳ chính + 1 học kỳ phụ).
Học kỳ chính: 15 tuần học – 3 tuần thi
Học kỳ phụ: 5 tuần học – 3 tuần thi
Học kỳ cuối cùng, sinh viên đi thực tập tốt nghiệp và thực hiện Khóa luận tốt nghiệp (hoặc học các học phần thay thế). Ngành Quản trị Kinh doanh đào tạo cho người học.
Bạn là ai sau khi tốt nghiệp?
Người học Quản trị Kinh doanh có thể làm ở nhiều công việc khác nhau như:
Nhân viên kinh doanh, bán hàng, trợ lý kinh doanh.
Nhân viên nghiên cứu và phát triển thị trường.
Nhân viên Marketing, truyền thông, chăm sóc khách hàng.
Quản lý kinh doanh theo khu vực, nhãn hàng.
Sáng lập, quản lý và điều hành công việc kinh doanh.
Cơ hội nghề nghiệp cho Cử nhân kinh tế ngành Quản trị Kinh doanh
Ngành Quản trị Kinh doanh đào tạo ra những sinh viên năng động và linh hoạt để phù hợp làm việc trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như kế toán, tài chính, marketing, logistic. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện tại, nhân lực quản trị các kênh bán hàng, doanh nghiệp với tư duy đổi mới và kỹ năng chuyên môn tốt đang rất cần cho nền kinh tế.
Theo khảo sát cựu sinh viên khóa 20, tốt nghiệp năm 2018 của trường Đại học Văn Lang, 90.75% sinh viên ra trường có việc sau 1 năm. 64.74% cựu sinh viên đang làm việc tại khu vực tư nhân. Mức thu nhập phổ biến là từ 6 triệu đồng trở lên.
Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển?
Quản trị Kinh doanh là ngành có lượng thí sinh xét tuyển vào Văn Lang rất đông. Tham khảo điểm 2018, 2019 và 2020:
Xét theo điểm thi THPT Quốc gia (thang điểm 30): 17 điểm (2018) và 15.5 điểm (2019).
Xét theo học bạ (thang điểm 30): 23 điểm (2018), 20 điểm (2019) và 18 điểm (2020 – đợt 1); 20 điểm (2020 – đợt 2).
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Quyền Trưởng Khoa: TS. Nguyễn Quỳnh Mai
Phó trưởng Khoa: TS. Hứa Thị Bạch Yến
Văn phòng Khoa: Tòa nhà hành chính LV – Cơ sở 3 (69/68 Hẻm 69, Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM)
Điện thoại: 028.7109.9252 – Ext:4120
Email: k.qtkd@vanlanguni.edu.vn
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Ngành Quản Trị Kinh Doanh trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!