Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Tiền Nhật Bản (Phần 2: Tiền Giấy) mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bộ Tài chính đã ban hành cả tiền giấy yên lẫn sên (hiện giờ đã không còn tồn tại) vào thị trường vào năm 1869, nhưng những đồng yên lưu hành hiện nay là phiên bản được tung ra sau Thế chiến II. Giữa những năm 1945 và 1951, những thế lực đồng minh chiếm đóng cùng với nước Úc đã tung ra tờ tiền yên với định giá nhỏ hơn so với Ngân hàng Nhật Bản. Tờ tiền như đang lưu thông hiện hành được biết là Phiên bản D, được đưa vào lưu thông từ năm 2004, tương đương năm Heisei 16 Nhật Bản.
Tờ 1000 yên
Điểm nổi bật nhất của tờ tiền xanh này là người đàn ông bảnh bao với mái tóc bồng bềnh, Hideyo Noguchi. Được biết tới là một nhà vật lý học và vi khuẩn học, Noguchi đã tới Mỹ vào năm 1900, và lịch sử về ông từ đấy chỉ có thể miêu tả gói gọn trong từ “huy hoàng”. Ông đã tìm ra rằng vi sinh vật chính là nguyên nhân gây ra bệnh giang mai, nhưng sau đó có khá nhiều bằng chứng cho thấy để tìm ra điều này ông đã làm những thí nghiệm trên người. (Đây là chuyên khá phổ biến thời bấy giờ.). Dù đã thất bại sau nhiều lần lọt vào đề củ cho giải Nobel, Noguchi đã chuyển sang nghiên cứu vắc-xin cho căn bệnh sốt vàng tại Trung Mỹ. Tuy ông đã thất bại trong việc này nhưng lại tình cờ tìm ra vắc-xin cho bệnh trùng xoắn móc câu leptospitosis. Sau khi rời Trung Mỹ, chúng ta có thể tưởng tượng đó là là một khoảng đen trong trí óc ông, ông lại nỗ lực một lần nữa để tìm ra vắc-xin sốt vàng, lần này thì ông đã tới Ghana. Ông trở thành một người khá lập dị khi chỉ thực hiện những thí nghiệm của mình vào ban đêm để tránh không phải gặp những nhà nghiên cứu khác vào ban ngày. Tuy nhiên không may là việc thí nghiệm cũng dẫn tới một kết cục có thể đoán trước, ông đã bị nhiễm chính căn bệnh sốt vàng này và qua đời tại Lagos.
Mặt sau của tờ 1000 yên có vẻ bình lặng hơn: góc nhìn núi Phú Sĩ từ hồ Mototsu tại tỉnh Yamanashi, được vẽ dựa trên một bức ảnh của nghệ sĩ Nhật đầu thế kỉ 20 là Koyo Okada.
Tờ 2000 yên
Nói nhanh một chút về đồng tiền khá mới được lưu hành trên thị trường này, đồng 2000 yên lần đầu được ban hành vào năm 2000 để kỉ niệm Hội nghĩ thượng đỉnh G8 lần thứ 26 được tổ chức tại Okinawa. Trẻn tờ tiền là hình ảnh cổng Shureimon, một cánh cổng khổng lồ của thành Shuri tại Naha, Okinawa. Mặt sau là hình ảnh một cảnh trong Câu truyện của Genji, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nhật Bản và có lẽ là một trong những tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. Cuốn này phổ biến từ thế kỉ 12 và hầu hết người Nhật nào cũng từng đọc nó.
Tác giả của cuốn tiểu thuyết, cũng được minh họa trên tờ tiền, được biết tới với bút danh Murasaki Shikibu. Bà là một thị nữ người Nhật sống vào khoảng thế kỉ 10 và 11, thời Heian. Murasaki là một phụ nữ khác thường so với những phụ nữ thời ấy – bà đọc và viết được tiếng Trung, cũng như giỏi trong những lĩnh vực khác như 1 phụ nữ truyền thống, ấy là âm nhạc, thư pháp, và thơ ca. Murasaki cũng là người góp phần vào công cuộc phát triển ngôn ngữ viết trong tiếng Nhật, mặc dù vậy không ai thật sự biết rõ bà là ai.
Tờ 5000 yên
Mặt sau của tờ tiền màu tím xinh đẹp này là hình ảnh những bông hoa diên vỹ Nhật lấy từ kakitsubata-zu của Ogata Korin – Bức bình phong Hoa diên vỹ, một trong những di sản văn hóa nghệ thuật quốc gia có giá trị nhất của Nhật. Trên bức bình phong byoubu của Korin, vẽ lên những bông hoa diên vỹ tím vươn lên khỏi mặt nước dựa trên bài thơ tanka trong tập thơ Câu chuyện của Ise, và được cho là bức vẽ truyền nhiều cảm hứng cho Vincent Van Gogh.
Tờ 10,000 yên
Nếu bạn có một tờ tiền này, thì xin chúc mừng, nó không đơn giản chỉ là có thể mua được cho bạn và người thân yêu được một bữa tối ngon lành đâu, mà bạn đang nắm trong tay bức chân dung của một trong những nhà sáng lập ra nước Nhật hiện đại, Yukichi Fukuzawa. Fukuzawa là một tác gia, nhà văn, thầy giáo, người phiên dịch, nhà báo, nhà vận động quyền công dân và nhà ngoại giao. Lịch sử chỉ im lặng mỗi khi người đàn ông này cần thời gian để ngủ mà thôi. Fukuzawa bắt đầu con đường học thuật của mình với tiếng Hà Lan, rồi ông cũng đã lập nên một ngôi trường dạy ngôn ngữ này tại Edo (Tokyo hiện nay) vào năm 1858. Nhưng rồi tiếng Hà Lan dần bị thất sủng trong những thứ ngôn ngữ giao thương tại Nhật Bản. Sau chuyến cập bến của Con tàu Đen của Matthew C. Perry vào giữa những năm 1800, ông đã nhận ra rằng những nhà buôn châu Âu đã hầu hết chuyển qua sử dụng tiếng Anh. Và ông đã tự học tiếng Anh mà gần như không có sự trợ giúp bên ngoài nào. Ông nhận nhiện vụ ngoại giao đầu tiên dưới thời Shogun Tokugawa là chuyến công du tới Mỹ, xuất bản cuốn từ điển Anh – Nhật đầu tiên năm 1860 và là một trong những người đầu tiên lập nên Đại sự quán Nhật tại châu Âu. Khi trở lại, ông đã xuất bản 10 phần của cuốn sách “Những điều của Phương Tây” vào giữa năm 1867-1870, trở thành một nhà chwusc trách lỗi lạc nhất về Tây Phương thời bấy giờ. Năm 1890, ngôi trường tiếng Hà Lan mà ông lập nên tại Tokyo bắt đầu mở lớp tuyển sinh hệ đại học, chính là Đại học Keio bây giờ. Để tương xứng với những điều này, mặt sau của tờ tiền là biểu tượng Phượng hoàng, đại diện cho sự đức hạnh và thanh nhã.
100 yên500 yên1000 yên5000 yên0.8 cái cơm nắm0.73 cốc đồ uống không cồn
4 cái cơm nắm3.6 cốc đồ uống không cồn
8 cái cơm nắm7.3 cốc đồ uống không cồn
40 cái cơm nắm36.5 cốc đồ uống không cồn
100 yên2 phút gọi điện thoại trả trước. 500 yên1 chai bia hoặc 1 bao thuốc lá, hoặc 2 onigiri và 1 lon soda 330mL 1000 yên1 combo đồ ăn nhanh hoặc mua vé tàu địa phương. 5000 yênMột bữa ăn cho 2 người tại một nhà hàng tầm trung, hoặc 2 vé xem phim nước ngoài cộng thêm 2 combo đồ ăn nhanh 10000 yên Một bữa ăn cho 2 người tại một nhà hàng tầm trung, và 2 vé phim nước ngoài, 2 ly cà phê, 1L sữa và 1 ổ bánh mỳ.Theo Japan Cheapo
Tìm Hiểu Về Tiền Nhật Bản (Phần 1: Tiền Xu)
Đồng tiền Nhật, mon
Quay ngược lại quá khứ, đơn vị tiền tệ Nhật từng lưu hành là mon. Vào cuối thời Muromachi, đồng tiền mons đã tạo nên một sự hỗn loạn: mỗi xứ trên nước Nhật đều tự đúc đồng mon của riêng mình, và tự định giá cho hợp lý với mỗi họ, đồng nghĩa với việc giá trị của tiền tệ lưu hành trong nền kinh tế của nước Nhật luôn dao động. Giá cả mọi thứ trở nên điên rồ và giá trị tiền tệ đổ vỡ. Điều này khiến chính phủ phải thay đổi 180 độ để ổn định tình hình: rất sớm sau Cải cách Minh Trị, năm 1871, đạo luật tiền tệ mới đã đưa vào lưu hành đồng yên, được định lượng bằng 1.5g vàng, hoặc 24.6g bạc. Bạc thời bấy giờ có vẻ được ưa chuộng hơn trong toàn dân Nhật: hầu hết tiền xu lưu hành quanh Hong Kong và Trung Quốc là từ bạc. Rất nhiều trong số chúng, sau làn sóng toàn cầu hóa vào thế kỉ 19 là những đồng tiền bạc của Tây Ban Nha du nhập vào từ vùng Acapulco từ bờ biển Thái Bình Dương của Mexico thông qua Philipin. Đồng tiền bạc đầu tiên của châu Á là đồng tiền của Hong Kong, phát hành năm 1866. Nhưng rồi thực tế thì mọi người vẫn ưa chuộng đồng bạc Tây Ban Nha hơn nên cuối cùng Hong Kong đã bán máy đúc tiền của mình cho Nhật Bản.
Nhật Bản đã rục rịch ngay sau đó, năm 1872, đạo luật Ngân hàng Quốc gia đã tạo ra sự tăng mạnh của hệ thống các ngân hàng, ban hành những tờ tiền giấy đồng nhất có giá trị qui đổi và những đồng tiền giấy của chính phủ đã len lỏi nhanh chóng vào thị trường mua bán. Một sự sửa đổi nhỏ của đạo luật này vào năm 1876 đã cấm hoàn toàn những hoạt động quy đổi giá trị những đồng tiền giấy này ra lượng kim loại quý tương đương. Và vào năm 1882, ngân hàng Nhật Bản được lập ra đã bảo đảm sự cung cấp độc quyền của nhà nước đối với nguồn tiền.
Tiền xu
Nếu bạn biết ít nhiều về Nhật Bản, bạn sẽ nhận ra rằng văn hóa của nước Nhật luôn thấm đẫm sự hình tượng hóa và ẩn dụ. Mỗi đồng xư rời khỏi tay bạn rồi chui vào trong mấy cây bán hàng tự động đều thực sự là một tác phẩm nghệ thuật.
Đồng 5 yên
Cạnh trơn và được đúc từ đồng và thiếc, đồng 5Y có giá khoảng 0.04 USD và khoảng 1100 VNĐ, hoàn toàn không có nghĩa lý gì lắm nếu bạn muốn mua một bữa trưa. Mặt trên của đồng 5 yên là hình ảnh cây lúa nước trồi lên trên mặt nước, và một bánh răng tròn bao vòng quanh một lỗ tròn chính giữa. Đây là đồng tiền duy nhất của Nhật mà không có 1 chữ La tinh nào. Mặt sau của đồng tiền có ghi chú năm phát hành (tính theo năm Nhật chứ không phải năm Tây), hình 2 mầm cây, và chữ tiếng Nhật có ý nghĩa là “Nước Nhật Bản”. Hình ảnh cây lúa nước, nước, và 3 nhánh cây đâm lên tượng trưng cho nền nông nghiệp và đánh cá của Nhật, trong khi đó bánh răng là biểu thị cho nền công nghiệp. Có quá nhiều ý nghĩa chứa đựng rong 3.75g. Nhưng đồng 5 yên khiêm tốn này còn mang ý nghĩa may mắn: Tại Nhật Bản, đây thường là đồng tiền đầu tiên người ta bỏ vào khi thay ví mới.
Hãy thử nhìn gần hơn vào đồng tiền này: mặt sau là hình ảnh của Phượng Hoàng Đường ở Byodo-in, một ngôi chùa Phật giáo lớn nằm ở Uji, Kyoto. Tại Nhật, hình ảnh Phượng Hoàng, hay còn gọi là hoo, là biểu tượng của Gia đình Hoàng tộc, và được tin rằng chỉ xuất hiện tại những nơi được ban phước lớn về hòa bình, hạnh phúc, và tài lộc. Đây chắc chắn là sinh vật bạn muốn có trên đồng tiền của mình rồi. Trong những thần thoại còn lưu truyền, sinh vật này có thể đánh lại bất kì kẻ thù hay bất kể những động vật nguy hiểm nào. Mặt sau, nghe có vẻ tụt hứng vì sự phàm tục khác với phượng hoàng, là biểu tượng vòng nguyệt quế, đại diện cho chiến thắng vinh quang.
Lúc ban đầu, đồng 50 yê và 100 yên trông khá giống nhau: cả hai đều làm từ đồng-niken và có biểu tượng hoa, và những cửa hàng nào đông khách họ thường trộn lẫn luôn 2 loại xu này. Vậy nên vào năm 1959, chính phủ đã đã phát hành đồng 50 yên với một lỗ được dập chính giữa. Trên đồng 50 yên là hình ảnh hoa cúc – một loài hoa cực kì cao quý trong văn hóa Nhật Bản – biểu tượng của Nhật hoàng. Cả đồng 50 yên lẫn 100 yên đều có số Ả rập ở mặt sau.
Hầu hết những đồng 100 yên bạn bắt gặp ngày nay đều là thiết kế từ năm 1967, khi mà hầu hết thiết kế đã được thay đổi từ những bó lúa thành hình ảnh những bông sakura Nhật đầy tinh tế (hay còn gọi là hoa anh đào). Bạn có thể sẽ ước mình có thể yêu điều gì đó nhiều như người Nhật yêu sakura. Đây là biểu tượng cho sự cuộc sống phù du sớm nở chóng tàn của thiên nhiên, một niềm tin đầy duyên dáng vào luật nhân – quả hay quả báo, và còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa khác mà có lẽ sẽ phải có 1 bài riêng để nói hết.
Đồng 500 yên là một trong những đồng xu mệnh giá lớn nhất được lưu hành trên thế giới: nó tương đương khoảng 4 đô la và khoảng 110 nghìn VNĐ. Ở nhiều quốc gia thì với mệnh giá ngần này người dân có lẽ đã phải cầm đầy 1 đống xu hoặc tiền giấy rồi. Vào năm 1982, đồng 500 yên đã thay thế cho tờ 500 yên. Đây có thể có mà cũng có thể không phải là một nước cờ khôn ngoan của nước Nhật, bởi đồng 500 yên là đồng tiền dễ bị đánh tráo nhất trong số những loại tiền tệ được lưu thông của Nhật Bản, chủ yếu là tới từ sự tương đồng quá lớn với đồng xu 500 won của Hàn Quốc dẫn tới khả năng cao có thể đánh lừa những máy bán hàng tự động. Một thiết kế mới đồng 500 yên vào năm 2000 với yếu tố chống đánh tráo được thêm vào, bao gồm cả độ dẫn điện cố định của đồng tiền. Hầu hết những máy bán hàng tự động hiện nay đã từ chối nhận những đồng 500 yên đúc trước năm 2000, vậy nên nếu bạn gặp vấn đều gì, hãy kiểm tra lại đồng xu của bạn. Để cho tiệp với sự sang chảnh của đồng tiền, thiết kế của nó cũng khá hào nhoáng: cây hông (pawlonia) đại diện cho sự tự do và khả năng phục hồi (cũng là biểu tượng của Thủ tướng), cây tre là biểu tượng của sự phồn vinh, thuần khiết và thanh tao, còn quýt đại diện cho sự no đủ và tài lộc.
Tìm Hiểu Về Đồng Tiền Của Nước Nhật
Hôm nay tới chuyên mục cẩm nang du lịch Nhật Bản thì tour du lịch Nhật Bản sẽ cùng các du khách tìm hiểu về đồng tiền của nước Nhật.
Tiền xu (tiền cắc): được làm từ nhiều kim loại khác nhau như đồng, nhôm, vàng, đồng trắng, đồng xanh, niken…
Tìm hiểu về đồng tiền của nước Nhật: Đồng tiền này được chế tạo từ nhôm nên rất nhẹ. Có mệnh giá nhỏ tuy nhiên đôi khi đồng 1 xu cũng khá tiện lợi trong việc trả tiền lẻ tại bưu điện hay siêu thị. Bên dưới là đồng 5 yên làm từ đồng thau, mệnh giá lớn hơn nên cũng nặng và to hơn. Người Nhật thường bỏ 5 yên trong tháng lương đầu tiên của mình vào ví, tiếng Nhật đồng 5 yên đọc là “gô en”, trong tiếng Hán gần với từ “kết duyên”, vì vậy đây được coi là đồng xu may mắn…
Đồng xu 10 yên ở Nhật là từ đồng xanh, hay đồng đỏ. Còn đồng 50 yên trông khá giống với đồng xu 5 yên, tuy nhiên chúng lại được làm từ đồng trắng, nhờ vậy có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo hoen rỉ. Đối với người Nhật, đây cũng là đồng tiền được coi là may mắn. Đồng tiền mệnh giá 100 yên cũng giống như vậy, ngoài ra bên dưới nó còn có chữ hán 平成18年 tức là sản xuất năm 18 đời Nhật Hoàng Bình Thành, hay năm 2006. Đồng xu có mệnh giá lớn nhất là 500 yên, làm bằng niken. Ở một số thời điểm, khi Nhật rơi vào suy thoái, chỉ với 500 yên bạn đã có bữa ăn no nê, đến nay giờ thời kỳ đó không còn nhưng một số cửa hàng vẫn thực hiện chính sách này.
Tìm hiểu về đồng tiền của nước Nhật: Tiền giấy của Nhật có các mệnh giá: 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên và cao nhất là 10000 yên. Trong đó, ít phổ biến nhất là tờ 2000 yên, thường được du khách sưu tầm làm kỉ niệm vì được thiết kế rất đẹp. So với tiền Việt Nam thì kích thước tiền giấy Nhật to hơn một chút, vì vậy các bạn sang đây du lịch chú ý đựng tiền cho hợp lý nhất.
Ở Nhật có nhiều chỗ bán hàng tự động, đặc biệt là mua vé tàu. Khi dùng tiền giấy để giao dịch các bạn cần lưu ý tránh để tiền rách, vi máy tự động sẽ không nhận.
Nhật Bản Dùng Tiền Gì ? Hình Ảnh Tờ Tiền
Chắc nhiều bạn đã biết về tiền Nhật Bản đang sử dụng nó có tên gọi là tiền Yên Nhật. Tiền Yên Nhật xuất hiện ở dạng tiền giấy và tiền xu. Các mệnh giá ở 2 dạng tiền là khác nhau và tiền giấy có những giá trị lớn hơn. Khi đi sang Nhật Bản bạn nên mang theo tiền Yên vì người dân Nhật Bản có văn hóa dùng trực tiếp tiền mặt. Ít các nơi có khả năng quẹt thẻ tín dụng. Ngoài tiền Yên ra bạn nên đổi một ít tiền USD để phòng trừ. Tại Nhật Bản có nhiều cây rút đổi tiền. Thông thường mọi người thường quy đổi tiền từ 100 yên Nhật Bản sang tiền Việt Nam. Vậy hẳn nhiều bạn thắc mắc về như thế nào?
[related id=”1″]
Thường các đồng tiền của nước in một hình ảnh ai đó. Vậy tiền Nhật in hình ai ? Tiền Nhật không giống vậy các mệnh giá tiền in chân dung khác nhau.
Đồng tiền giấy mệnh giá 1000 yên có mầu xanh da trời in hình Hideyo Noguchi. Đây là một nhân vật nổi tiếng thời cổ đại Nhật Bản. Ông đã sáng chế ra thuốc chống sốt vàng và cống hiến cả mạng sống cho chữa bệnh. Mặt sau nó in hình núi Phú Sĩ và hoa anh đào, hồ Motuso.
Tiền 2000 yên là tiền đặc biệt nó không mang trên mình chân dung ai. Trên nền mầu vàng nhạt là một chiếc cổng. Đằng sau là bức tranh Genji thuật lại câu chuyện nổi tiếng của Nhật Bản.
Đầu tiên là đồng 1 yên. Hiện tại đồng này đã ít được sử dụng nhưng nó vẫn được giữ như một vật hiếm của đất nước. Chất liệu của đồng này là hoàn toàn bằng nhôm. Một mặt là ghi giá trị và năm đúc, mặt còn lại khắc cây non, danh hiệu nhà nước.
Thứ hai là đồng 5 yên. Giá trị của đồng 5 yên cũng không nhiều hơn đồng 1 yên là mấy. Chất liệu được làm từ đồng và kẽm. Mầu sắc của nó mầu vàng và một mặt ghi tên nhà nước. Hình khắc trên đó là tai gạo và bánh, nước. Đó là biểu tượng của sự sống.
Đồng 50 yên có kích thước nhỏ và có đục lỗ ở tâm. Một mặt khắc hoa cúc, mặt kia ghi số 50 và năm đúc. Đồng 100 yên có mầu bạc và in hình hoa anh đào giá trị, năm đúc. Cuối cùng là đồng 500 yên, đồng tiền xu mệnh giá lớn nhất. Trên đồng 500 yên có khắc hình số và tre. Mặt kia có khắc hình cây paulownia, đó là loài cây khi mùa xuân nở hoa rất đẹp.
2 Các phân biệt tiền yên Nhật thật giả
Hình ảnh tiền xu Nhật Bản
Với tiền giấy yên nói chung là đặc điểm phân biệt đầu tiên là ngay chính giữa khoảng bầu dục mầu trắng có in hình mờ của chân dung in tại tờ tiền đó. Dùng mắt thường bạn hãy nghiêng tờ tiền và sẽ thấy rõ hình mờ được in.
Đặc điểm thứ hai là hình in siêu mịn và sâu nên kỹ thuật in tiền giả khó bắt chước được.
Đặc điểm thứ ba là phía bên trái của mặt trước khi nghiêng dưới ánh sáng sẽ nhìn thấy số mệnh giá hoặc từ ” Nippon” thay nhau xuất hiện.
Thứ năm là có dòng chữ “NIPPON GINKO” (“Ngân hàng Nhật Bản” bằng tiếng Nhật) được in bằng chữ vi. Các chữ vi được làm nhỏ hơn trên tiền giấy mà tiền giả khó bắt chước được.
Bên trái của tờ tiền có hai chữ Nhật to được in nổi hơn các hình in khác. Ngoài ra còn có góc bên phải tờ tiền có in chìm bằng công nghệ thô ráp. Để phân biệt ta có thể sờ và cảm nhận bằng xúc giác.
Cách phân biệt tiền xu Nhật thật giả rất khó. Nhưng vì giá trị thấp và công nghệ đuc tiền khó nên trường hợp tiền yên xu Nhật được đúc giả là rất thấp. Vì thế bạn không cần lo lắng tiền xu giả mạo nhiều
[related id=”2″]
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Tiền Nhật Bản (Phần 2: Tiền Giấy) trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!