--- Bài mới hơn ---
Trao Giải Cuộc Thi Viết Tìm Hiểu Sáng Kiến, Giải Pháp Về Cải Cách Hành Chính Của Ủy Ban Dân Tộc Thủ Tục Nhập Hộ Khẩu Cho Con Mới Sinh Đáp Án Cuộc Thi Tìm Hiểu Dịch Vụ Công Trực Tuyến Nghệ An Cuộc Thi Tìm Hiểu Dịch Vụ Công Trực Tuyến 2022 Gợi Ý Trả Lời Cuộc Thi Tìm Hiểu Dịch Vụ Công Trực Tuyến 2022
* Thực hiện Quyết định số 07/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 1311/KH-UBND, ngày 27-4-2007 về việc triển khai thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước, đến nay tỉnh ta đã hoàn thành chỉ tiêu Đề án 30, đơn giản hóa tối thiểu 30% các quy định về thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời:
* Việc thực hiện cơ chế một cửa tại UBND cấp huyện, cấp xã ở tỉnh ta quy đỊnh về lĩnh vực, trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được: ( Ban hành kèm theo Quyết định số: 25&26 /2009 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk )
*Thủ tục hành chính, lĩnh vực thực hiện theo cơ chế một cửa ở cấp huyện, cấp xã:
Trả lời:
Triển khai thực hiện Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh, về việc ban hành Quy chế phối hợp giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký dấu đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ ngày 02/01/2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng với Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh đã tiến hành tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp theo quy trình liên thông. Qua theo dõi hơn 2 năm như sau:
– Tổng số hồ sơ đã nhận: 7.809 hồ sơ
– Tổng số hồ sơ đã giải quyết: 7.724 hồ sơ
Trong đó: + Hồ sơ đúng hẹn: 7.721 hồ sơ
+ Hồ sơ trễ hẹn: 03 hồ sơ (do xin ý kiến của UBND tỉnh về người nước ngoài đầu tư tại tỉnh).
–
Tổng số hồ sơ tồn đến ngày 08/5/2010: 31 hồ sơ.
Điều 19. Tiếp nhận hồ sơ
1. Căn cứ những thủ tục hành chính đã được quy định tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, tổ chức, cá nhân trực tiếp liên hệ với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.
2. Công chức thuộc Bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm xem xét hồ sơ, yêu cầu của tổ chức, cá nhân và kiểm tra kỹ các loại giấy tờ cần thiết của từng loại hồ sơ.
Điều 20. Chuyển hồ sơ
2. Hồ sơ của tổ chức, cá nhân được chuyển đến các phòng, ban chuyên môn vào cuối giờ làm việc mỗi buổi của ngày làm việc. Hồ sơ tiếp nhận sau 16 giờ hàng ngày thì Bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho phòng, ban chuyên môn vào cuối giờ làm việc của buổi sáng ngày hôm sau.
3. Thời gian phòng chuyên môn tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ với bộ phận tiếp nhận phải được thể hiện trong sổ theo dõi giải quyết hồ sơ của công chức chuyên môn để theo dõi, kiểm tra.
4. Những hồ sơ thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp hành chính mà hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận của UBND huyện, thị xã, thành phố (hồ sơ theo quy định được giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông) thì Bộ phận tiếp nhận căn cứ vào tính chất công việc chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn có trách nhiệm xử lý công việc đầu tiên; phòng chuyên môn giải quyết công việc theo trách nhiệm, quyền hạn và trả kết quả về Bộ phận tiếp nhận.
Điều 21. Xử lý, giải quyết hồ sơ
- Phòng chuyên môn thẩm định, xử lý hồ sơ của tổ chức, cá nhân trình lãnh đạo lãnh đạo phòng, ban ký duyệt hồ sơ theo thẩm quyền. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, thị xã, thành phố thì Bộ phận chuyên môn có trách nhiệm trình lãnh đạo UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt, chuyển trả kết quả giải quyết hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận đúng thời gian quy định.
- Đối với hồ sơ cần kiểm tra thực tế trước khi giải quyết thì công chức của phòng chuyên môn phải có kế hoạch kiểm tra và báo cáo trực tiếp với lãnh đạo phòng chuyên môn. Quá trình kiểm tra thực tế phải được lập biên bản , ghi rõ các bên tham gia, thời gian, nội dung và kết quả kiểm tra. Biên bản được lưu giữ theo hồ sơ.
- Trường hợp giải quyết hồ sơ chậm hơn thời gian hẹn trả kết quả được ghi trong giấy biên nhận hồ sơ thì phòng, ban chuyên môn có trách nhiệm thông báo lý do cho Bộ phận tiếp nhận bằng văn bản để Bộ phận tiếp nhận có cơ sở giải thích cho công dân, tổ chức.
- Tr ư ờng hợp hồ sơ kh ô ng đ ủ đ iều kiện giải quyết th ì trong vòng 01 (một) ng à y kể từ khi c ó kết luận kh ô ng giải quyết, công chức chuyên môn có trách nhiệm phối hợp với Bộ phận tiếp nhận liên hệ tổ chức, cá nhân để trả lại hồ s ơ v à th ô ng b á o lý do bằng văn bản. Thời gian tối đa để các phòng, ban chuyên môn thuộc huyện, thị xã thành phố có văn bản kết luận không giải quyết là không quá 1/2 thời gian được quy định giải quyết tại đơn vị mình.
Điều 22. Giao trả kết quả giải quyết hồ sơ
1. Sau khi nhận hồ sơ giải quyết từ phòng, ban chuyên môn, Bộ phận tiếp nhận trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo đúng thời gian đã hẹn, thu phí, lệ phí theo quy định và yêu cầu tổ chức, cá nhân ký nhận vào sổ theo dõi tiếp nhận và trả kết quả.
2. Trường hợp đến ngày hẹn trả kết quả nhưng hồ sơ vẫn chưa xử lý xong, bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm thông báo lý do trễ hẹn, xin lỗi tổ chức, cá nhân và hẹn lại thời gian trả kết quả.
a) Trường hợp nguyên nhân chậm trễ từ các phòng chuyên môn thì công chức chuyên môn chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ phải đại diện phòng chuyên môn giải thích nguyên nhân, xin lỗi tổ chức, cá nhân.
b) Trường hợp nguyên nhân chậm trễ từ lãnh đạo
– Những công việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố nếu chậm trễ thì lãnh đạo các phòng chuyên môn trực tiếp xin lỗi và giải thích với tổ chức, cá nhân.
– Những công việc cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan để giải quyết mà công việc bị ách tắc tại cơ quan, đơn vị nào thì thủ trưởng trực tiếp của cơ quan, đơn vị đó có trách nhiệm xin lỗi và giải thích với tổ chức, cá nhân.
Trả lời:
– Năm 2001 , thực hiện Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), UBND tỉnh đã thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện. Trên cơ sở sắp xếp tổ chức bộ máy gọn nhẹ theo nguyên tắc Sở, ngành quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và giảm bớt đầu mối, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được sắp xếp từ 23 cơ quan còn 22 cơ quan; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố từ 13 phòng, ban chuyên môn (đối với các huyện) và 14 phòng, ban chuyên môn đối với thành phố còn 10 phòng, ban chuyên môn. Hoạt động của các cơ quan, đơn vị đã có chuyển biến tích cực, giảm bớt chồng chéo trong quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, nông lâm nghiệp, dân số- gia đình- trẻ em.
Năm 2008, thực hiện Nghị định số 13, 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; UBND tỉnh đã thực hiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh gồm 19 Sở, ban, ngành và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố gồm 13 phòng, ban. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy thuộc UBND tỉnh theo Nghị định 13/2004/NĐ-CP dựa trên cơ sở sáp nhập một số lĩnh vực từ cơ quan này sang cơ quan khác và giải thể một số cơ quan, đơn vị nhằm giảm số lượng cơ quan chuyên môn, giúp bộ máy tinh gọn hơn.
– Nhìn chung, đến nay bộ máy tổ chức trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu của cơ chế quản lý mới. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh từng bước được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường, cơ cấu tổ chức bộ máy được điều chỉnh hợp lý, quy định cụ thể hơn nhằm giúp các cơ quan, địa phương thực hiện thuận lợi nhiệm vụ được giao. Từ đó bộ máy hành chính các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được kiện toàn theo nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc; phát huy tốt chức năng tham mưu về thể chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra và đôn đốc thực hiện. Tổ chức bộ máy cấp huyện, cấp xã cũng được tập trung củng cố, kiện toàn nhằm nâng cao năng lực hoạt động các phòng, bộ phận chuyên môn trực thuộc; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn của từng cán bộ quản lý; đảm bảo tính thông suốt, đồng bộ, phát huy vai trò từng cá nhân, tổ chức chủ động, sáng tạo trong thực thi công vụ; khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm thực hiện tốt công tác cải cách hành chính tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
Kết quả cho thấy, các cơ quan đã thiết lập phương pháp hoạt động mới trên cơ sở phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền và mối quan hệ phối hợp. Hoạt động phân công, phân cấp bước đầu đã hình thành nhận thức một cách đầy đủ hơn trong chính quyền địa phương về sự phân biệt giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng sự nghiệp cung ứng dịch vụ hành chính công cho xã hội.
Câu 6 : Điểm nổi bật đạt được của Chính phủ về đổi mới cơ chế tài chính trong cải cách tài chính công 10 năm qua đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp là gì? Thực hiện theo văn bản nào?
Trả lời:
Số cơ quan cấp huyện: 180/180 cơ quan.
Kết quả mức tăng thu nhập các đơn vị thuộc tỉnh như sau:
Khối tỉnh:
+ Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập dưới 0,1 lần là: 28 đơn vị;
+ Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập trên 0,1 lần là: 1 đơn vị;
+ Đơn vị có tỷ lệ tiết kiệm được so với dự toán được giao cao nhất là 14,63 % (Sở Tài nguyên & Môi trường);
+ Đơn vị có thu nhập tăng thêm cao nhất là: 180.000đồng/người/tháng (Văn phòng Sở Tài nguyên & Môi trường);
Khối huyện:
+ Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập dưới 0,1 lần là: 91 đơn vị;
+ Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập trên 0,1lần là: 16 đơn vị;
– Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đã chủ động xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình theo tinh thần tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ gửi cơ quan tài chính, kho bạc đồng cấp để làm cơ sở thực hiện và kiểm soát chi theo quy định. Các quy chế chi tiêu nội bộ đều được xây dựng theo dự toán giao và các văn bản quy định về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Trung ương hoặc địa phương quy định để xây dựng các khoản thu, chi phù hợp với đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị.
Trên cơ sở biên chế và kinh phí được cấp có thẩm quyền giao hàng năm, các đơn vị sự nghiệp đã chủ động sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn cho phù hợp với công việc chuyên môn của đơn vị mình bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chấp hành tốt các chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức do Nhà nước quy định, các khoản thu, chi tại các đơn vị đều đảm bảo đúng chế độ cũng như được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ và được công khai trong cơ quan thông qua đại hội công đoàn viên chức hàng năm; cân đối các khoản chi tiêu một cách tiết kiệm và hợp lý, giảm và tiết kiệm chi cho hoạt động hành chính như: xăng xe, điện, nước, văn phòng phẩm…, quản lý chặt chẽ ngày, giờ công và đánh giá hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng công việc của cán bộ, công chức, cơ bản tăng nguồn thu nhập cho cán bộ, công chức, như sau:
Khối tỉnh:
+ Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập dưới 0,1 lần là: 65 đơn vị;
+ Đơn vị có thu nhập tăng thêm cao nhất là: 360.000đồng/người/tháng (Đài phát thanh truyền hình tỉnh);
Khối huyện:
+ Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập dưới 0,1lần là: 314 đơn vị;
Đối với phân phối thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức được xác định phương án phù hợp, điều này đã làm cho cán bộ công chức yên tâm công tác, nâng cao hiệu quả chuyên môn; từng bước mở rộng các dịch vụ, từ đó góp phần nâng cao và đa dạng hoá các hình thức phục vụ công.
Trả lời:
* Mục tiêu của Đề án tuyên tuyền:
1. Cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân có nhận thức đầy đủ, rõ ràng và thống nhất về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010, cụ thể là:
– Thực trạng n
ền hành chính nhà nước; những thuận lợi, khó khăn trong công cuộc cải cách hành chính.
– Mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.
– Nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.
– Quan điểm, kế hoạch cụ thể và biện pháp tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.
– Nhiệm vụ của các cấp, các ngành và của toàn dân trong việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.
2. Cán bộ, công chức có thái độ tích cực, động cơ đúng đắn, thực sự tham gia hăng hái vào công cuộc cải cách hành chính nhà nước và kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức thực sự là những người có vai trò quyết định đến sự thành công của công cuộc cải cách hành chính.
Khơi dậy ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng, đề cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
3. Các cấp uỷ đảng, tổ chức chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể cũng như đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức hành chính hành động nhất quán để tạo ra động lực và bước phát triển mới trong công cuộc cải cách hành chính.
* Hình thức và biện pháp của Đề án tuyên tuyền :
1. Huy động và sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng như các đài phát thanh, đài truyền hình, các báo viết ở Trung ương và địa phương, các tạp chí, tập san chuyên ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Củng cố, phát triển, mở rộng đội ngũ làm công tác tuyên truyền phổ biến cải cách hành chính.
2. Tổ chức biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu, tờ gấp thông tin về cải cách hành chính, thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước phù hợp với từng mục tiêu, yêu cầu, nội dung tuyên truyền, phổ biến đến từng loại đối tượng.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến và quán triệt nội dung, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức.
4. Đưa nội dung cải cách hành chính nhà nước, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước một cách thích hợp vào chương trình giảng dạy chuyên đề hoặc ngoại khoá của hệ thống các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
5. Đưa nội dung thông tin về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước một cách thích hợp vào chương trình họp báo định kỳ của Chính phủ.
” Yêu cầu về sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia, dân tộc luôn là một điều tất yếu. Có nhiều biện pháp, cách thức để thực hiện yêu cầu này; cải cách hành chính không nằm ngoài mục đích, yêu cầu tất yếu đó. Song, nhìn từ lịch sử hình thành, phát triển của mỗi quốc gia, chúng ta phải khẳng định rằng cải cách hành chính, hay đổi mới hành chính, biện pháp quản lý của nhà nước với xã hội vốn dĩ đã luôn tồn tại, song hành như một nhiệm vụ bắt buộc, với những động cơ, mục đích khác nhau tùy thuộc vào “mong muốn” quản lý của nhà nước đó là gì và nó phụ thuộc và o bản chất của mỗi chế độ chính trị? Là những công chức ở địa phương, trực tiếp tham gia thực hiện, giải quyết và “cảm nhận” về những kết quả đạt được trong công cuộc cải cách hành chính của cả nước nói chung, địa phương nói riêng thời gian qua, chúng tôi thấy để thực sự có được những “kế sách” hay, đúng đắn và phù hợp nhằm “hiến kế” – đề xuất cho Đảng, nhà nước nghiên cứu, áp dụng; trước hết chúng ta cần thống nhất với nhau về hai v ấn đề sau :
Thứ nhất , cải cách hành chính là một nhiệm vụ, yêu cầu bắt buộc mà mọi quốc gia (dù có sự khác nhau về chế độ chính trị) đều “bắt buộc” phải làm và làm thường xuyên, lâu dài chứ không chỉ trong một giai đoạn, thời kỳ.
T hứ hai , tùy thuộc vào mục đích, bản chất chế độ chính trị mà sự cải cách, đổi mới của mỗi quốc gia là khác nhau. Việt Nam cải cách hành chính, không ngoài mục đích cao cả mà sự nghiệp cách mạng vĩ đại do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đó là nhằm không ngừng nâng cao, hoàn thiện đời sống (cả về vật chất và tinh thần) cho nhân dân; bảo đảm mọi quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Do đó, sẽ không thể có sự so sánh “ngang bằng” để đem những biện pháp, cách thức quản lý, đổi mới của các quốc gia khác trên thế giới (dù có tiên tiến, hiện đại đến đâu) sử dụng “y nguyên” vào Việt Nam. Theo chúng tôi, để thực sự có những giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của công tác cải cách hành chính của Việt Nam , chúng ta cần tập trung xem xét, giải quyết ổn thỏa những “căn nguyên” sau đây:
1. Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thực hiện :
Đến nay, chương trình tổng thể cải cách hành chính (2001-2010) ở nước ta đã thực hiện qua giai đoạn I và qua những năm đầu thực hiện giai đoạn II (2006-2010). Tuy nhiên qua công tác triển khai, thực hiện thực tế của địa phương, chúng tôi nhận thấy có một thực trạng, đó là ở mỗi địa phương, mỗi ngành có sự nhận thức, quan điểm chưa thực sự “tương đồng”, như nhau. Tính thống nhất về mặt quan điểm, nhận thức đối với cải cách hành chính còn là một nhiệm vụ phải giải quyết.
2. Xây dựng, hoàn thiện các quy định về hệ thống công chức Việt Nam
Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến tư tưởng “biết mà không làm”, hay “làm mà không hết khả năng, trách nhiệm” trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu quản lý nhà nước nói chung, cải cách hành chính nói riêng. Chúng tôi thấy điểm mấu chốt nhất cần đặc biệt quan tâm đó là: hiện nay ở Việt Nam có song chưa đủ một hệ thống pháp luật hoàn thiện từ văn bản Luật đến các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam từ trung ương tới địa phương và những bảo đảm từ phía nhà nước cho việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn đó. Trong đó, theo chúng tôi cần chú trọng tới những vấn đề sau:
Thứ ba, cần có quy định cụ thể với những tiêu chí để phân loại, đánh giá số lượng, chất lượng hoạt động công vụ của từng công chức theo tuần (có phiếu đánh giá, phân loại cụ thể). Tổng hợp của các phiếu này sẽ là cơ sở cho việc xem xét, đánh giá thi đua, khen thưởng hay kỷ luật và phục vụ cho cơ chế sát hạch công chức hàng năm.
3. Về công tác tổ chức bộ máy của hệ thống chính quyền địa phương
Hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước với tổ chức, công dân căn cứ chủ yếu vào năng lực thực hiện, hoạt động của chính quyền địa phương mà chủ yếu là của chính quyền cơ sở cấp xã. Tuy nhiên, vấn đề bất cập hiện nay ở nước ta đó là chính quyền cơ sở cấp xã “vừa nhỏ” lại vừa yếu. Sự nhỏ bé của chính quyền cơ sở cấp xã phản ánh ở các nghĩa về thẩm quyền và tổ chức bộ máy. Với quy mô tổ chức bộ máy chỉ ngang bằng với một phòng chuyên môn của cấp huyện, trong đó đã chiếm gần một nửa là lãnh đạo thì khả năng giải quyết công việc, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở cấp xã chắc chắn không thể đáp ứng yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, sự bất cập về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như những bảo đảm cho việc hình thành “nguồn” công chức cấp xã đã và đang là những cản trở “vô hình” tới công cuộc cải cách hành chính ở nước ta, là minh chứng cụ thể về tính không đồng bộ trong tổ chức bộ máy và phân định chức năng, thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương.
Đã đến lúc chúng ta cần xem xét đúng mực về chức năng, thẩm quyền của chính quyền cơ sở cấp xã; đặc biệt là xem xét đồng thời về vị trí, vai trò của bộ máy chính quyền cấp huyện. Sẽ là bất hợp lý, khi xu thế phân cấp, ủy quyền cho tổ chức bộ máy gần dân nhất, giải quyết công việc có thể nhanh nhất cho nhân dân là chính quyền cấp xã đang khó khăn, “thiếu thốn” cả về nhân lực, vật lực thì ở bộ máy chính quyền cấp huyện, đang “hơi” thừa và “chuẩn bị” thừa khi ở cấp tỉnh, trung ương đang đẩy mạnh, tập trung vào công tác nghiên cứu, tham mưu, hướng dẫn và chỉ đạo giải quyết công việc xuống thẳng cấp cơ sở. Do đó, vai trò về sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ mang tính “trung gian” của chính quyền cấp huyện
liệu có còn phù hợp?
Chúng ta cần thay đổi về mô hình tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương ba cấp hiện nay, từ mô hình “chiếc nón ngược” sang mô hình “chiếc đồng hồ cát”. Theo đó, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương cần quan tâm một số vấn đề sau :
Thứ nhất, khi sự “độc lập” (quyền tự quyết định một số vấn đề do Trung ương ủy quyền và phân cấp cho địa phương ngày càng nhiều), nhất là trong việc hoạch định chính sách, đặt ra nhiệm vụ cho chính quyền cấp tỉnh cần tiếp tục củng cố, ổn định về tổ chức bộ máy và nhân lực, theo hướng:
Về tổ chức bộ máy, cần đặc biệt quan tâm tới việc chuẩn bị bộ máy để tiếp nhận một phần chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của chính quyền cấp huyện chuyển lên và xu hướng quản lý vùng, quản lý khu đô thị trong giai đoạn mới.
Về nhân lực, cần chú ý tới việc tuyển chọn, ưu tiên số lượng cho những người có khả năng nghiên cứu, tham mưu và hoạch định chính sách (chuyên gia ngành, chuyên gia lĩnh vực).
Thứ hai, chính quyền cấp huyện nên bố trí theo mô hình của một văn phòng tổng hợp, điều hành; với tổ chức bộ máy tinh gọn, đội ngũ cán bộ, công chức “linh hoạt”, vừa tinh thông nghiệp vụ, vừa nắm và hiểu rõ các hoạt động quản lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn và có thể điều động, luân chuyển dễ dàng giữa các huyện với nhau hoặc từ cấp tỉnh về cấp huyện (và ngược lại).
Thứ ba, chính quyền cấp xã cần đặc biệt quan tâm tới việc kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân lực, theo hướng:
+Về tổ chức bộ máy, chính quyền cấp xã sẽ có mô hình như chính quyền cấp huyện hiện nay, song cần bố trí, sắp xếp cho phù hợp với nhiệm vụ giải quyết công việc mang tính “sự vụ”.
+Về nhân lực, cần tăng cường và bổ sung số lượng cán bộ, công chức công tác ở chính quyền cấp xã; trong đó, chú trọng tới việc tuyển chọn những người có kỹ năng nghiệp vụ cao, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết công việc.
--- Bài cũ hơn ---
Bài Dự Thi Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Lai Châu Tổ Chức Hội Thi Tìm Hiểu Cải Cách Hành Chính Nhà Nước Đáp Án Cuộc Thi Tìm Hiểu Thủ Tục Hành Chính 2022 Cải Cách Hành Chính Tại Tây Ninh: Bước Đầu Mang Lại Hiệu Quả Bài Soạn Ngữ Văn Lớp 9