Top 4 # Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Tuổi Dậy Thì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Tuổi Dậy Thì

Lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi luôn có những bất thường trong tính cách, hành vi. Nhưng một khi tình trạng tâm lý có những biểu hiện không mấy tích cực thì rất có thể đây là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Một trong những nguyên nhân thường thấy ở trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình.

Hiện nay giới trẻ đang phải đối mặt với những cám dỗ ngoài xã hội trong đó có nghiện game và lạm dụng chất kích thích. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên.

Nặng nề hơn nữa là sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành, thi cử làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, đôi lúc chính sức ép từ phía phụ huynh lại khiến con em mình rơi vào tình trạng trầm cảm tuổi học đường.

Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái.

Thường xuyên có các biểu hiện tức giận

Thanh thiếu niên là lứa tuổi có nhiều cảm xúc lẫn lộn nhất. Khi cảm thấy chán nản một điều gì đó, chúng thường có xu hướng trở nên nóng tính và thể hiện sự tức giận bằng cách la hét, đập cửa hay những điều tương tự.

Chính vì có những suy nghĩ bất thường mà ở độ tuổi này trẻ bắt đầu xem cuộc sống của mình vô vị, thường tự cho mình là người vô dụng. Các bậc phụ huynh nên cẩn thận vì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang có xu hướng trầm cảm.

Việc trẻ luôn giữ thái độ ảm đạm, trầm lắng trong mọi tình huống mà không có lý do chính đáng phản ánh trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý. Đây chính là lúc phụ huynh cần dành nhiều thời gian tìm hiểu và giúp đỡ con vượt qua, tránh để hiện tượng này xảy ra với tần suất liên tục.

Sự thay đổi mạnh mẽ trong kiểu ngủ cũng như thói quen ngủ cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng của bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên. Cha mẹ cần phải thận trọng và theo dõi con một cách cẩn thận đặc biệt khi thấy trẻ ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít.

Việc trẻ tự tách mình ra khỏi bạn bè và gia đình thì đó là một dấu hiệu đáng báo động dành cho các bậc phụ huynh. Đây là lúc trẻ cần được giúp đỡ.

Khi có những dấu hiệu trầm cảm, một số thanh thiếu niên tìm đến với đồ ăn như là cách để giải tỏa tâm lý. Tuy nhiên việc ăn uống quá mức sẽ dẫn đến nhiều vấn đề đối với sức khỏe của trẻ, thậm chí nó cũng không giúp chúng giải quyết các vấn đề về tâm lý.

Việc trẻ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi ở mọi lúc cũng có thể là một tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh về tình trạng của trẻ.

Bắt đầu cảm thấy mất hứng thú về công việc cũng như sở thích

Trẻ thường có xu hướng gắn bó với đồ vật, hoạt động mà chúng thích. Tuy nhiên đối với một số trẻ sau một thời gian chúng bắt đầu mất hứng thú và rút lui khỏi các hoạt động mà chúng rất yêu thích. Điều này chứng tỏ trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý.

Có thái độ thù địch đối với cha mẹ và xã hội

Thù địch quá mức hay nổi loạn có thể là một cách để đối phó với sự chán nản của chúng. Thay vì trừng phạt, phụ huynh nên cố gắng quan tâm con hơn và tìm hiểu những lý do thực sự đằng sau những hành vi như vậy.

Luôn bị ám ảnh bởi việc tự tử hay cái chết

Đây là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất. Phụ huynh nên đặc biệt chú ý đến những lời nói, cử chỉ của trẻ khi chúng liên tục nói về cái chết.

Quan tâm và hỗ trợ con trong độ tuổi mới lớn là điều rất cần thiết. Khi con của bạn có những biểu hiện không bình thường, thì các bậc phụ huynh nên đến các bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ tâm lý để giúp con thoát khỏi giai đoạn khó khăn này.

Phòng khám Tâm lý – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần

Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ là giảng viên bộ môn tâm thần trường Đại học Y Hà Nội, phòng khám Tâm lý – Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ bác sĩ công tác tại phòng khám Sức khỏe Tâm lý – Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng phục vụ cao nhất.

Phòng khám Tâm lý hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia hàng đầu của trường Đại học Y Hà Nội, các bệnh viện tuyến đầu trong cả nước và trên quốc tế để chẩn đoán và điều trị nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

Bệnh Trầm Cảm Ở Tuổi Dậy Thì

Các bạn dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài như áp lực thi cử, suy nghĩ tự ti về bản thân,…dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, chán nản, thậm chí còn tìm đến cái chết coi như là cách giải thoát cho cuộc sống hiện tại. Những dấu hiệu trên chính là sự bắt đầu của căn bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì, vậy bệnh trầm cảm thực sự như thế nào? Nguyên nhân do đâu và giải pháp điều trị là gì?

Triệu chứng của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Bệnh trầm cảm (Depression) là một căn bệnh tâm lý chỉ mới xuất hiện trong khoảng 10 năm gần đây. Căn bệnh này gây ảnh hướng lớn đến suy nghĩ, tâm lý của người bệnh, nó khiến họ trở nên ít giao tiếp với mọi người xung quanh, những áp lực tích tụ, dồn nén không được giải tỏa. Ở mọi độ tuổi và tình huống bệnh trầm cảm có nhiều triệu chứng khác nhau với người mẹ thì có trầm cảm sau sinh, với người trưởng thành thì trầm cảm do áp lực, do phá sản.

Còn với tuổi dậy thì biểu hiện rõ nhất của bệnh trầm cảm mà các bậc phụ huynh có thể nhìn thấy rõ nhất khi con em mình mắc phải là:

Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Thường xuyên có biểu hiện tức giận, cáu gắt

Thích ở một mình, luôn cảm giác mệt mỏi, chán nản

Có thái độ xa lánh, phản đối với cha mẹ, xã hội

Luôn có suy nghĩ đến việc tìm đến cái chết bằng nhiều cách khác nhau; hay có xu hướng tự làm bản thân bị thương

Mất tập trung vào việc học, mất hứng thú với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày

Thường thu mình vào một góc. tránh tiếp xúc với mọi người, chỉ sống trong thế nội tâm của mình

Cân năng sụt giảm liên tục, lúc nào cũng thấy mệt mỏi, uể oải

Lúc tức giận thường có những hành vi thái quá, không kiểm soát được cảm xúc của chính mình

Tùy vào tính cách và giai đoạn phát triển của bệnh trầm cảm mà người bệnh có những dấu hiện khác nhau. Một số bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh trầm cảm khi không có bất kì dấu hiệu nào vì thế các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi này cần theo sát, quan tâm đến con nhiều hơn để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm bao gồm nhiều lý do khác nhau, không thể xác định chính xác bệnh nhân mắc phải căn bệnh này là do vấn đề gì hay do ai tác động. Những lý do thường gặp dẫn đến bệnh trầm cảm của giởi trẻ như là:

Gia đình: sự mất mác về người thân, bố mẹ ly dị, sự kỳ vọng quá lớn về thành tích học tập của con em từ phía ba mẹ,…

Biến cố của cuộc sống: bị lam dụng tình dục hay thể chất. nạn nhân của bạo lực học đường, bị bạn bè xa lánh do cơ thể phát triển khác biệt,…

Có ám ảnh tâm lý từ những biến cố xảy ra từ lúc nhỏ tích tụ trong một thời gian dài dần dẫn đến chứng rối loạn lo âu,

Nguyên nhân khách quan: sự phát triển của điện thoại di động thông minh, mạng xã hội, các trò chơi trực tuyến khiến giới trẻ xa rời thực tế, thu mình vào thế giới ảo trên mạng, ít giao tiếp với xã hội bên ngoài.

Một số nghiên cứu cho thấy bệnh trầm cảm còn do nguyên nhân di truyền từ bố mẹ hay bất kì người thân cùng huyết thống đã từng mắc phải. Nhưng nhìn chung căn bệnh tâm lý này xuất phát từ việc thiếu chia sẻ, thiếu quan tâm từ người gia đình, bạn bè xung quanh. Đôi khi vì công việc quá bận rộn, các bậc cha mẹ lại quên đi việc phải quan tâm đến con cái, dần đẩy chúng ra xa và hình thành một bức tường vô hình khiến ba mẹ và các con không thể trò chuyện cùng nhau.

Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm

Hiện nay y học rất phát triển các căn bệnh tâm lý điều có phương pháp điều trị có thể dùng thuốc trong một thời gian hoặc dùng đến các trị liệu tâm lý cùng với bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc:

Với các loại thuốc điều trị trầm cảm đều có một số tác dụng phụ nhất định, thời gian đầu có thể khiến người bệnh mệt mỏi nhiều hơn, chán ăn, thèm ngủ hơn trước. Nếu thể trạng người bệnh tốt thì có thể vượt qua được các tác dụng phụ này. Do đó viêc dùng thuốc chống trầm cảm của thanh thiếu niên đều được chỉ định và theo dõi từ bác sĩ có chuyên môn. Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị trầm cảm khi không có đơn thuốc hướng dẫn của y bác sĩ.

Trị liệu tâm lý:

Bước đầu điều trị các bác sĩ sẽ thực hiện một đánh giá tâm lý sơ bộ để xem xét giai đoạn bệnh mà thanh thiếu niên đang mắc phải. Họ sẽ nói chuyện về suy nghĩ, cảm xúc và những vấn đề mà người bệnh đang vướng vào để có thể tìm ra nguyên nhân cốt lõi dẫn đến chứng trầm cảm.

Trị liệu tâm lý là một phương pháp điều trị trầm cảm tốt nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ nói chuyện với bệnh nhân trong các buổi trị liệu giúp họ thoải mái tinh thần, lúc này người bác sĩ như một tiến sĩ tâm hồn, gỡ hết những rối rắm trong suy nghĩ bệnh nhân.

Bước trị liều này cần có sự kết hợp với người thân của thanh thiếu niên. Người mắc bệnh trầm cảm đa số là thiếu sự quan tâm của gia đình vì thể việc trò chuyện với người thân nhiều hơn sẽ giúp người bệnh mau chóng hết bệnh.

Ngoài hai phương pháp trên các bậc phụ huynh có thể giúp con em mình thoát khỏi chứng trầm cảm bằng cách châm cứu Đông Y, tham gia các buổi tập Yoga hoặc chơi bất kì một môn thể thao mà người bệnh yêu thích. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học hơn, thời gian học và nghỉ ngơi phù hợp để con em không còn những áp lực từ việc học hành hay thi cử nặng nề.

Lời khuyên tránh bệnh trầm cảm ở trẻ dậy thì

Để tránh bệnh trầm cảm ở trẻ dậy thì các bậc cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cũng như vui cùng các em. Dành thời mỗi tối hoặc các ngày cuối tuần đưa các bạn nhỏ đến công viêc hoặc những nơi ăn uống vui chơi để trẻ có thể giải lao sau những giờ học căn thẳng. Hiện nay ở thành phố ta có rất nhiều địa điểm vui chơi dành gia đình vừa là nơi để bố mẹ nghỉ ngơi vừa là chỗ để các con vui chơi thoải mái như đường sách Nguyễn Văn Bình, cà phê sách, trung tâm thương mại,…

Bên cạnh đó phụ huynh nên xây dựng một thời khóa biểu học tập phù hợp, ngoài giờ học các em có thể chơi game hoặc đọc sách. Hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với điện thoại di động hay các thiết bị có kết nối với mạng internet để tránh các tình huống như nghiện game, nghiện mạng xã hội và nhất là bảo vệ đôi mắt sáng cho con em chúng ta.

Ngoài ra, ba mẹ có thể cùng con tham gia các lớp học kỹ năng, thể thao, tâm lý để thấu hiểu được tâm tư tình cảm của trẻ dậy thì. Việc ba mẹ quan tâm, chia sẻ mọi thứ vơi con cái, đó là một động lực rất tốt để trẻ giải tỏa được áp lực và sống vui vẻ, lạc quan hơn. Ba mẹ và bạn bè chính là những điểm tựa tinh thần mà trẻ dậy thì cần nhất khi mắc phải những khó khăn trong giai đoạn đầu đời.

Điều quan trọng nhất để các bạn ở tuổi dậy thì không mắc phải bệnh trầm cảm chính là sự quan tâm, chia sẻ từ mọi người xung quanh. Các bậc phụ huynh có con em ở độ tuổi này thì nên thường xuyên trò chuyện với con, đừng tạo quá nhiều kỳ vọng vô tình làm các bạn cảm thấy áp lực. Không những là giới trẻ mà kể cả người lớn cũng nên hạn chế sử dụng điện thoại, mạng xã hội, chúng ta nên giao tiếp với nhau nhiều hơn, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời. Một cuộc sống lành mạnh sẽ giúp chúng ta có một sức khỏe tốt dù bạn ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Phải Chăng Con Bạn Đang Có Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Tuổi Dậy Thì?

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là một căn bệnh phức tạp mà tác động lớn nhất là đến từ tâm lý. Vậy theo bạn, đối tượng nào dễ bị ảnh hưởng tâm sinh lý nhất? Đó chính là các em nhỏ đang trong quá trình dậy thì. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, đây là giai đoạn bước sang tuổi trưởng thành và chấm dứt những sự trẻ con, ngây ngốc hay còn được gọi là dậy thì. Không chỉ cơ thể thay đổi mà tâm sinh lý của các em cũng đang có những biến hóa khôn lường.

Nguyên nhân khiến trẻ em ở độ tuổi 10 – 18 tuổi bị trầm cảm rất đa dạng và phong phú. Trước hết phải kể đến những áp lực học hành, thi cử mà các em thường xuyên phải đối mặt ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Cường độ học tập dày đặc đã khiến trẻ căng thẳng, mệt mỏi, về đến nhà các em phải chịu sự áp đặt, ép buộc từ cha mẹ. Con phải học trường chuyên, trường điểm, phải thi đỗ đại học này, đại học kia,… những yêu cầu của phụ huynh khiến các em nặng nề về tư tưởng, buồn bã, lo âu. Việc thường xuyên chứng kiến cha mẹ bất hòa, bạo lực gia đình, xa cách người thân hoặc chịu những cú shock tinh thần cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ em là đối tượng dễ bị trầm cảm nhất hiện nay.

Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì và lời khuyên cho cha mẹ

Việc trẻ có quá nhiều những ám ảnh tâm lý, kèm theo thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống không khoa học dẫn đến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm. Cha mẹ cần chú ý đến thể trạng sức khỏe và tâm lý của con hằng ngày để tránh con bị bệnh lâu ngày mà không hay biết.

Một khi trẻ đã có suy nghĩ bi quan nhất là cái chết thì khi đó, bệnh trầm cảm đã trở nên quá mức nghiêm trọng. Khi này, phụ huynh hãy đưa con đến gặp ngay các chuyên gia tâm lý để điều trị bệnh và tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.

Dậy Thì Kéo Dài Bao Lâu? Dấu Hiệu Kết Thúc Tuổi Dậy Thì

Tuổi dậy thì là một giai đoạn tăng trưởng và phát triển tương đối dài, do đó nhiều người không biết thời điểm tuổi dậy thì kết thúc. Tuy nhiên, về cơ bản tất cả mọi người để trải qua các dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì gần như tương tự như nhau.

Tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?

Tuổi dậy thì là một thời gian phát triển và tăng trưởng tương đối dài. Đây là thời gian phát triển cả về thể chất, tâm lý và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thanh thiếu niên.

Tuổi dậy thì thường kéo dài khoảng 2 – 5 năm. Cụ thể ở các bé trai, tuổi dậy thì thường bắt đầu trong độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi. Bé gái có xu hướng dậy thì sớm hơn các bé trai. Độ tuổi dậy thì ở bé gái khoảng 8 – 13 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi bắt đầu và kết thúc dậy thì thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm dân tộc, điều kiện sống, chế độ ăn uống và luyện tập.

Không có độ tuổi kết thúc tuổi dậy thì cụ thể. Tuy nhiên, nữ giới có xu hướng kết thúc dậy thì ở tuổi 15 – 17 trong khi ở nam giới khoảng 16 – 18 tuổi.

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì

Dấu hiệu bắt đầu và kết thúc tuổi dậy thì ở mỗi cá nhân là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì phổ biến như sau:

1. Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở nữ giới

Ở trẻ em gái, tuổi dậy thì thường kết thúc ở độ tuổi 15 – 17. Những thay đổi cụ thể có thể bao gồm:

Ngực phát triển đến kích thước và hình dạng trưởng thành (hoặc gần như người trưởng thành). Tuy nhiên, ngực vẫn có thể phát triển sau 18 tuổi (một số người ngực có thể phát triển đến sau 19 hoặc 20).

Ngực sẽ trở nên đầy đặn, săn chắc hơn sau 6 tháng đến 2 năm.

Đạt đến chiều cao nhất định và ngừng phát triển (hoặc phát triển ít) về chiều cao.

Lông mu phát triển đầy đủ.

Cơ quan sinh dục và bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ.

Hông, đùi và mông đạt đến hình dạng, kích thước như người trưởng thành.

2. Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở nam giới

Ở trẻ em trai, tuổi dậy thì thường kết thúc ở tuổi 16 – 18. Những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở nam giới thường bao gồm:

Dương vật, tinh hoàn, bìu phát triển đạt kích thước như người trưởng thành.

Lông mu phát triển, lấp đầy dương vật và có thể phát triển đến đùi trong.

Râu phát triển đầy đủ và đều đặn ở cằm, quai hàm và mép. Một số nam giới có thể phát triển lông rậm rạp trên khuôn mặt.

Lông tay, lông chân rậm rạp, dài. Một số nam giới có thể phát triển lông ở ngực và bụng.

Tăng trưởng chiều cao đạt đến mức như người trưởng thành. Chiều cao thường tăng trưởng chậm lại tuy nhiên, cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển.

Đến năm 18 tuổi, hầu hết nam giới đạt đến chiều cao và sự phát triển toàn diện như một người trưởng thành.

Điều gì ảnh hưởng đến độ tuổi dậy thì?

Có nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến độ tuổi và quá trình dậy thì như:

Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong độ tuổi và quá trình dậy thì của một đứa trẻ. Ngoài ra, gen cũng ảnh hưởng đến chiều cao, đường cong cơ thể và một số bệnh lý mãn tính.

Sức khỏe tổng thể và bệnh lý cá nhân. Một đứa trẻ khỏe mạnh có xu hướng phát triển nhanh và tốt hơn những đứa trẻ mắc bệnh bẩm sinh hoặc có hệ thống miễn dịch không hoàn chỉnh.

Hormone đóng vai trò kích thích và chịu trách nhiệm cho sự phát triển của thanh thiếu niên.

Môi trường sống và luyện tập cũng ảnh hưởng đến quá trình dậy thì và phát triển của thanh thiếu niên.

Tuổi dậy thì thường kéo dài 2 – 5 năm, tùy thuộc vào từng cá nhân. Do đó, thanh thiếu niên chú ý giữ gìn sức khỏe, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giữ tinh thần thoải mái để tạo điều kiện cho cơ thể phát triển toàn diện.

Biện pháp hỗ trợ tăng trưởng ở độ tuổi dậy thì

Mỗi cá nhân đều có tiềm năng phát triển chiều cao và cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, thanh thiếu niên có thể lưu ý một số vấn đề để hỗ trợ sự phát toàn diện của cơ thể. Một số biện pháp có thể tăng cường phát triển ở tuổi dậy thì như:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều protein, vitamin D, canxi và khoáng chất.

Ngủ đủ giấc. Thanh thiếu niên cần ngủ 8 – 10 tiếng mỗi đêm để phát triển chiều cao và cơ bắp. Ngoài ra bổ sung kẽm, magie, photpho để hỗ trợ sự phát triển của xương khớp.

Tập thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn. Các môn thể thao như bơi lội, tennis, bóng rổ, xà đơn được cho là đóng góp nhiều vào việc tăng trưởng chiều cao ở thanh thiếu niên.

Duy trì tư thế đúng bao gồm, đứng – ngồi đứng tư thế. Luôn giữ vai, cổ, cột sống thẳng, giữ cho bàn chân chạm sàn nhà khi ngồi hoặc đứng. Không được cong lưng hoặc gù lưng khi đứng và đi.

Phát triển hệ thống miễn dịch để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và gây còi cọc. Thanh thiếu niên cần được tiêm chủng đầy đủ và thường xuyên sử dụng vitamin C (có trong trái cây họ cam, quýt, bưởi, chanh).

Mỗi cá nhân phát triển với tốc độ và quá trình khác nhau. Cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi ở độ tuổi dậy thì dẫn đến nhiều điều bối rối và khó xử. Do đó, thanh thiếu niên cần tìm hiểu về tuổi dậy thì và dấu hiệu kết thúc dậy thì để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc dấu hiệu bất thường nào, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên môn.