Top 10 # Dấu Hiệu Chuyển Dạ Thật Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Dấu Hiệu Chuyển Dạ Thật Và Giả! Chuyển Dạ Giả Cách Chuyển Dạ Thật Bao Lâu?

Phân biệt các dấu hiệu chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

1. Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu?

Từ tháng 7, 8, cơ thể mẹ bầu có thể xuất hiện các cơn co thắt giả với cường độ nhẹ khiến mẹ cảm thấy bụng dưới râm ran. Càng gần đến ngày sinh, các cơn co này càng xuất hiện nhiều với cường độ mạnh hơn.

Một số mẹ bầu thì thấy ra huyết trắng lợn cợn, đây chính là dịch nhầy, có nhiệm vụ bịt kín cổ tử cung trong quá trình mang thai. Khi dịch nhầy chảy ra để kích thích cổ tử cung mở thì thông thường khoảng 1 – 2 tuần nữa, mẹ mới sinh.

Trên thực tế, không có một khoảng thời gian rõ ràng giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả vì nó phụ thuộc vào từng mẹ bầu. Mẹ chỉ có thể phân biệt chúng dựa trên các đặc điểm về mức độ đau cũng như tần suất của các cơn co.

2. Cách phân biệt các cơn co thắt thật – giả

Thông thường, các cơn co thắt giả có thể xuất hiện khi mẹ mang thai tới giai đoạn đầu của 3 tháng cuối thai kỳ nên sẽ khó mà nhận biết đâu là cơn co giả, đâu là cơn co lúc sắp sinh. Thực sự thì có một vài đặc điểm để phân biệt. Đó là các cơn co thật thường xuất hiện với cường độ mạnh, với tần suất ban đầu vào khoảng 10 phút một cơn co, sau đó tăng dần lên còn 7 – 5 và đạt mức độ lớn nhất là 3 cơn co trong 10 phút.

Trong khi đó, các cơn co giả lại xuất hiện một cách thất thường và cũng đột ngột biến mất, có thể kéo dài hoặc rất ngắn, đôi khi đau quặn nhưng có lúc nhẹ nhàng. Những cơn co này thường giảm đi khi mẹ ngâm mình trong nước nóng.

Cơn đau chuyển dạ xuất hiện đồng thời cùng với các cơn co thắt.

Cơn đau thật sẽ bắt đầu từ lưng dưới rồi bao quanh hết vùng bụng, kể cả bụng trên và bụng dưới, có thể bị đau cả hai bên bắp đùi hoặc hai bên sườn. Còn cơn đau giả thì thường chỉ đau vùng bụng dưới mà không lan sang bụng trên và sau lưng.

Bên cạnh đó, khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ thật mẹ có cảm giác như vùng xương chậu bị chèn ép mạnh. Cơn đau thường được miêu tả là đau quặn thắt ruột, càng lúc càng dồn dập với cường độ tăng dần và không thuyên giảm khi mẹ thay đổi tư thế hoặc làm bất cứ điều gì. Điều này ngược lại với cơn đau giả, vì chúng sẽ giảm đi đáng kể, hoặc biến mất khi mẹ chuyển từ ngồi sang nằm hay ngược lại.

9 lưu ý quan trọng khi sắp sinh con

1. Đừng quá vội vàng trông chờ ngày sinh

Rất nhiều bà bầu khi chưa đến ngày sinh nở lại lo lắng vội vàng chờ sinh nở từng ngày, đến ngày sinh nở lại ăn không ngon ngủ không yên. Họ không hiểu thời kỳ chờ sinh có một phạm vi hoạt động, trước 10 ngày hoặc sau 10 ngày đều là hiện tượng bình thường.

Lúc bà bầu sắp chuyển dạ thường rất căng thẳng hồi hộp, cần sự động viên kịp thời của gia đình, đặc biệt là của người chồng.

2. Nửa tháng trước khi sinh không nên đi xa

Trước khi sinh nở nửa tháng không nên đi xa nhà, đặc biệt là ngồi xe tàu, bởi các điều kiện đều bị hạn chế trên đường đi, nếu sinh ngoài dự kiến mà lại gặp ca khó khăn thì có thể sẽ nguy hại đến sự an toàn và tính mạng của hai mẹ con.

3. Đừng qua loa, đại khái

Một số bà bầu tính tình “phóng khoáng”, đến kỳ cuối sinh nở vẫn cho rằng sinh nở là việc tự nhiên, có gia đình, bác sỹ nên an nhiên “thư giãn”. Kết quả trước khi sinh thường chuẩn bị không đủ, chân tay vội vàng, như vậy rất dễ gây ra lỗi lầm.

Thông thường, trước khi sinh bà bầu hay có cảm giác lo lắng, căng thẳng ở một mức độ nào đó, lúc này họ rất hi vọng sự động viên từ gia đình, đặc biệt là người chồng.Vì vậy, trước khi sinh, người chồng nên cố gắng dành nhiều thời gian hơn nữa ở bên cạnh bà bầu, tự mình chăm lo ăn uống ngủ nghỉ của vợ, làm cho vợ cảm thấy chồng đang cùng mình chào đón trải nghiệm mới. Đây là sự trợ giúp tốt nhất của người chồng dành cho vợ trước khi sinh, làm cho vợ có cảm giác thoải mái khi vào phòng sinh nở.

5. Đừng quá lo lắng căng thẳng

Nhiều bà bầu thiếu kiến thức nên có tâm lý sợ sệt quá mức cần thiết về chuyện sinh nở. Tâm lý này không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống và giấc ngủ của bà bầu trước khi sinh, mà còn ngăn trở khả năng toàn thân ứng phó, làm cho cơ thể không thể nhanh chóng bước vào trạng thái tốt nhất chờ sinh, vì vậy ảnh hưởng đến việc sinh nở bình thường. Trong điều kiện y học hiện đại, chỉ cần kiểm tra kỹ trước khi sinh, tính an toàn của ca sinh nở gần như được đảm bảo 100%.

6. Ăn uống no trước khi vào viện

Khi sinh nở tiêu hao rất nhiều thể lực, vì vậy trước khi sinh nhất định phải ăn no, ăn ngon. Lúc này gia đình nên nghĩ cách cho bà bầu ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, không nên để bụng đói mà vào phòng sinh.

7. Tránh bị mệt mỏi quá độ về tinh thần và thể lực

Đến kỳ sinh nở, nên giảm bớt hoạt động, giảm thấp cường độ làm việc, đặc biệt cần nghỉ ngơi tốt, ngủ đầy đủ. Chỉ có như vậy mới chuẩn bị đủ sức khỏe thể chất và tinh thần cho việc sinh nở.

Điều tra cho biết, trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc bà bầu có phiền phức rất lớn hoặc có thể phát sinh ra một số việc không may mắn ngoài ý muốn, tất cả đều làm cho tinh thần bà bầu trước khi sinh không hứng thú, ưu phiền, khổ tâm.

Tâm trạng tiêu cực này có thể làm cho sinh nở không thuận lợi. Đặc biệt, một số người chồng hoặc mẹ chồng rất mực hi vọng sinh con trai, gây áp lực vô hình cho tâm lý bà bầu, đây cũng là một nhân tố dẫn đến khó sinh nở.

8. Vượt qua nỗi lo lắng sẩy thai, sinh sớm

Một số bà bầu lo lắng sẩy thai, thời kỳ cuối mang thai sợ sinh sớm, vì vậy suốt cả thời gian mang thai không dám hoạt động. Một số bà bầu lại vì lười biếng không muốn hoạt động nhiều. Trên thực tế, bà bầu hoạt động quá ít trong thời kỳ mang thai càng dễ rơi vào tình trạng khó sinh. Vì vậy, khi mang thai bà bầu không nên quá lười, cũng không nằm nghỉ trên giường thời gian dài.

9. Thời gian tốt nhất để nằm viện chờ sinh?

Đến giai đoạn cuối kỳ sinh nở, bác sỹ sản khoa nên cho bạn một số chỉ thị rõ ràng, nói cho bạn biết rõ khi nào cần vào viện chờ sinh. Chỉ thị này dựa vào tình trạng sức khỏe của ban, ví dụ bạn có nguy cơ nguy hiểm hoặc biến chứng thai kỳ không? Đây có phải là thai đầu tiên không? Thời gian bạn vào viện gần đây nhất là khi nào?

Nếu tình trạng mang thai của bạn không phức tạp, bác sỹ cho biết bạn chờ đến khi tử cung co bóp mỗi lần 1 phút, 5 phút/lần mới đến viện chờ sinh. Trên nguyên tắc, nếu bạn có nguy cơ cao, bác sỹ khuyên bạn trước khi sinh nên đến viện sớm.

Nếu triệu chứng trước khi sinh không rõ ràng, nhưng bạn đã cảm thấy mình sắp sinh rồi, bạn có thể đi bệnh viện. Tuy nhiên trong trường hợp bình thường, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên ở nhà quan sát và tĩnh dưỡng.

Nhận Biết Dấu Hiệu Chuyển Dạ Thật Và Chuyển Dạ Giả

Singlemum – Những thai phụ mang thai lần đầu thường cho rằng mình sẽ nhận biết được dấu hiệu chuyển dạ, báo hiệu em bé đang muốn được gặp mẹ.

Tuy nhiên, thực tế không dễ như vậy bởi các dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ có thể kéo dài trong nhiều ngày.

Hãy nghĩ rằng lúc bạn bắt đầu chuyển dạ cũng là lúc bạn chuẩn bị sinh em bé. Quá trình chuyển dạ bình thường có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong 2 tuần trước hoặc 2 tuần sau ngày dự sinh.

Chuyển dạ ‘giả’

Trong chuyển dạ ‘giả’, những cơn co có thể xuất hiện một cách:

– Thất thường: kéo dài hoặc rút ngắn, dữ dội hoặc nhẹ, có thể tới và biến mất bất cứ lúc nào.

– Không đỡ hơn sau đó.

– Không lan đến bụng trên hoặc sau lưng.

– Không có dấu hiệu thay đổi tình trạng khi bạn nghỉ ngơi hoặc đổi tư thế.

Nếu bạn thấy mình có những cơn chuyển dạ ‘giả’ thì lời khuyên tốt nhất là hãy ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc uống nhiều nước để giảm bớt sự khó chịu.

Những cơn chuyển dạ ‘giả’ thường xuất hiện vào cuối thai kỳ và có thể xảy ra một tháng hoặc một ngày trước khi bạn sinh em bé. Ngoài ra, càng gần ngày dự sinh thì càng khó nhận biết chuyển dạ ‘giả’ và chuyển dạ thực sự. Tuy nhiên, bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ có thể cho biết bạn đã chuyển dạ hay chưa bằng cách kiểm tra cổ tử cung có mở hay không.

Với người mới mang thai lần đầu, dấu hiệu sa bụng thường xảy ra vài tuần trước khi sinh. Với người đã từng sinh con, dấu hiệu này sẽ không xảy ra cho đến khi bắt đầu chuyển dạ.

2. Ra máu và tiết dịch âm đạo:

Nếu bạn ra máu hoặc dịch âm đạo màu nâu, điều đó có thể là cổ tử cung của bạn đã bắt đầu giãn ra. Có thể nhìn thấy nút nhầy niêm mạc bít kín cổ tử cung trong 9 tháng. Đây là một dấu hiệu khả quan nhưng chưa cho thấy chuyển dạ ngay.

3. Em bé cử động ít hơn:

Các bà bầu thường nhận thấy em bé của mình ít ‘quậy’ hơi vào những ngày trước khi chuyển dạ.

Không ai biết chắc lý do tại sao, có thể là do em bé nghỉ ngơi để dành sức cho việc ra đời.

Nếu bạn cảm thấy bé cử động ít hơn, hãy gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh vì đôi khi ít cử động có thể là do em bé gặp vấn đề nào đó khác.

4. Vỡ ối:

Khi túi ối vỡ, bạn sẽ cảm thấy nước ối chảy ra từ âm đạo, đó có thể là một dòng chảy nhỏ hoặc trào ra một cách đột ngột. Đối với hầu hết phụ nữ, những cơn co sẽ đến trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối.

Tuy nhiên, ngay cả các cơn co không xuất hiện, hãy cho bác sĩ biết ngay khi bạn bắt đầu vỡ ối.

5. Tiêu chảy:

Thường một vài ngày trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn tiết ra chất prostaglandins. Đây là cách giúp cho tử cung co thắt nhưng lại có thể gây tiêu chảy.

6. Bản năng ‘làm tổ’:

Không có lý giải khoa học nào cho dấu hiệu này, nhưng rất nhiều phụ nữ đột ngột cảm thấy một sự thôi thúc ‘làm tổ’ mạnh mẽ ngay trước khi bắt đầu chuyển dạ. Nếu bạn cảm thấy cần phải dọn dẹp nhà cửa vào lúc 3 giờ sáng, bạn có thể đã sẵn sàng chuyển dạ.

Chuyển dạ thực sự

– Đến đều và gần nhau hơn.

– Kéo dài từ 30 – 70 giây và sẽ ngày càng lâu hơn.

– Không ngừng cho dù bạn làm gì.

– Lan ra sau lưng và phía trên bụng của bạn.

– Dữ dội hơn với cường độ cao hơn.

– Khiến bạn không đủ sức để nói chuyện với bất cứ ai.

Khi nào cần đi bệnh viện Bạn nên vào viện khi:

– Bạn cảm thấy áp lực trên vùng chậu ngày càng dữ dội với cường độ cao hơn.

– Bạn thấy chảy máu và tăng tiết dịch âm đạo.

– Bạn thấy một sự thay đổi lớn trong cử động của em bé.

– Bạn bị vỡ ối.

– Kéo dài hơn 60 giây.

– Cách nhau 5 phút trong ít nhất một giờ.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc không chắc chắn là nên làm gì, hãy hỏi ngay bác sĩ.

Singlemum tổng hợp

Chuyển Dạ Là Gì? Phân Biệt Chuyển Dạ Thật Và Chuyển Dạ Giả?

Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là 1 quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra ngoài buồng tử cung qua đường âm đạo. Chuyển dạ đủ tháng là chuyển dạ xảy ra từ đầu tuần 38 đến cuối tuần 42, lúc này thai nhi đã có thể sống độc lập ngoài tử cung.

Một số chuyên gia cho biết các cơn gò sinh lý là một tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ thực sự. Với nhiều mẹ, những cơn gò sinh lý thật sự rất đáng sợ khi mà cường độ của chúng ngày càng tăng dần gần cuối thai kỳ, nhưng các mẹ cần phải thật bình tĩnh để có thể xác định sự khác biệt giữa cơn gò sinh lý (cơn gò tử cung) và các cơn gò chuyển dạ.

Cơn gò tử cung (hay còn gọi là cơn gò Braxton-Hicks) là gì?

Gò tử cung là một trong những “báo động đỏ” cho thấy bạn sắp bắt đầu giai đoạn chuyển dạ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng với tất cả các cơn gò. Thỉnh thoảng, mẹ sẽ gặp một vài “báo động giả” nhưng y như thật đấy

Cơn gò Braxton-Hicks chỉ kéo dài khoảng 30 giây, nhưng khi 1 khi đã xuất hiện gò tử Braxton-Hicks sẽ khiến các cơ bắp cửa tử cung thắt chặt, thậm chí làm đông cứng bụng bầu của bạn.

Những cơn gò có thể xuất hiện 1-2 lần trong 60 phút hoặc chỉ xuất hiện vài lần 1 ngày hay có thể không thấy trong cả chu kỳ. Có mẹ bắt đầu nhận thấy cơn gò trong tuần thứ 16 của thai kỳ, nhưng cũng có mẹ phải đợi đến những tháng cuối cùng mới nhận thấy sự hiện diện của chúng.

Những cơn gò Braxton-Hicks thường gây khó chịu, có thể mạnh hơn cảm giác bị chuột rút và thường kéo dài hơn, nhưng lại không gây hại hay bất kỳ cảm giác đau đớn gì. Nó có thể xảy ra khi thai nhi chuyển động hoặc một người nào đó chạm vào bụng của mẹ hoặc nó cũng có thể được “kích hoạt” khi bàng quang đầy, sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục hoặc bị mất nước.

Người ta hay gọi Braxton-Hicks là cơn gò chuyển dạ giả vì những cơn đau, tuy nhiên chúng không làm giãn cổ tử cung như những cơn gò chuyển dạ. Hầu hết các bác sĩ tin rằng cơn gò Braxton-Hicks giúp làm săn chắc cơ tử cung và thúc đẩy lưu lượng máu đến nhau thai.

Hầu hết các bác sĩ cho biết mặc dù nhiều mẹ miêu tả cơn gò Braxton-Hicks khiến họ rất đau đớn, nhưng đa phần họ đều mang thau lần đầu, chưa biết “đau như đau đẻ” là như thế nào vì vậy nhận xét đó còn rất chủ quan. Lo âu là một trong các nhân tố đóng góp vào cường độ cơn đau mà mẹ có thể cảm thấy. Hãy chắc chắn mẹ nghỉ ngơi đầy đủ trong suốt thai kỳ và giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống vì lợi ích của cả mẹ và bé.

Phân biệt cơn đau chuyển dạ và cơn đau chuyển dạ giả:

Dấu hiệu của cơn gò sinh lý Braxton-Hicks:

Những cơn gò này thường không gây đau đớn.

Không xảy ra đều đặn, nhiều nhất có thể diễn ra 1-2 lần/ giờ hoặc vài lần/ ngày

Cơn gò Braxton-hicks không thể dự đoán trước và không có “nhịp điệu”, có xu hướng biến mất khi bạn đi bộ, nằm xuống hoặc thay đổi vị trí.

Dấu hiệu của cơn đau chuyển dạ:

Cơn đau chuyển dạ thường gây khó chịu hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng, đau bụng chuyển dạ gây căng cơ ở vùng xương chậu.

Cơn đau chuyển dạ xảy ra nhịp dàng, đều đặn và có thể kéo dài 30 đến 70 giây (trung bình khoảng một phút). Một số dấu hiệu cho thấy mẹ đang gặp đau bụng chuyển dạ chứ không phải cơn gò Braxton-Hicks là đợt co thắt cách nhau 5-10 phút hoặt ít hơn, có nhiều hơn 5 cơn gò trong một giờ, đau liên tục, thường xuyên ở lưng hoặc bụng dưới, căng cơ ở xương chậu hoặc âm đạo, cảm giác như đau bụng kinh hoặc đau bụng tiêu chảy, chảy máu, chảy dịch lỏng, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Cơn gò sẽ tăng dần lên, kéo dài hơn và tần suất cũng dồn dập hơn, cơn đau chuyển dạ khiến một số mẹ bị đau lườn hoặc đau đùi.

Cần phải làm gì để giảm bớt khó chịu khi đau chuyển dạ và đau gò sinh lý Braxton-Hicks:

Cố gắng ngủ một vài giấc ngủ ngắn trong ngày, nghỉ ngơi, ăn uống chút gì đó hoặc massage thư giãn.

Bất kỳ cơn đau ở 1 bên bụng cũng chưa chắc là cơn gò chuyển dạ, đây còn được gọi là đau dây chằng tròn và nó sẽ lan xuống vùng háng. Để giảm bớt những cơn đau, mẹ hãy thử thay đổi vị trí hoặc mức độ hoạt động.

Có chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước mỗi ngày vì điều này thực sự quan trọng quyết định mẹ có hay không gặp khó chịu với cơn gò sinh lý trong khi mang thai.

Giữ bình tĩnh: Chú ý cảm giác ở bụng của mẹ khi cơn gò Braxton Hicks đầu tiên xuất hiện, 1 sốmẹ nhận ra đó là những cơn co thắt sinh lý và hiểu điều gì đang xảy ra ngay sau khi cảm nhận thấy chúng. Nhưng với những mẹ mang thai lần đầu, có thể sẽ không biết mình nên chú ý điều gì, nhận biết cơn gò sinh lý như thế nào. Vậy nên 1 gợi ý cho mẹ là hãy đặt nhẹ tay lên bụng khi một trong những cơn co thắt diễn ra, khi mẹ chạm vào bụng sẽ có cảm giác như chạm vào mặt trống căng và nó sẽ qua trong vòng vài giây. Cố gắng kiểm soát hơi thở và thay đổi vị trí hoặc uống một chút nước cho đến khi cơn gò sinh lý kết thúc.

Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sớm

Theo các sách y học, quá trình sinh con gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khi cổ tử cung (là vùng cơ giữa tử cung và âm đạo) giãn rộng ra. Giai đoạn thứ hai (đẻ) bắt đầu khi đứa trẻ được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài. Trong giai đoạn cuối, nhau thai được đưa ra ngoài.

Mỗi thai phụ có những trải nghiệm khác nhau đối với từng giai đoạn trong khi sinh con. Khoảng thời gian trước khi sinh và giai đoạn thứ nhất thường kéo dài rất lâu trước khi giai đoạn thứ hai ập tới nhanh dữ dội. Giai đoạn cuối thường rất mờ nhạt, vì lúc đó sản phụ đang quá háo hức ngắm nhìn đứa con mới lọt lòng hơn là chú ý tới cơ thể của chính họ.

Trước khi có hiện tượng chuyển dạ

Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, ngay trước khi đứa trẻ ra đời, nội tiết tố sẽ tiết ra giúp cơ thể bạn thích nghi và sẵn sàng chuẩn bị sinh nở.

Mỗi sản phụ có trải nghiệm và cảm giác khác nhau ở giai đoạn tiền sản và khi lâm bồn. Có một vài dấu hiệu chuyển dạ chung sẽ xảy ra trong vài ngày hay vài tuần hay thậm chí là vài giờ khi kì sinh sắp đến. Nhiều bà bầu có thể không để ý các dấu hiệu sắp sinh này.

Khi chuyển dạ

Trước khi sinh, thai nhi sẽ chùng xuống phần xương chậu. Điều này sẽ giúp giảm đau ngực và áp lực ở phổi, giúp bạn dễ thở hơn.

Tuy nhiên, thai nhi sẽ ép vào bàng quang làm cho thai phụ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn bao giờ hết. Áp lực tăng lên trên các mạch máu dẫn đến chân mẹ sẽ bị tê, mỏi, phù đầu gối và mắt cá chân. Hãy giữ chân của bạn càng cao càng tốt và nghiêng người về phía bên trái để giúp giảm phù bàn chân.

Các bác sĩ thường đánh giá vị trí của đầu em bé đã vào đúng vị trí hay không căn cứ vào vị trí đỉnh đầu của bé dựa vào hai xương ở giữa xương chậu của bạn. Vị trí đó là điểm chính xác để sinh. Nếu đầu bé nằm trên vị trí này khoảng 2cm, bác sĩ có thể nói là “trừ hai phân”, nếu đầu bé nằm dưới vị trí này 1cm, có thể gọi là “hơn một phân”.

Bản năng làm tổ

Gần cuối thai kỳ, bạn thường thấy cơ thể cồng kềnh, uể oải và không muốn nhấc mình lên tí nào. Nhưng mỗi buổi sáng thức dậy bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh lại bình thường và bắt đầu đi lại dọn dẹp, nấu ăn, rửa chén bát, như thể đang chuẩn bị dọn dẹp tổ đón đứa con sắp chào đời. Tuy nhiên, bạn cần nhẹ nhàng với bản thân, đừng để kiệt sức vì lau nhà trước khi đón em bé ra đời. Hãy tạm dừng những công việc hàng ngày và nghỉ ngơi.

Sút cân

Một vài thai phụ bị giảm tới 500g khối lượng một ngày trước khi lâm bồn. Đó là do nội tiết tố làm giảm lượng chất lỏng giữ trong cơ thể bạn.

Đau lưng dưới

Một số phụ nữ bảo rằng họ cảm thấy những cơn đau âm ỉ ở phần sau lưng khiến họ cảm khó ở và bồn chồn.

Triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Nhiều chị em có triệu chứng hệt như trước kì kinh nguyệt trước khi bước vào kì sinh, cảm thấy khó ở, đau đầu, mệt mỏi. Một số người có thể bị tiêu chảy trong giai đoạn này.

Dịch nhầy âm đạo

Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung được chặn lại bởi một lớp dịch nhầy âm đạo. Khi cổ tử cung bắt đầu mềm và giãn rộng ra, lớp dịch này có thể chảy ra ngoài. Dịch nhầy có thể xuất hiện khoảng 1 tuần trước khi sản phụ sinh, hoặc chỉ chảy ra ngay trong lúc sinh nở. Dịch nhầy thường có màu đỏ tươi, hoặc màu máu nâu.

Những cơn gò Braxton Hicks

Vài tuần trước khi sinh nở, tử cung sẽ bắt đầu luyện tập cho hành trình sắp tới bằng việc bắt đầu những cơn gò nhỏ ở tử cung, diễn ra trong khoảng 30 giây và lặp lại một cách ngẫu nhiên khiến bạn đôi khi không nhận ra. Chúng gây ra những cơn đau ngắn và bạn có thể cảm thấy như bị thắt chặt ở vùng bụng một lúc.

Bạn có thể bị thấy đau đến mức không ngủ được vì những cơn gò. Đây là lúc để bạn thực hiện các kĩ thuật thả lỏng như đã được hướng dẫn trong lớp học tiền sản để chuẩn bị cho việc sinh nở sắp tới.

Càng gần đến ngày sinh, các cơn gò càng diễn ra nhiều và mạnh hơn đến nỗi, bạn có thể tự hỏi có phải đây là lúc “đó”.

Triệu chứng này được gọi là “sinh giả” nhiều thai phụ đã nhầm và vội đến bệnh viện vào giữa đêm vì lo sắp chuyển dạ. Sau đó, họ lại phải về nhà để tiếp tục chờ đợi đến ngày sinh thật.

Các cơn gò giả thường không diễn ra đều đều và chúng thường biến mất khi bạn đứng dậy đi lại. Những cơn co tử cung (cơn gò chuyển dạ “thật”) thường diễn ra theo một chu kỳ đều và sẽ mạnh dần lên. Do đó, nếu bạn thắc mắc mình sắp sinh hay không, bạn có thể phán đoán bằng cách làm một bảng theo dõi, ghi lại thời gian diễn ra các cơn gò chúng cách nhau khoảng bao lâu và kéo dài trong bao lâu?

Các cơn gò thường không diễn ra theo cách giống nhau và nếu bạn đứng dậy để đi lại, chúng sẽ nhanh chóng biến mất. Các cơn gò chuyển dạ “thật” thường diễn ra dần dần, mạnh hơn và thường xuyên hơn.

Nếu vẫn không chắc, bạn nên gọi điện hỏi bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất để được hướng dẫn. Có thể đó chỉ là cơn gò giả, nhưng đó cũng có thể là lúc bạn thực sự lâm bồn.

Để biết thêm, mời bạn đọc bài Sinh con

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ