Top 5 # Dấu Hiệu Chuyển Dạ Tuần 38 Webtretho Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Nhận Biết Dấu Hiệu Chuyển Dạ Tuần 38 Cho Các Mẹ Bầu Cần Biết

Ngày Đăng : 07/01/2021 – 8:44 AM

Chuyển dạ là quá trình thai nhi và nhau thai sẽ rời khỏi tử cung. Quá trình này có thể diễn ra 1 – 3 ngày trước khi e bé thực sự chào đời qua hai cách: sinh qua đường âm đạo và sinh bằng phương pháp đẻ mổ.

Dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 có phải là sinh non không?

Theo bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp – chúng tôi Bệnh viện Từ Dũ, thai kỳ thường kéo dài trong 9 tháng 10 ngày tức là 40 tuần. Vì vậy, bắt đầu từ tuần 39 mới là đủ tháng nên chuyển dạ ở tuần 38 có thể coi là sinh non.

Tuy nhiên, mang thai ở tuần thứ 38 tức là em bé đã được 9 tháng. Lúc này, cân nặng của bé sẽ khoảng 3kg – 3.2kg, là cân nặng bình thường ở trẻ sơ sinh. Trong quá trình mang thai, nếu không phát hiện bất cứ dị tật nào thì các cơ quan của trẻ có thể hoạt động bình thường sau khi chào đời ở tuần 38.

Hãy sẵn sàng chào đón bé yêu ở những tuần cuối cùng của thai kỳ

Một số thay đổi của cơ thể khi mang thai ở tuần 38 mà các mẹ bầu hay gặp phải:

Xuất hiện những cơn co thắt – dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 dễ nhận biết nhất

Khi mang thai được 38 tuần, các mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn cơ thắt. Đây chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ tuần 38. Chúng có thể diễn ra từ 1 – 2 tuần trước đó. Nếu những cơn co thắt này không gây đau và biến mất khi thay đổi tư thế thì không cần quá lo lắng.

Khó ngủ một dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình

Bắt đầu từ tuần 36 – 38 của thai kỳ, trọng lượng của thai nhi đã phát triển rất lớn trong tử cung gây chèn ép lên một số cơ quan. Kèm với đó là cảm giác lo lắng, hồi hộp của mẹ bầu khiến cơ thể mệt mỏi và khó ngủ hơn những tháng trước đó.

Tăng tiết dịch âm đạo

Dịch âm đạo được tiết ra nhiều hơn bình thường bởi cổ tử cung đang bắt đầu giãn ra để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ ở tuần 38.

Ngứa bụng

Bụng bầu ở tuần 38 gần như đã căng giãn hết mức có thể khiến da bị nhạy cảm hơn. Nhiều mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng phát ban, nổi mề đay khi mang thai ở tuần 38.

Phù chân và bàn chân

Nhiều trường hợp thai phụ có hiện tượng phù chân và bàn chân ở tuần thứ 38 của thai kỳ. Nếu nhận thấy điều này, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi.

Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 của thai kỳ

Không phải em bé nào cũng chờ đủ ngày đủ tháng để chào đời. Vì vậy, khi thai ở tuần 38, các dấu hiệu chuyển dạ có thể sẽ bắt đầu nên mẹ bầu cần chú ý những dấu hiệu chuyển dạ sớm sau:

Bụng tụt thấp

Bắt đầu từ tuần thứ 38, mẹ bầu sẽ thấy bụng tụt thấp xuống dưới do thai nhi đã quay đầu và sẵn sàng chào đời. Khung xương chậu bắt đầu thay đổi là dấu hiệu chuyển dạ thường thấy tuần 38.

Đi tiểu nhiều

Khi khung xương chậu mở rộng ở tuần thứ 38, đầu của bé sẽ lọt qua khung xương để chờ tới ngày ra ngoài. Vì vậy, bàng quang của mẹ bầu bị chèn ép, sẽ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu trước khi có những cơn co thắt.

Đây là hiện tượng thường gặp ở những tháng cuối và cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 của thai kỳ.

Chất nhầy âm đạo và máu cá

Đáy quần lót có thể xuất hiện dịch nhầy trong như lòng trắng trứng gà và một chút máu hồng tươi. Đây gọi là máu cá và là dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 cho thấy cổ tử cung của mẹ bầu đang bắt đầu giãn để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Bụng bắt đầu tụt thấp ở tuần 38 trước khi chuyển dạ

Rối loạn tiêu hóa

Thông thường, các mẹ bầu hay bị táo bón, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Ở tuần 38, nếu như mẹ bầu gặp phải hiện tượng tiêu chảy thì có thể là dấu hiệu cho thấy hormone đang thay đổi. Quá trình chuyển dạ ở tuần 38 có thể sắp diễn ra nên mẹ bầu cần lưu ý.

Buồn nôn cũng là dấ hiệu chuyển dạ tuần 38

Nhiều thai phụ trước khi chuyển dạ cho thấy họ có dấu hiệu buồn nôn như lúc ốm nghén. Mặc dù không phải ai cũng gặp phải tình trạng này nhưng nếu nó diễn ra đột ngột thì có thể là dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38.

Các cơn co thắt trước khi chuyển dạ

Chuyển dạ ở tuần 38 gây đau lưng

Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, hiện tượng đau lưng có thể xuất hiện và diễn ra liên tục. Nhưng khi mang thai tuần 38, cơn đau lưng dữ dội hoặc đột ngột có thể là dấu hiệu chuyển dạ. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn gặp phải triệu chứng này khi mang thai ở tuần 38.

Rỉ nước là dấu hiệu chuyển dạ tuần 38

Nếu thấy đáy quần lót bị ướt hoặc rỉ nước ngay cả khi bạn không đi vệ sinh thì rất có thể túi ối đã bị vỡ và nước ối đang chảy ra ngoài. Quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra khá sớm nếu bị vỡ ối và cần đi bệnh viện ngay để tránh tình trạng cạn ối, nguy hiểm cho em bé. Hãy chú ý dấu hiệu này khi đang mang thai tuần 38.

Dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm ở tuần 38 cần chú ý

Ngoài những dấu hiệu chuyển dạ trước khi sinh ở tuần 38 kể trên, các mẹ bầu không được bỏ qua những bất thường sau đây:

– Thay vì ra 1 – 2 giọt máu cá, mẹ bầu bị xuất huyết âm đạo, ra nhiều máu không rõ nguyên nhân ở tuần 38.

– Nước ối có màu vàng đục hoặc đen do lẫn phân su. Nếu không nhanh chóng can thiệp, trẻ có thể nuốt phân su dẫn đến nhiễm độc, nguy hiểm cho bé.

– Nếu nhận thấy những cơn đau lưng và co thắt vùng bụng kéo dài liên tục, khác với cơn gò bình thường khi chuyển dạ nên đến ngay bệnh viện. Đây có thể là biểu hiện của tiền sản giật ở tuần 38 rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Cần chuẩn bị những gì trước khi có dấu hiệu chuyển dạ tuần 38?

Chắc chắn rằng các mẹ bầu rất háo hức mong chờ ngày bé chào đời để được nhìn thấy con yêu. Và việc chuyển dạ ở tuần 38 của thai kỳ hay thậm chí là sớm hơn đều hoàn toàn có thể xảy ra.

Vì vậy, tốt nhất là các mẹ bầu nên chuẩn bị thật kỹ trước khi có dấu hiệu chuyển dạ.

Chuẩn bị cho em bé khi dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 xảy ra

– Hãy lên danh sách những vật dụng cần thiết sau khi sinh như quần áo, mũ, tất, bình sữa, dụng cụ tiệt trùng, máy vắt sữa, chăn, mền… Các vật dụng này nên mua sớm để giặt sạch sẽ và phơi khô. Xếp gọn gàng trong giỏ đồ để sẵn sàng đi sinh bất cứ khi nào có dấu hiệu chuyển dạ.

– Tìm hiểu về bệnh viện để sinh trước khi có dấu hiệu chuyển dạ tuần 38. Tốt nhất là các mẹ bầu liên hệ với bác sĩ sản đã theo khám trong suốt thai kỳ để đăng ký trước, tránh trường hợp không có phòng sau khi sinh.

– Lau dọn, chuẩn bị phòng cho em bé sau khi từ viện về nhà. Vì mới sinh, sức đề kháng của bé còn yếu nên hãy đảm bảo không gian trong phòng rộng rãi, thoáng mát.

– Hạn chế những nguy cơ có thể khiến bé bị dị ứng như khói bụi, lông động vật, phấn hoa…

Hãy chuẩn bị trước vì có thể sẽ chuyển dạ ở tuần 38

Chuẩn bị cho mẹ bầu khi có dấu hiệu chuyển dạ tuần 38

– Trong những tháng cuối của thai kỳ, nhất là từ tuần 38, mẹ bầu nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái để hạn chế hiện tượng ngứa bụng.

– Luôn giữ tinh thần thoải mái, không nên lo lắng để ảnh hưởng tới giấc ngủ, giữ sức cho những ngày vượt cạn sắp tới.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

– Nên nghỉ ngơi khi bắt đầu bước sang tuần thứ 38 của thai kỳ, tránh làm việc quá sức.

– Khi bắt đầu thấy có những cơn co thắt cách nhau 5 phút/lần, hãy cố gắng đi lại, vận động nhẹ nhàng để giảm cảm giác đau.

Theo dõi thai ở tuần 38 trước khi chuyển dạ

Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo nên siêu âm thai 1 lần/tháng để theo dõi sự phát triển của bé. Nhưng bắt đầu từ tuần thứ 36 của thai kỳ, mẹ bầu nên siêu âm 1 lần/tuần để kiểm tra vị trí thai, lượng nước ối, cân nặng thai…

Tại TPHCM, phòng khám sản phụ khoa của bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp được biết tới là địa chỉ siêu âm thai uy tín nhất hiện nay. Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu sẽ được tư vấn, theo dõi sức khỏe và làm các xét nghiệm cần thiết như Double Test, Triple Test, siêu âm thai 2D, 3D, 4D.

Phòng khám của bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp được biết tới là địa chỉ siêu âm thai uy tín

Ngoài điều kiện về thiết bị y tế, máy móc hiện đại, phòng khám bác sĩ Điệp còn quy tụ nhiều y, bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong sản phụ khoa.

Hiện đang công tác tại Bệnh viện Từ Dũ, bác sĩ Điệp luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các mẹ bầu khi có dấu hiệu chuyển dạ tuần 38. Các chị em có thể yên tâm lựa chọn bệnh viện phụ sản uy tín nhất cả nước để chờ bé chào đời.

Ngoài việc theo dõi thai ở tuần 38, hãy lưu ý tới những dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 được chia sẻ ở bài viết. Khi có bất cứ bất thường nào trong những tháng cuối của thai kỳ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ Diệp để kịp thời can thiệp.

Phòng khám sản phụ khoa của bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp nằm tại địa chỉ 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10. Hotline tư vấn và đặt hẹn 0335 155 192.

Thai 38 Tuần: Bé Chuẩn Bị Chào Đời, Mẹ Chú Ý Đến Các Dấu Hiệu Chuyển Dạ

Gần đến ngày dự sinh, cơ thể mẹ sẽ có những triệu chứng báo hiệu bé yêu sắp chào đời. Vì thế ở giai đoạn này mẹ cần lưu ý khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh để chủ động chuẩn bị và đi đẻ kịp thời, tránh trường hợp đẻ rơi, đẻ đột ngột khi chưa kịp tới viện.

1. Sự thay đổi của thai tuần 38

– Cân nặng thai nhi thay đổi: Thai 38 tuần nặng khoảng 3,1kg và có chiều dài khoảng 50cm. Kích cỡ của bé lúc này tương đương với một cây tỏi dài, và chiều dài của bé được đo từ đỉnh đầu đến gót chân.

– Bé nắm tay rất chắc: Mẹ có thể kiểm chứng hoạt động này của bé khi bé vừa chào đời hoặc qua hình ảnh siêu âm.

– Các cơ quan trong cơ thể bé hoàn thiện: Tuần 38 bé đã sẵn sàng chào đời, các bộ phận trên cơ thể cũng được hoàn thiện đầy đủ, riêng lá phổi sẽ hoàn thiện sau cùng. Khi sinh ra, bé sẽ mất vài tiếng đồng hồ để thiết lập được nhịp hô hấp bình thường.

– Nhau thai gần hết hiệu quả: Tới tuần gần cuối thai kỳ, nhau thai không còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho bé. Sau khi chào đời, nguồn sữa mẹ sẽ là dưỡng chất thiết yếu cung cấp các enzyme và các hormone giúp bé tăng trưởng.

– Tim và động mạch có khả năng trao đổi, chuyển giao: Sự phát triển này giúp bé dễ thở, hô hấp hơn khi ra ngoài bụng mẹ.

– Thân nhiệt hoàn thiện, mỡ trải đều dưới da: Tuần 38, thai nhi đã hoàn thiện và có thân nhiệt riêng, lớp mỡ dưới da giúp da bé hồng hào, mịn màng hơn.

– Các tế bào da của bé được hoàn thiện, ổn định – Tóc bé đã mọc đều, chủ yếu là tóc tơ

– Các chức năng khứu giác, thị giác, thính giác đã hoàn thiện: Bé có thể cảm nhận rõ những tác động bên ngoài bụng mẹ.

– Bộ não bé vẫn tiếp tục hoàn thiện.

– Màu mắt của bé: Nếu bé sinh ra có màu mắt nâu thì màu mắt đó sẽ giữ nguyên đến lúc trưởng thành. Nhưng với như bé có màu mắt xanh, xám thì khi 9 tháng tuổi sẽ chuyển thành màu hạt dẻ, nâu.

2. Chỉ số phát triển thai nhi 38 tuần theo ngày

(Nguồn: Internet)

Lưu ý:

– Các chỉ số thai 38 tuần tuổi này tính dựa trên số tuần tuổi cộng với ngày xê dịch trong tuần thai từ 0 – 6 ngày.

– Chỉ số thai nhi lớn hoặc nhỏ hơn các chỉ số trong bảng, không nhất thiết phải đặt đúng chỉ số đó.

Sự thay đổi ở cơ thể mẹ khi thai 38 tuần

Ở giai đoạn nước rút này, thai nhi đã nằm quay đầu xuống dưới khung chậu của mẹ. Sự thay đổi đó khiến cơ thể mẹ sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Nếu mẹ thấy có dấu hiệu bất thường gì phải tới bệnh viện ngay.

1. Bụng tụt xuống

Thai tuần 38 đã di chuyển xuống dưới cổ tử cung, sẵn sàng chào đời vì vậy bụng mẹ sẽ tụt sâu về phía dưới, dưới sẽ có cảm giác nặng nề hơn.

2. Đi tiểu nhiều hơn

Thai quay đầu, đổi vị trí nằm ở dưới khung xương chậu, gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ bầu hay có cảm giác buồn đi vệ sinh mặc dù không uống nhiều nước.

3. Khó chịu, nặng nề ở vùng xương chậu

Thai 38 tuần tuổi đã quay đầu nằm xuống vùng xương chậu làm tăng áp lực lên hông, bàng quang khiến mẹ bầu có cảm giác bị đau lưng, đau vùng xương chậu do sắp tới ngày sinh.

4. Phù nề bàn chân và mắt cá chân

Giai đoạn sắp sinh mẹ bầu thường gặp triệu chứng phù nề bàn chân, do máu không lưu thông tốt. Vì vậy mẹ bầu nên tránh đứng một chỗ quá lâu, không mặc quần chật, giày dép chật để bàn chân được thoải mái, máu lưu thông tốt nhất.

5. Buồn nôn

Triệu chứng này mẹ sẽ gặp khi ốm nghén, nhưng ở những tháng cuối thai kỳ dấu hiệu này sẽ trở lại và có cảm giác buồn nôn nhiều hơn. Đây là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mẹ nên lưu ý.

6. Dễ thở hơn

Tuần thai này mẹ sẽ thấy dễ thở hơn, không còn cảm giác tức ngực, thở mệt nhọc như trước nữa. Do thai đã di chuyển xuống phía dưới tử cung, không gây áp lực lên lồng ngực.

7. Các cơn co thắt

Thai 38 tuần gò cứng bụng, những cơn co thắt với mức độ nhẹ, vừa, mạnh xuất hiện là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh. Những cơn đau đẻ này sẽ chỉ xảy ra ở 1 bên bụng trái hoặc bụng phải không làm mẹ bầu quá đau đớn.

Tuần 38 gò liên tục, các cơn gò còn được gọi là cơn đau đẻ giả nên bạn không phải quá lo lắng. Nhưng đau dưới bụng dữ dội, ra máu hồng cùng lúc thì bạn có nguy cơ sinh em bé thật đấy.

8. Ngứa bụng, da bụng bị giãn căng

Thai 38 tuần bụng căng cứng, rất to vì thế cơ và da bụng cũng bị kéo dãn ra rất nhiều khiến mẹ có cảm giác ngứa khó chịu ở vùng bụng. Dấu hiệu này báo hiệu mẹ bầu sắp đến ngày sinh và những triệu chứng ngứa, khó chịu sẽ kết thúc khi mẹ sinh em bé.

9. Dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều

Thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng nhạt, dịch đặc và có màu gần giống với lòng trắng trứng gà thì đây là hiện tượng báo hiệu mẹ sắp sinh em bé 1 – 2 tuần tới.

Hiện tượng này xảy ra khi nút nhầy bịt kín cổ tử cung bong ra kèm theo lượng máu nhỏ gọi là máu báo thai, báo hiệu em bé chuẩn bị chào đời.

10. Rò rỉ, vỡ ối

Nước ối rò rỉ ra từ âm đạo kèm theo những cơn co thắt cổ tử cung cứ 15 phút một lần, hoặc mẹ đau lưng liên tiếp thì đây là dấu hiệu chuyển dạ thật. Với trường hợp này mẹ nên đến bệnh viện gấp.

11. Máu báo thai

Mẹ quan sát thấy quần lót có dịch nhầy màu hồng hoặc màu nâu thì nên đến bệnh viện chuẩn bị cho việc sinh nở.

Dấu hiệu này xuất hiện là các mạch máu trong cổ tử cung bị vỡ ra do quá trình giãn mạch, lượng máu báo thai sẽ không ra nhiều nhưng nó báo hiệu mẹ sắp sinh trong khoảng thời gian ngắn sắp tới.

12. Ngực căng tức, rỉ sữa non

Khi thai nhi 38 tuần tuổi, ngực mẹ bắt đầu có sữa và tiết sữa. Nếu thấy ngực căng cứng, có sữa non tiết ra thì có thể mẹ sắp sinh.

13. Tâm lý thay đổi

Sắp sinh, mẹ sẽ có tâm lý lo lắng, hồi hộp chờ đợi ngày con yêu chào đời. Sự thay đổi về tâm lý này dẫn đến các triệu chứng như: Chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi… ở mẹ bầu.

Những vấn đề mẹ cần lưu ý khi thai 38 tuần

1. Chế độ dinh dưỡng

Tháng thứ 9 của thai kỳ, mẹ nên bổ sung những dưỡng chất tốt, cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của bé yêu như sau:

– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C: Các loại trái cây (Cam, ổi, quýt, bưởi, dâu tây, thanh long…), các loại rau (Cải bó xôi, súp lơ, măng tây, rau bina…).

– Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Thai tuần 38 đã hoàn thiện về hệ xương, tuy nhiên mẹ vẫn nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi để giúp xương bé cứng cáp, chắc khỏe hơn. Các thực phẩm giàu canxi như: Trứng gà, sữa (sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, phô mai), cá hồi, cua biển…

– Bổ sung thực phẩm giàu protein: Thai 38 tuần có thể chào đời bất cứ lúc nào vì vậy mẹ cần bổ sung protein để kích thích tuyến sữa, nhiều sữa hơn cho con bú. Mẹ có thể ăn các loại thực phẩm như: Thịt bò, thịt nạc, cá hồi, trứng, sữa…

– Bổ sung thực phẩm giàu sắt: Tháng cuối thai kỳ, mẹ dễ bị hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu do thiếu sắt, không đủ máu để lưu thông. Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu sắt như: Lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, các loại hạt, yến mạch, cải bó xôi…

– Chia nhỏ các bữa ăn: Để tránh tình trạng sợ đồ ăn, đầy bụng mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo cơ thể được cung cấp, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

2. Khám thai

Thai tuần 38 mẹ cần đi khám theo theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Ở tuần thai này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra tử cung mẹ đã mở chưa, siêu âm phát hiện những bất thường ở thai nhi.

Mẹ nên nói rõ cho bác sĩ biết về những vấn đề mẹ đang gặp phải và có thể đặt những câu hỏi về thai nhi 38 tuần để bác sĩ giải đáp.

3. Sinh con ở tuần 38 có phải đẻ non không?

Theo các chuyên gia thì sinh con đủ tháng, sinh quá tháng, sinh non sẽ phụ thuộc vào số tuổi thai và được quy định như sau:

Sinh đủ tháng: Sinh ở tuần 39 – 40 tuần

Sinh non: Sinh trước tuần 37

Sinh quá tháng: Sinh ở tuần 41 – 42 tuần

Như vậy, mẹ sinh ở tuần 38 thì không phải là sinh đủ tháng nhưng cũng không phải sinh non, bé chào đời ở tuần tuổi này vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường, không gặp khó khăn gì khi chăm con.

4. Khi nào mẹ nên gặp bác sĩ chuyên khoa?

Thai 38 tuần có những dấu hiệu bất thường sau đây, mẹ cần gặp bác sĩ ngay vì đây cũng được là những dấu hiệu báo hiệu bạn sắp sinh.

Rò rỉ, vỡ ối

Ra máu báo thai

Đau bụng dữ dội, kéo dài

Đau lưng liên tục

Dịch nhầy ra nhiều

5. Thai 38 tuần mẹ bầu nên làm gì?

Khi thai nhi 38 tuần tuổi, mẹ có thể sinh bé bất cứ lúc nào, không nhất định đến ngày dự sinh. Vì thế mẹ cần chuẩn bị những vật dụng và tâm lý:

– Chuẩn bị đồ đi sinh

– Các giấy tờ như thẻ bảo hiểm, chứng minh thư nhân dân, bản sao hộ khẩu, sổ khám thai…

– Luôn giữ điện thoại bên mình để gọi cho người thân hỗ trợ đi đẻ khi có các dấu hiệu chuyển dạ

– Chuẩn bị tiền đi đẻ

– Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi đẻ

– Xin nghỉ làm khi thai 38 tuần để chờ sinh nếu mẹ cảm thấy đi lại khó khăn, mệt mỏi

– Đặt và đăng ký sinh đẻ ở bệnh viện mẹ bầu có nhu cầu sinh tại đó

Ở tuần 38, thai nhi sẽ lớn nhanh hơn, mẹ bầu sẽ ít tăng cân và không tăng cân ở giai đoạn này. Mẹ có thể sinh con bất cứ lúc nào nếu có hiện tượng chuyển dạ, vì thế mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ về các dấu hiệu thai 38 tuần nặng bao nhiêu, có những biểu hiện gì ở cả bé và mẹ đẻ có thể chuẩn bị tốt nhất, chủ động trong việc sinh đẻ.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/thai-38-tuan-be-chuan-bi-chao-doi-me-chu-y-den-cac-da…

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Những Dấu Hiệu Chuyển Dạ Tuần 39 Mẹ Bầu Nên Biết

Vào tuần thứ 39 của thai kỳ, thai nhi hoàn toàn đã sẵn sàng ra ngoài vào bất cứ lúc nào. Lúc này, quá trình mang thai của mẹ bầu đã gần chạm tới vạch đích. Do đó, mẹ bầu nên biết các dấu hiệu chuyển dạ tuần 39 để chuẩn bị đón con yêu chào đời một cách chu đáo nhất.

1. Dấu hiệu chuyển dạ tuần 39 của thai kỳ có gì đặc biệt?

Mang thai tuần thứ 39 là một trong những giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Lúc này, thai nhi trong bụng mẹ đã phát triển toàn diện. Tất cả các cơ quan của con yêu đã được định hình một cách hoàn chỉnh. Do đó, con có thể tồn tại độc lập với môi trường sống ở bên ngoài bụng mẹ.

Do đó, khi mang thai tuần thứ 39, mẹ không nên lơ là, chủ quan mà nên quan tâm nhiều hơn tới dấu hiệu chuyển dạ. Bởi lẽ con yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào trong thời điểm này đấy.

2. Những dấu hiệu chuyển dạ tuần 39 mẹ bầu nên biết

2.1. Bụng bầu tụt xuống, sa bụng bầu

Vào tuần thai thứ 39, thai nhi sẽ tụt xuống dưới tử cung làm bụng của mẹ bầu cũng tụt xuống. Lúc này, mẹ sẽ luôn có cảm giác nặng nề và mệt mỏi, việc đi lại cũng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, vào thời điểm này, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ hơn hơn trước.

Trong trường hợp thai nhi 39 tuần tuổi mà bụng mẹ vẫn chưa tụt xuống thì có thể là do ngôi thai ngược. Lúc này, nếu mẹ có những dấu hiệu chuyển dạ trong vòng 24 giờ, chẳng hạn như đau bụng dữ dội, vỡ ối, tử cung giãn ra thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ phẫu thuật mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

2.2. Dịch nhầy ở cổ tử cung sẽ xuất hiện nhiều hơn

Ở tuần thứ 39 của thai kỳ, cổ tử cung của mẹ bắt đầu giãn ra để tạo điều kiện thuận lợi cho con yêu chui ra ngoài. Thêm vào đó, dịch nhầy âm ở cổ tử cung cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Lúc này, nếu dịch nhầy có màu trắng đục, màu trắng hoặc màu vàng thì chưa phải dấu hiệu chuyển dạ sinh ngay.

Trong trường hợp dịch nhầy ở cổ tử cung có màu hồng hoặc màu nâu, thì khả năng lớn là mẹ sẽ sinh con trong vòng 24 giờ tới. Nếu dịch âm đạo của mẹ có màu vàng, màu trắng đục sền sệt, kèm theo mùi hôi khó chịu thì có thể mẹ đang mắc các bệnh phụ khoa. Do đó, mẹ bầu nên vệ sinh thật kỹ âm đạo để tránh tình trạng viêm nhiễm trùng âm đạo.

2.3. Cảm thấy tử cung đang nở – dấu hiệu chuyển dạ tuần 39 chuẩn nhất

2.4. Vỡ nước ối hoặc rò rỉ nước ối

Một trong những dấu hiệu chuyển dạ tuần thứ 39 mà bác sĩ hay nhắc mẹ bầu là vỡ nước ối. Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu để mẹ bầu chuẩn bị tinh thần và sức khỏe để chuẩn bị sinh con.

2.5. Cơn đau chuyển dạ và cơn gò cứng bụng

Khi mẹ bầu thấy những cơn gò xảy ra liên tục, dồn dập và đau hơn mọi khi ở tuần thai thứ 39 thì có khả năng đây là dấu hiệu chuyển dạ thật. Ngoài ra, nếu mẹ thấy dấu hiệu này kèm theo rỉ ối hoặc tử cung nở thì nên tới bệnh viện để chuẩn bị đón con yêu chào đời. Đây là dấu hiệu sắp sinh chuẩn nhất mà mẹ nên biết trong giai đoạn tuần thứ 39.

2.6. Xuất hiện máu ở vùng âm đạo

Trên thực tế không phải mẹ nào cũng xuất hiện dấu hiệu này. Có một vài mẹ sẽ có hiện tượng chảy máu ở âm đạo, màu hồng hoặc màu nâu với một lượng rất ít. Tuy nhiên, có một số mẹ chảy máu âm đạo nhưng lại không có dấu hiệu đau bụng chuyển dạ.

Do đó, khi xuất hiện chảy máu âm đạo, mẹ nên tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Nếu mẹ bầu ra máu âm đạo nhưng không phải dấu hiệu sắp sinh thì khả năng mẹ bầu mắc các biến chứng thai kỳ ở tuần thứ 39 khá cao.

2.7. Linh cảm của mẹ bầu

2.8. Cảm thấy đau lưng nhiều hơn

Vào tuần thứ 39 của thai kỳ, thai nhi tụt xuống vùng chậu của mẹ sẽ khiến mẹ bị đau lưng nhiều hơn. Vì vậy, để giảm đau nhức lưng, mẹ hãy thư giãn và nhờ chồng, gia đình massage cho. Bởi lẽ massage đúng cách sẽ giúp mẹ cảm thấy bớt đau hơn khi lâm bồn.

3. Khi thấy những dấu hiệu chuyển dạ tuần 39 mẹ nên làm gì?

Khi mang thai ở tuần thứ 39, mẹ bầu nên chú ý đặc biệt đến những dấu hiệu chuyển dạ. Trong trường hợp chưa thấy dấu hiệu nào đặc biệt, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Vì nó sẽ khiến mẹ bầu mắc chứng mất ngủ và ảnh hưởng tới sức khỏe. Điều này sẽ khiến mẹ không có đủ sức để vượt cạn thành công. Thay vào đó, mẹ nên giữ vững tinh thần thoải mái và lạc quan.

10 Dấu Hiệu Chuyển Dạ Tuần 39 Mẹ Bầu Cần Thuộc Lòng

Em bé sinh ra ở tuần thứ 39 và 40 được xem như là đủ ngày đủ tháng. Bước vào tuần thai gần cuối, bạn phải luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng.Bất cứ lúc nào khi có dấu hiệu chuyển dạ tuần 39, em bé đều có thể chào đời.

Mách mẹ 10 dấu hiệu chuyển dạ ở tuần thứ 39

Nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, bạn có thể tự hỏi các dấu hiệu chuyển dạ là gì, làm thế nào để phân biệt cơn gò Braxton Hicks và cơn chuyển dạ thật, khi nào thì bạn nên đến bệnh viện và khi nào bạn cần bình tĩnh nghỉ ngơi và tiếp tục chờ đợi,…

Con đang “tụt” dần xuống dưới

Nếu bạn sinh con so, em bé của bạn thường sẽ bắt đầu tụt xuống. Hoặc con sẽ sa xuống khung xương chậu vào một vài tuần trước khi bắt đầu chuyển dạ.

Cổ tử cung của bạn giãn ra – dấu hiệu chuyển dạ tuần 39

Chuẩn bị cho việc sinh nở, cổ tử cung bắt đầu giãn ra và mỏng hơn. Khi bạn khám thai trong khoảng thời gian này, các bác sĩ có thể dễ dàng đo độ giãn nở của cổ tử cung. Từ đó, có thể dự đoán ngày lâm bồn của bạn.

Chuột rút và đau lưng thường xuyên

Mẹ sẽ chuột rút và đau lưng nhiều hơn khi chuyển dạ, nhất là khi sinh con so. Các cơ và khớp của bạn đang căng ra và thay đổi vị trí để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 39 là các khớp trở nên lỏng lẻo hơn

Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin đã làm cho dây chằng của bạn lỏng ra một chút. Đây cũng là lý do tại sao các mẹ bầu lại thường vụng về đến thế ở ba tháng cuối thai kỳ. Trước khi lâm bồn, bạn có thể nhận thấy các khớp trên toàn cơ thể lỏng lẻo hơn một chút. Lý do là để khung chậu dễ mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho em bé đi ra.

Tiêu chảy

Không chỉ các cơ trong tử cung mà các cơ khác trong cơ thể bạn cũng giãn ra. Kể cả những cơ ở trực tràng. Dấu hiệu này khá khó chịu, nhưng lại hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần đảm bảo uống đủ nước là ổn.

Nút nhầy ở cổ tử cung của bạn bong ra và đổi màu dịch âm đạo

Nếu nút nhầy đang bung ra và dịch âm đạo thay đổi, bạn sẽ sinh con chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày tới. Nút nhầy có thể thoát ra thành một mảng lớn hoặc nhiều cục nhỏ. Vì thế, đôi khi bạn không nhận thấy dấu hiệu này.

Những ngày cuối cùng trước khi chuyển dạ, bạn có thể sẽ thấy dịch âm đạo tăng lên đáng kể và có thể đặc hơn. Dịch đặc quánh màu hồng nhạt này được gọi là máu báo sinh. Đây là một dấu hiệu tốt cho biết bạn sắp chuyển dạ.

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 39- Các cơn co thắt mạnh hơn, thường xuyên hơn

Bạn có thể đã trải qua các cơn co thắt Braxton Hicks (hoặc cơn co thắt giả) trong nhiều tuần và thậm chí vài tháng trước khi sinh. Nhưng các cơn co thắt thực sự sẽ mạnh hơn và không giảm bớt khi bạn thay đổi tư thế.

Ngừng tăng cân (hoặc thậm chí giảm cân)

Càng gần tới ngày sinh, cân nặng của bạn sẽ chững lại. Một số mẹ bầu thậm chí còn giảm cân. Điều này không hề ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của bé. Em bé vẫn lớn lên nhưng cân nặng của bạn đang giảm. Lý do là vì lượng nước ối ít hơn.

Cảm thấy mệt mỏi hơn hoặc đột nhiên trở nên năng động hơn

Có một chút lộn xộn ở thời điểm tuần thứ 39 này. Đôi khi bạn cảm thấy mệt mỏi như trong tam cá nguyệt thứ nhất. Bạn chỉ muốn kê thật nhiều gối mềm mại và ngủ suốt ngày. Nhưng khi cơn buồn ngủ qua đi, bạn lại trở nên tràn đầy năng lượng. Khi ngày lâm bồn đến gần, một số mẹ không thể cưỡng lại ý muốn dọn dẹp và sắp xếp mọi thứ trong tầm mắt. Đây là biểu hiện rõ nét nhất của bản năng làm tổ. Hãy làm bất cứ thứ gì bạn muốn, chỉ cần đừng để mình quá mệt mỏi.

Vỡ ối là dấu hiệu chuyển dạ tuần 39

Đây thực sự là một trong những dấu hiệu chuyển dạ cuối cùng của hầu hết phụ nữ. Có khoảng 15% phụ nữ thật sự chuyển dạ ngay khi vỡ ối. Vì vậy, nếu bạn thấy dấu hiệu này, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Ở tuần thứ 39, các bác sĩ có thể đã khuyên bạn cần phải làm gì khi cơn chuyển dạ bắt đầu. Ví dụ như nếu thấy các cơn đau diễn ra thường xuyên khoảng 5 phút một lần, kéo dài trong 1 giờ, bạn hãy đến bệnh viện.

Tuy nhiên, các cơn co chuyển dạ không hoàn toàn cách nhau chính xác. Nếu chúng trở nên khá nhất quán, đau hơn và lâu hơn (30-70 giây mỗi cơn), đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Sẽ không vấn đề gì khi cơn gò của bạn chỉ là “một dấu hiệu giả”, bạn vẫn sẽ được kiểm tra và được về nhà nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn không đến bệnh viện ngay lập tức khi có các dấu hiệu chuyển dạ, mọi thứ có thể trở nên phức tạp.

Chảy máu hoặc tiết dịch màu đỏ tươi (không phải màu nâu hoặc hơi hồng).

Bạn bị vỡ ối – đặc biệt nếu nước ối có màu xanh lục hoặc nâu. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy có phân su trong nước ối của bạn, có thể nguy hiểm nếu bé nuốt phải trong khi sinh.

Mờ mắt hoặc choáng, đau đầu dữ dội hoặc sưng tấy đột ngột. Đây đều có thể là các triệu chứng của chứng tiền sản giật. Đặc trưng bởi huyết áp cao do mang thai và cần được chăm sóc y tế.