Top 9 # Dấu Hiệu Có Thai Tuần Đầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Những Dấu Hiệu Có Thai Tuần Đầu Tiên

Chào bác sĩ! Tôi vừa mới lập gia đình, vộ chồng chúng tôi đang định kế hoạch không sinh con để tập trung lo kinh tế một thời gian. Tuy nhiên, đợt vừa rồi tôi và chồng có quan hệ tình dục nhưng do chủ quan nên tôi không sử dụng bao cao su (vì tôi vừa mới sạch kinh được 3 ngày, chu kỳ kinh nguyệt cũng khá đều đặn). Đến nay đã qua ngày hành kinh của tôi gần 8 ngày nhưng tôi vẫn chưa thấy kinh nguyệt. Tôi băn khoăn không biết mình đã có bầu hay chưa, vì điều kiện công việc quá bận nên tôi cũng chưa thử được. Xin các bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho tôi biết: Những dấu hiệu có thai tuần đầu tiên như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Hường (Lai Châu)

Khi trứng gặp tinh trùng và bắt đầu thụ thai thì cơ thể người phụ nữ sẽ lập tức có sự thay đổi. Bạn sẽ cảm nhận rõ ràng sự thay đổi này ngay trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên cũng có một số ít chị em không để ý nên không biết mình có thai. Bác sĩ của phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh cho biết:

Những dấu hiệu có thai tuần đầu tiên

Chậm kinh

Đây là dấu hiệu đầu tiên thông báo có thai với những chị em đã có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào cả. Thường sau khi quan hệ thì 1 tuần sau đó là bạn đã có thể kiểm tra để biết mình có thai hay chưa. Vì thế khi các chị em thấy nguyệt từ 1 tuần trở đi là có thể mua que thử thai để thử, tuy nhiên cũng có trường hợp chị em có vòng kinh không đều nên việc chậm kinh có thể không phải dấu hiệu mang thai mà chỉ là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

Buồn nôn

Hầu hết các chị em phụ nữ đều trải qua dấu hiệu này dù là ít hay nhiều, cảm giác buồn nôn này sẽ xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng và buổi chiều khiến các chị em cảm thấy khó chịu. Gặp phải tình huống này, bạn hãy khắc phục bằng cách ngửi một chút vỏ chanh, vỏ cam, uống một chút nước gừng hoặc nhấm nháp một ít bánh quy, điều này sẽ khiến các chị em dễ chịu hơn.

Thân nhiệt thay đổi

Khi có thai, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ cao hơn mức bình thường khiến bạn cảm thấy nóng bức, ngột ngạt hơn. Nhiệt độ tăng khiến một số chị em xuất hiện rôm sảy hoặc ngứa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này vì tình trạng này thường không kéo dài, nếu thấy ngứa quá, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn một số loại thuốc bôi ngứa da để cải thiện tình hình.

Chuột rút

Thực ra không phải chị em nào khi mang thai cũng bị chuột rút. Hiện tượng này là do sự xuất hiện của thai nhi sẽ khiến cho tử cung của bạn bị kéo giãn và chèn ép các mạch máu ở thân dưới khiến bạn bị chuột rút. Có những chị em sẽ thấy hiện tượng này suốt cả thai kỳ.

Đau đầu, chóng mặt

Sự biến đổi của hooc- môn progesterone và sự thiếu hụt hồng cầu trong máu sẽ khiến chị em gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt. Bên cạnh đó còn do trong tuần đầu tiên, cơ thể bạn gần như dồn toàn bộ năng lượng và chất dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi nên khiến bạn gần như mất sức nên hiện tượng đau đầu, chóng mặt diễn ra là điều đương nhiên

Ra một chút máu ở quần con

Rất nhiều chị em lầm tưởng dấu hiệu này, vì nghĩ rằng đây chỉ là hiện tượng báo hiệu chu kỳ đèn đỏ sắp đến mà thôi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ra máu cũng là một trong những dấu hiệu của mang thai, sau khi trứng thụ tinh từ 6-12 ngày lớp niêm mạc tử cung sẽ bung ra gây chảy máu âm đạo. Trường hợp chảy máu này cũng xảy ra ở rất ít chị em (khoảng 20%)

Tâm trạng thay đổi

Chị em sẽ nhận thấy mình dễ cấu gắt, dế bực tức hoặc thi thoảng lại suy tư, suy nghĩ hay stress mà bình thường không mấy khi thấy. Đừng quá lo lắng vì “sáng nắng chiều mưa” là điều mà các bà bầu vẫn hay gặp phải.

Khó thở

Trong tuần đầu mang thai có thể cơ thể bạn chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của hooc-môn cũng như việc phải cung cấp oxy cho tế bào thai nhi nên dẫn đến tình trạng khó thở. Tình trạng này sẽ giảm dần đi trong các tuần tiếp theo.

Táo bón

Khi có thai bạn sẽ cảm thấy như mình lúc nào cũng trong tình trạng đầy hơi, khó tiêu, thi thoảng lại ợ nóng cộng thêm với việc thân nhiệt tăng cao khiến bạn gặp vấn đề táo bón kéo dài trong nhiều ngày. Thời gian này nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ quả và uống nhiều nước để cải thiện tình trạng này.

Mẫn cảm với mùi thức ăn và các loại mùi lạ xung quanh

Khi bắt đầu có bầu thì cơ thể phụ nữ lập tức có sự thay đổi về nội tiết tố, xúc giác và vị giác đặc biệt nhạy cảm với các loại mùi. Có thể những mùi này bình thường chị em cảm thấy rất dễ chịu nhưng khi có bầu, bạn lại thấy ghê sợ đặc biệt, có nhiều chị em chỉ vừa mới cảm nhận thấy đã lập tức nôn ọe hay đau đầu, chóng mặt. Điều này lý giải vì sao rất nhiều chị em mang bầu phải nhờ chồng hoặc người thân nấu thức ăn rồi để nguội thì mới có thể ăn được.

Đau tức ngực, đầu nhũ hoa thâm đen

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất mà các chị em thường thấy, tuy nhiên có nhiều chị em đến thời kỳ hành kinh cũng có dấu hiệu đau tức ngực nên bạn cần chú ý phân biệt để tránh nhầm lẫn. Điểm phân biệt dễ dàng nhất đó là: những chị em có dấu hiệu mang thai không chỉ đau tức ngực mà đầu nhũ hoa còn thâm đen; còn đối với những chị em đến ngày hành kinh thì dấu hiệu chỉ là đau tức ngực.

Thèm ăn

Ăn vặt thường xuyên hơn, thèm ăn đồ chua hoặc thèm những thứ đồ mà bình thường có thể bạn không thích. Bạn có thể ăn thoải mái nếu như bạn thấy thèm, tuy nhiên cũng cần hạn chế tối đa ăn các đồ tái, sống, đồ chiên nhiều dầu mỡ, các thức ăn nhanh hoặc các đồ ăn vặt vỉa hè vì chúng có thể khiến mẹ bị tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu.

Đi tiểu nhiều hơn bình thường

Khi bắt đầu mang thai, bạn sẽ có cảm giác mắc tiểu và đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này đó là do sự thay đổi của hooc-môn thúc đẩy các hoạt động gia tăng tốc độ máu qua thận, dẫn đến bàng quang của bạn bị đầy lên nhanh chóng và nhu cầu đi tiểu của bạn vì thể cũng nhiều hơn mức bình thường. Tuy nhiên, đừng vì lý do này mà bạn giảm uống nước hoặc ngừng uống nước mỗi ngày, khi có bầu cơ thể của mẹ vẫn cần nạp đủ lượng nước để cung cấp cho cả thai nhi đồng thời tốt cho các hoạt động khác của cơ thể

Cơ thể mệt mỏi, đau nhức

Bạn hay than phiền sao dạo này hay mệt mỏi, đau nhức người mà không hề vận động mạnh hay làm những công việc nặng nhọc. Hãy xâu chuỗi lại các dấu hiệu ở trên và thêm cả dấu hiệu này để suy đoán rằng khả nặng rất lớn là mình đã mang thai. Sở dĩ bạn cảm thấy mệt mỏi vì thời gian này, dưỡng chất hấp thụ vào cơ thể của bạn phần lớn được dùng để nuôi dưỡng sự hình thành và phát triển của thai nhi. Cảm giác này sẽ bớt dần khi bạn bước qua 3 tháng đầu của thai kỳ.

Mang thai và sinh con là thiên chức cao quý của người phụ nữ, có nhiều chị em mong ngóng nhưng cũng có rất nhiều chị em chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để làm mẹ. Chính vì thế, nhận biết dấu hiệu mang thai ngay từ tuần tiên là điều hết sức quan trọng để chị em có những quyết định đúng đắn để chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chính bản thân mình.

Dấu Hiệu Nhận Biết Có Thai Tuần Đầu Tiên

Dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên – Máu báo thai và đau bụng: Trong những dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên, việc ra một ít máu báo thai và đau bụng là dấu hiệu có thai dễ bị nhiều phụ nữ bỏ qua nhất. Nguyên nhân là do nhiều mẹ nhầm tưởng kỳ kinh của mình đột nhiên tới sớm.

Dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên: Vì sao khi mang thai lại xuất hiện máu báo thai?

Nguyên nhân là do trứng sau khi được thụ tinh sẽ tạo thành phôi thai, phôi thai này di chuyển vào buồng tử cung và bám vào lớp niêm mạc của tử cung, gây đứt một số mạch máu ở đây và làm xuất hiện các đốm máu nhỏ được gọi là máu báo có thai.

Thời gian xuất hiện máu báo thai khoảng 6 – 14 ngày sau khi quan hệ tình dục.

Một số phụ nữ chỉ thấy một lượng máu báo thai nhỏ hoặc một đốm máu màu hồng nhạt, hoặc màu nâu lẫn ít vệt máu vào khoảng thời gian đáng ra họ phải có kinh. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên đấy ạ. máu báo thai như thế nào

Phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt

Ra máu có phải dấu hiệu mang thai? Để phân biệt máu báo thai và máu kinh, mẹ có thể lưu ý những yếu tố sau: ra dịch trắng có phải dấu hiệu mang thai

Thời gian: Máu xuất hiệnsớm hơn các kỳ kinh bình thường. Thời gian ra máu báo thai cũng không kéo dài, chỉ chừng vài giờ, trường hợp hiếm gặp kéo dài tối đa 1-2 ngày. Trong khi kinh nguyệt sẽ kéo dài đến 5-7 ngày.

Lượng máu: Ít hơn so với kỳ kinh trước, chỉ vài giọt và rải rác thì đây rất có thể là dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên. Hiện tượng này được gây nên do trứng được thụ tinh và làm tổ ở nội mạc tử cung, chứ không phải kinh nguyệt bình thường.

Màu sắc: Ra máu khi bắt đầu mang thai cũng có màu sắc khác, thường sẽ có màu nâu hoặc hồng nhạt, trong khi máu kinh nguyệt sẽ có màu đỏ tươi. máu báo thai như thế nào, máu báo thai như thế nào

Cần phân biệt máu kinh nguyệt và máu có thai – Dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên

Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy, ngoài máu, cơ thể bạn cũng tạo ra một ít dịch màu trắng đục, do các tế bào trong âm đạo đang phát triển, trở nên dày hơn để làm “tổ” cho trứng.

Dịch cô đặc tạo thành nút nhầy, bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Do vậy chị em sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc hơn.

Dấu hiệu nhận biết có thai khác: Đau kèm co thắt bụng dưới

Bạn có thể cảm thấy đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu giống như cơn co thắt trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt vậy. Khi trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung sẽ gây ra những cơn đau nhói khiến bạn vô cùng khó chịu. Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu là một trong những dấu hiệu nhận biết khá phổ biến ở phụ nữ nhưng rất dễ nhầm lẫn, vậy nên bạn cần lưu ý:

Đau bụng do kinh nguyệt: Thường thì bạn sẽ có cảm giác toàn bộ bụng dưới rốn co thắt từng đợt. Một số phụ nữ khác có thể cảm thấy khá đau, và lan cả ra sau lưng. Cũng có bạn nữ cảm thấy chỉ đau nhè nhẹ thôi.

Đau bụng do có thai: Ít đau hơn nhiều so với đau bụng kinh. Nhiều phụ nữ cho biết cảm giác đau sẽ nằm lệch sang một bên, tùy theo trứng đang làm tổ bên nào của tử cung. Cơn đau cũng không phải quặn thắt, mà gần như hơi bị ngắt, véo, và chỉ kéo dài từ vài giờ đồng hồ đến một hai ngày. dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên

Tuy nhiên, nếu bạn thấy quá đau (hơn cả trước kia), nhất là khi trước kia bạn rất ít bị đau bụng mỗi khi đến kỳ kinh, và kèm theo hiện tượng rỉ máu có thể bạn mang thai ngoài tử cung, nếu thấy triệu chứng giống vậy hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Nếu bạn gặp cả 2 triệu chứng trên, kèm theo nhiệt độ cơ bản của cơ thể giảm xuống dưới 37°C (98.6°F) rồi tăng vọt lên lại sau đó, thì khả năng có thai càng cao hơn nữa. máu báo thai như thế nào, máu báo thai xuất hiện khi nào

Nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột và tăng ngay lại khi thụ thai – Dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên

Phải làm gì nếu bị ra máu? dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên

Như một thói quen bình thường, khi cơ thể ra máu, cần sử dụng băng vệ sinh. Đây cũng là cách để nhận biết màu sắc và dịch nhầy của máu báo thai tốt hơn.

Quan sát lượng và màu sắc máu cùng với những biểu hiện khác của cơ thể. Nếu nghi ngờ là máu báo thai, cần sử dụng que thử thai để xác nhận thêm.

Mặc dù việc ra máu là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên, nhưng đây cũng có thể là triệu chứng bắt nguồn từ vấn đề sức khỏe nào đó của bạn, thậm chí chỉ đơn giản là do việc chăn gối hơi mạnh bạo quá.

Một số câu hỏi thắc mắc về máu báo thai

Tại sao lại “xuất hiện” dấu hiệu ra máu báo có thai?

Nguyên nhân là do trứng sau khi được thụ tinh sẽ tạo thành phôi thai, phôi thai này di chuyển vào buồng tử cung và bám vào lớp niêm mạc của tử cung, gây đứt một số mạch máu ở đây và làm xuất hiện các đốm máu nhỏ được gọi là máu báo có thai. Thời gian xuất hiện máu báo thai khoảng 6 – 14 ngày sau khi quan hệ tình dục.

Máu báo thai xuất hiện khi nào? máu báo có thai, máu báo có thai

Máu báo thai có thể xuất hiện vào khoảng thời gian đáng ra chị em phải có kinh, đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên đấy.

Máu báo thai có màu gì? Máu báo thai có màu nâu không?

Dấu hiệu ra máu báo có thai thực chất là máu báo hiện tượng phôi thai đã làm tổ ở tử cung. Máu báo thai có thể là một đốm máu màu hồng nhạt hoặc màu nâu lẫn ít vệt máu.

Khi bị ra máu báo thai, mẹ có thấy đau bụng không?

Hầu hết những phụ nữ nhận thấy đau bụng do có thai ít hơn nhiều so với đau bụng kinh. Vì vậy, nếu chị em bị đau bụng nhiều hơn rất nhiều đau bụng kinh kèm máu báo thai, và thử thai thấy 2 vạch thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để khám liệu mình có bị mang thai ngoài tử cung hay không.

Máu báo thai ra nhiều hay ít? Máu báo thai ra nhiều có sao không?

Bạn thắc mắc máu báo thai ra nhiều không? Thực tế, lượng máu báo thai ra nhiều hay ít là tùy theo từng người, có người vài giọt, có người chỉ rỉ ít một trong vài ngày, có người thấy số lượng máu báo thai nhiều hơn, tuy nhiên dù ít hay nhiều thì cũng ít hơn rất nhiều so với kỳ kinh thông thường. Thông thường, máu báo thai chỉ ra một lượng nhỏ. Vì vậy nếu bạn đã thử thai thấy 2 vạch và ra quá nhiều máu thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Máu báo thai có dịch nhầy không? máu báo có thai

Ở một số phụ nữ, dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên có thể là máu báo thai kèm một chút dịch nhầy màu trắng sữa từ cửa mình. Nếu dịch nhầy này không nặng mùi thì chị em không có gì đáng phải lo ngại. Nếu dịch nhầy này nặng mùi đi cùng với ngứa ngáy hay rát thì có thể đó là dấu hiệu viêm nhiễm đường sinh dục, chị em cần đi khám ngay.

Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không? máu báo có thai

Để biết bản thân có đang mang thai hay không, trước tiên bạn cần biết máu báo thai được hình thành theo cơ chế như thế nào? Máu báo thai xuất hiện khi trứng “xâm lấn” vào lớp niêm mạc tử cung (để lấy chất dinh dưỡng từ mẹ) gây bong chóc màng tử cung dẫn đến chảy máu âm đạo. Vì vậy:

Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không? Sẽ là có nếu máu báo xuất hiện kèm theo hiện tượng chậm kinh nguyệt (10 ngày), đau tức ngực, ốm nghén,…

Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không? Sẽ là không khi bạn không chậm kinh đến 10 ngày. Ngược lại nó còn là biểu hiện đặc trưng của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị sớm.

Trong trường hợp nghi ngờ máu báo thai, bạn cần theo dõi cơ thể có các biểu hiện lạ không và sử dụng que thử thai nếu đi kèm 1 vài dấu hiệu có thai khác. Để có câu trả lời nhanh và chính xác nhất, bạn có thể đi siêu âm. dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu tiên

Dấu Hiệu Có Thai Tuần Đầu Tiên Sớm Nhất

Hiện tượng có thai sớm nhất là sự hình thành một cá thể mới phát sinh và phát triển sau khi kết hợp hoàn hảo giữa noãn của mẹ (giao tử cái) và tinh trùng của bố (giao tử đực).

Để được hình thành và phát triển, cá thể mới cần được nuôi dưỡng ngay trong giờ đầu tiên. Bản thân cơ thể mẹ có “mầm sống” đang hình thành và phát triển cũng cần đòi hỏi sự thay đổi toàn bộ, đó là sự thay đổi của mẹ về sinh lý học, nội tiết học và cả về cơ thể học.

Thông qua bài viết này, sẽ giúp cho các cặp vợ chồng có kế hoạch sinh con, đặc biệt là sinh con lần đầu cần nắm vững được dấu hiệu có thai tuần đầu tiên sớm từ sự thay đổi của cơ thể mẹ

Các hiện tượng dấu hiệu có thai sớm được biểu hiện như:

Dấu hiệu 2 bầu vú căng và đau: do tăng nội tiết tố progesteron sau thụ thai làm cho các nang tuyến vú phát triển để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau này. Dấu hiệu căng và đau 2 bầu vú kéo dài từ tuần đầu tiên sang tuần thứ 6. Mức độ cũng đau nhẹ nên mẹ có thể chịu đựng được không cần phải dùng thuốc. Sau thời gian này dấu hiệu trên sẽ hết.

Thân nhiệt của mẹ tăng: khi hình thành “mầm sống” trong tử cung của mẹ, nội tiết tố thai kỳ từ nang hoàng thể của buồng trứng mẹ tiết ra, đặc biệt nội tiết tố Progesteron để giúp mẹ nuôi dưỡng tốt “mầm sống” . Đồng thời nội tiết tố này cũng làm thân nhiệt mẹ tăng 0,5 độ C. Nên mẹ có cảm giác nóng hơn ngày thường. Dấu hiệu này xuất hiện ngay trong tuần đầu tiên khi thụ thai thành. Thân nhiệt mẹ tăng có thể kéo dài trong 3 tháng đầu. Điều này cũng sẽ giúp cho bố mẹ biết trước được để tránh nhầm lẫn với việc cảm sốt. Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể mẹ tăng nhẹ, mẹ chỉ cần uống nhiều nước và không cần dùng thuốc.

Dấu hiệu đau đầu: Là biểu hiện mang thai tuần đầu xảy ra ở khoảng 20% mẹ có thai, hiện tượng có thai sớm này kéo dài 1 – 6 tuần, mức độ đau đầu nhẹ, đau khắp đầu. Mẹ nằm nghỉ ngơi, nghe nhạc êm dịu. Trong trường hợp đau đầu nhiều mẹ có thể uống 1 viên Paracetamol 0,5g/viên. Mẹ cũng không nên dùng thuốc nhiều. Để an tâm mẹ có thể đến gặp bác sĩ.

Dấu hiệu buồn nôn và nôn ói: theo sau dấu hiệu thay đổi món ăn là triệu chứng của buồn nôn và nôn ói mỗi khi mẹ ngửi thấy mùi thức ăn hay sau khi ăn cảm thấy buồn nôn và nôn. Dấu hiệu buồn nôn và nôn ói gọi là dấu hiệu nghén trong thai kỳ. Dấu hiệu này cũng kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuần đầu tiên khi có thai thì nhẹ, sang những tuần lễ tiếp theo dấu hiệu nghén sẽ nhiều hơn. Cách xử trí: mẹ nên ăn những thức ăn lỏng như cháo, soup, sữa… Trong trường hợp nặng có thể phải truyền tĩnh mạch các dung dịch nước và các chất điện giải như: Ringet Lactate, Natrichlorua 0,9%, glucose 5%, kết hợp dùng thuốc chống ói như Priperan 10 mg/ống tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.

Mẹ đi tiểu nhiều hơn. Một trong số những dấu hiệu có thai tuần đầu hay mang thai sớm là mẹ có cảm giác đi tiểu nhiều lần trong ngày, trung bình 4 – 6 lần/ngày. Mỗi lần đi tiểu lượng ít, không có dấu hiệu bất thường của đi tiểu như tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu đau. Do mẹ có thai sẽ kích thích bàng quang làm cho mẹ đi tiểu nhiều hơn, dấu hiệu không xảy ra thường xuyên. Mẹ không cần phải xử trí.

Ngoài ra khi có thai có thể xuất hiện các dấu hiệu theo sau: trễ kinh, da mặt mẹ nám, trên bầu vú mẹ có hạt montgomery nổi lên, que thử thai xuất hiện 2 vạch. Tất cả các dấu hiệu trên là biểu hiện của mẹ có thai ở những tuần lễ thứ 2 trở đi.

Các dấu hiệu có thai tuần đầu hay biểu hiện có thai sớm này xảy ra do lượng nội tiết tố trong thai kỳ tiết ra để giúp cho phôi thai ở giai đoạn đầu tiên hình thành một cơ thể sống thích nghi và phát triển tốt trong tử cung của mẹ.

Trên thực tế không phải người mẹ nào cũng xuất hiện đầy đủ tất cả các hiện tượng mang thai sớm kể trên, có thể xuất hiện một hay nhiều các dấu hiệu. Qua đó, muốn gởi đến thông điệp của bố và mẹ tương lai hiểu được và nắm rõ được tất cả các dấu hiệu có thể xuất hiện đầu tiên khi có thai. Giúp cho bố mẹ bình tĩnh xử trí và thực hiện tốt cách chỉ dẫn một khi mẹ có dấu hiệu mang thai sớm.

BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

Dấu Hiệu Có Thai Tuần Đầu Tiên Như Thế Nào?

Chào bác sĩ! Xin hỏi bác sĩ khi mang bầu thì những dấu hiệu có thai tuần đầu tiên là như thế nào ạ? Bởi vì vài ngày sau khi quan hệ với chồng, em thấy có một vài biểu hiện lạ như thèm ăn của chua, buồn nôn và đặc biệt dị ứng với mùi lạ. Không biết như thế có phải là em đã có thai rồi không thưa bác sĩ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em! (Thu Hoài, 22t – Bắc Ninh)

Trả lời:

Bạn Thu Hường thân mến!

Những dấu hiệu có thai tuần đầu

– Chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của các chị em phụ nữ ngay sau khi trứng thụ tinh. Các chất nhầy có trong âm đạo sẽ nhanh chóng tiết dịch và cô đặc lại để ngăn chặn sự tác động của các chất và các yếu tố bên ngoài qua âm đạo và tử cung. Đây là phản xạ bảo vệ quá trình thụ thai rất tự nhiên của cơ thể.

– Ngực đau nhức và bị sưng: Hầu hết trong tuần đầu tiên các chị em đều cảm thấy ngực của mình sưng đau bất thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự tăng lên đáng kể của hai thành tố hormone là estrogen và progesterone đồng thời đó còn là quá trình chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

– Chảy máu ở âm đạo và đau bụng: Thông thường sau khoảng 5 – 10 ngày sau khi quan hệ, ở âm đạo của chị em sẽ xuất hiện một chút máu. Đây là dấu hiệu báo hiệu phôi thai đã được cấy ghép thành công tại tử cung của mẹ. Tuy nhiên rất nhiều mẹ nhầm tưởng đây là hiện tượng kinh nguyệt. Đồng thời với hiện tượng chảy máu âm đạo nhiều chị em xuất hiện hiện tượng đau bụng dưới. Các chị em lưu ý không phải bà bầu nào cũng xuất hiện dấu hiệu này.

– Đi tiểu nhiều: Sau khi thụ thai, tử cung của các mẹ sẽ mở rộng để chuẩn bị cho quá trình đón nhận bé. Tử cung sau khi mở rộng sẽ chèn ép lên bàng quang khiến bàng quang luôn ở trong tình trạng tức đái. Điều này làm cho bạn thường xuyên muốn đi tiểu.

– Buồn nôn: Dấu hiệu này có mẹ phải vài tuần sau khi mang thai mới xuất hiện nhưng có mẹ chỉ sau 5- 10 ngày đã cảm thấy liên tục buồn nôn, khó chịu và đặc biệt nhạy cảm với mùi.

– Thèm ăn: Đa số các mẹ đều cảm thấy thèm ăn các loại đồ ăn có tính đặc trưng như đồ chua, đồ ngọt, đồ cay và mặn.

– Mệt mỏi chóng mặt và choáng ngất: Ở ngay tuần đầu tiên của thai kỳ, lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng cao khiến nhiệt độ thân nhiệt của các mẹ tăng lên, đốt cháy nhiều năng lượng. Để nuôi dưỡng thai nhi, hệ tim mạch của các mẹ cũng phải tăng cường hoạt động như tăng tốc độ bơm máu, tăng nhịp tim trong khi đó cơ thể của các mẹ chưa kịp thích nghi dẫn đến mệt mỏi, choáng ngất…

– Đau lưng: Khi mang thai nhiều chị em xuất hiện tình trạng đau lưng do dây chằng bị dãn ra, cơ bụng lỏng lẻo vì phải thích nghi với tử cung đang lớn dần lên trong cơ thể của mẹ.

Đôi khi, vì lo lắng hoặc quá mong chờ việc có em bé mà chị em có những biểu hiện như ở trên nhưng khi đi xét nghiệm thì đó lại là triệu chứng có thai giả khiến nhiều người thất vọng. Con cái là của trời cho, vì vậy chị em không nên quá lo lắng, mà cần giữ tâm lý thư thái, thoải mái để đón nhận những thiên thần bé nhỏ của mình.