1. Nguyên nhân gây bệnh quai bị trẻ em là gì?
Nguyên nhân chính gây nên bệnh quai bị là virus quai bị (virus ARN) thuộc Rubulavirus. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác:
Bệnh quai bị còn do một số virus vùi hạt cự bào, virus cúm A, virus á cúm type 1 và 3, virus ruột, virus gây suy giảm miễn dịch ở người, tụ cầu khuẩn và các Mycobacterium không gây lao khác.
Ngoài ra, do ăn tinh bột, cơ thể phản ứng thuốc và sự rối loạn chuyển hóa cũng là một số nguyên nhân gây ra bệnh quai bị.
2. Bệnh quai bị lây lan qua con đường nào?
Hô hấp là con đường trực tiếp lây nhiễm do người bệnh nói, ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, bệnh quai bị còn có thể lây lan bằng con đường phân và nước tiểu. Tuy nhiên, lây lan qua con đường này chỉ chiếm tỷ lệ rất ít.
Bệnh quai bị xảy ra ở các trẻ nhỏ và người trưởng thành chưa miễn dịch với quai bị. Tỷ lệ mắc bệnh quai bị trẻ em rất phổ biến, vì sức đề kháng của trẻ yếu hơn người lớn. Nếu trẻ đã mắc bệnh quai bị, thì cơ thể đã tự kháng lại và không có khả năng xảy ra lần 2.
3. Làm sao để sớm nhận biết trẻ bị quai bị?
Bé cảm thấy khó chịu, đau nhức, ít ăn, khó ăn, đau họng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện trong khoảng 1 đến 2 ngày.
Sốt cao từ 38 đến 39 độ
Tuyến mang tai sẽ sưng to trong khoảng 3 ngày, có thể sung 1 bên hoặc 2 bên tuy nhiên thường cả 2 không sưng cùng lúc.
Cảm giác khó ăn, đau khi nuốt nước bọt.
4. Khi trẻ bị quai bị, mẹ nên làm gì?
Khi phát hiện trẻ bị quai bị, mẹ nên chủ động cách ly bé với mọi người xung quanh, bên cạnh đó cần, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian mắc bệnh:
Nên cho trẻ nghỉ học ít nhất 1 tuần
Cách ly với mọi người ít nhất 10 ngày kể từ khi thấy dấu hiệu viêm màng tai.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác, nên cho trẻ đeo khẩu trang.
Hạ sốt cho trẻ nhỏ bằng khăn ấm, kiêng cữ ra ngoài gió
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể trẻ nhỏ, vệ sinh răng miệng
Nên đưa trẻ nhỏ đến bác sĩ khám, không được tự ý điều trị bằng những biện pháp chưa chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Cho trẻ nhỏ nghỉ ngơi hợp lý.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học cho trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước và cho trẻ ăn những thức ăn mềm dạng lỏng dễ tiêu hóa, kiêng ăn một số loại cá.
Bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất bằng các loại rau, quả tươi.
Nên đặc biệt chú ý đến diễn tiến của bệnh để sớm kịp thời phát hiện
5. Bệnh quai bị trẻ em có để lại biến chứng không?
Viêm màng não là biến chứng thường gặp nhất của căn bệnh này kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, nôn ói. Dù là căn bệnh lành tính nhưng nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị sớm thì rất dễ để lại những biến chứng về sau cho trẻ nhỏ. Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm teo tinh hoàn ở nam và suy buồng trứng ở nữ.
Tỷ lệ gây suy buồng trứng ở nữ thấp hơn viêm teo tinh hoàn ở nam. Viêm teo tinh hoàn ở nam thường xảy ra ở các bé từ 7 tuổi trở lên kèm theo các biểu hiện như đau đầu, đau ở vùng chứa tinh hoàn, còn ở nữ có hiện tượng đau bụng nhiều.
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường này, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám ngay để kịp thời điều trị, tránh được biến chứng nguy hiểm gây vô sinh về sau.
Mẹ cần cho bé tiêm vacxin phòng quai bị từ nhỏ, kể từ khi trẻ đủ 9 tuổi là có thể bắt đầu tiêm. Nếu trẻ tiêm lần 1 từ 9 tháng tuổi thì lần 2 sẽ tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi, lần 3 khi trẻ từ 4 đến 12 tuổi. Nếu trẻ tiêm lần 1 từ 12 tháng tuổi thì chỉ tiêm thêm 1 lần nữa khi trẻ từ 4 đến 12 tuổi.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh quai bị trẻ em. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ theo dõi bệnh tình thường xuyên. Để kịp thời điều trị ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau. Mẹ nên nhớ, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn vệ sinh cho trẻ, cách ly trẻ là cách tốt nhất giúp bé nhanh chóng hồi phục, và đảm bảo sức khỏe cho mọi người xung quanh.
Phạm Hà tổng hợpMẹ – Bé – Tags: bệnh ở trẻ em