Top 6 # Dấu Hiệu Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh

Dị ứng thuốc kháng sinh là một biến chứng rất hay gặp trong quá trình điều trị bệnh. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, tùy vào cơ quan bị ảnh hưởng. Dị ứng nhẹ thì phát ban, mẩn đỏ, ngứa, nặng là suy hô hấp, ngất xỉu dẫn đến tử vong. Vậy nên, nắm rõ các biểu hiện dị ứng kháng sinh, từ đó có những biện pháp xử lý đúng và kịp thời là rất cần thiết.

Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, actinomycetes) có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật khác. Vì vậy, nhóm thuốc này thường được dùng để chữa các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Dị ứng thuốc kháng sinh là hệ quả của các phản ứng quá mẫn do hệ miễn dịch gây ra. Phản ứng có thể bắt đầu ngay sau khi dùng kháng sinh cho đến vài ngày hoặc vài tuần dù đã ngừng thuốc. Khi người bệnh sử dụng thuốc, hệ miễn dịch sẽ nhận diện nó là chất có hại và bắt đầu tạo ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập đó. Tiếp đến, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt tế bào mast giải phóng chất trung gian hóa học histamin vào máu để chuẩn bị cho quá trình phản ứng. Việc phóng thích histamin có thể gây ra những triệu chứng ở hệ hô hấp, tuần hoàn nhưng đôi khi, nó sẽ phá vỡ các liên kết mạch máu, làm rò rỉ chất lỏng vào trong da, biểu hiện thành phát ban, mẩn đỏ.

Phản ứng dị ứng thuốc kháng sinh có thể xảy ra ngay lần đầu, nhưng cũng không ít trường hợp sử dụng nhiều lần mới xuất hiện. Nhóm thuốc kháng sinh có khả năng gây dị ứng cao nhất là penicillin (amoxicillin, ampicillin…) và cephalosporin (cefaclor, cefixime…).

Dị ứng với kháng sinh hay bất kỳ một thuốc nào khác có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ bị dị ứng kháng sinh sẽ cao hơn nếu bạn đã từng phản ứng với thuốc trước đó. Ngoài ra, thói quen tự ý dùng kháng sinh mà không theo chỉ định của bác sĩ và chú ý đến việc tương tác thuốc, đối tượng sử dụng cũng làm phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Dị ứng kháng sinh có thể gây ra một loạt các triệu chứng nhưng những biểu hiện ở da và niêm mạc là thường gặp, cũng như xuất hiện sớm nhất. Đây cũng là tiền đề quan trọng báo hiệu biến chứng sốc phản vệ có thể xảy ra ngay sau đó. Vì vậy, xác định và xử lý đúng các dấu hiệu bất thường ở da sẽ có tác động rất lớn.

Trên thực tế, dị ứng với thuốc kháng sinh có thể từ nhẹ đến nặng, tùy theo các cấp độ:

Với phản ứng tức thì, triệu chứng có thể xuất hiện chỉ sau vài phút dùng thuốc, bao gồm:

Mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay, mắt ngứa, đỏ, tụt huyết áp do mao mạch bị giãn nở.

Khó thở do khí phế quản bị co thắt.

Co thắt dạ dày, nôn mửa do kích thích cơ trơn đường tiêu hóa.

Thuốc kháng sinh có thể gây ra các phản ứng dị ứng trầm trọng, điển hình là trượt da, bong tróc khắp cơ thể, đặc biệt nguy hiểm. Cụ thể:

Hội chứng Lyell: Da loét hoặc trượt thành nhiều mảng như bị bỏng do nhiễm độc hoại tử thượng bì, có thể gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng như tim, gan, thận… và có nguy cơ tử vong cao.

Hội chứng Steven – Johnson: Nổi bọng nước, đau rát khi bị vỡ, ban đỏ, loét niêm mạc, viêm cơ tim, viêm thận.

Sốc thuốc (còn gọi choáng phản vệ) là phản ứng dị ứng nguy hiểm nhất, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tình trạng này xảy ra rất đột ngột, thường là sau khi tiêm hoặc uống thuốc, tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Sốc phản vệ kích hoạt một loạt các triệu chứng xảy ra, bao gồm: Khó thở, buồn nôn, phát ban khắp người, chóng mặt, ngất xỉu, hạ huyết áp, chóng mặt, mất ý thức và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nếu bị dị ứng thuốc kháng sinh hay bất kỳ một thực phẩm hoặc chất nào khác, người bệnh đều không được chủ quan mà cần quan sát kỹ, sau đó có những biện pháp xử lý tương ứng.

Hiện nay, điều trị nói chung và nhóm kháng sinh nói riêng gồm 2 bước. Bước đầu là làm giảm các triệu chứng sớm, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Tiếp đến, điều trị sẽ tập trung vào việc giúp cơ thể tập làm quen với sự có mặt của thuốc (giải mẫn cảm thuốc).

Khi bị dị ứng với kháng sinh, người bệnh cần ngừng mọi loại thuốc đang sử dụng. Điều này sẽ kiểm soát các triệu chứng, ngăn chặn phản ứng tiếp tục xảy ra.

Nếu bị dị ứng thuốc nổi mề đay, bác sĩ có thể chỉ định điều trị tập trung vào một số loại thuốc ức chế miễn dịch như kháng histamin, corticoid… Những thuốc này có tác dụng chống dị ứng, kháng viêm, từ đó giảm dần triệu chứng ngứa, viêm, mẩn đỏ.

Tuy nhiên, với trường hợp sốc phản vệ, bạn cần nhanh chóng gọi cho các trung tâm y tế để được hỗ trợ và hướng dẫn cách xử lý tại chỗ. Tuyệt đối không được cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì, cần đặt nằm ở tư thế ngửa, đầu thấp, chân cao, cởi bớt quần áo để dễ thở hơn.

Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc kháng sinh, đáp ứng với hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình. Thế nhưng, có những người bắt buộc phải dùng thuốc đã từng bị dị ứng trước đó vì không thể tìm được thuốc khác thay thế. Vậy thì, làm thế nào để có thể dùng lại kháng sinh mà không bị dị ứng hoặc nếu phản ứng vẫn trong mức cho phép?

Đây chính là cơ sở giúp các nhà khoa học cho ra đời liệu pháp giải mẫn cảm thuốc, đáp ứng một phần các yêu cầu điều trị phía trên. Giải mẫn cảm thuốc tức là việc đào tạo hệ thống miễn dịch không phản ứng quá mức với chất đã từng bị dị ứng bằng cách tiêm hoặc đặt dưới lưỡi một lượng nhỏ thuốc trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy vào sự đáp ứng của cơ thể, liều lượng thuốc sẽ được tăng dần cho đến khi đạt ngưỡng cần thiết mà vẫn đảm bảo phản ứng không xảy ra. Điều quan trọng là không phải ai cũng có thể áp dụng liệu pháp này và nó chỉ được thực hiện bởi những chuyên gia, nhân viên y tế tại các trung tâm miễn dịch hoặc bệnh viện chuyên khoa, vì vậy, người bệnh không được tự ý làm tại nhà.

Nhìn chung, phát ban, mẩn đỏ hay nổi mề đay là những biểu hiện dị ứng thuốc phổ biến và nhiều người gặp nhất. Trong một số trường hợp, các biểu hiện này có thể tự hết sau 1-2 tuần, nhưng cũng không ít người phải điều trị lâu ngày vì chứng mề đay kéo dài dai dẳng.

Với nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng kháng sinh, các thuốc chống dị ứng như kháng histamin, corticoid… có thể giúp làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, vì cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế miễn dịch nên chỉ có tác dụng tạm thời. Đó chính là lý do giải thích cho việc uống thuốc thì bớt ngứa, nếu ngừng sẽ bị tái phát trở lại. Ngoài ra, thuốc còn có nhiều tác dụng phụ như: Gây buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt… ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh.

Nhận thấy những khó khăn trong điều trị nổi mề đay dị ứng thuốc, các nhà khoa học đã nghiên cứu, tìm tòi những thảo dược quý trong dân gian, kết hợp cùng công nghệ bào chế hiện đại để cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe . Sản phẩm có tác dụng vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị các trường hợp dị ứng, nổi mề đay là nhờ các thành phần sau:

Cao gan: Chiết xuất từ gan động vật, chứa nhiều sắt, protein, vitamin giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào khỏe mạnh, tăng cường chức năng gan, tăng giải độc, bổ máu.

Cao nhàu: Nhàu có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, làm dịu cơn ngứa, cải thiện triệu chứng viêm, mẩn đỏ, giúp vết thương mau lành, chóng lên da non. Đồng thời, cao nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc, loại bỏ những chất có hại ra khỏi cơ thể.

L-carnitine fumarate: Đây là một acid amin giúp tăng năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, phòng chống mề đay tái phát.

Với sự kết hợp độc đáo giữa 3 thành phần trên, Phụ Bì Khang vừa giúp làm giảm ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, vừa nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào bị tổn thương, từ đó chặn đứng nguy cơ tái phát.

Trên thực tế, hầu hết người dùng Phụ Bì Khang chia sẻ sức khỏe của họ cải thiện rõ rệt sau 3 giai đoạn:

Sau 3 – 4 tuần: Cơn ngứa giảm dần, không còn quá dữ dội, ít xuất hiện thương tổn mới.

Sau 2 – 3 tháng: Sẩn phù giảm đáng kể, nốt mẩn đã lặn nhưng vẫn còn ngứa nhẹ, giảm căng da và đau nhức.

Sau 3 – 6 tháng: Mề đay cơ bản được kiểm soát, đa số các biểu hiện của bệnh đã biến mất. Không còn nổi mẩn mới và không bị tái phát.

Nhiều người thoát khỏi dị ứng, mề đay nhờ sử dụng Phụ Bì Khang

Gần 10 năm có mặt trên thị trường, Phụ Bì Khang đã nhận được rất nhiều những phản hồi tích cực từ người dùng trên khắp cả nước vì tính an toàn và hiệu quả cao. Điển hình là trường hợp của chị Vũ Thị Tuyết Lan (ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội) bị mề đay mãn tính và uống đủ mọi loại thuốc nhưng không khỏi. Theo lời chị kể thì những nốt mề đay nổi chi chít khắp người, nhiều lúc chỉ muốn cào gãi da cho bớt ngứa. Đến khi không thể chịu nổi, chị quyết định đi khám tại bệnh viện da liễu và được chỉ định uống Phụ Bì Khang trong 3 tháng liên tiếp. Kết quả là, bệnh mề đay của chị đã cải thiện một cách đáng kể, cơn ngứa giảm dần và không bị tái phát.

Và còn rất nhiều những trường hợp bị dị ứng, mề đay mạn tính dai dẳng nhờ sử dụng Phụ Bì Khang đã cải thiện được bệnh của mình.

Nhờ những đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả mề đay, mẩn ngứa tái phát, Phụ Bì Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý:

Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em

Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương

Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Dấu Hiệu Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh Và Cách Điều Trị

Dị ứng thuốc kháng sinh là tình trạng cơ thể có những phản ứng quá mức và gây hại cho sức khỏe khi chúng ta nạp một lượng kháng sinh vào người. Đối với cơ đại của từng người mà dị ứng kháng sinh sẽ biểu hiện ở các mức độ khác nhau.

Khi kháng sinh đi vào cơ thể, một số loại chất có trong kháng sinh có thể khiến cơ thể hiểu lầm đó là các dị nguyên và thực hiện ngay cơ chế phản ứng đào thải những chất này. Các dị nguyên kết hợp với lympho tế bào mẫn cảm hay các kháng thể, từ đó hình thành dị ứng.

Mức độ dị ứng với kháng sinh nặng hay nhẹ thì không phụ thuộc vào việc bạn sử dụng chúng với số lượng bao nhiêu, điều quan trọng là ở mức độ nhạy cảm của cơ thể bạn.

Khi bị dị ứng, bạn sẽ có thể cảm nhận ngay được thông qua sự ngứa ngáy trên da, đỏ rộp. Nếu người bệnh bị tái dị ứng với kháng sinh nhiều lần thì rất dễ dẫn đến biến chứng nặng nề và hoàn toàn có thể gây tử vong.

Dấu hiệu nhận biết bị dị ứng thuốc kháng sinh

Khi bạn sử dụng kháng sinh vào cơ thể theo đường uống, tiêm, truyền,… thì chúng sẽ sinh ra những phản ứng dị ứng sau khoảng 1 tiếng đồng hồ. Cũng có những trường hợp vài ngày sau những cơn dị ứng mới bắt đầu xuất hiện. Một số triệu chứng dị ứng mà bệnh nhân gặp phải sẽ là:

Nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay trên da là biểu hiện lâm sàng của bệnh, chúng xuất hiện ở mọi trường hợp dị ứng với kháng sinh từ nặng cho đến nhẹ. Biểu hiện này thường xuất hiện khi người bệnh dung nạp các loại kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau,… vào trong cơ thể.

Phản ứng nổi mề đay có thể xuất hiện rất sớm chỉ sau 10 phút hoặc sau khoảng vài ngày. Người bệnh sẽ có thể cảm nhận được những cơn nóng, ngứa ngáy và bắt đầu xuất hiện các nốt sẩn trên da như bị muỗi đốt. Nếu chúng ta gãi ngứa liên tục thì những nốt mề đay này sẽ có khả năng lan rộng ra xung quanh.

Sưng phù mạch

Tình trạng sưng phù mạch cũng là một hiện tượng dễ dàng nhận thấy ở người bị dị ứng. Sau khi uống thuốc khoảng 20 phút biểu hiện sưng phù sẽ bắt đầu lộ diện và diễn ra rất đột ngột. Những vị trí thường bị sưng to là dưới bề mặt da, lưỡi, bàn tay, môi,…

Sưng phù mạch xuất hiện ở miệng, lưỡi, cổ họng sẽ làm cho đường thở bị tắc nghẽn. Bệnh nhân sẽ cảm nhận những cơn khó thở, đau tức nơi lồng ngực,… Điều này cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy để thực hiện trao đổi chất ở cơ thể và thiếu oxy đưa lên não. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng co giật khi sốc phản vệ.

Nổi mụn nước

Đây cũng nằm trong nhóm hiện tượng phổ biến khi bị dị ứng, tình trạng nổi mụn nước kèm theo sự ngứa ngáy. Đặc biệt chúng thường diễn ra vào buổi tối đêm khi chúng ta đi ngủ dẫn đến tình trạng mất ngủ ở nhiều người. Tuyệt đối không nên gãi mạnh hoặc cào mủ bởi chúng sẽ làm lây lan vi khuẩn sang các vùng da lành khác và khiến bệnh lan rộng.

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một hiện tượng tai biến của dị ứng cực kỳ nguy hiểm ở mọi đối tượng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Sốc có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao bởi chúng có ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Những biểu hiện của sốc phản vệ thường xuất hiện luôn hoặc cũng có thể sau vài ngày nên bạn rất khó lường trước được. Bởi vậy, bạn đọc cần nắm rõ những biểu hiện của sốc phản vệ để kịp thời cấp cứu như sau: Suy hô hấp, khó thở, mặt tím tái, co giật, chóng mặt, tim đập nhanh, huyết áp tụt, rối loạn tiêu hóa không kiểm soát, choáng váng, bất tỉnh,…

Đối tượng có nguy cơ bị dị ứng kháng sinh?

Dị ứng với kháng sinh là bệnh lý không hiếm gặp và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên những nhóm người sau chắc hẳn sẽ bị mắc dị ứng với kháng sinh nhiều hơn người bình thường:

Đã có tiền sử bị dị ứng với bất kỳ thứ gì.

Đã từng có phản ứng dị ứng với một số loại thuốc khác.

Mắc một số bệnh thường bị dị ứng với thuốc như HIV.

Yếu tố di truyền dị ứng trong gia đình.

Thường xuyên sử dụng nhiều kháng sinh như dùng liều cao, dùng nhiều lần, dùng điều trị trong thời gian dài,…

Cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh

Khi bị dị ứng, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan bởi chúng ta sẽ không bao giờ lường trước được mối nguy hại mà chúng có thể gây ra cho bản thân mình. Do đó hãy nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất ngay khi biết mình bị dị ứng.

Đặc biệt là đối với tình trạng sốc phản vệ, bạn cần đến ngay các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Những triệu chứng mà bạn cần ghi nhớ đó là:

Cảm nhận khó thở, thở khò khè.

Sưng phù vùng cổ, da mặt, miệng, lưỡi.

Đường thở bị tắc nghẽn.

Tim đập nhanh hơn bình thường, có hiện tượng loạn nhịp đập.

Mất đi tri giác, có thể mất thị lực tạm thời.

Cơ thể buồn nôn hoặc nôn.

Co giật do thiếu oxy.

Bất tỉnh.

Song song với việc thăm khám, bạn cũng có thể xử lý và kiểm soát tình trạng dị ứng trên cơ thể như sau:

Ngưng ngay việc sử dụng kháng sinh hoặc những loại thuốc đang bị nghi ngờ gây ra tình trạng dị ứng. Uống thật nhiều nước để thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra ngoài ở gan và thận, đồng thời giúp giảm triệu chứng của dị ứng.

Có thể dùng thuốc kháng Histamin, thuốc tiêm Epinephrine để tiêm vào bắp đùi phần tĩnh mạch. Nếu cần thiết bạn hoàn toàn có thể tiêm qua lớp quần áo.

Nên nằm ở tư thế nằm ngửa, đầu đặt thấp và phần chân cao hơn. Trong trường hợp bị buồn nôn hoặc nôn thì nên thay đổi tư thế nằm sang nằm nghiêng một bên, không được đứng hoặc ngồi.

Nếu thực hiện tiêm Epinephrine một lần nhưng không thấy những dấu hiệu dị ứng thuyên giảm thì cần tiêm luôn sang liều Epinephrine thứ 2, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên khoảng 5 phút.

Trong trường hợp dị ứng trở nên trầm trọng mà không có khả năng dùng kháng sinh điều trị, bác sĩ sẽ dùng một số loại thuốc thuộc nhóm Corticoid để tiêm hoặc truyền. Ngoài ra, vài thuốc chuyên điều trị dị ứng cũng sẽ được kết hợp chữa trị.

Hãy lưu ý bổ sung đủ nước và điện giải để bù vào những phần đã bị cơ thể đào thải ra ngoài trong quá trình dị ứng. Nếu trong trường hợp bị bội nhiễm nặng buộc phải sử dụng kháng sinh, bác sĩ sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn ra loại kháng sinh phù hợp và an toàn nhất cho bạn.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng hiệu quả

Dị ứng với thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Do đó việc nắm rõ thông tin về bệnh cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả là một việc hết sức cần làm để tránh bị dị ứng.

Tuyệt đối không được sử dụng những loại kháng sinh mà bản thân trước đó đã bị dị ứng.

Không sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng nhiều như hải sản, đậu phộng, sữa, thịt đỏ,… để tránh bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Trước khi sử dụng kháng sinh, cần thông báo với người thân hoặc bác sĩ chăm sóc để chúng ta có thể kịp thời kiểm soát thông tin về thuốc và dị ứng.

Hãy luôn mang theo thuốc bên mình, đặc biệt là thuốc tiêm Epinephrine để phòng ngừa. Bác sĩ sẽ có thể cho bạn một liều tiêm Epinephrine tự động để bạn có thể tự tiêm vào cơ thể ngay khi bị dị ứng mà chưa được hỗ trợ về mặt y tế.

Tuyệt đối không chủ quan mà nên đi khám sớm khi nhận thấy những dấu hiệu của tình trạng dị ứng dù là nhỏ nhất.

Dấu Hiệu Nguy Hiểm Khi Dị Ứng Kháng Sinh P?

Thuốc kháng sinh Penicillin là một chất kháng sinh có tác dụng kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Trong quá trình sử dụng một số bệnh nhân có thể xuất hiện dị ứng.

Dược sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur sẽ giải đáp thắc mắc “Cần xử trí ra sao khi dị ứng kháng sinh Penicillin?” của bạn đọc như sau, thông qua bài viết sau đây:

Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur trả lời câu hỏi ” Dị ứng thuốc Penicillin là gì ” như sau: Dị ứng Penicillin (tên tiếng Anh là Penicillin Allergy) là một loại , Dị ứng là hoạt động bất thường của hệ thống miễn dịch với thuốc kháng sinh Penicillin. Penicillin được kê toa để chữa trị một số bệnh nhiễm khuẩn khác nhau.

Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh Penicillin

Bệnh dị ứng thuốc kháng sinh phát triển khi hệ miễn dịch của người bệnh trở nên nhạy cảm với Penicillin. Điều này có nghĩa là lần đầu tiên người bệnh uống thuốc hệ thống miễn dịch của người bệnh phát hiện ra nó như một chất có hại và nó sẽ hình thành một kháng thể đối với loại Penicillin mà người bệnh uống.

Dị ứng thuốc Penicillin xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng nhầm lẫn với thuốc như một chất có hại, bản chất cứ như thể nó là một bệnh nhiễm khuẩn hoặc vi khuẩn.

Một số dấu hiệu dị ứng thuốc có thể bao gồm:

Nổi ban da, phát ban, ngứa, sốt, sưng

Khó thở, thở khò khè, sổ mũi

Ngứa mắt, chảy nước mắt, sốc phản vệ

Dấu hiệu sốc phản vệ ở người bệnh là gì?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng rất hiếm khi xảy ra, gây đe dọa đến tính mạng do gây ra rối loạn chức năng toàn hệ thống cơ thể. Một số dấu hiệu của sốc phản vệ gồm:

Hẹp đường thở và cổ họng, gây khó thở

Buồn nôn hoặc đau quặn bụng, huyết áp thấp

Ói mửa hoặc tiêu chảy, chóng mặt hoặc lâng lâng

Mạch yếu, nhanh, động kinh, mất ý thức

Một số dấu hiệu dị ứng Penicillin khác

Một vài điều kiện khác bao gồm:

Bệnh huyết thanh, có thể gây sốt, đau khớp, nổi ban, sưng và buồn nôn

Thiếu máu do thuốc gây ra, giảm một số tế bào hồng cầu, có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, nhịp tim bất thường, thở dốc và một số dấu hiệu dễ nhận thấy khác.

Phản ứng thuốc với bạch cầu ái toan và một số dấu hiệu toàn thân (DRESS), kết quả là nổi ban, số lượng bạch cầu cao, sưng tấy, sưng hạch bạch huyết và tái phát viêm gan siêu vi

Viêm thận, có thể gây sốt, tiểu máu, sưng tấy, lẫn lộn và một số dấu hiệu khác

Thông tin trên website chúng tôi chỉ mang tính tham khảo. Bạn đọc không nên làm theo.

Trẻ Bị Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách Xử Lý &Amp; Phòng Ngừa Kịp Thời

Không phải bất cứ trường hợp dị ứng thuốc ở trẻ nào cũng khiến trẻ có phản ứng ngay. Vài trường hợp trẻ không thấy có dấu hiệu lạ sau khi dùng thuốc mà phải một thời gian sau mới biết, đó chính là thời gian “ủ bệnh”. Thông thường, thời gian này là khoảng từ 8 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu lần thứ 2 bạn vẫn cho bé dùng loại thuốc đó thì phản ứng sẽ xảy ra trong vòng 24 tiếng. Ngay cả trong trường hợp sau một thời gian dài bạn mới cho trẻ dùng lại thuốc thì tình trạng phản ứng thuốc thế này vẫn xảy ra.

1. Nguyên nhân gây dị ứng thuốc ở trẻ em

Có 3 nguyên nhân chính:

Thuốc kháng viêm, thuốc chống sốt có chứa aspirin.

Kháng sinh penicillin.

Các loại vắc xin.

Loại ban này thường có màu đỏ tươi hoặc tím bầm, có mủ ở đầu nốt ban.

Các nốt ban này thường xuất hiện với mật độ dày, nốt sần giống như bị sởi. Trẻ khi bị dị dứng thuốc nổi loại ban này thường kèm theo biểu hiện sốt nhẹ. Kiểu dị ứng thuốc này thường là do nguyên nhân sử dụng pennicillin.

Mề đay nổi nhiều với mật độ và kích cỡ không giống nhau. Trẻ bị nổi mề đay thường có biểu hiện ngứa đi kèm với sốt nhẹ, đau khớp, đau bụng và một số triệu chứng khác. Loại dị ứng này có thể xuất hiện do phản ứng với vắc xin chống uống ván, hay sởi.

Đây là một trong những kiểu phản ứng thuốc nghiêm trọng nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ bị dị ứng thuốc khi có biểu hiện này thường rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bị dị ứng nổi nốt ban có màu xanh, nâu đỏ, màu đen với kích thước nhỏ và phát triển ngày một lớn. Sau từ 1 – 2 ngày sẽ lan ra toàn cơ thể, xuất hiện đi kèm với mụn nước và có triệu chứng sốt cao, hôn mê, nhịp tim đập nhanh gây tổn thương tới nội tạng và một số bộ phận khác.

Điều trị phản ứng thuốc kiểu này cần phải đưa trẻ tới ngay bệnh viện, không tự ý chữa cho trẻ vì có thể gây nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là khiến trẻ tử vong.

3. Phòng ngừa dị ứng thuốc ở trẻ em

Cùng một loại thuốc có người dùng không sao nhưng có người dùng lại gây dị ứng. Khi trẻ đã bị dị ứng thuốc nào thì tuyệt đối không dùng thuốc đó nữa.

Khi sử dụng thuốc, cơ thể ta có phản ứng lại với thuốc đó và gây rối loạn bằng biểu hiện bất thường, dị ứng thuốc trầm trọng nhất là sốc thuốc (sốc phản vệ).

Có rất nhiều dấu hiệu của dị ứng thuốc. Nếu trẻ bị dị ứng nhẹ sẽ có biểu hiện đỏ da, ngứa nổi mề đay, cảm giác khó chịu, buồn nôn, nôn, có khi tiêu chảy… Còn dị ứng thuốc nặng có biểu hiện là trẻ bị tím tái, ngưng tim, ngưng thở, huyết áp hạ, tiêu tiểu không tự chủ và có thể dẫn đến tử vong sau ít phút. Dị ứng thuốc thường xảy ra ở một số người có cơ địa dị ứng.

Vì vậy cùng một loại thuốc có người dùng không sao nhưng có người dùng lại gây dị ứng thuốc. Dị ứng thuốc có thể do dược chất, tá dược hoặc tạp chất khi pha hoặc dị ứng thuốc xảy ra khi uống, khi tiêm, khi bôi ngoài da, thậm chí khi nhỏ mắt. Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng (tức là liều thấp hay liều cao), có thể chỉ một liều lượng nhỏ cũng gây dị ứng thuốc ở mức độ nặng và có thể gây tử vong.

Trong dị ứng thuốc có hiện tượng phản ứng chéo giữa thuốc gây dị ứng với thuốc khác. Ví dụ như người dị ứng penicillin có thể bị dị ứng với cephalosporin (vì 2 nhóm thuốc này có công thức hóa học giống nhau). Các loại thuốc thường gây dị ứng là kháng sinh, vắc-xin, aspirin, một số vitamin ( B1, C,…)

Khi trẻ đang được điều trị bệnh bằng thuốc, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường cần phải ngừng ngay thuốc đó và đến bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Để phòng ngừa dị ứng thuốc thì khi trẻ đã bị dị ứng thuốc nào thì tuyệt đối không dùng thuốc đó nữa.

Ngoài ra, chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết. Nếu chưa biết rõ về liều lượng, cách dùng và tác dụng phụ của thuốc thì nên đến bác sĩ để được tư vấn. Bên cạnh đó, phụ huynh phải thông báo ngay các thuốc bị dị ứng khi đến khám hoặc mua thuốc ở nhà thuốc cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết.

Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM thường xuyên tiếp nhận những trẻ bị dị ứng thuốc, trong đó có cả trẻ bị sốc phản vệ sau khi uống một loại thuốc trị đau bụng, ói.

Điển hình như bệnh nhi Khánh, 7 tuổi, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bứt rứt, sưng phù ở mặt, chân, tay, kèm nổi mề đay rải rác khắp người và tụt huyết áp. Trước đó, bệnh nhi này uống một viên Alka-Seltzer, một loại thuốc trị cảm lạnh và rối loạn tiêu hóa, khoảng 30 phút sau, Khánh than mệt, sưng phù nhiều ở môi, mắt, sau đó lan đến bàn tay, bàn chân và nổi mề đay nhiều nơi. Bệnh nhân được chẩn đoán là sốc phản vệ mà nguyên nhân có thể do aspirin, một thành phần có trong viên Alka-Seltzer.

Bác sĩ Tiến, Phó Khoa Hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết khi gặp nạn nhân có biểu hiện ngứa, nổi mẩn đỏ, khó thở và trụy mạch sau khi uống thuốc, các bậc phụ huynh cần ngưng ngay thuốc đang sử dụng hoặc dị nguyên gây sốc, cho nạn nhân nằm đầu phẳng, dùng dây ga-rô buột phía trên nơi tiêm thuốc (nếu được) và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Mẹ bé Cún: Các mẹ ơi giúp em với Cún nhà em được tám tháng tuổi rồi, tuần trước bị sốt cao gần 390C cho đi khám thị bác sĩ bảo bị viêm phế quản và cho uống kháng sinh là: Dexatamin và Cefaclor liều uống 5 ngày. Nhưng khi uống được 2.5 ngày thì phát sinh dị ứng mẩn đỏ hết từ đầu xuống chân và ngứa. Em có hỏi bác sĩ thì bác sĩ cho uống thêm Xiro Phenegan để chống dị ứng nhưng uống hai ngày nay và không thấy đỡ. Các mẹ xem có cách nào chữa nhanh giúp em với và cho em hỏi bị dị ứng thuốc như thế này thì có tác bị ảnh hưởng gì không nhỉ? Mong sự giúp đỡ của các mẹ .

Mẹ bé Mickey: Nếu dị ứng do thuốc thì lẽ ra phải nổi mẩn ngay ngày đầu tiên uống thuốc chứ nhỉ? Nếu con bạn sốt đùng đùng mấy ngày liền và chỉ hạ sốt khi nhưng nốt mẩn đỏ xuất hiện thì có khả năng con bạn bị sốt phát ban. Mình thấy rất nhiều bé tầm 8 tháng đến 12 tháng bị như vậy. Con mình hồi 9 tháng cũng bị sốt liên tục 3 ngày, sang ngày thứ 4 thì hạ sốt và các nốt ban mọc lên. Nếu đúng vậy thì lành tính thôi, rồi các nốt sẽ lặn đi

Mẹ bé Ken: Tớ cũng bị dị ứng kháng sinh. Khi bị dị ứng, cần

dừng ngay thuốc, gặp bác sĩ để đổi thuốc

phải dùng thuốc chống dị ứng, chống phù nề, gặp bác sĩ để lấy đơn thuốc

có 1 số dị ứng sẽ gây đến sốc phản vệ, khó thở, nghẹt thở. Có rất nhiều dòng kháng sinh, có thể đổi sang dòng khác mà.