Top 12 # Dấu Hiệu Khi Mang Thai Được 3 Tuần Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Dấu Hiệu Mang Thai 3 Tuần Cho Biết Chắc Chắn Bạn Đã Có Thai

Dấu hiệu mang thai 3 tuần là gì là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ. Nếu biết được những dấu hiệu này, mẹ có thể chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh.

Thai 3 tuần phát triển như thế nào?

1. Kích thước

Từ tuần 1 đến tuần 12, kích thước thai nhi rất nhỏ. Nếu không có biểu hiện ốm nghén, nhiều mẹ bầu sẽ không hề biết mình mang thai.. Thai nhi lúc này hiện chỉ là một quả cầu nhỏ xíu có chứa đến hàng trăm tế bào và đang phát triển theo cấp số nhân.

2. Vị trí

Sau khi tinh trùng gặp trứng khoảng 8 ngày, hợp tử sẽ làm tổ ở tử cung. Quá trình làm tổ kéo dài khoảng 10 ngày và kết thúc sau khoảng 14 ngày kể từ khi thụ tinh.

Do đó, thai 3 tuần tuổi có thể đã vào tử cung và làm tổ. Tuy nhiên, tùy từng cơ địa mỗi mẹ bầu, dấu hiệu mang thai này sẽ diễn ra nhanh hơn hoặc chậm hơn thời gian tiêu chuẩn.

Mong muốn nhìn thấy hình ảnh của con là niềm háo hức của bất cứ bố mẹ nào. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng có thể siêu âm được. Nếu thai chưa kịp phát triển mà bố mẹ đã đi siêu âm thì sẽ mang đến tạo ảnh hưởng không tốt.

Phôi thai ở tuần thứ 12 vẫn chưa thực sự ổn định về vị trí và kích thước còn khá nhỏ. Do đó, siêu âm rất khó để có thể nhìn thấy được.

Dấu hiệu mang thai 3 tuần

Thông thường, trong thời kỳ có kinh nguyệt, ngực phụ nữ sẽ căng cứng. Tuy nhiên, nếu không rơi vào kỳ kinh nguyệt, bạn cảm thấy nặng nề, nhạy cảm hơn, đó là dấu hiệu mang thai 3 tuần tuổi.

Ngực sẽ có xu hướng to lên và nhũ hoa sẽ sậm màu lại. Thậm chí, bạn không thể nằm sấp khi ngủ. Nồng độ hormone nữ kích thích bơm máu lên ngực là nguyên nhân chính gây ra cảm giác đau tức khó chịu này.

2. Cơ thể mệt mỏi

3 tuần thai đầu tiên là thời gian tạo ra các mô, cơ quan và nuôi dưỡng thai nhi. Để làm được điều này, cơ thể phải hoạt động hết công suất. Đây cũng là thời gian thường bị ốm nghén nên phụ nữ không ăn uống đủ chất. Vì thế, cơ thể sẽ không tránh được cảm giác mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức.

3. Đi tiểu thường xuyên, tiểu về đêm

Nếu khoảng 3 tuần sau quan hệ, bạn thấy mình thường buồn tiểu hoặc đi tiểu với tần suất cao thì có thể bạn đã mang thai 3 tuần. Nhau thai, túi ối vẫn tiếp tục hình thành kéo theo sự ra tăng kích thước của tử cung. Bàng quang bị chèn ép dẫn đến các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, tiểu về đêm.

Bên cạnh đó, để nuôi dưỡng thai, nhau thai và túi ối, cơ thể phải “tăng tốc” phát triển. Sự thay đổi này khiến cơ thể luôn có cảm giác căng tức đầy bụng dưới, giống như buồn tiểu. Tình trạng này có thể kéo đến hết thai kỳ.

4. Khứu giác nhạy cảm

Mang thai 3 tuần là thời điểm lượng hormone estrogen đang tăng nhanh. Tác dụng phụ của hiện tượng này là khiến khứu giác nhạy cảm hơn bình thường. Hậu quả là mẹ bầu luôn cảm thấy muốn bệnh bởi quá tải các mùi xung quanh. Nước hoa, thức ăn, khói xe, mùi cơ thể người khác… vốn bình thường thì giờ đây lại thành nỗi ám ảnh cho mũi bạn.

5. Cảm giác chán ăn

Đây là giai đoạn nội tiết tố thay đổi rất nhiều nên mẹ cảm thấy mệt mỏi chán ăn, buồn nôn. Nhiều món ăn ngày xưa bạn rất thích nhưng bây giờ lại thành món bạn không nuốt nổi. Thậm chí, bạn ăn gì vào cũng muốn nôn ra.

6. Chóng mặt, buồn nôn

Sau 3 tuần kể từ khi mang thai, xuất hiện hiện tượng ốm nghén ở mẹ bầu. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn bất cứ lúc nào. Phổ biến nhất là khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc sau khi ăn. Đôi khi bạn nôn mửa thực sự hoặc cảm thấy buồn nôn nhiều lần trong ngày.

Ra máu hoặc ra máu báo

Chúc hành trình mang thai của bạn sẽ thật nhiều trải nghiệm thú vị!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Dấu Hiệu Sắp Sinh Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối

Bản năng nằm ổ

Giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung của người mẹ không còn không gian cho bé quẫy đạp như trước, bé sẽ ít hoạt động hơn trước. Nếu mẹ cảm thấy bé không cử động trong nhiều giờ liên tục và đã dùng nhiều cách để kích thích sự trả lời của bé thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ.

Xuất hiện các cơn gò

Những tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu sẽ giữ nguyên cân nặng. Tuy nhiên càng gần đến ngày sinh thì có hiện tượng giảm cân từ 1-1,4 kg. Đây cũng là chuyện bình thường không có gì đáng lo.

Một buổi sáng thức giấc bình thường và bạn nhận thấy có nhớt hồng ở đáy quần lót, dân gian hay gọi “hồng hồng máu cá” thì đây chính là dấu hiệu cho thấy ngày sinh của bạn đã cận kề. Không có gì phải lo lắng trừ khi bạn ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì mới cần đến ngay bệnh viện.

Dấu hiệu đã đến lúc đi bệnh viện

Một số bà bầu vỡ nước ối nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ nào hết. Nếu thời gian này kéo dài từ 24-48 tiếng sau khi màng ối vỡ mà em bé vẫn chưa sinh thì cần đến ngay bệnh viện vì lúc này em bé có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao do không còn màng ối bảo vệ.

Bạn bỗng dưng muốn dọn dẹp sạch sẽ lại nhà cửa, thậm chí bỏ hầu bao mua mới một số đồ nội thất để trang hoàng lại nhà cửa. Điều này người ta gọi là bản năng nằm ổ của người mẹ nhằm chào đón con yêu ra đời.

Thuật ngữ sản khoa gọi các cơn đau chuyển dạ là cơn gò Braxton Hicks. Trước ngày sinh vài tuần bạn sẽ thấy xuất hiện những cơn gò theo kiểu đau bụng kinh với mức độ nhẹ rồi nặng dần.

Tần suất của các cơn gò có thể 20-30 phút/cơn, đôi khi là 5-10 phút mới xuất hiện rồi dừng lại.

Cơn đau chuyển dạ chỉ thực sự bắt đầu khi bạn thấy đau bụng quặn dữ dội, rồi đau lan xuống 2 chân, đau sang vùng lưng và lại lên bụng. Những cơn đau đến dồn dập, càng lúc càng mạnh, kéo dài.

Một số biện pháp làm giảm cơn đau chuyển dạ

Việc khởi phát chuyển dạ và hạ sinh em bé không phải xuất hiện cùng một lúc vì vậy mẹ bầu nên bình tĩnh để thu xếp đồ dùng, thông báo cho người thân và di chuyển đến bệnh viện một cách an toàn.

Tuy nhiên, nếu bạn đã có những dấu hiệu đặc biệt sau thì cần vào viện ngay, càng sớm càng tốt:

– Các cơn đau xuất hiện cách nhau dưới 5 phút. Muốn biết điều này, khi các cơn đau bắt đầu bạn cần nên đo thời gian từ lúc bắt đầu cơn gò này đến lúc bắt đầu cơn gò tiếp theo.

– Tắm nước ấm: Nước ấm có tác dụng làm giảm sự căng cơ, giảm căng thẳng và hạn chế những cơn đau chuyển dạ cho thai phụ. Một số bệnh viện có phòng dịch vụ thường khuyến khích mẹ bầu tắm hoặc ngâm mình thư giãn trong bồn nước ấm vào giai đoạn chuyển dạ cuối thai kỳ.

– Bạn thấy vỡ ối hoặc ra máu tươi.

– Bạn cần sự giúp đỡ của chuyên gia y tế để chống chọi với những cơn đau.

– Xoa bóp: Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình để xoa bóp vùng quanh thắt lưng hoặc các điểm nhức mỏi khắp cơ thể. Đừng ngần ngại nói ra bạn đang đau ở đâu và muốn được trợ giúp.

– Đi lại nhẹ nhàng: Bạn vốn là người năng động thì đây chính là lúc bạn cần hoạt động và đi lại nhiều hơn. Điều này nhằm mục đích thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn đồng thời giúp thai phụ quên bớt đi sự “hành hạ” bới những cơn đau.

– Cố quên đi những cơn đau: Ai cũng biết là bạn đang rất đau, hãy suy nghĩ tích cực rằng nếu không đau thì làm sao bạn đẻ được con. Trong thời gian chờ đến lúc được lên bàn sinh, bạn có thể làm mọi cách miễn sao phân tán sự tập trung hiện tại của mình là những cơn đau.

Thai Nhi 3 Tuần: Phôi Thành Hình Thành Và Các Dấu Hiệu Mang Thai Sớm

Tuần thứ 3, phôi thai đã được hình thành và phát triển dần. Thai nhi 3 tuần tuổi lúc này giống quả bóng nhỏ xíu. Ở thời điểm này, cơ thể mẹ cũng đã bắt đầu có những dấu hiệu có thai sớm.

Mới có thai được 3 tuần, cơ thể mẹ chưa có nhiều thay đổi rõ rệt, phôi thai đang trong quá trình thành và phát triển. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo an toàn, dưỡng thai tốt nhất.

Sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi

– Phôi thai được hình thành: Sau khi thụ thai thành công, trứng di chuyển về phía tử cung, sau đó các tế bào được hình thành gọi là phôi thai. Phôi thai sẽ tạo đường nối vào niêm mạc tử cung để phát triển.

– Kích thước thai đạt khoảng 0,35 – 0,6mm.

– Thai nhi 3 tuần tương đương trái bóng nhỏ rất nhỏ (Phôi nang). Phôi nang lúc này đã chứa tới hàng trăm tế bào và phát triển mạnh mẽ.

– Nhau thai được hình thành, sản xuất ra hCG: Nội tiết tố hCG chỉ có khi phụ nữ mang thai và nó khiến buồng trứng ngừng rụng trứng, làm tăng khả năng sản xuất progesterone và estrogen. Nó có chức năng giúp thành tử cung không bong tróc lớp niêm mạc, giữ thai, giúp nhau thai phát triển tốt hơn.

– Dịch nước ối bắt đầu hình thành: Có thai 3 tuần đầu, lượng dịch nước ối đang hình thành để phát triển thành túi ối nuôi dưỡng thai nhi. Nước ối sẽ là “lớp đệm” cho bé phát triển trong thời gian tới.

– Túi phôi nhận oxy và các dưỡng chất. Oxy và các chất dinh dưỡng sẽ đưa đến phôi qua hệ thống tuần hoàn nguyên thủy tới phôi thai. Tuy nhiên, nhau thai ở thời điểm này chưa phát triển đầy đủ để vận chuyển oxy, các dưỡng chất tới phôi thai, chức năng này sẽ được tiếp nhiệm ở tuần thứ 4.

– Ống thần kinh được hình thành: Thai nhi 3 tuần bé đã phát triển thực sự, hình thành ống thần kinh sau đó phát triển thành não, cột sống.

Dấu hiệu có thai 3 tuần đầu

Khi có thai, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi bất ngờ báo hiệu mẹ đã có em bé. Ở tuần 1, 2 các dấu hiệu này chưa rõ ràng, nhưng khi thai nhi 3 tuần tuổi mẹ có thể cảm nhận rõ như.

1. Chậm kinh

Tới ngày “đèn đỏ” nhưng bạn lại trễ kinh 3 tuần, thì đây là dấu hiệu có thai rất dễ nhất biết ở phụ nữ. Các chị em có thể dùng que thử để kiểm tra kết quả chính xác nhất.

2. Ngực căng tức, sưng

Khi thai nhi 3 tuần tuổi, ngực mẹ sẽ có dấu hiệu căng tức và sưng hơn bình thường. Các triệu chứng này sẽ đau hơn ở kỳ kinh nguyệt, bạn có thể cảm nhận rõ ràng.

3. Buồn nôn, nôn

Tuần này, bạn sẽ cảm thấy trong người khó chịu, có cảm giác buồn nôn, nôn khi gửi thấy mùi đồ ăn hoặc mùi hương nồng nặc nào đó. Và bạn dễ buồn nôn hơn vào mỗi buổi sáng thức dậy. Tuy nhiên, tình trạng này chưa diễn ra nhiều.

4. Khứu giác nhạy cảm hơn

Khi có thai nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ tăng lên khiến mũi mẹ nhận cảm với mùi vị hơn. Đồng thời nó cũng khiến mẹ dễ bị buồn nôn, khó chịu với mùi.

5. Mệt mỏi, uể oải

Thời gian này, mẹ sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải. Nguyên nhân do lượng hormone progesterone tăng lên cùng với các dấu hiệu buồn nôn, đau bụng, đau lưng diễn ra cùng lúc.

6. Đi tiểu nhiều

Phôi thai được hình thành khi thai nhi 3 tuần tuổi, máu trong cơ thể sẽ tăng lên và thận bài tiết ra nhiều nước hơn cùng với sự chèn ép của tử cung lên bàng quang khiến mẹ có cảm giác buồn tiểu, tiểu nhiều về đêm dù không uống nhiều nước.

7. Đau bụng dưới lâm râm

Thai nhi 3 tuần tuổi đang thời kỳ làm tổ trong tử cung, vì vậy sẽ có biểu hiện đau bụng dưới lâm râm như đau bụng kinh nguyệt. Tuy nhiên mẹ không nên lo lắng quá về vấn đề này, đây là dấu hiệu có thai bình thường và sẽ chấm dứt vài ngày sau đó.

8. Chán ăn, sợ đồ ăn

Có thai 3 tuần, mẹ thường có cảm giác không thèm ăn, thậm chí là sợ đồ ăn. Nếu mẹ tự nhiên thấy sợ các món khoái khẩu ngày trước của mình thì đây là dấu hiệu báo mẹ đã có thai rồi đấy.

9. Ra máu báo thai

Sau khi phôi thai làm tổ sẽ làm một lượng máu nhỏ chảy ra ngoài, gọi là máu báo thai. Máu báo thai rất dễ nhầm với kinh nguyệt các mẹ nên lưu ý, máu báo thai chỉ ra một lượng nhỏ, có màu nâu, hồng, đỏ nhạt.

10. Thân nhiệt tăng

Dấu hiệu có thai 3 tuần mẹ có thể cảm nhận rõ khi thấy thân nhiệt tăng lên, nóng bức hơi bình thường khoảng 0,5 độ C.

Nhiệt độ cơ thể tăng là do lượng progesterone tăng lên, thời gian này mẹ nên ngồi ở phòng thoáng khí, điều hòa để thân nhiệt được ổn định, dễ chịu nhất.

11. Dịch âm đạo ra nhiều hơn

Nếu mẹ thấy dịch âm đạo tiết nhiều, đặc, dính hơn thì đây là dấu hiệu báo hiệu có thai sớm. Dịch âm đạo tiết ra nhiều là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi phôi thai được hình thành.

12. Tâm lý thay đổi

Khi thai nhi 3 tuần tuổi, tâm lý mẹ sẽ bất ổn hơn. Mẹ rất nhạy cảm, có thể buồn, vui, nổi cáu không rõ nguyên nhân. Bởi vì khi có thai, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao hơn, tác động tâm lý khiến chị em nhạy cảm hơn bình thường.

13. Buồn ngủ

Khi thai nhi 3 tuần tuổi, mẹ sẽ có triệu chứng buồn ngủ, ngủ nhiều vẫn thèm ngủ. Nguyên nhân do progesterone được sản sinh ra nhiều tác động tới benzodiazepine đồng thời kích thích ra CABA gây ra hiện tượng ngủ nhiều, nghén ngủ ở các mẹ.

Làm sao để biết có thai?

Có thai sớm các triệu chứng mang thai ở nhiều mẹ chưa biểu hiện rõ. Tuy nhiên, nếu thấy có 1 trong các triệu chứng trên bạn có thể kiểm tra bằng các cách sau để có kết quả chính xác.

1. Que thử thai

Que thử thai là phương pháp thử phổ biến, tiện lợi, cho kết quả nhanh nhất. Tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này chỉ đạt đến 80%.

Khi có dấu hiệu chậm kinh, bạn có thể dùng que thử thai và nên thử vào lúc sáng sớm thức dậy để có kết quả chuẩn xác nhất.

Trường hợp que thử 2 vạch đậm: Bạn đã chắc chắn có thai.

Trường hợp que thử thai 2 vạch mờ: Bạn đã có thai.

Trường hợp thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ: Có thể bạn đã có thai nhưng chưa chắc chắn kết quả.

Trường hợp que thử thai 1 vạch: Bạn không có thai.

Tuy nhiên, bạn nên thử 4- 5 lần vào buổi sáng sớm, chưa ăn uống bất cứ thứ gì để có kết quả chính xác nhất.

2. Siêu âm

Muốn biết kết quả chính xác hơn, thai nhi 3 tuần mẹ có thể đi siêu âm. Ở tuần thai này, siêu âm chỉ cho kết quả mẹ có thai hay không và hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tuần tuổi chưa rõ, và khó hình dung thai nhi vì đây là giai đoạn thai đang làm tổ, chưa ổn định.

3. Xét nghiệm hCG

Xét nghiệm nồng độ hCG trong máu và nước tiểu của mẹ sẽ cho kết quả chính xác 100%. Để biết mình có thai hay không, các mẹ có thể làm xét nghiệm này.

Thai nhi 3 tuần tuổi mẹ cần làm gì?

3 tuần đầu, thai vẫn trong quá trình hình thành và làm tổ vì vậy mẹ cần lưu ý các vấn đề sau.

Chế độ dinh dưỡng

Giai đoạn này, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất như sau:

– Thực phẩm giàu axit folic: Axit folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ rất tốt. 3 tháng đầu, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu axit folic như: Măng tây, các loại đậu, cam, các loại hạt, bơ, bông cải xanh…

– Thực phẩm giàu canxi: Để giảm các triệu chứng đau cơ, khớp ở mẹ và tốt cho sự phát triển hình thành hệ xương ở trẻ sau này mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như: Sữa, chuối, yến mạch, quả cam, quả kiwi, tôm, cua biển…

– Thực phẩm giàu chất sắt: Thai nhi 3 tuần tuổi, mẹ đã có triệu chứng ốm nghén và rất dễ bị hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt tốt cho sự hình thành và phát triển của thai nhi như: Lòng đỏ trứng gà, bí ngô, các loại hạt, thịt đỏ, súp lơ…

– Thực phẩm giàu chất đạm: Thời gian này mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm để tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe với các thực phẩm như: Thịt, bông cải xanh, măng tây, măng cụt, trứng…

– Thai nhi 3 tuần tuổi vẫn đang hình thành, chưa ổn định rất dễ sảy thai vì thế mẹ không nên ăn các thực phẩm gây co bóp tử cung như: Rau ngót, đu đủ xanh, dứa, dưa muối, thịt hộp…

– Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để con yêu phát triển tốt nhất.

Khám thai

Thai nhi 3 tuần tuổi mẹ nên đi khám thai để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn về sự phát triển của thai ở tuần này, mẹ nên ăn gì, làm gì để con phát triển tốt nhất.

Ngoài ra, mẹ nên đến gặp bác sĩ khi có các vấn đề bất thường như: Đau bụng dưới dữ dội, ra máu nhiều, sốt cao co giật, ngất xỉu, hạ huyết áp…

Lời khuyên cho mẹ khi thai nhi 3 tuần tuổi

– Mẹ nên bổ sung các thực phẩm tốt cho thai nhi 3 tháng đầu và kiêng thực phẩm gây sảy thai, động thai.

– Đi khám thai định kỳ và đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bất thường.

– Không dùng bất kỳ loại thuốc nào khi có thai.

– Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

– Kiêng vận động mạnh, làm việc quá sức.

Thai nhi 3 tuần tuổi đang trong tam nguyệt cá thứ nhất, mới hình thành phôi thai và chưa ổn định, cơ thể mẹ đã bắt đầu có những dấu hiệu báo có thai. Mẹ cần lưu lý và có cách dưỡng thai tốt nhất.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/thai-nhi-3-tuan-phoi-thanh-hinh-thanh-va-cac-dau-hieu…

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Đầu Tiên

Hiện tượng rụng trứng là gì?

Quá trình rụng trứng diễn ra khi trứng trưởng thành được phóng thích khỏi buồng trứng, đẩy vào ống dẫn trứng, nó sẽ đi theo ống dẫn trứng để tiến tới hướng tử cung để gặp tinh trùng. Quá trình thụ thai nếu có đa phần xảy ra tại 1/3 ngoài vòi trứng. Quá trình thụ thai được tính từ khi trứng thụ tinh tới khi phôi thai làm tổ được trong tử cung. Sau khi thụ tinh 3 – 4 ngày, trứng bắt đầu di chuyển ra khỏi ống dẫn trứng để vào tử cung, tìm nơi làm tổ. Mỗi tháng, đa phần sẽ có một trứng rụng, lúc này niêm mạc tử cung đã dày lên để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh. Nếu không có sự thụ thai xảy ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra. Quá trình bong ra của trứng không thụ tinh và niêm mạc tử cung tạo nên kinh nguyệt. Vậy đâu là dấu hiệu rụng trứng?

Cách nhận biết ngày rụng trứng

+ Các dấu hiệu ngày rụng trứng phổ biến xuất hiện ở hầu hết phụ nữ Một lần nữa, bạn cần lưu ý là các biểu hiện rụng trứng khác nhau giữa các bạn gái, có một số bạn gái sẽ không có dấu hiệu rụng trứng nào cả.

Thay đổi chất dịch cổ tử cung: chất dịch cổ tử cung tương tự như “lòng trắng trứng” là dấu hiệu sắp rụng trứng hoặc đang rụng trứng. Mỗi bạn gái đều có thể trải nghiệm được loại dịch cổ tử cung của mình, và không phải tất cả các chất dịch cổ tử cung đều giống nhau. Sự rụng trứng thường xảy ra vào ngày bạn gái có nhiều chất dịch và cảm giác ẩm ướt nhất.

Thay đổi nhiệt độ cơ thể: Đối với hầu hết các bạn gái, bạn sẽ thấy rằng trước khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể cơ thể khá giống nhau. Khi đến gần thời điểm rụng trứng, thân nhiệt có thể giảm nhẹ, nhưng sau đó sẽ tăng lên sau khi rụng trứng. Sự gia tăng nhiệt độ là dấu hiệu cho thấy sự rụng trứng vừa xảy ra. Theo dõi nhiệt độ cơ thể của bạn trong một vài tháng có thể giúp bạn dự đoán khi nào rụng trứng xảy ra.

Thay đổi vị trí cổ tử cung hoặc độ mềm mại cổ tử cung: cổ tử cung đi qua nhiều thay đổi khi phụ nữ rụng trứng. Trong quá trình rụng trứng, cổ tử cung sẽ mềm, cao, mở và ướt. Còn trước và sau khi rụng trứng, khi sờ bề mặt cổ tử cung có cảm giác giống như đầu mũi, hơi cứng và ít lún khi sờ. Đối với hầu hết bạn gái, sẽ mất một thời gian để có thể phân biệt giữa cổ tử cung thường thấy như thế nào và những thay đổi xảy ra khi rụng trứng.

Đó là 3 dấu hiệu chính của rụng trứng có thể được theo dõi để bạn có thể dự đoán chính xác khi nào bạn rụng trứng.

+ Biểu hiện rụng trứng khác có thể kèm theo:

Ngoài 3 hiện tượng rụng trứng chính, các bạn gái có thể trải nghiệm các triệu chứng khác, được gọi là các dấu hiệu rụng trứng phụ và có thể không xảy ra một cách nhất quán. Đối với nhiều bạn gái thường có những biểu hiện như:

Xuất hiện đốm máu nhẹ kèm dịch nhầy ở quần lót.

Thường là đau nhẹ, đau ở vùng bụng dưới, thường ở một bên hoặc bên kia (không cùng bên mỗi lần). Cơn đau này, được gọi là Mittelschmerz (có nghĩa là “đau trung bình” từ của tiếng Đức) có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Ngực đầy đặn và căng cứng hơn. Núm vú và vú nhạy cảm hơn.

Chướng bụng

Cảm giác ham muốn tình dục tăng lên.

Khứu giác nhạy cảm với mùi vị hoặc thị lực tăng lên

Theo thời gian nhiều bạn gái sẽ nhận ra cách nhận biết ngày rụng trứng thông thường này một cách dễ dàng và có thể sử dụng chúng để đánh giá xem mình đang ở trong giai đoạn rụng trứng hay không? Biết được thời gian rụng trứng có thể giúp bạn hòa hợp với cơ thể hơn và có thể chủ động trong sinh đẻ có kế hoạch.

Cách xác định ngày rụng trứng

Để giúp bạn chủ động trong việc thụ thai, có một số cách để xác định ngày rụng trứng như sau:

Xác định theo chu kỳ kinh nguyệt:

Đây là phương pháp được phái đẹp sử dụng phổ biến. Vì số ngày trong kỳ kinh của mỗi người không giống nhau nên sẽ có công thức chung để chị em có thể áp dụng tùy theo chu kỳ của bản thân. Khi áp dụng phương pháp này, chúng ta cần theo dõi chu kỳ tối thiểu 8 tháng liên tiếp.

Với chu kỳ ngắn nhất: [số ngày chu kỳ] – 18 Ví dụ chu kỳ của bạn là 26 ngày. (26-18=8). Suy ra, ngày rụng trứng của bạn là ngày thứ 7 tính từ lúc bắt đầu chu kỳ.

Với chu kỳ dài nhất: [số ngày chu kỳ] – 11 Ví dụ như chu kỳ là 29 ngày. (29-11=18). Với cách này thì từ ngày thứ 8 cho đến ngày thứ 18 của chu kỳ là khoảng thời gian dễ mang thai nhất của bạn.

Xác định bằng que thử rụng trứng

Đây là cách đơn giản và chính xác đối với các chị em có chu kỳ không đều. Việc sử dụng que thử là để kiểm tra lượng hormone lutein hóa (LH) trong nước tiểu. Nếu que thử có 2 vạch thì có nghĩa là bạn đang trong giai đoạn rụng trứng.

Đối với phương pháp này, để có kết quả chính xác, chị em cần lưu ý những điều sau:

Cần theo dõi và ghi chú thường xuyên kết quả thử của mỗi lần để xác định thời gian thay đổi từ âm tính sang dương tính.

Nên sử dụng que thử vào một thời điểm cố định trong ngày.

Cần thử nhiều lần với nhiều que để biết được khi nào nồng độ LH bắt đầu tăng.

Khoảng thời gian rụng trứng kéo dài bao nhiêu ngày:

Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của người phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên của giai đoạn kinh nguyệt cho đến ngày đầu tiên của giai đoạn tiếp theo. Trung bình, chu kỳ của người phụ nữ bình thường là từ 28-32 ngày, nhưng một số phụ nữ có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn nhiều. Sự rụng trứng có thể xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ và có thể xảy ra vào một ngày khác nhau mỗi tháng, thường vào khoảng từ ngày 11 đến ngày 21 của chu kỳ, tính từ ngày đầu tiên có kinh của chu kinh cuối, trong khoảng đó sẽ có một ngày trứng rụng. Đây là thời kỳ mà nhiều người gọi là “thời điểm sinh sản” của phụ nữ vì quan hệ tình dục trong thời gian này làm tăng cơ hội mang thai.

Bạn nên lưu ý một số yếu tố bên ngoài như căng thẳng, ốm đau, thuốc men, gián đoạn các thói quen bình thường,… có thể ảnh hưởng đến thời điểm rụng trứng của bạn.

Nếu thụ tinh không xảy ra trứng sẽ phân hủy sau 24 giờ. Vào thời điểm này, lượng hormone của bạn sẽ giảm và lớp niêm mạc tử cung sẽ bắt đầu bong ra, khoảng 12-16 ngày kể từ khi rụng trứng. Đây là kinh nguyệt và sẽ trở về ngày thứ 1 của chu kỳ của bạn. Cuộc hành trình bắt đầu lại từ đầu.

Thời điểm rụng trứng là một trong những điều quan trọng nhất mà phụ nữ nên hiểu về cơ thể mình vì bạn có thể sử dụng nó nhằm tính ngày an toàn để tránh thai hay tính ngày rụng trứng để sinh con.

Mách nhỏ:

Những sự kiện chính của rụng trứng:

Trứng rụng sống 12-24 giờ sau khi rời buồng trứng.

Thông thường chỉ có một trứng được phóng ra mỗi lần rụng trứng

Rụng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi stress, bệnh tật hoặc gián đoạn các thói quen bình thường.

Số lượng các nang noãn nguyên thủy ở mỗi buồng trứng của một bé gái khi mới đẻ có từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu. Từ khi dậy thì đến khi mãn kinh chỉ có 400 – 450 nang trưởng thành, còn phần lớn teo đi.

Một số phụ nữ có thể gặp biểu hiện ra huyết âm đạo ít hoặc lốm đốm trong quá trình rụng trứng.

Một chu kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra ngay cả khi không có trứng rụng.

Rụng trứng có thể xảy ra ngay cả khi không có chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu trứng không thụ tinh, nó sẽ phân hủy và được hấp thu vào lớp niêm mạc tử cung.