Top 11 # Dấu Hiệu Khó Thở Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Thỉnh Thoảng Bị Khó Thở Là Bệnh Gì?

Khó thở để chỉ sự khó chịu hoặc khó khăn khi hít thở. Người bệnh có thể mô tả cảm giác khó thở theo nhiều cách khác nhau như ‘thở hụt hơi’, ‘thắt ngực’, ‘không lấy đủ hơi’,… Khi nói về triệu chứng khó thở, nhiều người thường liên tưởng ngay đến các bệnh lý hô hấp . Tuy nhiên trên thực tế, khó thở có thể là biểu hiện ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?

– Hen phế quản (hen suyễn): đặc trưng bởi tình trạng khó thở ra, kèm theo tiếng rít hoặc khò khè, ho và có đờm. Hen suyễn là bệnh mạn tính, các triệu chứng có thể xuất hiện hoặc không tùy theo tình trạng viêm mạn tính của đường thở. Khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên có trong môi trường như khói bụi, khói thuốc lá, nước tẩy rửa…hay khi thời tiết thay đổi triệu chứng khó thở, nặng ngực có thể trở lại. Người bệnh cần nhớ: Hết triệu chứng không có nghĩa là hết bệnh.

– Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): là bệnh hô hấp mạn tính không hồi phục. Bệnh nhân có triệu chứng khó thở thường xuyên, nhất là khi gắng sức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

– Viêm phế quản – phổi: khó thở có thể kèm theo sốt cao, bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em, người sức đề kháng yếu, người cao tuổi.

– Giãn phế quản: ngoài khó thở người bệnh thường ho nhiều, các đợt cấp thường có sốt và khạc đờm nhiều.

– Mỡ máu, cao huyết áp: Khi bệnh tiến triển nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn, hồi hộp, người bệnh có cảm giác như mình không thở được, khó thở.

– Trầm cảm, lo âu: ngoài khó thở, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, lo lắng dễ giật mình.

– Bệnh lý tuyến giáp: khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, nuốt nghẹn… là các triệu chứng của ung thư tuyến giáp ở giai đoạn nặng.

Đối với trẻ nhỏ, nếu khó thở kèm theo môi tím tái, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý vì có thể trẻ đang vướng dị vật trong đường thở, cần cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm tới tính mạng trẻ.  

Khi nào cần gặp bác sĩ hoặc đi cấp cứu ngay

Thỉnh thoảng bị khó thở tuy không phải là dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện ngay nhưng người bệnh cần đi thăm khám nếu tình trạng khó thở có những diễn biến bất thường. Cụ thể: 

– Tình trạng khó thở đột ngột tăng nặng mà không khỏi.  

– Khó thở kèm theo đau tức vùng ngực.

– Khó thở có kèm theo sốt hoặc thay đổi số lượng, màu sắc, độ nhày của đờm.

– Cảm giác khó thở không mất đi sau khi nghỉ ngơi 30 phút.

Làm gì khi thỉnh thoảng bị khó thở?

Trong các trường hợp khó thở cấp tính như: dị vật, tràn khí màn phổi, hen suyễn cấp tính… ở mức độ trầm trọng không thể xử trí tại nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu.

Trong các trường hợp khác, khó thở có thể được kiểm soát bằng thuốc do bác sĩ chỉ định, bằng kỹ thuật thở, bằng thể dục và đôi khi bằng oxy.

Điều đầu tiên giúp kiểm soát tình trạng khó thở là tìm ra nguyên nhân gây ra khó thở. Khi đã được thăm khám, các bác sĩ sẽ căn cứ nguyên nhân gây ra khó thở để hướng dẫn điều trị phù hợp. Ngoài dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, một số việc đơn giản có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở mà bản thân người bệnh có thể làm được là:

– Tuân thủ điều trị: Kể cả khi đã được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn điều trị, nhiều bệnh nhân vẫn đánh giá sai lầm về vai trò của thuốc và tuân thủ dùng thuốc.  Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, COPD thường xuyên bỏ thuốc, đặc biệt là các thuốc dự phòng. Họ cho rằng khi nào lên cơn khó thở mới cần dùng thuốc, khi không có cơn khó thở thì không cần dùng vì lúc này đã hết bệnh. Chính nhận thức sai lầm này khiến cơn khó thở xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ ngày càng trầm trọng. Các thuốc cắt cơn lúc này kém hiệu quả dần khiến người bệnh phải tăng liều, người bệnh còn có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như run chân tay, tim đập hồi hộp.  Lúc này dùng các thuốc dự phòng cũng trở nên kém hiệu quả.

– Học kỹ thuật hít thở. Tùy vào bệnh lý gây ra khó thở mà các bác sĩ có thể hướng dẫn bạn một số kỹ thuật hít thở phù hợp. Ví dụ như bạn mắc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bạn có thể được dạy cách hít thở mím môi khi khó thở, cách này sẽ giúp bạn làm chậm nhịp hô hấp đến mức dễ chịu hơn và giúp bạn thở sâu hơn, hiệu quả hơn. Nếu bạn mắc một tình trạng hô hấp khác, kỹ thuật này cũng giúp ích bạn ít nhiều.

– Tăng cường thể lực. Nhiều người cho rằng khi bị khó thở thì nên từ bỏ hoặc hạn chế các hoạt động thể thao. Nhưng thực tế thì người lại, nếu không thể dục, các cơ bắp của bạn sẽ yếu đi và kém hữu hiệu trong việc sử dụng oxy. Việc ‘thể trạng kém’ này có thể dẫn đến khó thở nặng hơn, do đó điều quan trọng là phải thể dục trong chừng mức an toàn.

– Không nên vội vã. Do khó thở, có khi bạn vội vã hoàn tất các hoạt động thường ngày, điều này có thể khiến khó thở nặng hơn. Nên tiến hành các hoạt động theo nhiều giai đoạn hoặc căn cứ tình trạng sức khỏe của bạn thân để điều tiết các hoạt động phù hợp. Nếu bạn cảm thấy ‘khỏe’ nhất vào buổi sáng, hãy thực hiện các hoạt động nặng nề nhất như là tắm hoặc ra khỏi nhà (thí dụ mua sắm, thăm viếng,…) vào buổi sáng. Nếu khó thở khi ăn, hãy chuẩn bị các thức ăn đã nghiền hoặc dễ nhai. Nín thở khi nhai sẽ khiến khó thở của bạn nặng hơn.

– Cố gắng đừng nín thở. Nín thở có thể trở thành thói quen mà bạn không nghĩ đến, nhất là khi thực hiện những hoạt động như là nâng vật gì hoặc thậm chí khi đi bộ. Thay vì nín thở, hãy cố gắng thở ra khi thực hiện phần việc nặng nhất, như nâng lên. Ngoài ra, hãy cố gắng thở ra lâu gấp hai đến ba lần so với hít vào, nhưng không bao giờ ép hơi ra. Khi đi, hãy cố gắng hít vào khi bước một bước và thở ra khi bước hai đến ba bước. Bạn có thể sẽ đi chậm hơn, nhưng bạn có thể đi xa hơn vì bạn ít khó thở hơn.

– Bên cạnh đó, bạn cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, giảm bớt chất béo đưa vào cơ thể; vận động thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng đơn giản, đừng gắng sức – đặc biệt là các bệnh nhân có tiền sử về tim mạch.

Các bác sĩ của tổng đài 1800 54 54 35 luôn chờ để được tư vấn cho bạn.

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Họ tên Số điện thoại

Khó Thở Là Biểu Hiện Của Những Bệnh Gì?

1. Cách xác định khó thở là dấu hiệu của bệnh

Các bác sĩ khuyên rằng, bạn phải luôn lắng nghe cơ thể và nếu xuất hiện chứng khó thở trong trường hợp sau, rất có thể bạn đang mắc bệnh và cần phải đi khám sớm:

Tình trạng khó thở kéo dài, dai dẳng, hoặc cũng có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đột ngột và mức độ nặng. Cần phải làm xét nghiệm để biết được nguyên nhân chính xác.

Ngay cả khi nghỉ ngơi, khi nằm, bạn vẫn thấy mệt và khó thở.

Khó thở khi gắng sức.

Bên cạnh đó, hiện tượng này càng trở nên nguy hiểm nếu có kèm theo một số triệu chứng như đau ngực, đau cổ, đau hàm, sưng tấy bàn chân, đột ngột tăng cân hoặc giảm cân mà không rõ nguyên nhân, chán ăn, mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều, ho ra đờm xanh, vàng hoặc ho ra máu, kèm theo sốt, đầu móng tay có màu xanh tím, môi thâm tím, choáng váng,…

Tình trạng thở khó có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh.

Dựa vào các nguyên nhân gây khó thở, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Chẳng hạn như nếu nguyên nhân là do bệnh tim, cách điều trị là sử dụng thuốc chữa suy tim như thuốc ức chế men chuyển, lợi tiểu, digoxin,…

Nếu khó thở do viêm phổi mạn tính, thì bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm co thắt phế quản và thuốc chống viêm hoặc cho bệnh nhân thở oxy. Với những trường hợp nguyên nhân là do nhiễm trùng, kháng sinh có thể là phương pháp được tính đến.

2. Các nguyên nhân chủ yếu gây khó thở

Rối loạn lo âu tổng quát

Nếu thường xuyên lo lắng quá mức, kèm theo những biểu hiện như thở khó khăn, chóng mặt, ngất xỉu, khó ngủ,… bạn có thể đang gặp phải tình trạng rối loạn lo âu tổng quát. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30, 40 tuổi.

Viêm phổi

Viêm phổi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là những đối tượng có sức đề kháng yếu như người già và trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh còn có nguy cơ dẫn tới các biến chứng như áp xe phổi, tụ dịch màng phổi, thậm chí tử vong.

Ngoài khó thở, viêm phổi còn có thêm một số triệu chứng khác như sốt, thở dốc, đau ngực, hay mệt mỏi, buồn nôn và tiêu chảy.

Hen suyễn có thể được kiểm soát bằng thuốc rất hiệu quả.

Hen suyễn

Đây là dạng phổi mạn tính, nguyên nhân do viêm, hẹp đường thở. Tình trạng đường dẫn khí bị viêm sẽ khiến sinh ra chất nhầy khiến người bệnh thường xuyên, ho, khó khăn khi thở, thở khò khè hoặc thở gấp.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị bệnh hen suyễn dứt điểm nhưng có thể kiểm soát bệnh bằng thuốc rất hiệu quả.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh làm cho không khí ra vào phổi trở nên khó khăn. Khi mắc phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh sẽ mệt mỏi, ho nhiều, thở khò khè, khó thở,… Phương pháp điều trị đối với các trường hợp nặng là phẫu thuật để làm giảm thể tích phổi hoặc phẫu thuật cấy ghép phổi.

Ung thư phổi

Đây là một bệnh nguy hiểm và một trong những bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong cao. Phần lớn người bệnh được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, bệnh đã tiến triển nặng và rất khó điều trị.

Người bệnh có thể kèm theo tình trạng mệt mỏi.

Một số triệu chứng của bệnh như người bệnh cảm thấy khó khăn khi thở, đau ngực, đau xương, ho ra máu và giảm cân không rõ nguyên nhân. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, xạ trị hay điều trị hóa trị cho bệnh nhân.

Thuyên tắc phổi

Đây là tình trạng trong phổi có máu đông khiến tắc nghẽn động mạch phổi. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi bao gồm ung thư, béo phì, hoặc gãy xương hông hay chân.

Khó thở là một trong những dấu hiệu của bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân mắc thuyên tắc phổi còn có thể gặp phải hiện tượng hơi thở ngắn, hay lo nghĩ, sưng tấy bắp chân hoặc ho ra máu. Bệnh có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Thiếu máu

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu, nồng độ hemoglobin xuống thấp là khi người bệnh cảm thấy hiện tượng thở khó rõ ràng hơn. Kèm theo đó là dấu hiệu chóng mặt, đau ngực và da tái nhợt.

Thiếu máu là bệnh không khó khăn khi điều trị nhưng nếu chủ quan không thường xuyên thăm khám kiểm tra, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh tim mạch

Những bệnh về tim mạch, trong đó có suy tim là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khó thở. Những bệnh nhân thiếu máu cơ tim do bệnh lý mạch vành có thể xuất hiện thường xuyên các cơn khó thở gián đoạn không kèm theo đau ngực.

Nên khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường.

Bệnh lao

Đây là căn bệnh truyền nhiễm và có ảnh hưởng rất lớn đến phổi. Những trường hợp mắc bệnh có thể gặp phải những biểu hiện như mệt mỏi, hơi thở gấp, thở khó, ho ra máu, sốt, hay đổ mồ hôi vào ban đêm,…

Như vậy, có thể nói rằng, khó thở là triệu chứng điển hình ở các bệnh về tim, phổi. Chính vì thế, nếu thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, bạn cần phải đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Để hạn chế tình trạng này, chuyên gia khuyên bạn:

Nên bỏ thuốc lá để giảm các bệnh về tim phổi, đặc biệt là nguy cơ giảm ung thư phổi.

Tránh tiếp xúc với các chất độc hại, những chất bụi bẩn, có nguy cơ gây dị ứng.

Nên thường xuyên tập luyện để giữ cân nặng ở mức độ ổn định, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh.

Có chế độ ăn lành mạnh, khoa học để phòng ngừa nhiều loại bệnh tật.

Lưu ý đối với bệnh nhân suy tim là cần giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày, bên cạnh đó, dùng thuốc và thường xuyên theo dõi cân nặng.

Nếu bạn muốn được tư vấn về sức khỏe, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể là một địa chỉ tin cậy. Bệnh viện là một trong những bệnh viện danh tiếng của miền Bắc, được đầu tư quy mô lớn với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi theo số 1900 56 56 56, chuyên gia sẽ tư vấn và đặt lịch khám sớm cho bạn.

Góc Giải Đáp: Triệu Chứng Khó Thở Là Bệnh Gì?

Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]

1. Biểu hiện của khó thở ở bệnh nhân

Hiện tượng khó thở là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Đây là trạng thái khó chịu khi cơ thể hô hấp trao đổi oxy với bên ngoài. Người bị khó thở thường có cảm giác tức ngực, nghẹt thở, cơ thể như bị bó chặt. Nhịp thở khi bị khó thở thường nông và nhanh.

Biểu hiện khó thở có thể đến bất cứ lúc nào, đặc biệt nhiều hơn trong những trường hợp cụ thể như:

Khó thở khi nằm

Khó thở khi đứng hay nằm về một phía

Khó thở khi phải gắng sức

Khó thở khi ăn (sặc, ăn phải dị vật)

Khó thở khi nghỉ ngơi (nguyên nhân cơ năng)

Kịch phát, đặc biệt là triệu chứng khó thở về đêm.

Khó thở là bệnh gì?

Để cho dễ thở, người mắc chứng khó thở thường phải ngồi dậy hoặc vừa nằm vừa ngồi mới thấy dễ chịu, thoải mái.

Nhìn chung, khó thở có thể chia thành hai loại là khó thở cấp và khó thở từ từ. Nhiều người cho rằng khó thở là biểu hiện của các bệnh hô hấp, tuy nhiên nó còn là triệu chứng của một số căn bệnh khác trong cơ thể.

2. Cơ chế gây biểu hiện khó thở

Khó thở là một trong những triệu chứng phổ biến với cơ chế khá phức tạp. Trong cơ chế này có sự tham gia của nhiều thành phần của hệ thống kiểm soát hô hấp. Cơ chế của khó thở được chia thành 3 tình trạng cụ thể như sau:

Trung tâm hô hấp tăng phát tín hiệu hô hấp (còn gọi là đói không khí)

Cơ thể thiếu nguồn oxy

Khi có các tác nhân tác động đến phổi.

3. Chẩn đoán triệu chứng khó thở là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng khó thở, cụ thể như sau:

3.1. Theo đặc điểm triệu chứng khó thở xuất hiện

Hen phế quản: người bị bệnh hen suyễn khi lên cơn hen thường khó thở ra, xuất hiện đột ngột. Cơn hen phế quản xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên: bụi, phấn hoa, lông thú, mùi hóa chất mạnh…hoặc khi thay đổi thời tiết. Người bệnh cảm thấy ngột ngạt, khò khè và thở rít tăng dần. Sau cơn khó thở có người bệnh có ho và khạc đờm, đờm trắng, dính.

Tràn khí màng phổi: khó thở dữ dội sau 1 cơn đau ngực, khó thở khi hít vào, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, có khi buồn nôn.

Dị vật đường thở: cơn khó thở xảy ra đột ngột, mặt môi tím tái do thiếu oxy, có tiếng cò cử, ngạt thở dữ dội, vã mồ hôi. Khi dị vật đã xuống sâu hơn thì khó thở nhẹ dần. Nếu dị vật nằm ở khí quản không xuống được thì mặt, môi bệnh nhân tím tái, không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.

Viêm phế quản cấp hoặc đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: người bệnh có sốt cao, khó thở từ từ, thở nông, nhanh và ngày càng tăng. Viêm phế quản cấp tái diễn nhiều lần có thể tiến triển thành viêm phế quản mãn và viêm phế quản mãn nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời dễ biến chứng thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.

Đợt cấp COPD: thường gặp ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc. COPD thường là biến chứng từ viêm phế quản mãn tính hay hen phế quản. Người bệnh có thể có sốt, ho nhiều, đờm đặc màu vàng hoặc xanh. Khó thở từng cơn, nhịp nhanh, nông. Bệnh nhân thấy ngột ngạt, thiếu không khí, bủn rủn chân tay, môi tím, vã mồ hôi.

Phù phổi cấp: khó thở xảy ra đột ngột; hay gặp khó thở về đêm; khó thở nhanh, nông; mặt, môi tím tái và khạc ra bọt màu hồng.

Viêm phổi: người bệnh sốt cao 39-40 0C, miệng có các nốt nhiệt, ho ra đờm màu rỉ sét; đau ngực và khó thở từ từ.

Tràn dịch màng phổi: khó thở nhiều ở thì hít vào, có thể ho khan, sốt, đau ngực bên tràn dịch. Đôi khi nằm nghiêng về bên tràn dịch sẽ dễ thở hơn.

Suy tim: Triệu chứng khó thở và mệt mỏi khi gắng sức hoặc khi mang vác nặng, leo cầu thang. Có khi chỉ cần mặc quần áo, làm vệ sinh cá nhân cũng thấy khó thở. Bệnh nhân đi tiểu ít, có thể phù 2 chân, mặt xanh tím tái.

Khó thở do các bệnh tai, mũi, họng như viêm mũi, viêm sưng amidan, viêm phù nề thanh quản, cần khám chuyên khoa tai mũi họng.

3.2. Theo các triệu chứng đi kèm

Khó thở có nhiều mức độ biểu hiện hoặc đi kèm với các biểu hiện khác và mỗi dấu hiệu này sẽ điển hình cho những triệu chứng bệnh khác nhau.

Triệu chứng ho khó thở: khi gặp dấu hiệu này nên nghĩ ngay đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi không hồi phục hoàn toàn, các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn là ho, khó thở và khạc đờm kéo dài. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu, ngoài ra còn do việc hít thở trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.

Thở dốc: là hiện tượng gặp phải khi bạn không thể cân bằng lượng oxy hít vào và CO2 thở ra. Thở dốc thường kèm theo nhịp tim nhanh, khó thở và đây thường là triệu chứng của các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, hẹp van tim…hoặc các bệnh về phổi như viêm phổi, phổi tắc nghẽn hoặc bệnh hen phế quản mạn tính.

Thở hụt hơi: đây có thể là dấu hiện thường gặp khi bạn vận động gắng sức hoặc khi lo lắng căng thẳng cực độ, nhưng cũng có thể là triệu chứng của loạn nhịp tim như ngoại tâm thu thất (bệnh nhân có nhịp tim sớm hơn bình thường hoặc lỡ nhịp tim) , các bệnh rối loạn thần kinh thực vật, trầm cảm…Yếu tố nguy cơ gây nên đó là các chất chứa cafein, thuốc lá, rượu bia…

Đau đầu khó thở: khi gặp tình trạng này, khả năng cao bạn đang có bệnh cao huyết áp hoặc hội chứng thiếu máu. Ngoài ra còn có thể do thiểu năng tuần hoàn não hoặc suy nhược thần kinh cũng gây nên những cơn đau đầu khó thở.

Thỉnh thoảng khó thở: nếu bạn thỉnh thoảng gặp vấn đề khó thở khi hoạt động mạnh thì không cần quá lo lắng, nhưng nếu gặp phải kể cả khi nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng thì đó cũng có thể là triệu chứng tiềm ẩn của các bệnh hô hấp hoặc tim mạch. Lúc này bạn cần chú ý theo dõi thêm các triệu chứng khác để có kết luận chính xác nhất.

Triệu chứng khó thở có thể do nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

5. Cách điều trị khó thở

Triệu chứng khó thở luôn làm cho người bệnh có giác mệt mỏi mà nếu không chữa trị ngay thì sẽ làm tình trạng bệnh lý nguy hiểm và khó chữa. Để phòng tránh và khắc phục, các bạn có thể áp dụng những cách trị khó thở sau đây:

Như đã nêu ở trên, khó thở là triệu chứng thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đây là căn bệnh phát triển âm thầm và rất nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp thời.

Cần kết hợp sử dụng thuốc cắt cơn nhanh và thuốc kiểm soát dài hạn như các thuốc giãn phế quản và thuốc kháng viêm nhóm corticoid. Các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng Đông y, thảo dược cũng được sử dụng để làm giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở. Ngoài ra việc bỏ thuốc lá và tránh làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Nếu nguyên nhân gây khó thở là các bệnh lý tim mạch, thần kinh, tiêu hóa thì bạn nên đến bệnh viện để có những xét nghiệm chẩn đoán chính xác và lời khuyên của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể.

Thuốc xịt hen có tác dụng cắt cơn hen khó thở

6. Một số biện pháp giảm khó thở tại nhà

Thở sâu: Biện pháp này cực kỳ hữu hiệu giúp bạn có thể kiểm soát tình trạng khó thở.

Thở mím môi: Cách thức này giúp giảm khó thở nhờ làm chậm nhịp thở của người bệnh

Tìm tư thế thoải mái và được nâng đỡ: Tư thế có thể đứng hoặc nằm miễn là người bệnh cảm thấy thoải mái và có cảm giãn được thư giãn. Nó làm giảm áp lực đường thở và cải thiện hô hấp

Sử dung quạt: Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ việc dùng chiếc quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt giúp giảm cảm giác khó thở

Hít hơi nước: Cách này giúp làm thông mũi, giúp thở dễ dàng hơn. Hơi nóng kèm độ ẩm từ hơi nước làm tan chất nhầy và đờm.

Ăn gừng hoặc uống trà gừng: Gừng thơm có thể giúp giảm khó thở đường hô hấp

7. Những cách thức để phòng tránh khó thở

Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt những nơi đông người có nguy cơ cao nhiễm bệnh hô hấp

Vệ sinh tay thường xuyên bằng xà bông kháng khuẩn để loại bỏ những virus nguy hiểm

Cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi trời lạnh hay giao mùa

Vệ sinh nhà cửa, không gian sống thường xuyên để tạo sự thoáng mát, tránh để độ ẩm cao

Thể dục đều đặn mỗi ngày nâng cao sức khỏe

Hạn chế tối đa các chất kích thích, chất cồn, thức ăn gây dị ứng

Xây dựng dinh dưỡng đầy đủ và đảm bảo giúp cơ thể đủ khả năng chống đỡ với các mầm bệnh

Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung nước ấm thường xuyên

Sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên giúp hỗ trợ giảm viêm hô hấp mạn tính như viên uống Bảo Khí Khang

Nếu bạn nghi ngờ triệu chứng khó thở của bạn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hô hấp mạn tính, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 18000055 để được các chuyên gia của Bảo Khí Khang giải đáp thắc mắc về bệnh và cách chữa bệnh.

Bảo Khí Khang – Giải pháp cho các bệnh lý hô hấp mạn tính

Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành riêng cho bệnh Phổi tắc nghẽn mạn – mãn tính COPD

Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

Giảm: đờm, ho, khó thở

Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.

Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.

Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.

Để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về khó thở, viêm hô hấp mạn tính, COPD mời bạn liên hệ tổng đài miễn cước 18000055

Để tìm mua Bảo Khí Khang tại địa chỉ nhà thuốc gần nhất, mời bạn truy cập TẠI ĐÂY

* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Triệu Chứng Khó Thở Hụt Hơi Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không ?

Dương Thu Hằng Đã đăng 22/12/2018

Tình trạng thở hụt hơi có thể xuất phát từ nguyên nhân vô hại, nhưng nó cũng xuất phát từ các bệnh nguy hiểm khác. Vì thế, nếu thấy những dấu hiệu bất thường trong cơ thể bạn nên nhanh chóng đến bệnh bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5 Bệnh có triệu chứng khó thở và hụt hơi

Khó thở, thở hụt hơi là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy của những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn. Nguyên nhân xuất phát từ việc đường hô hấp của bạn bị thu hẹp khiến cho máu không thể lưu thông dễ dàng.

Có 2 loại bệnh suyễn chính là suyễn dị ứng và không dị ứng. Với mỗi loại bệnh khác nhau sẽ có triệu chúng và cách điều trị khác nhau.

Ở một số bệnh nhân bệnh dị ứng khởi phát cũng bắt nguồn từ việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng như thuốc lá, phấn hoa, bụi, nấm mốc, thời tiết… bệnh này có thể dễ dàng được khắc phục bằng cách sử dụng thuốc hoặc có thể làm giảm các triệu chứng của với 8 cách trị hen suyễn tại nhà sau

Thở hụt hơi do phổi tắc nghẽn

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) bao gồm 2 loại chính là viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Khi mắc bệnh bạn sẽ có dấu hiệu thở gắt, thở không ra hơi, tức ngực, ho có đờm.

Nếu bạn bị tắc phổi mãn tính bạn có thể bị ho cả ngày, thậm chí là khi tập thể dục và đứng lên ngồi xuống. Bệnh phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, người thường xuyên hút thuốc.

Hiện nay, không có cách chữa dứt điểm căn bệnh này, để điều trị các triệu chứng bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà đưa ra phương pháp bao gồm liệu pháp oxy, ghép phổi và phẫu thuật.

Thuyên tắc phổi là bệnh lý xảy ra khi cơ thể có máu đông, bệnh này sẽ gây ra hiện tượng hụt hơi đột ngột, đau ngực, căng tức, khó chịu và đôi khi bạn sẽ ho ra máu. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Ở một số bệnh nhân, thuyên tắc phổi do hút thuốc thừa cân, chấn thương thời gian dài, sử dụng thuốc tránh thai, các loại thuốc khác. Để ngăn ngừa tình trạng bệnh bạn sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc làm loãng máu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Thở hụt hơi do ngộ độc khí carbon monoxide

Carbon monoxide là một trong những chất có nhiều trong nhiên liệu ô tô, xe tải, lò sưởi…bạn có thể hít phải những khí này trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của mình.

Lượng khí carbon monoxide xâm nhập vào cơ thể sẽ chiếm chỗ ôxy trong tế bào máu. Từ đó, sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến não do người bệnh bị ngộ độc khí. Các dấu hiệu dễ dàng nhận biết bao gồm: lú lẫn, khó thở, đau đầu, choáng váng.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các độc tố do khí, bạn nên kiểm tra các thiết bị trong nhà của bạn. Đảm bảo các thiết bị thông gió trong nhà, hầm và các căn phòng được hoạt động tốt nhất.

Thở hụt hơi do sốc phản vệ

Thông thường khi bị dị ứng cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng sốc phản vệ. Một số tác nhân có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ được kể đến là khói bụi, thời tiết, thực phẩm…

Khi sốc phản vệ người bệnh sẽ thấy khó thở do cổ họng của bạn bị sưng lên và đóng chặt nắp thanh môn. Nên ngăn chặn nguồn cung cấp khí vào cơ thể. Bên cạnh đó, bạn sẽ thấy các dấu hiệu ngứa, thở khò khè, tiêu chảy.

Cách khắc phục là tiêm thuốc epinephrine ngay lập tức. Những người bị dị ứng nghiêm trọng sẽ phải thường xuyên mang EpiPen bên người để đề phòng biến chứng của bệnh xảy ra.

Triệu chứng khó thở hụt hơi đôi khi không phải là chứng bệnh quá nghiêm trọng, nhưng nếu xuất hiện thường xuyên bà kéo dài. Lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị bệnh kịp thời.