Theo cấu tạo sinh học tự nhiên, mèo từ 5 – 9 tháng tuổi đã có khả năng mang thai. Do đó, nếu đã động dục và được thụ thai thành công, rất có thể mèo đã mang trong mình mầm sống của một thế hệ mới. Bài viết sẽ chia sẻ tới bạn một vài thông tin về cách nhận biết mèo có thai và thời gian mang thai của mèo.
I. Dấu hiệu nhận biết mèo có thai?
1. Dấu hiệu ban đầu
Dấu hiệu dễ thấy nhất là chu kỳ động dục của mèo tạm dừng (mèo không kêu gào để thu hút con đực nữa).
Sau khoảng 15 đến 18 ngày kể từ ngày thụ thai, bạn có thể thấy núm vú của mèo sẽ hồng lên, đỏ sậm, phát triển căng ra, và có thể tiết ra chất sữa ( Mèo đến thời kỳ động dục cũng có đầu vú phát triển, cho nên đây chưa hẳn là căn cứ vững chắc để nhận biết mèo đang mang thai)
Mèo thèm ăn hơn do cần thêm chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn nên cho mèo ăn tăng cường. Tuy vậy, không nên cho mèo ăn quá nhiều, nhất là dầu mỡ để tránh béo phì, thai to khó đẻ.
Mèo ngủ nhiều hơn, thích nằm nơi yên tĩnh riêng tư.
2. Dấu hiệu khi thai được khoảng 3 – 5 tuần
Bạn sẽ thấy thi thoảng mèo buồn nôn và nôn, kể từ khi mang thai được 3 – 4 tuần tuổi (biểu hiện nôn không diễn ra theo tần suất dày. Do vậy, nếu mèo của bạn nôn nhiều, bạn nên đưa mèo đi khám thú y)
Sau 1 tháng, bụng mèo sẽ to lên trông thấy, 2 thành bụng cứng, có bánh sữa dưới đầu ti. Có thể quan sát thấy đặc điểm hình dạng “con lừa” của mèo (nhìn từ một bên, mèo đang mang thai thường có phần lưng cong xuống, bụng hơi tròn và phình ra. Tuổi thai càng lớn, hình dáng con lừa càng dễ thấy).
Lưu ý: Trường hợp chỉ tăng cân mà không phải mang thai, mèo sẽ tăng kích thước ở toàn bộ các phần của cơ thể chứ không riêng phần bụng.
Mèo hay quấn chủ, muốn được chủ quan tâm.
3. Dấu hiệu khi được gần 2 tháng (sắp chuyển dạ)
Khoảng hai tuần trước khi đẻ, mèo có những động thái tìm ổ: tìm nơi yên tĩnh kín đáo (chẳng hạn: tủ quần áo, gầm giường) và bắt đầu tha vải (chăn màn, khăn…) xếp thành ổ. Do đó, bạn nên chuẩn bị ổ đẻ cho mèo.
Khi thai được gần 2 tháng, mèo bắt đầu nằm ổ nhiều.
Thông thường, mèo mang bầu trong khoảng từ 58 ngày đến 63 ngày (khoảng 9 tuần) thì sinh. Cá biệt, có mèo mẹ đến 65 ngày mới chuyển dạ. Lúc sắp đẻ, mèo mẹ thường quấn quýt người mà nó thấy thân thuộc. Điều này được lý giải là do mèo mẹ muốn cậy nhờ sự quan tâm, trợ giúp. Do vậy, bạn nên động viên, vuốt ve, cho ăn bồi bổ để mèo có sức hạ sinh mèo con.
Về cơ bản, mèo thường tự đẻ mà không cần người can thiệp. Tuy nhiên, nếu mèo mang thai đã lâu, hoặc cơ địa đẻ khó, có dấu hiệu đau nhiều và/hoặc kêu la, bạn nên gọi cho bác sĩ thú y.
Sau khoảng 1 tuần chịu khó nằm ổ, có thể do bị đói hoặc vì tập tính nuôi con, mèo mẹ thường để con ở nhà để đi kiếm ăn. Điều này đẩy mèo mẹ vào nguy cơ bị kẻ xấu bắt mất bỏ lại đàn con bơ vơ. Ngoài ra, nếu ổ bẩn, có thể mèo sẽ tha con đi. Để những chuyện này không xảy ra, bạn nên chăm sóc chu đáo cho mèo: giữ ổ sạch sẽ, cho mèo mẹ ăn uống đầy đủ, nhốt hoặc giữ mèo trong nhà.
III. Lưu ý chăm sóc mèo mẹ trong thời gian mang thai
Trong thời gian mèo mang thai, nếu có điều kiện, bạn nên cho mèo đi siêu âm, chiếu chụp để biết được sức khỏe của mèo mẹ và mèo con, biết số lượng mèo con nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc ra đời của chúng.
Bạn cần nhớ là suốt thời gian thai kỳ không nên tiêm ngừa cho mèo (vắc-xin đặc biệt có thể gây nguy hiểm cho mèo). Nếu muốn cho mèo mẹ uống thuốc, bạn cần tham vấn bác sĩ.
IV. Thức ăn cho mèo đang mang thai
Việc mang thai rất vât vả nên mèo mẹ đang mang bầu cần rất nhiều năng lượng để duy trì thể trạng cũng như nuôi mèo con. Ở thời kỳ này, nếu cho ăn không dúng cách, không đủ dinh dưỡng, mèo mẹ dễ bị suy nhược, thai chậm lớn, nguy hiểm hơn có thể bị sẩy thai.
Tuy nhiên có vấn đề là việc bổ sung dinh dưỡng cho mèo thời kỳ mang thai khá khó vì mèo bị nghén, đòi ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Nếu tự chế biến được là tốt nhất vì sẽ đảm bảo được sự đa dạng. Nên trộn thêm “gia vị” dinh dưỡng NutriFet for Cats để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mèo mẹ và mèo con khỏe mạnh.