Top 12 # Dấu Hiệu Nhiễm Viêm Gan B Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Viêm Gan B Lây Qua Đường Nào? Dấu Hiệu Nhiễm Viêm Gan B

Viêm gan B lây qua đường nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi sự phổ biến của viêm gan B và tính chất nguy hiểm của nó. Viêm gan được hiểu là những tổn thương xuất hiện ở gan – cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người. Nguyên nhân gây ra viêm gan khá đa dạng: do cơ thể bị siêu vi khuẩn xâm nhập, do bị nhiễm độc, do quá trình tự miễn của cơ thể. Viêm gan B là tổn thương ở gan do cơ thể bị lây nhiễm virus viêm gan B. Chúng ta sẽ tìm hiểu viêm gan B lây nhiễm qua đường nào và các dấu hiệu nhiễm viêm gan B.

Trên thế giới mỗi năm có khoảng 250.000 người thiệt mạng vì viêm gan B. Số người mắc viêm gan B kinh niên là 400 triệu người và số người bị nhiễm trùng viêm gan B là 2 tỷ người. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm viêm gan B cao nhất trên thế giới. Cứ 4 người Việt thì có một người nhiễm viêm gan B, tức tỷ lệ này là 25%.

Viêm gan B khi tiến triển sẽ rất nguy hiểm. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh chai gan, viêm gan kinh niên, viêm gan cấp tính, ung thư gan. Mời bạn tìm hiểu thêm về các bệnh thường gặp về gan.

DẤU HIỆU PHÁT HIỆN VIÊM GAN B

Ở đây chúng ta tạm phân ra 2 giai đoạn phát triển viểm viêm gan B. Đó là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính (viêm gan B kinh niên).

Dấu hiệu phát hiện viêm gan B cấp tính

Trong những ngày đầu bị nhiễm người bệnh bị sốt nhẹ thường vào buổi chiều, cơ thể luôn mệt mỏi. Cảm thấy chán ăn, ăn khó tiêu, nước tiểu có màu vàng.

Dấu hiệu phát hiện viêm gan B mãn tính

Cơ thể luôn mệt mỏi, suy nhược, các cơn sốt xuất hiện nhiều hơn và kéo dài hơn. Cảm thấy chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn, nấc cụt và bụng chướng, …

Bị vàng da, mắt và xuất hiện những khu vực màu vàng trên cơ thể. Có hiện tượng xuất huyết ở dưới da, chân răng, ở mũi (chảy máu mũi), đi đại tiện phân có màu đen.

Lây nhiễm qua đường máu

Đây là con đường lây nhiễm viêm gan B nhanh và trực tiếp nhất. Trước đây khi y tế chưa phát triển và chưa có các phương pháp thử máu chính xác thì tiếp máu là nguyên nhân chính làm lây nhiễm viêm gan B.

Việc thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế sử dụng các kim tiêm hoặc dụng cụ y khoa bị ô nhiễm, chưa được khử trùng cũng gây ra lây nhiễm viêm gan B và viêm gan C. Ngoài ra một số hoạt động khác có sự tiếp xúc trực tiếp với máu như châm cứu, vẽ hình xăm lên cơ thể, bấm lỗ tai, … mà không vệ sinh các dụng cụ đúng cách cũng khiến viêm gan B xâm nhập vào cơ thể.

Lây nhiễm qua đường sinh lý

Giống như bệnh AIDS, viêm gan B cũng lây nhiễm qua cả đường máu và đường sinh lý. Vi khuẩn viêm gan B có trong tinh dịch và dịch âm đạo có thể xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ không đeo bao cao su.

Lây từ mẹ sang con khi sinh đẻ

Khi người mẹ mang thai có viêm gan B và xét nghiệm thấy chất HbeAg dương tính. Tỷ lệ em bé sinh ra bị nhiễm lên đến 70% đến 90%. Vì vậy khi mang thai các bà mẹ cần được xét nghiệm viêm gan B. Nếu kết quả là mẹ có vi khuẩn viêm gan B thì em bé sẽ được tiêm kháng sinh viêm gan B ngay khi vừa sinh ra.

Viêm gan B giống như bệnh viêm gan C về tỷ lệ lây nhiễm. Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là như nhau cho cả trường hợp sinh thường và sinh mổ.

Vi khuẩn viêm gan B xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể người bị nhiễm. Vì vậy khi tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm viêm gan B chúng ta có thể bị lây nhiễm qua các vết xây xước, vết nứt nẻ trên da. Ngoài ra các đồ đạc có tiếp xúc với người nhiễm viêm gan B cũng có thể mang viêm gan B. Lý do là vì vi khuẩn viêm gan có khả năng giữ trạng thái nhiễm trùng qua một thời gian dài.

XÉT NGHIỆM VIÊM GAN B

Đã có câu trả lời viêm gan B lây qua đường nào, đó là viêm gan B lây chỉ yếu qua đường máu và dường sinh lý. Để xác định chắc chắn đã bị nhiễm viêm gan B hay chưa cần đi xét nghiệm. Cho tới ngày nay thử máu vẫn là cách duy nhất để xác định một người có bị nhiễm viêm gan B hay không. Cụ thể để định bệnh viêm gan B người y sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và đưa ra kết luận. Các chỉ số để định bệnh là: HbsAg, HbsAB, HbcAb, HbeAg và HbeAb.

Ngoài ra còn một số phương pháp sau thường được sử dụng để xét nghiệm kỹ hơn viêm gan B và các bệnh về gan.

Phương pháp siêu âm gan.

Phương pháp CT Scan.

Phương pháp Liver-spleen scan.

Phương pháp sinh thiết gan.

Viêm gan B xâm nhập vào cơ thể tùy theo sự phản ứng của cơ thể sẽ có các trường hợp khác nhau. Nếu xét nghiệm thấy HbsAg dương tính (+) nhưng HbeAg âm tính (-) thì bệnh nhân đã tự lành. Ngược lại cần thực hiện theo pháp đồ điều trị của bác sĩ.

Một số từ khóa để tìm bài viết này:

Viêm gan B

Viêm gan B lây qua đường nào

10 Dấu Hiệu Cảnh Báo Nhiễm Trùng Viêm Gan B

Nguyễn Hoà

Nhiễm trùng viêm gan B là một căn bệnh về gan rất dễ lây nhiễm. Chỉ cần qua kết quả xét nghiệm máu sẽ cho thấy bạn có bị nhiễm viêm gan B hay không. Việc chuẩn đoán sớm viêm gan B sẽ giúp bạn bảo vệ gan khỏi những tổn thương không đáng có.

1. Nếu bạn sống chung hoặc tiếp xúc gần gũi với người nhiễm viêm gan B, hãy cẩn thận vì việc tiếp xúc bằng miệng có thể là con đường truyền siêu vi viêm gan B.

2. Cơ thể cảm thấy khó chịu ở vùng dạ dày hoặc triệu chứng nôn mửa. Ngoài ra, nếu bị đau bụng hoặc kết quả xét nghiệm men gan có dấu hiệu bất thường không thể giải thích được, có thể bạn đã bị nhiễm viêm gan B.

3. Nếu bạn bị nhiễm HIV: 10% số người được chẩn đoán nhiễm HIV cũng đồng thời bị nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C.

4. Sử dụng kim tiêm không khử trùng

Việc sử dụng kim tiêm không khử trùng xuất phát từ các hoạt động như khám nha khoa, làm các thủ thuật y tế, xăm mình, xỏ lỗ trên cơ thể, cũng như tiêm chích ma tuý… dẫn đến việc lây truyền virus viêm gan B một cách dễ dàng.

5. Các tù nhân

Ở Hoa Kỳ, vào 13 năm trước, đã có gần 22.000 người bị viêm gan B cấp tính và khoảng 78.000 trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B mới. Trong các trường hợp này, ước tính khoảng 29% là các cựu tù nhân.

6. Nam giới, những người tiếp xúc với những nam giới khác: Viêm gan B thường phổ biến ở những người đàn ông gần gũi với những người cùng giới. Điều này có thể đưa đến những ảnh hưởng lâu dài vô cùng nghiêm trọng.

7. Những người đã từng lọc thận cũng có khả năng cao bị nhiễm viêm gan B.

8. Nếu bạn đã từng cấy ghép nội tạng hoặc dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như những loại thuốc ngăn cản cơ thể không loại thải các cơ quan được cấy ghép thì bạn cũng có nguy cơ cao bị nhiễm viêm gan B.

9. Phụ nữ mang thai

Đây là con đường phổ biến nhất lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con. Có 9 trong số 10 trẻ sơ sinh, 30 trong số 100 trẻ em dưới 5 tuổi không thể giải phóng virus HBV khỏi cơ thể và dẫn đến bị nhiễm mãn tính.

10. Các triệu chứng trên cơ thể khác cũng báo hiệu việc bạn bị nhiễm viêm gan B như: bệnh vàng da (mắt và da có màu vàng xuất hiện sau khi các triệu chứng ban đầu biến mất), phát ban da, đau cơ, đau khớp…

Theo positivemed

theo Trí Thức Trẻ

Dấu Hiệu Viêm Gan B Mãn Tính

Viêm gan B do diễn biến thầm lặng, khiến người bệnh khó phát hiện các triệu chứng mà chuyển sang mãn tính. Lúc này, bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu viêm gan B mãn tính để điều trị kịp thời, và tránh các biến chứng bệnh gây nên.

Viêm gan B mãn tính là khi virus viêm gan B xâm nhập vào tế bào gan, và làm hủy hoại các tế bào trong gan tồn tại hơn 6 tháng và nguyên nhân chính là do virus HBV gây ra.

Trong giai đoạn này, viêm gan B mãn tính sống ẩn rất lâu, thậm chí kéo dài từ 20 đến 30 năm mà người bệnh ít có dấu hiệu rõ ràng.

CÁC DẤU HIỆU VIÊM GAN B MÃN TÍNH CẦN BIẾT

Theo các bác sĩ chuyên gan chia sẻ, viêm gan B mãn tính có rất ít triệu chứng, thường bệnh nhân không để ý mà bỏ qua như mệt mỏi, đau đầu, rối loạn đường tiêu hóa,… Một thời gian sau, virus dần sinh sản, hoạt động mạnh, phá hủy toàn bộ lá gan của bạn. Bệnh sau đó chuyển sang biến chứng xơ gan và ung thư gan.

Điều đáng nói ở đây là người bệnh cần để ý các dù chỉ là một chút sự thay đổi nhỏ của cơ thể, thì có thể hoàn toàn phát hiện và điều trị bệnh kịp thời:

Người bệnh mắc bệnh viêm gan B thường thấy nôn nao trong người, đau đầu, mệt mỏi, khó khăn trogn việc hoạt động chân tay. Cơ thể suy nhược nghiêm trọng do chán ăn, không muốn ăn bất cứ thứ gì. Các dấu hiệu này thường xuất hiện hàu như tất cả bệnh nhân nhiễm viêm gan B mãn tính, và đây cũng là dấu hiệu viêm gan B mãn tính đầu tiên thường nhầm với nhiều bệnh vặt mà người bệnh cần chú ý.

Nhiều bệnh nhân nhầm tưởng triệu chứng sốt của bệnh viêm gan B mãn tính chỉ là dấu hiệu sốt nhẹ thông thường. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy dấu hiệu sốt kéo dài, thường xuất hiện vào tầm chiều tối, thì nên cẩn trọng do các độc tố trong cơ thể dồn vào trong máu và các tế bào gan bị hoại tử.

Do chán ăn, ăn uống thất thường trong thời gian dài dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt người bệnh thường cảm thấy sợ thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo ngậy, và hay bị buồn nôn, ợ hơi. Lúc này, hệ tiêu hóa người bệnh lâu ngày không hoạt động, mất dần chức năng khử chất độc từ đường ruột xuống hậu môn, làm hệ thần kinh cơ hoành bị đẩy cao gây tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Bệnh về gan nói chung đều có các dấu hiệu vàng rõ ràng. Mức độ nặng nhẹ của bệnh hầu hết phụ thuộc vào độ vàng trên cơ thể điển hình như vàng mắt, vàng da, vàng móng, nước tiểu vàng đục,… Các dấu hiệu cảnh báo bệnh trong giai đoạn khá nguy hiểm, thúc đẩy bệnh nhân biết đây là bệnh viêm gan B mạn tính và cần phải đi thăm khám ngay.

Đây được xem là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất so với các dấu hiệu trước của bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân hiện nay phản hồi rằng mình không gặp phải dấu hiệu này. Bệnh nhân cần chú ý tới các dấu hiệu khác để phát hiện bệnh sao cho hiệu quả.

Bước sang giai đoạn cuối của bệnh viêm gan B mãn tính thường xuất hiện triệu chứng xuất huyết dưới da. Xuất huyết có thể mọc bất kỳ da trên cơ thể, thường có màu đỏ li ti mọc thành cụm, khi ấn vào thì biến mất. Hiện tượng xuất huyết không chỉ xảy ra ở da mà còn xảy ra ở chân răng, chảy máu mũi bất thường hoặc một số bệnh nhân bị chảy máu đường ruột đi đại tiện thường có phân đen.

Các dấu hiệu viêm gan B ở trên đều có thể xuất hiện từ 3 đến 6 tuần sau khi bị nhiễm bệnh, tùy mức nặng nhẹ mà xuất hiện các dấu hiệu khác nhau.

Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh ở mức độ nhẹ. Ngay khi có bất cứ các dấu hiệu viêm gan B mãn tính, nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín chuyên khoa để được chữa bệnh kịp thời.

NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN B MÃN TÍNH NÊN LÀM GÌ?

Để khắc phục cũng như điều trị viêm gan B mãn tính hiệu quả, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thực hiện những điều sau đây:

Người bệnh cần nạp đủ các chất dinh dưỡng tốt cho gan, và không nên ăn kiêng quá mức. Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả giàu vitamin, uống đủ lượng nước và các loại chế biến từ chất đạm như cá, thịt, trứng,… nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều mỡ, cay nóng, hoặc có quá nhiều muối.

Bệnh nhân trong thười gian điều trị có sử dụng rượu bia, các chất kích thích, càng làm hỏng gan nặng nề, gây nhiều biến chứng xơ gan, ung thư gan. Tính đến thời điểm hiện nay, số người chết ung thư gan vì rượu bia chiếm tỷ lệ cao.

Trong thời gian mắc viêm gan B mãn tính, người bệnh gặp phải bất kỳ các bệnh khác, không nên tự ý mua thuốc về uống, phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị, đảm bảo loại thuốc đó không gây độc cho gan.

Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên cũng là cách giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tinh thần thoải mái, giúp gan khỏe mạnh hơn từng ngày.

Còn điều gì thắc mắc về các triệu chứng cũng như dấu hiệu viêm gan B mãn tính, các bạn có thể liên hệ tới chúng tôi theo số điện thoại 02437 181 999 hoặc trực tiếp tại địa chỉ số 12 đường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Viêm Gan B Là Gì? Virus Viêm Gan B

Có rất nhiều bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV và mức độ nguy hiểm của các bệnh này đều là rất cao. Tuy nhiên, bệnh viêm gan B cũng là một bệnh mạn tính lây qua đường tình dục nhưng ít được nhắc đến. Trong bài này, chúng tôi xin gửi đến độc giả những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về bệnh viêm gan B: Viêm gan B là gì? Virus HBV là gì? Triệu chứng, dấu hiệu và con đường lây nhiễm viêm gan B.

Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do virus viêm gan B (Hepatitis B virus – HBV) gây ra ảnh hưởng đến gan, có thể gây tổn thương gan cấp và mạn tính. Nhiều bệnh nhân đều không có các triệu chứng trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, ở một số bệnh nhân bệnh phát triển nhanh chóng với các triệu chứng rầm rộ như nôn mửa, vàng da, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu và đau bụng. Thông thường các triệu chứng này kéo dài trong một vài tuần và hiếm khi nhiễm trùng ban đầu dẫn đến tử vong, có thể mất 30 – 180 ngày để các triệu chứng xuất hiện từ khi có nhiễm trùng. Những trường hợp bị mắc viêm gan B trong thời kỳ sơ sinh có 90% nguy cơ tiến triển thành suy gan mạn trong khi tỷ lệ này chỉ còn ít hơn 10% khi bị mắc sau 5 tuổi. Hầu hết viêm gan mạn đều không có triệu chứng tuy nhiên xơ gan và ung thư gan có thể phát triển ở khoảng 25% bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính

Virus viêm gan B – HBV

Hình thể và cấu trúc: Virus HBV thuộc họ Hepadnaviridae. Năm 1970, nhà khoa học Dane đã tìm thấy virus này ở trong huyết thanh của một bệnh nhân bằng kính hiển vi điện tử. Nó tồn tại dưới dạng hình cầu phức tạp, đường kính của virus khoảng 42nm và vùng lõi đậm có đường kính khoảng 28nm. Do vậy, người ta gọi đó là hạt Dane; cấu trúc hạt Dane gồm có: bên ngoài là lớp vỏ ngoài dày khoảng 7nm tạo thành bởi 3 protein cấu trúc, tạo thành hình dạng cầu của virus; capsid đối xứng hình khối tạo thành lõi; vật liệu di truyền là ADN hai sợi không khép kín.

Sức đề kháng: Virus bị bất hoạt bởi tia cực tím, nhiệt độ 100 0 C trong vòng 5 phút

Nuôi cấy: Hiện chưa tìm thấy tế bào thích hợp cho HBV

Kháng nguyên: HBV có 3 loại kháng nguyên chính:

– HBsAg là kháng nguyên bề mặt: Có giá trị chẩn đoán lớn, đây là kháng nguyên có sự thay đổi giữa các thứ typ

– HBcAg là kháng nguyên lõi nằm ở trung tâm của virus, muốn phát hiện được kháng nguyên này cần phá vỡ hạt virus.

– HBeAg là kháng nguyên có nguồn gốc từ nucleocapsid.

Kháng thể: Khi cơ thể nhiễm HBV thì sẽ sinh các kháng thể tương ứng:

– Kháng thể kháng HBsAg: Xuất hiện rất muộn sau khi nhiễm HBV, có tác dụng chống virus nên khi xuất hiện thì bệnh cảnh được cải thiện.

– Kháng thể kháng HBcAg: Có sớm ở giai đoạn ủ bệnh, nhưng nếu kéo dài thì bệnh nhân sẽ mắc viêm gan mãn tính

– Kháng thể kháng HBeAg: xuất hiện rất muộn, thường ở thời kỳ lây bệnh và hồi phục.

Đặc điểm dịch tễ: HBV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường chính: Đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Hiện nay, có nhiều con đường có thể dẫn đến nhiễm virus này, ví dụ: tiêm truyền (chủ yếu là tiêm chích ma tuý), gái mại dâm và các con đường khác như cắt tóc, nhổ răng, châm cứu. Do vậy, viêm gan B có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có tỷ lệ cao. Virus viêm gan B không thể lây lan qua các con đường như hô hấp (ho, hắt hơi), dùng chung thực phẩm, từ mẹ sang con khi cho con bú. Ngoài ra, viêm gan B còn được biết là căn nguyên chủ yếu dẫn tới suy gan và ung thư gan.

Chẩn đoán vi sinh học: thường dựa vào các phản ứng huyết thanh tìm các marker (dấu ấn) của HBV, trên thực tế có thể dùng thêm kỹ thuật PCR để xác định sự có mặt của virus trong máu bệnh nhân.

Triệu chứng, dấu hiệu của viêm gan B

Các triệu chứng lâm sàng của viêm gan B thường gặp như:

– Vàng da, vàng mắt

– Nước tiểu sẫm màu

– Phân nhạt màu

– Sốt

– Mệt mỏi kéo dài

– Các vấn đề về tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn hoặc nôn

– Đau bụng (thường đau tức vùng gan).

Khi gặp các triệu chứng trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra

Bệnh viêm gan B có lấy không, lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây, các con đường lây bệnh có thể qua:

– Tình dục: Virus viêm gan B có thể lây nhiễm trong khi quan hệ tình dục không an toàn với người mang virus qua máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo.

– Dùng chung kim tiêm: Virus viêm gan B dễ dàng lây qua kim và ống tiêm bị nhiễm máu

– Qua các vết thương hở: nhân viên y tế hoặc bất kỳ ai khác khi tiếp xúc với máu người nhiễm virus cũng có thể bị lây nhiễm.

– Từ mẹ sang con: Phụ nữ khi mang thai bị mắc viêm gan B có thể truyền sang con trong lúc sinh. Hiện đã có vắc xin để ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh

Vắc xin tiêm phòng viêm gan B

Vắc xin viêm gan B thường được tiêm từ 2, 3 đến 4 mũi.

Trẻ sơ sinh nên được tiêm liều đầu vào ngay sáu khi sinh và thường kết thúc liệu trình vào khoảng 6 tháng tuổi (đôi khi có thể phải mất hơn 6 tháng để kết thúc liệu trình).

Trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 19 tuổi chưa được tiêm vắc xin cũng nên được tiêm phòng.

Vắc xin viêm gan B cũng được khuyến cáo cho người lớn chưa được tiêm chủng: nhân viên y tế, người thường xuyên tiếp xúc với người bị viêm gan B, người đi du lịch đến vùng có viêm gan B lưu hành…

Nguy cơ xảy ra khi tiêm vắc xin

Đau nhức khi tiêm hoặc sốt là các phản ứng thường có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin viêm gan B

Có thể xảy ra hiện tượng ngất sau khi tiêm, do đó cần báo ngay với các nhân viên y tế nếu xảy ra hiện tượng chóng mặt, thay đổi thị lực hoặc ù tai.

Cũng như bất kỳ vắc xin nào, vắc xin viêm gan B cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

Nếu thấy xuất hiện các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như nổi mề đay, sưng mạch và cổ họng, khó thở, nhịp tim nhanh, chóng mặt hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Xét nghiệm viêm gan B

Các xét nghiệm cận lâm sàng thường dùng trong chẩn đoán viêm gan B:

Xét nghiệm hoá sinh máu:

– AST, ALT tăng cao (thường trên 5 lần giới hạn trên)

– Bilirubin máu tăng cao: chủ yếu là bilirubin tự do

Xét nghiệm miễn dịch:

Có độ đặc hiệu cao, giá trị chẩn đoán lớn

– HBsAg (+) hoặc (-)

– Anti HBc IgM (+)

Ngoài ra có thể thực hiện các xét nghiệm huyết học khác như:

– Thời gian đông máu

– Định lượng tiểu cầu

Viêm gan B có chữa được không?

Viêm gan virus B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% trường hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang mạn tính. Viêm gan B mạn tính hầu hết không có triệu chứng tuy nhiên 25% có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.

Cách điều trị viêm gan B

Chỉ định điều trị viêm gan B khi bệnh chuyển sang thể mạn tính với ALT tăng trên 2 lần mức bình thường trong 6 tháng hoặc có bằng chứng mô bệnh học xơ hoá gan tiến triển/ xơ gan bất kể ALT ở mức nào. Thường chỉ một tỷ lệ từ 10 – 40% người mắc viêm gan B mạn tính cần được điều trị.

Viêm gan B mạn tính thường được chỉ định điều trị bằng các thuốc kháng virus đường uống kết hợp với các interferon miễn dịch. Điều trị làm chậm quá trình tiến triển của xơ gan, giảm tỷ lệ mắc ung thư gan và kéo dài thời gian sống.

Các thuốc kháng virus đường uống:

– Tenofovir (TDF) mỗi ngày 300mg hoặc Entecavir (ETV) mỗi ngày 0.5mg

– Lamivudine (3TC) dùng mỗi ngày 100mg đối với bệnh nhân xơ gan mất bù hoặc phụ nữ có thai.

– Nếu xuất hiện tính trạng kháng thuốc thì kết hợp Adefovir với Lamivudine

Các interferon miễn dịch:

Peg-IFNα, IFNα tiêm dưới da từ 6 – 12 tháng, liều dùng theo tình trạng của bệnh nhân. Theo dõi cẩn thận với các triệu chứng của tác dụng phụ, cần phải ưu tiên dùng đối với trường hợp phụ nữ có thai, mắc kèm viêm gan virus D hoặc không dung nạp với các thuốc kháng virus đường uống.

Theo dõi điều trị: Trong thời gian điều trị: theo dõi sát sao các chỉ số quan trọng như ALT, AST, HBeAg, HBsAg, creatinin máu, Anti HBe. Nếu điều trị bằng interferon thì cần theo dõi thêm các chỉ số công thức máu, nồng độ glucose máu, nồng độ ure máu, chức năng tuyến giáp để phát hiện các tác dụng phụ mà thuốc gây ra.

Sau khi ngưng điều trị: Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm mỗi 3-6 tháng: chỉ số HBsAg, HBeAg, ALT, AST, Anti HBe và HBV ADN để đánh giá hiệu quả điều trị cũng như là dự phòng tái phát

Thất bại điều trị: Thất bại điều trị viêm gan virus B xảy ra khi ALT tăng cao trở lại hoặc HBV ADN tăng trở lại. Trường hợp thất bại điều trị có thể giải trình tự gen để xác định hướng xử trí và thay đổi các thuốc điều trị nghi ngờ có thể đã bị kháng.

https://en.wikipedia.org/wiki/Hepatitis_B_virus https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2809016/ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-b/symptoms-causes/syc-20366802

Copy ghi nguồn: aoc.com.vn