Top 14 # Dấu Hiệu Sớm Của Bệnh Tiểu Đường Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Dấu Hiệu Sớm Của Bệnh Tiểu Đường

Lợi bị viêm hoặc nhiễm trùng

Viêm nha chu, hay còn được gọi là bệnh lợi, có thể là dấu hiệu sớm của tiểu đường týp 2.

Nghiên cứu trên tờ Tạp chí Nghiên cứu và Chăm sóc người bệnh Tiểu đường BMJ Open Diabetes Research & Care chỉ ra rằng những người bị bệnh lợi đặc biệt là những người bị nặng có nguy cơ bị tiểu đường (cả được chẩn đoán và không được chẩn đoán) và tiền tiểu đường cao hơn những người không bị bệnh lợi.

Rất lâu trước khi bạn thực sự bị tiểu đường, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi màu da sẫm ở sau cổ.

Tình trạng này được gọi là thuật ngữ chuyên môn được gọi là acanthosis nigricans, và đây thường là dấu hiệu của đề kháng insulin – mất độ nhạy với loại hormon mà cơ thể sử dụng để điều chỉnh đường – có thể thực sự dẫn đến tiểu đường.

Trong một số trường hợp hiếm, acanthosis nigricans cũng có thể gây nang buồng trứng, hormon hoặc rối loạn tuyến giáp, ung thư.

Một số thuốc nhất định và các chế phẩm bổ sung, gồm thuốc viên kiểm soát sinh và cortocosteroid có thể là nguyên nhân.

Trong giai đoạn đầu, tình trạng này có thể không đáng kể. Bạn có thể cảm thấy tê ngứa ở chân hoặc giảm độ nhạy, mất thăng bằng.

Tất nhiên, cảm giác lạ có thể là do những nguyên nhân đơn giản như đi giầy cao gót, đứng một chỗ quá lâu.

Nhưng cũng có thể gây ra bởi những tình trạng nghiêm trọng khác như xơ cứng rải rác, vì vậy, cần đi khám bác sĩ khi thấy cảm giác này xuất hiện.

Giảm thính lực hoặc thị lực

Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương võng mạc và làm cho hàm lượng chất dịch xung quanh nhãn cầu thay đổi, khiến bạn bị nhìn mờ hoặc suy giảm thị lực.

Khi đường huyết trở lại bình thường, thị lực thường được phục hồi nhưng nếu tiểu đường không được kiểm soát trong thời gian dài, tổn thương có thể là vĩnh viễn.

Ngoài ra, đường huyết cao có thể cũng ảnh hưởng tới các tế bào dây thần kinh trong tai và gây suy giảm thính lực.

Một đánh giá khoa học chỉ ra rằng những người thường xuyên ngủ trưa dài có nguy cơ bị tiểu đường týp 2 cao hơn 45% so với những người ngủ ít hoặc không ngủ.

theo Sức khỏe đời sống

Nguồn:http://soha.vn/5-trieu-chung-la-to-dau-hieu-som-cua-benh-tieu-duong-2017

Dấu Hiệu Sớm Của Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 khá phổ biến. Theo báo cáo năm 2017 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), 30,3 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường và ước tính rằng 84,1 triệu người Mỹ khác bị tiền tiểu đường.

Những người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng các bác sĩ chưa coi họ mắc bệnh tiểu đường. Theo CDC, những người mắc bệnh tiểu đường thường tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 5 năm nếu họ không được điều trị.

Sự khởi đầu của bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể dần dần, và các triệu chứng có thể nhẹ trong giai đoạn đầu. Kết quả là, nhiều người có thể không nhận ra tình trạng của mình.

Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2 và tầm quan trọng của chẩn đoán sớm kèm theo các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh này.

1. Dấu hiệu và triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bao gồm:

1.1 Đi tiểu thường xuyên

1.2 Khát nước nhiều hơn bình thường

1.3 Luôn cảm thấy đói

Thức ăn được tiêu hóa và chuyển thành một loại đường đơn giản gọi là glucose, mà cơ thể sử dụng làm nhiên liệu cung cấp cho các tế bào. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, không có đủ lượng glucose để chuyển từ máu vào các tế bào cơ thể.

Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường cảm thấy đói liên tục, bất kể trước đó họ đã ăn như thế nào.

1.4 Cảm thấy rất mệt mỏi

1.5 Nhìn mờ

Nếu một người mắc bệnh tiểu đường không được điều trị, tổn thương mạch máu có thể trở nên nghiêm trọng hơn, và mất thị lực vĩnh viễn cuối cùng có thể xảy ra.

1.6 Vết thương lâu lành

1.7 Đau nhói, tê hoặc đau ở tay hoặc chân

Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh, và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu một người không được điều trị bệnh tiểu đường.

1.8 Da sẫm màu

1.9 Nhiễm trùng và nấm

Lượng đường dư thừa trong máu và nước tiểu cung cấp thức ăn cho nấm, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng nấm men có xu hướng xảy ra trên các khu vực ấm, ẩm của da, như miệng, vùng sinh dục và nách. Các khu vực bị ảnh hưởng thường ngứa, nhưng một người cũng có thể bị bỏng, đỏ và đau nhức.

2. Tầm quan trọng của chẩn đoán sớm

Nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cho phép bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị sớm hơn. Điều trị thích hợp, thay đổi lối sống và kiểm soát lượng đường trong máu có thể cải thiện đáng kể sức khỏe và chất lượng cuộc sống của một người và giảm nguy cơ biến chứng.

Nếu không điều trị, lượng đường trong máu cao kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi đe dọa đến tính mạng, bao gồm:

– Bệnh tim mạch

– Đột quỵ

– Tổn thương thần kinh, hoặc bệnh thần kinh

– Vấn đề về chân

– Bệnh thận, có thể cần lọc máu

– Bệnh về mắt hoặc mất thị lực

– Vấn đề tình dục ở cả nam và nữ

Giữ mức đường trong máu trong tầm kiểm soát rất quan trọng để ngăn ngừa một số biến chứng này. Lượng đường trong máu không được kiểm soát càng lâu, nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác càng cao.

3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2, nhưng một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của một người. Những yếu tố rủi ro này bao gồm:

– Từ 45 tuổi trở lên

– Lối sống ít vận động

– Thừa cân hoặc béo phì

– Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường trong gia đình

– Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

– Có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh tim hoặc đột quỵ

– Bị tiền tiểu đường

– Là người Mỹ gốc Phi, thổ dân Alaska, Tây Ban Nha hoặc La tinh, người gốc Ấn Độ, người gốc Á, người gốc Hawaii, hoặc người gốc đảo Thái Bình Dương

Tổng kết

Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh phổ biến gây ra lượng đường trong máu cao. Các dấu hiệu và triệu chứng sớm có thể bao gồm đi tiểu thường xuyên, khát nước nhiều, cảm thấy mệt mỏi và đói, các vấn đề về thị lực, làm vết thương chậm lành và nhiễm trùng nấm.

Bất cứ ai gặp các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường đều nên gặp bác sĩ chuyên khoa để đánh giá, đặc biệt nếu có các yếu tố nguy cơ khác để phát triển tình trạng này. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của một người và giảm nguy cơ biến chứng nặng.

Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/323185

Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Rất Sớm Của Bệnh Tiểu Đường

Thông thường các dấu hiệu cảnh báo có thể nhẹ đến mức bạn không thể nhận thấy chúng. Điều đó đặc biệt đúng với bệnh tiểu đường loại 2. Bởi vì một số người không phát hiện ra bệnh cho đến khi họ gặp vấn đề từ các dấu hiệu lâu dài do căn bệnh gây ra.

Với bệnh tiểu đường loại 1, các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng, trong vài ngày hoặc vài tuần. Những triệu chứng này cũng sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.

Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Cả hai loại bệnh tiểu đường đều có một số dấu hiệu cảnh báo giống nhau. Các dấu hiệu bao gồm:

– Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường và khát nước. Một người bình thường phải đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có thể đi nhiều hơn. Tại sao? Thông thường, cơ thể bạn tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận. Nhưng khi bị bệnh tiểu đường, chúng đẩy lượng đường trong máu của bạn lên cao, thận có thể không thể đưa tất cả trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước. Kết quả: bệnh nhân có thể mắc bệnh tiểu đường sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn. Càng uống nhiều nước thì bệnh nhân sẽ phải đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày.

– Khô miệng và ngứa da. Bởi vì cơ thể đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước, và miệng của bạn có thể cảm thấy khô, da khô và dẫn đến ngứa ngáy.

– Mờ mắt. Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể sẽ làm cho tròng kíng trong mắt bạn sưng lên, làm thay đổi hình dạng.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2

– Nhiễm trùng nấm men. Cả đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải tình trạng này. Bởi vì nồng độ glucose cao có thể gây nhiễm trùng nấm men do men ăn glucose, vì vậy có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, bao gồm:

– Vết loét hoặc vết thương chậm lành. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương.

– Đau hoặc tê ở chân hay bàn chân. Đây là một dạng khác của tổn thương thần kinh.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1

– Giảm cân không rõ lý do. Nếu cơ thể bạn không thể lấy năng lượng từ thức ăn, nó sẽ bắt đầu đốt cháy cơ bắp và chất béo để lấy năng lượng. Bạn có thể giảm cân mặc dù bạn không thay đổi cách ăn.

– Buồn nôn và ói mửa. Khi cơ thể bạn dùng đến việc đốt cháy chất béo, nó sẽ tạo ra Ketone. Chúng có thể tích tụ trong máu đến mức nguy hiểm, dẫn đến một tình trạng có thể đe dọa tính mạng được gọi là Nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Ketone có thể khiến bạn cảm thấy đau bụng.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Lượng đường trong máu cao khi mang thai thường không có triệu chứng. Bạn có thể cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn.

Dấu hiệu cảnh báo biến chứng tiểu đường

Các dấu hiệu của biến chứng tiểu đường loại 2 có thể bao gồm:

– Vết loét hoặc vết thương chậm lành.

– Da ngứa (thường quanh vùng âm đạo hoặc háng).

– Nhiễm nấm men thường xuyên.

– Giảm cân đột ngột.

– Da thay đổi nhanh chóng, da sẫm màu ở cổ, nách và háng, được gọi là Acanthosis Nigricans (bệnh gai đen).

– Tê và ngứa ran ở tay và chân.

– Giảm thị lực.

– Bất lực hoặc rối loạn cương dương (ED).

Bạn có thể nhận thấy:

* Tim đập nhanh. * Da nhợt nhạt. * Mờ mắt. * Đau đầu. * Gặp cơn ác mộng hoặc khóc khi bạn ngủ. * Động kinh.

Theo nguyên tắc chung, hãy gọi bác sĩ nếu bạn thấy:

Yếu và rất khát nước.

Đi tiểu nhiều.

Đau bụng dữ dội.

Thở sâu và nhanh hơn bình thường.

Hơi thở mùi như nước tẩy sơn móng tay. (Đây là dấu hiệu của ketone rất cao.)

Dấu Hiệu Sớm Nhận Biết Bệnh Tiểu Đường

Việc xử lý sớm bệnh tiều đường sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng khác ảnh hưởng từ tiểu đường.

Để phát hiện sớm tiểu đường, các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra 8 triệu chứng sau đây:

1. Khát nước nhiều hơn bình thường Nếu bắt đầu mắc tiểu đường, bạn sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Đó là triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, có những trường hợp là do bị mất nước. Vì vậy, bạn nên kết hợp kiểm tra nhiều triệu chứng khác nữa trước khi đưa ra kết luận bị bệnh tiểu đường.

2. Đi tiểu thường xuyên Đi tiểu thường xuyên có thể do vấn đề về sức khỏe, khả nghi nhất là vấn đề bệnh thận. Nhưng nếu bạn đi tiểu nhiều cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2.

3. Tầm nhìn giảm sút Bạn bị mờ mắt? Tầm nhìn của bạn không còn rõ nét như trước, các vật thể sẽ bị ra khỏi tầm mắt và mờ nhạt dần.

4. Viêm nướu

Khi bị tiểu đường, lợi (nướu) sẽ là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh tiểu đường, các hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn được. Nếu không điều trị tiểu đường đúng thời điểm, tình trạng viêm sẽ ngày càng tồi tệ hơn nhiều.

5. Xuất hiện nhiều vết thâm nám Bị tiểu đường đồng nghĩa với việc sức khỏe làn da cũng bị ảnh hưởng. Trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da. Những khu vực thường bị thâm nhiều điển hình là cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp nối.

Khi bị tiểu đường, lượng glucose trong máu không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến việc giảm cân đột ngột. Đây chính là dấu hiệu phổ biến mà bạn nên chú ý tới khả năng mắc bệnh tiểu đường.

7. Vết thương lâu lành Tiểu đường sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch bị tổn thương, máu lưu thông kém, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành nhanh. Khi gặp tình trạng này xảy ra, hãy gặp bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.

8. Mệt mỏi thường xuyên Trong giai đoạn tiểu đường, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông được trong cơ thể bạn. Nhưng do mức đề kháng insulin yếu, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Điều này dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể.

Thành Luân (tổng hợp)

Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì để giữ cho đường huyết được ổn định và phòng ngừa các biến chứng?

Dựa vào các triệu chứng người ta có thể phân biệt được ba loại bệnh tiểu đường chính là type 1, type 2 và type 3.

Biến chứng bàn chân do tiểu đường có biểu hiện sớm nhất là tê bì chân tay. Tuy nhiên, theo TS. Gerry Gayman, người bệnh chỉ mất 6 giây mỗi ngày để có thể phát hiện sớm biến chứng này tại nhà trước khi có cảm giác tê bì.