Top 8 # Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Phụ Nữ Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Trầm Cảm Ở Phụ Nữ Mang Thai

Trầm cảm ở phụ nữ mang thai

Trầm cảm được coi là một tình trạng rối loạn tâm lý gây ra cảm giác buồn bã và tuyệt vọng. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi cùng nhiều yếu tố khách quan khiến cảm xúc của mẹ bầu đôi khi không thể kiểm soát. Trầm cảm khi mang thai là một bệnh lý rất phổ biến và nó xuất hiện ở 10% các bà mẹ tương lai. Nếu không được giúp đỡ, trầm cảm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Khả năng tập trung kém, khó tập trung, dễ thay đổi tâm trạng đột ngột.

Lo lắng nhiều, liên tục về sức khỏe và sự an nguy của con mình.

Rất dễ cáu kỉnh, hoang mang, hoảng loạn.

Rối loạn giấc ngủ.

Mệt mỏi quá mức, triền miên hoặc không dứt.

Lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì.

Mất hứng thú với tình dục hoặc sự gần gũi.

Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì.

Buồn bã không dứt và khóc không vì bất cứ lý do rõ ràng nào.

Thu mình với mọi người và tự cô lập mình với gia đình, bạn bè.

Nguyên nhân :

– Do thay đổi nội tiết tố: Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố trong cơ thể tăng lên khiến họ gặp căng thẳng và lo lắng. Sự thay đổi này tác động đến hầu hết chị em phụ nữ tuy nhiên một số người sẽ nhạy cảm hơn.

– Do yếu tố về tình cảm: mâu thuẫn với chồng và gia đình chồng, các mối quan hệ xung quanh không như ý muốn khiến mẹ bầu thấy khó chịu, lo lắng,…

– Mang thai ngoài ý muốn: mẹ chưa sẵn sàng để có thai, đặc biệt là ngay sau khi kết hôn hoặc mới sinh con được 1 thời gian cũng có thể gây ra TC cho mẹ hoặc cho cả bé.

– Tài chính khó khăn: cũng góp phần làm giảm niềm vui sắp được làm mẹ.

– Bản thân hay gia đình có tiền sử TC: Nếu trầm cảm từng xảy ra ở người thân trong gia đình, hoặc nếu bản thân có bệnh thì cũng rất dễ bị TC khi mang thai.

– Gặp sự cố: bất kỳ một biến động nào trong cuộc sống như sự ra đi của một người thân yêu, ly dị hay mất việc đều có thể gây ra TC.

– Cô độc: bạn hay chồng phải đi xa dài ngày trong giai đoạn có thai? Bạn đang sống và làm việc trong một thành phố không thân thuộc? Bạn sống xa người thân và thấy nhớ họ? Cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ… đều có thể dẫn tới TC.

– Có vấn đề về thai sản: từng gặp vấn đề về thai sản như nghén nhiều hoặc cảm thấy mình không được nghỉ ngơi đúng như khuyến nghị của bác sỹ.

– Khó thụ thai hay đã từng sảy thai: nếu đã từng bị sảy thai trong quá khứ, thai phụ sẽ tự nhận thấy mình đang lo lắng cho sự an toàn của lần mang thai này như thế nào. Những lời khuyên giữ gìn, cẩn thận… của chồng, người thân và bạn bè cũng góp phần làm thai phụ thêm lo lắng.

Cách ứng phó:

– Đơn giản hóa vấn đề: Đừng nghĩ rằng mình vẫn sẽ tiếp tục làm được mọi việc bình thường như trước khi mang thai. Hãy luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm. Thay vì lau dọn nhà cửa, hãy đọc sách, ăn sáng và đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn.

– Nói ra: Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.

– Thư giãn: Các thai phụ thường được khuyên là nên nghe đọc xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hằng ngày. Ngoài ra, có thể dành 30 phút để nghĩ tới những điều tốt đẹp. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.

– Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh: Duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.

– Ăn sô cô la đen: Nghiên cứu cho thấy ăn một lượng nhỏ sô cô la sẽ giúp xua tan sự phiền muộn khi mang thai. Sô cô la có chứa chất theobromine, có tác dụng giãn cơ và nở mạch máu. Ăn các miếng sô cô la nhỏ được cho là giúp giảm hội chứng tiền sản giật.

– Thường xuyên tập luyện: Tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp giữ dáng vừa giúp tinh thần phát triển theo hướng tích cực. Nếu được hướng dẫn bởi một người tập yoga chuyên nghiệp, thai phụ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ và giảm bớt căng thẳng.

Nguồn: Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Để được tư vấn vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ Phần Health Việt Nam

Cơ sở 1: Số 15, Ngõ 18, Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội.

Cơ sở 2: Lô 20/K1, khu tái định cư Trần Lãm, Phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình.

Tổng đài: 0899.108.108

Website: https://healthvietnam.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/

Email: contact@healthvietnam.vn

Trầm Cảm Ở Phụ Nữ Mang Thai Lưu Ý Cần Nhớ

Nguyên nhân gây ra những vấn đề về tâm lý ở mẹ bầu:

Sự thay đổi nồng độ các hormone trong máu như estrogen hay progesterone có thể gây ra nhiều thay đổi về sự trao đổi chất trong cơ thể, khiến cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với các vấn đề sức khỏe, gây cảm giác mệ mỏi thường xuyên hơn và những vấn đề này trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến tính khí của mẹ bầu. Tâm trạng thất thường do thay đổi về sinh lý thường gặp vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, các vấn đề trong quan hệ gia đình, xã hội cũng là một nguyên nhân quan trọng gây những bất ổn tâm lý trong giai đoạn này. Những mẹ bầu mang thai ngoài ý muốn, vỡ kế hoạch, những trục trặc trong quan hệ vợ chồng và với gia đình nhà chồng, những khó khăn trong công việc, những rắc rối về tài chính trong gia đình thường là những nguyên nhân phổ biến.

Khi mang thai, người phụ nữ trở nên rất nhạy cảm

Những biểu hiện nào là dấu hiệu của bệnh trầm cảm?

Khó ngủ hoặc ngủ li bì, hay gặp ác mộng.

Không có khả năng tập trung và giảm khả năng ghi nhớ.

Thèm ăn quá mức hoặc chán ăn đến không muốn ăn một thứ gì.

Cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Mất hứng thú với tất cả mọi thứ xung quanh, cả những thứ bình thường rất yêu thích.

Cảm thấy buồn vô hạn, bi quan về tương lai và lo lắng quá mức.

Cảm thấy thất bại, tội lỗi vô cớ.

Những biểu hiện này nếu kéo dài bạn hãy nói với người thân và tìm đến sự giúp đỡ về y tế về cả liệu pháp tâm lý và dùng thuốc thì mới vượt qua được.

Những nguy cơ nào mà bệnh trầm cảm có thể gây ra cho mẹ và bé?

Trầm cảm nói chung có ảnh hưởng xấu đến nhiều chức năng sinh lý của cơ thể, gây suy giảm miễn dịch, là nguồn gốc gây các bệnh trong cơ thể, mà nghiêm trọng nhất là nguy cơ tự hủy hoại bản thân và tự vẫn nếu ở giai đoạn nặng mà không được phát hiện và điều trị đúng mức. Ở mẹ bầu, mang trong mình sinh linh bé nhỏ thì ngoài những nguy cơ nói trên đối với mẹ bầu thì trầm cảm còn gây ra nhiều tác động có hại cho thai nhi đã được chứng minh như: sinh non, sinh con nhẹ cân, đứa trẻ sinh ra dễ bị các vấn đề về tâm lý và ứng xử thời thơ ấu.

Trầm cảm còn gây ra nhiều tác động có hại cho thai nhi

Cách phòng ngừa trầm cảm cho mẹ bầu:

Tâm sự các vấn đề của bản thân với người thân và bạn bè, đừng giấu những vướng mắc trong lòng có thể tích tụ gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn. Những tuần đầu khi phát hiện có thai, không ít mẹ bầu cảm thấy sốc, lo lắng, hãy chịu khó nói chuyện với những người thân.

Có một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tốt, kiểm soát về cân nặng ở các tuần thai cuối của thai kỳ như tuần 36.

Luyện tập thể dục thể thao phù hợp, đặc biệt là Yoga giúp cải thiện tâm lý rất tốt.

Chọn các hình thức thư giãn phù hợp tùy theo sở thích của bản thân như nghe nhạc êm dịu, xem phim hài, ngủ đầy đủ và nghỉ ngơi nhiều và tập thói quen suy nghĩ đơn giản khi gặp các vấn đề trong cuộc sống.

Cần Biết Những Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Phụ Nữ

Hội chứng trầm cảm ảnh hưởng đến nữ giới nhiều gấp đôi nam giới và nguyên nhân gây ra trầm cảm ở nữ giới cũng khác nhiều so với nam giới. Phụ nữ có nhiều vai trò trong cuộc sống (làm mẹ, làm vợ, nhân viên, bạn bè, người chữa lành vết thương, người chăm sóc, vv), sự phức tạp của tất cả các vai trò này cùng với những thay đổi về kích thích tố (chu kì kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh) có thể gây ra những thay đổi về cảm xúc trong cuộc đời họ và gây ra trầm cảm. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ và thậm chí là cả những người xung quanh họ không hề biết rằng họ đang bị trầm cảm, bởi những dấu hiệu xảy ra dường như chỉ là sự mệt mỏi thường thấy. Đừng thờ ơ với sức khỏe của bản thân mình, bạn cần biết những dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ.

NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI VIẾT

Cảnh báo dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ

Cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng, tuyệt vọng, buồn bã

Cảm giác tội lỗi

Cảm giác kiệt sức, mệt mỏi trầm trọng, không có năng lượng

Khó chịu, lo lắng

Mất hứng thú trong các hoạt động mình từng yêu thích trước đây

Không thể tập trung hoặc nhớ các chi tiết

Thay đổi cảm xúc, tâm trạng, dễ bực mực hoặc giận dữ, dễ khóc và khóc nhiều

Có ý nghĩ làm tổn thương bản thân

Có ý nghĩ tự sát hoặc cố gắng tự tử

Rối loạn giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc quá ít)

Có các cơn hoảng loạn

Các triệu chứng thể chất: đau nhức, co thắt, đau đầu, các vấn đề tiêu hóa, đau ngực, đầy bụng liên tục và các triệu chứng này không tốt hơn khi được điều trị.

Rối loạn vận mạch, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm (thường gặp ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh)

Nhìn chung, các dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ không khác nhiều so với trầm cảm thông thường. Tuy nhiên không phải tất cả những người bị trầm cảm đều có triệu chứng giống nhau, một số người có thể chỉ có vài dấu hiệu, trong khi những người khác có thể có nhiều dấu hiệu hơn. Các dấu hiệu này xảy ra thế nào, kéo dài bao lâu và mức độ nghiêm trọng của chúng sẽ là khác nhau với mỗi người.

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng ở trên trong ít nhất 2 tuần, cần nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Sự khác biệt giữa trầm cảm ở nam giới và nữ giới

Đàn ông và phụ nữ có các dấu hiệu trầm cảm khác nhau, những khác biệt này là do sự khác biệt về nội tiết tố (hormone) giữa nam và nữ. Có một số giai đoạn mà người phụ nữ trải qua những sự thay đổi lớn về nội tiết tố:

Sự khác biệt này cũng có thể do các tiêu chuẩn xã hội khác nhau giữa nam và nữ. Ví dụ như ở Việt Nam, để thể hiện cảm xúc của mình, đàn ông có thể: đổ lỗi cho những người xung quanh, lấy cớ, uống rượu, phá hoại, vv. Còn phụ nữ thường có xu hướng tự trách mình, có các thói quen không lành mạnh như ăn uống thất thường, vv.

Những xu hướng này dẫn tới những biểu hiện khác nhau về trầm cảm ở nam giới và nữ giới.

Những loại trầm cảm chỉ gặp ở nữ giới

Có một số loại trầm cảm chỉ gặp ở nữ giới và nó xảy ra ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của họ:

Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở phụ nữ

Sinh học và Hormones

Về mặt sinh học, trầm cảm có tính chất di truyền. Nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra rằng, có một số loại gen di truyền khiến một số người dễ bị trầm cảm hơn, trong khi một số khác lại có khả năng chịu đựng tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn ở trong gia đình có một người bị trầm cảm nặng thì nguy cơ trầm cảm của bạn cao hơn người bình thường là 1,5-3%.

Hormone cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị trầm cảm ở phụ nữ và đây được coi là nguyên nhân chính gây ra trầm cảm ở nữ giới. Các vấn đề như dậy thì, thai kì, sinh sản, mãn kinh làm thay đổi nội tiết tố nữ trong cơ thể, sự mất cân bằng nội tiết này đã kích thích thay đổi tâm trạng và làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Tuy nhiên không phải sự biến động nội tiết tố là nguyên nhân gây ra trầm cảm ở mọi phụ nữ khi họ ở vào những thời điểm nội tiết tố thay đổi.

Nguyên nhân tâm lý

Phụ nữ dễ gặp các bệnh về tâm lý hơn nam giới. Bởi phụ nữ thường nhạy cảm nhiều hơn. Phụ nữ thường có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, dễ khóc và xúc động trong các tình huống. Phụ nữ cũng dễ bị căng thẳng, stress hơn nam giới. Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, mức độ tăng progesterone trong cơ thể phụ nữ làm ngăn chặn sản sinh các hormone chống căng thẳng.

Nguyên nhân xã hội

Kỹ năng đối phó, lựa chọn mối quan hệ và lựa chọn lối sống ảnh hưởng đến nữ giới khác với nam giới. Là một phụ nữ, bạn có nhiều khả năng phát triển trầm cảm từ các vấn đề trong hôn nhân hoặc các mối quan hệ, vấn đề cân bằng giữa cuộc sống và công việc, khó khăn tài chính hay các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, bao gồm cả việc mất người thân.

Ngoài các nguyên nhân sinh học, tâm lý và xã hội, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cũng cảnh báo một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ:

Cái chết của cha mẹ trước 10 tuổi

Mất việc làm, các vấn đề về mối quan hệ, ly dị

Bị lạm dụng trong thời thơ ấu

Có lịch sử rối loạn tâm trạng

Sử dụng một số loại thuốc

Có một số vấn đề y tế (cường giáp, suy giáp, bệnh tim, lupus, vv)

Thái độ của phụ nữ đối với trầm cảm

Một cuộc khảo sát Mental Health America về thái độ của phụ nữ với bệnh trầm cảm cho kết quả:

Hơn một nửa số phụ nữ tin rằng trầm cảm trong thời kì mãn kinh là bình thường và việc điều trị là không cần thiết

Hơn một nửa số phụ nữ cho rằng trầm cảm là một phần “bình thường của sự lão hóa”

Hơn một nửa số phụ nữ tin rằng người mẹ cảm thấy chản nản trong ít nhất hai tuần sau khi sinh là chuyện bình thường

Hơn một nửa số phụ nữ cảm thấy xấu hổi hoặc bối rối trong việc điều trị trầmc cảm, đây chính là một trong những rào cản đối với việc điều trị trầm cảm ở nữ giới.

Nói chung, hơn một nửa số phụ nữ tham gia cuộc khảo sát nghĩ rằng họ “biết” về bệnh trầm cảm nhiều hơn nam giới. Điều này dẫn đến các hệ quả như: Chuẩn đoán trầm cảm ở phụ nữ thường bị sai khoảng 30-50% thời gian và hơn một nửa số phụ nữ bị trầm cảm lâm sàng sẽ không bao giờ tìm kiếm điều trị.

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng phổ biến nhưng nghiêm trọng. Các triệu chứng của trầm cảm có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc, ngủ, học tập, ăn uống và tận hưởng cuộc sống của người bệnh. Trầm cảm không phải là một cái gì đó mà bạn chỉ cần “cố gắng hơn là sẽ hạnh phúc hơn”, trầm cảm thực sự là một tình trạng y tế.

Nỗi buồn chỉ là một phần nhỏ của trầm cảm. Thực tế, có một số người bị trầm cảm không cảm thấy buồn nhưng lại gặp nhiều triệu chứng thể chất.

Vậy nên, những người bị trầm cảm đều cần phải điều trị để cảm thấy tốt hơn.

Nếu bạn là một người bạn hoặc là thành viên trong gia đình của một phụ nữ bị trầm cảm, bạn nên có sự hiểu biết về căn bệnh này, hỗ trợ tinh thần và kiên nhẫn với họ. Khuyến khích cô ấy tới gặp bác sĩ và hỗ trợ cô ấy trong việc điều trị.

Nếu bạn là một phụ nữ và nghĩ rằng có thể mình bị trầm cảm, hãy lên một cuộc hẹn với bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra và nói chuyện với bạn về các lựa chọn điều trị trầm cảm. Quan trọng là khi nói về các dấu hiệu, hãy trung thực, rõ ràng và súc tích. Bạn có thể dành thời gian để ghi chú lại những triệu chứng của mình trước khi đi khám.

Những lựa chọn điều trị

Thật không may, trầm cảm ở phụ nữ có tỉ lệ chẩn đoán sai lên tới 50% và hơn một nửa số phụ nữ bị trầm cả nặng sẽ không bao giờ điều trị. May mắn thay, trầm cảm có thể điều trị khỏi và hơn 80% phụ nữ bị trầm cảm được điều trị thành công thông qua thuốc chống trầm cảm, trị liệu hoặc kết hợp cả hai.

Về thuốc điều trị trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Khi bắt đầu dùng thuốc, bạn cần theo dõi các triệu chứng của mình và lưu ý các tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm có thể làm trầm trọng thêm trầm cảm ở một tỷ lệ nhỏ các bệnh nhân. Cụ thể, thuốc có thể làm tăng suy nghĩ tự tử, cố gắng tự tử. Các tác dụng phụ phổ biến khác bao gồm: buồn nôn, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, kích động, suy giảm ham muốn tình dục. Bạn cũng cần nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc có thể có thai trong khi điều trị vì một số loại thuốc điều trị trầm cảm có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Các liệu pháp. Liệu pháp nhận thức (CBT) là một trong những liệu pháp điều trị phổ biến cho bệnh trầm cảm. Phương pháp điều trị này tập trung vào việc dạy bệnh nhân những suy nghĩ mới và đối phó với cơ chế của trầmc ảm. Ngoài ra, nó còn có ích trong việc giúp phụ nữ hiểu hơn về sự khó khăn trong các mối quan hệ và cải thiện chúng, thay đổi những thói quen mà có thể góp phần làm trầm trọng thêm bệnh trầm cảm. Ngoài ra, liệu pháp nhóm hoặc liệu pháp gia đình cũng là những phương pháp hữu ích để điều trị trầm cảm nếu căng thằng gia đình là một yếu tố góp phần vào tình trạng trầm cảm của bệnh nhân.

Đừng cố gắng chịu đựng những cảm xúc tồi tệ một mình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người mà bạn tin tượng

Cố gắng duy trì hoạt động xã hội

Luyện tập thể dục đều đặn

Ngủ đủ giấc

Thiền định, yoga hoặc thực hành các kỹ thuật thư giãn khác.

Trầm Cảm Ở Phụ Nữ Sau Sinh

Hiện nay, tình trạng trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh là khá phổ biến. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta chưa có những quan tâm cũng như hiểu biết về tình trạng này, dẫn đến nhiều phụ nữ có rối loạn tâm lý khi mang thai và sau sinh đã phải một mình chống chọi mà không có sự quan tâm kịp thời của người thân, bạn bè, ngay cả là nhân viên y tế. Hậu quả là khi người phụ nữ sau sinh có những biểu hiện của trầm cảm ở mức độ vừa và nặng thì chúng ta mới nhận ra. Do đó, không ít trường hợp đáng tiếc đã sảy ra như bỏ bê con trẻ, không chăm sóc mà lại sinh cảm giác chán ghét, hay tự tử, giết hại con mình.

là vấn đề đáng báo động, cần sự chung tay của cả gia đình và xã hội.

Theo thống kê của WHO hiện có khoảng 10-20% phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh từng trải qua ít nhất một dạng rối loạn tâm thần, trong đó chủ yếu là trầm cảm. Một nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cho thấy cứ 4 phụ nữ thì `1 người có thể bị trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác trong vòng một năm sau khi sinh con.

Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm sau sinh có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Phụ nữ trầm cảm sau sinh có nhiều biểu hiện như: suy nhược thể chất, không thiết ăn uống gì, bỏ ăn, ngủ khó, có nhiều rối loạn tinh thần như dễ nổi cáu, nói chuyện khác thường hay cáu bẳn, nói thô lỗ, dễ mâu thuẫn với người thân trong gia đình, không còn các hành vi chăm sóc con bé, không cho con bú, ghét bỏ con, không muốn chăm sóc bản thân như tắm giặt, chải đầu, vệ sinh cá nhân. Nguy hiểm hơn là tự tử, giết hại con trẻ. Theo một khảo sát của bệnh viện Từ Dũ chúng tôi năm 2002, 41% phụ nữ sau sinh thường có ý định tự tử.

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) cho thấy, có nhiều nguyên nhân tác động đến trầm cảm sau sinh. Có thể kể đến một số yếu tố khó khăn phi kinh tế (áp lực khi sống cùng gia đình chồng, mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu, áp lực sinh con trai…), những nỗi lo xuất hiện trong thai kỳ chưa được giải tỏa hay bị bạo lực sau khi sinh.

Các chuyên gia cũng cho rằng: định kiến xã hội với phụ nữ một nguyên nhân chính dẫn đến áp lực cho họ, những quan điểm như giỏi việc nước đảm việc nhà khiến phụ nữ thêm phần áp lực… khi đã mắc trầm cảm, do sợ gia đình và người xung quanh không hiểu, nhiều phụ nữ đã im lặng và âm thầm chịu đựng, tự mình đối diện với những khó khăn. Hay khi bày tỏ những khó chịu lại bị cho là lười muốn trốn trán việc nên bịa chuyện, không ai tin nên phụ nữ lại tự chịu đựng một mình.

Nguyên nhân khác là do trầm cảm thường bị đánh đồng với bệnh lý thần kinh, hay bị gọi là điên nên nhiều phụ nữ còn e ngại, không dám đi khám, điều trị. Bởi vậy đa số phụ nữ trầm cảm sau sinh thường có cảm giác cô đơn, bế tắc, không biết làm cách nào để giải quyết tình trạng này. Dẫn đến bệnh chỉ được điều trị khi đã nặng hoặc đã gây ra hậu quả đáng tiếc.

Một bà mẹ khác ngày xưa là một người rất năng động, nhưng sau khi sinh con nhỏ 6 tháng cũng tâm sự “càng ngày càng cảm thấy bất an, lo nghĩ nhiều, sợ mọi thứ xung quanh, sợ ra ngoài đường hay đi chợ đi siêu thị vì thấy mọi thứ di chuyển nhanh quá làm mình cảm thấy không bắt nhịp kịp, càng ngày càng thấy tự ti về bản thân, thấy mình không bằng người khác. Cần có người đê tâm sự, giải tỏa lo lắng nhưng sợ làm phiền mọi người, và mối quan hệ với mẹ chồng cũng không tốt đẹp. Chồng vẫn yêu thương quan tâm nhưng do công việc nên chẳng mấy khi nói chuyện được nhiều. Nên càng ngày càng sợ tất cả mọi thứ xung quanh…”

Do đó, khi phụ nữ nhận thấy mình có những biểu hiện lo lắng, mát ăn, khó ngủ, suy nghĩ tích cực, lười vệ sinh cá nhân, không thích giao tiếp với mọi người thì hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Và quan trọng, gia đình và xã hội cũng cần nâng cao nhận thức về vấn đề này để có thể hỗ trợ người phụ nữ nhiều hơn.

Mọi thắc mắc về vấn đề HIV, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn HIV, tư vấn xét nghiệm HIV trực tiếp từ các chuyên gia.