Top 8 # Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối

1. Tìm hiểu về ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì biểu hiện thấy rõ nét nhất là những cơn đau mãn tính và cấp tính ở vùng bụng. Bệnh nhân có tình trạng nôn, muốn nôn khó chịu mọi lúc mọi nơi. Người bệnh ốm yếu gầy mòn, do không ăn uống ngon miệng cũng như không muốn ăn. Hiện tượng tiêu chảy, táo bón, thiếu máu… là những biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn bệnh nguy hiểm này. Người bệnh đừng nên chủ quan mà phải tiến hành tầm soát sớm ung thư dạ dày sớm tại bệnh viện uy tín, không để đến khi bệnh đến giai đoạn cuối rất khó chữa trị.

2. Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Để xác định giai đoạn bệnh bạn có thể dựa vào những dấu hiệu ung thư dạ dày vào giai đoạn cuối quan trọng sau đây:

2.1 Đau cấp và mãn tính

Bệnh nhân sẽ có những cơn đau cấp và mãn tính ở vùng dạ dày. Những cơn đau đến đột ngột gây nên những tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần cho người bệnh. Lúc này, người bệnh được kê thuốc giảm đau.

2.2 Buồn nôn và nôn

2.3 Chán ăn, khô miệng

Bạn cũng thấy được hiện tượng chán ăn, khô miệng ở bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Nguyên nhân chính là do hậu quả xạ trị, thuốc giảm đau, thuốc an thần,…

2.4 Táo bón và tiêu chảy

Ảnh hưởng của bệnh nên người bệnh ít uống nước, hoạt động kém dẫn đến tình trạng táo bón thường xuyên hơn. Người bệnh cần đăng ký tầm soát ung thư dạ dày chuẩn xác ngay từ khi có dấu hiệu tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Phần cơ bụng bị suy yếu cũng gây nên tình trạng táo bón của người bệnh. Chức năng tiêu hoá, hệ vi khuẩn bị rối loạn trong khi dùng hoá chất, kháng sinh, trầm cảm điều trị khiến bị tiêu chảy.

2.5 Sụt cân

Người bệnh ung thư giai đoạn cuối ăn uống kém, cơ thể suy nhược, giảm cân nhiều. Qua quá trình điều trị hầu như người bệnh đều giảm cân, không giữ được cân nặng như trước.

2.6 Thiếu máu

Do cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất đồng thời có các hiện tượng tiêu chảy nên cơ thể người bệnh còn phải đối diện với tình trạng thiếu máu cho cơ thể.

3. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không?

Hiện nay, chưa có bằng chứng cũng như cơ sở khoa học nào cho thấy ung thư dạ dày có thể lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, vấn đề mà bạn cần quan tâm hàng đầu với căn bệnh này là vẫn có khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP. Vì bản chất của bệnh này là lây nhiễm qua đường ăn uống và sinh hoạt hàng. Việc bạn cần cẩn trọng là do vi khuẩn HP chính là nguyên nhân nguy hiểm gây nên bệnh ung thư dạ dày hàng đầu hiện nay.

4. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống bao lâu?

Hiện nay, qua tham khảo từ những nghiên cứu khoa học đã khẳng định không thể có thời gian chính xác về việc thời gian sống bao lâu của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Thống kê cho thấy phần lớn bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối chỉ có thể sống từ 1-2 năm, chỉ có khoảng 5% sống được trên 5 năm.

5. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có chữa được không?

Tổng hợp những nguồn thông tin được thông cáo đầy đủ thì ung thư phần dạ dày giai đoạn cuối thường là không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá buồn bã và quá lo lắng bởi vì hiện vẫn có những phương pháp điều trị ung thư giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ở giai đoạn này.

6. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Khi xác định được giai đoạn của bệnh là giai đoạn cuối thì các bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng các phương pháp điều trị sau đây.

6.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh được áp dụng khá nhiều. Phương pháp này sẽ cắt bỏ toàn bộ phần dạ dày đã bị xâm lấn tổn thương nhằm ngăn chặn sự phát tán của ung thư dạ dày sang các bộ phận khác trong cơ thể. Có 3 loại phẫu thuật được áp dụng là: phẫu thuật nội soi, phẫu thuật cắt bỏ một phần, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ.

6.2. Sử dụng tia laser

Sử dụng tia laser là một trong những cách điều trị bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối. Thông thường, biện pháp được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật nội soi. Các bác sĩ sẽ chiếu chùm tia laser nhằm mục đích phá huỷ đi sự tồn tại của các khối u có trong dạ dày. Tùy vào sức khỏe cũng như tình trạng của bệnh mà liệu trình cũng như liều lượng sử dụng sẽ được bác sĩ điều trị cân nhắc.

6.3. Hóa trị, xạ trị

Đây là phương pháp điều trị được áp dụng hầu hết cho bệnh nhân ở giai đoạn của ung thư dạ dày. Với xạ trị thì bác sĩ sẽ dùng tia X để chiếu vào vùng bị nhiễm ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư, làm giảm kích thước khối u cho người bệnh.

Với hoá trị thì bệnh nhân sẽ được truyền trực tiếp hoá chất vào cơ thể cũng với mục đích tiêu diệt tế bào ung thư. Có hai hình thức điều trị hoá chất để chữa bệnh là uống hoặc tiêm trực tiếp. Dù áp dụng phương pháp nào thì bệnh nhân cũng được theo dõi tình trạng đáp ứng thuốc để điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất.

6.4. Liệu pháp mục tiêu

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để điều trị. Thuốc sẽ được đưa vào cơ thể nhằm mục đích tìm và tiêu diệt những tế bào ung thư khác biệt nhằm loại bỏ ngăn chặn sự nguy hại của nó. Liều lượng cũng như thời gian điều trị của bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn và theo dõi thực hiện nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

6.5. Liệu pháp miễn dịch

Bản chất của liệu pháp này là kích hoạt hay ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể sẽ ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tiêu diệt tế bào ung thư. Ngày nay, việc sử dụng liệu pháp này được đánh giá cao.

Đặc biệt, khi kết hợp cùng các phương pháp khác sẽ tăng khả năng cũng những hiệu quả điều trị bệnh cho người bệnh. Đồng thời, liệu pháp này còn tham gia vào việc giảm đau, trấn an tinh thần, giảm mệt mỏi, nặng nề cho người bệnh. Bởi điều trị ung thu nói chung và ung thư dạ dày nói riêng thì liệu pháp giảm đau luôn được cân nhắc.

Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Đầu

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất mơ hồ, thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý tiêu hóa nên đa số người bệnh đều phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển.

Biểu hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là ở người trên 40 tuổi, độ tuổi bị chẩn đoán mắc bệnh nhiều nhất khoảng 65 tuổi.

Nhiều người muốn biết: ung thư dạ dày giai đoạn đầu sống được bao lâu

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có đặc điểm ung thư đã có thể lan rộng đến lớp cơ của thành dạ dày và 1 – 2 hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa có sự di căn đến các cơ quan ở xa. Rất nhiều người thắc mắc về biểu hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu để có thể phát hiện bệnh sớm tuy nhiên thực tế là đa số biểu hiện bệnh khá mơ hồ, chỉ có sút cân là dễ gặp nhất. Các nhà nghiên cứu cho biết có khoảng trên 60% bệnh nhân ung thư dạ dày có triệu chứng sút cân. Nguyên nhân sút cân chưa được giải thích rõ nhưng chủ yếu là do hoạt động kém của dạ dày ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của người bệnh. Vì vậy, nếu bạn không thực hiện chế độ giảm cân hay ăn kiêng mà cân nặng vẫn giảm thì cần đặc biệt cảnh giác.

Ngoài sút cân, một số dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn I có thể gặp là:

Đau vùng thượng vị: đau không có chu kì, có thể xảy ra bất kì lúc nào. Càng về giai đoạn sau, triệu chứng đau càng rõ. Ợ hơi, khó tiêu là những triệu chứng đi kèm có thể gặp.

Nôn ói: bệnh nhân ung thư giai đoạn này cũng có thể có cảm giác nôn, buồn nôn. Nếu trong chất nôn ra có lẫn máu thì bạn cần hết sức cảnh giác

Chán ăn: cảm giác chán ăn xảy ra thường xuyên khiến bạn không muốn ăn uống gì, ngay cả khi đói

Đi ngoài phân đen: khoảng 20% bệnh nhân ung thư tuyến dạ dày có biểu hiện đi ngoài phân đen vì vậy bạn không nên bỏ qua dấu hiệu bệnh này…

Chẩn đoán ung thư dạ dày như thế nào?

Dựa vào các triệu chứng bệnh đơn thuần không thể kết luận bạn có bị mắc ung thư dạ dày hay không. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cụ thể.

X quang dạ dày với Barium: là một trong những phương pháp có thể chẩn đoán ung thư dạ dày. X quang dạ dày thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ nhưng không có các yếu tố nguy cơ

Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm có giá trị chẩn đoán cao nhất, độ chính xác lên tới 95%. Nội soi dạ dày kết hợp sinh thiết có thể cho giá trị chẩn đoán 98%.

Siêu âm qua nội soi: đánh giá chính xác mức độ xâm lấn khối u trên thành dạ dày và di căn hạch lân cận.

CT scan, MRI: thường được bác sĩ chỉ định để đánh giá giai đoạn ung thư dạ dày…

Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 1

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 thường chưa có biểu hiện rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên rất khó phát hiện. Hiểu rõ về các triệu chứng ban đầu của bệnh sẽ giúp bạn có thể chẩn đoán bệnh kịp thời, từ đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.

Những dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn 1

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 là trường hợp các tế bào ung thư không chỉ nằm ở lớp niêm mạc dạ dày mà đã phát triển lan ra lớp thứ 2 của thành dạ dày, hình thành nên các khối u nhỏ.

Các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 1 thường xuất hiện chưa rõ ràng, dễ khiến bệnh nhân nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác. Ở giai đoạn 1, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như ợ chua, nóng ruột; chán ăn, cảm giác ăn không ngon miệng; đau dạ dày xuất hiện từng cơn. dai dẳng lâu ngày; sụt cân nhanh; nôn ra máu; đi ngoài phân đen.

Ợ chua, nóng ruột

Ợ chua, nóng ruột là dấu hiệu thường hay gặp nhất của khi bị ung thư dạ dày giai đoạn 1.

Đầu tiên bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát bao tử, khó chịu, dạ dày luôn cảm thấy như bị thiêu đốt.

Bệnh nhân thường xuyên bị ợ chua, đầy hơi, bụng luôn cảm thấy chướng, bí bách ngay cả khi đang đói.

Triệu chứng ợ chua, nóng ruột này rất dễ gây nhầm lẫn với căn bệnh viêm dạ dày. Người bệnh nên hết sức chú ý, nếu như có biểu hiện này nên đến thăm khám tại các cơ sở ý tế để được chẩn đoán chính xác.

Bệnh nhân có thể mất 15% trọng lượng cơ thể trong 3 tháng.

Cơ thể nhanh chóng gầy rộc đi trông thấy.

Hậu quả của việc sụt cân nhanh chóng đối với bệnh nhân ung thư:

Giảm cân nhanh chóng với bệnh nhân ung thư bao tử do hệ miễn dịch bị suy yếu. Các tế bào ung thư tác động đến toàn bộ hoạt động tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Do đó mà làm bệnh nhân giảm cân nặng một cách nhanh chóng. Chính vì thế, khi bạn gặp tình trạng sụt cân bất thường, hãy chủ động thăm khám; kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán kịp thời.

Đau dạ dày dai dẳng

Đau dạ dày dai dẳng là hiện tượng nhiều người thường lầm tưởng với các bệnh lý thông thường. Tuy nhiên, các cơn đau này thường diễn ra không liên tục, trong thời gian ngắn. Dấu hiệu của đau dạ dày khi bệnh tiến triển thành ung thư như sau:

Đau dạ dày xuất hiện nhiều trong thời gian dài.

Các cơn đau trở nên quặn thắt, dữ dội.

Đau bao tử dai dẳng, kéo dài không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu này, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần đi khám ngay để có hướng điều trị tích cực.

Chán ăn, ăn không ngon miệng

Chán ăn, ăn không ngon miệng là biểu hiện chung của bệnh ung thư. Theo PGS. TS Umut Sarpel – bác sĩ giải phẫu chuyên khoa ung thư tại bệnh viện Mount Sinai (New York), đây là chứng “no sớm”; một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày. Cụ thể như sau:

Cảm thấy đói nhưng chỉ ăn được ít thì mất cảm giác thèm ăn.

Ăn ít nhưng có cảm giác no nhanh.

Chán ăn, ăn không ngon miệng khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi do cơ thể không đủ năng lượng, dinh dưỡng thiết yếu. Đây còn là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, khi bạn thấy mình ăn rất ít nhưng lại cảm thấy nhanh no hơn thì không nên chủ quan bỏ qua. Hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

Men tiêu hóa khiến máu trong phân có màu nâu sẫm hoặc đen.

Khi nôn, máu có màu đỏ tươi, có thể lẫn cặn bã thức ăn thừa.

Nôn hay đại tiện ra máu có thể là nguyên nhân của viêm ruột hay viêm đại tràng gây ra. Tuy nhiên, khi gặp những dấu hiệu bất thường này, bạn cũng nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 nên làm gì?

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 nên làm gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Với người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 1, nên:

K bao tử giai đoạn đầu nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Một số trường hợp phát hiện bệnh sớm và kết hợp điều trị nên có thể sống thêm được nhiều năm nữa. Nhiều ca bị ung thư dạ dày khi được phát hiện sớm đã được chữa khỏi hoàn toàn. Cơ hội chữa trị thành công ung thư thư dạ dày giai đoạn đầu cao hơn so với giai đoạn muộn.

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với bệnh nhân ung thư dạ dày

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 1 như thế nào? Bệnh nhân K dạ dày nên chú ý chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, tăng đề kháng.

Người bệnh K dạ dày giai đoạn 1 nên ăn:

Thực phẩm giàu Protein (sữa, trứng và phomai).

Các loại ngũ cốc (như gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch,…).

Đậu phụ: chứa Isoflavone, kiềm chế HP, ngăn tế bào ác tính phát triển.

Các loại nấm: trong nấm có Vitamin, dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng.

Rau củ quả tươi.

Ăn thức ăn mềm, đồ ăn lỏng (như cháo, súp, sinh tố hoa quả,…).

Người bệnh K dạ dày giai đoạn 1 không nên ăn:

Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý với người bệnh K dạ dày vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giảm bớt được nguy cơ khối u ác tính phát triển mà còn hỗ trợ kéo dài thêm tuổi thọ cho người bệnh.

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 cần thực hiện nghiêm túc thực đơn ăn uống

Súc miệng trước khi ăn.

Bổ sung trái cây nhiều Vitamin C: cam, chanh, bưởi, quýt,…

Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày.

Không ăn nhiều thịt đỏ, hạn chế gia vị.

Tránh ăn nhiều đường.

Không ăn thức ăn cay, cứng, có góc cạnh,

Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, nặng mùi.

Uống 8-12 ly nước mỗi ngày, uống từng ngụm nhỏ.

Nên cho bệnh nhân ăn trước khi đói (cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn).

Tuân thủ nghiêm túc thực đơn cho bệnh nhân ung thư bao tử sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu, thay đổi khẩu vị khi điều trị. Một chế độ ăn uống phù hợp, đủ dinh dưỡng giúp tăng đề kháng, chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng khoa học.

Thói quen sinh hoạt có lợi với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 1

Thói quen thường nhật có lợi cho người bệnh K dạ dày giai đoạn 1 đã được nêu ra ở trên. Những hoạt động đó cần được duy trì thường xuyên, trong thời gian dài.

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 1 cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái và vui vẻ

Dành thời gian làm điều yêu thích, “sống như thể không có ngày mai”.

Dành nhiều thời gian để thư giãn, chăm sóc cây cảnh, nuôi cá,…

Mở lòng, chia sẻ với người thân, bạn bè giúp giải tỏa căng thẳng từ bệnh tật.

Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái và vui là rất quan trọng trong điều trị ung thư. Khi sức khỏe tinh thần bệnh nhân tốt thì hệ miễn dịch cũng khỏe mạnh hơn. Do đó, người bệnh luôn được các bác sĩ khuyến khích giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 1

Bệnh ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm; cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Tuy nhiên ở giai đoạn 1, các khối u phát triển đến lớp cơ của dạ dày và có thể lan tới 1-2 hạch bạch huyết lân cận; nhưng chưa di căn đến bất kì cơ quan ở xa nào. Chính vì vậy nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân sau 5 năm điều trị với tỷ lệ cao.

Một số biện pháp điều trị được áp dụng ở giai đoạn 1 là:

Phẫu thuật: Đây là phương pháp được chỉ định nhiều nhất cho bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn 1, khi mà khối u vẫn đang khu trú trong dạ dày, chưa lan ra bên ngoài thành dạ dày hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Bác sĩ sẽ cắt đi 1 phần dạ dày có khối u hoặc cắt toàn bộ dạ dày để loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể.

Xạ trị: Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn 1, trong trường hợp khối u ác tính có kích thước lớn, lan ra cả ngoài thành dạ dày thì phương pháp điều trị tốt nhất đó là kết hợp phẫu thuật cắt bỏ khối u và xạ trị.

Sử dụng kết hợp các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh: Bên cạnh phương pháp phẫu thuật và xạ trị thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh. Những sản phẩm này tuy không có tác dụng điều trị ung thư, tuy nhiên khi sử dụng sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Phòng và chữa trị ung thư dạ dày giai đoạn 1 vô cùng quan trọng. Bệnh K dạ dày có tiên lượng sống tương đối nếu được phát hiện và điều trị sớm. Khả năng sống thêm 5 năm cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 1 là 57-71%.

Dấu Hiệu Của Bệnh Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối

Rất ít bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Đa phần bệnh nhân đến gặp bác sĩ khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Lúc này việc điều trị sẽ rất khó khăn và tỷ lệ sống thêm cũng rất ít.

Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Bệnh ung thư dạ dày là ung thư bắt đầu trong dạ dày, các khối u ác tính có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày. Bệnh tiến triển thầm lặng qua nhiều giai đoạn, từ khi hình hình các tế bào tiền ung thư (trong viêm teo niêm mạc dạ dày) cho tới khi ung thư di căn sang các bộ phận khác.

Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối

– Tình trạng đau cấp hoặc mãn tính. Các cơn đau cấp tính thì thường khởi phát rất nhanh, đột ngột, đau dữ dội và các loại thuốc giảm đau thì trở nên “vô dụng”. Còn các cơn đau mãn tính di căn tới xương hoặc khối u quá lớn chèn ép vào dây thần kinh thì thường kéo dài, có thể dùng thuốc giảm đau và một số biện pháp khác để đối phó.

– Dạ dày bị đầy hơi do kích thích và khối u chèn ép, hay việc dùng thuốc chống ung thư, thuốc giảm đau,… có thể gây nên cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

– Táo bón hoặc tiêu chảy cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối phổ biến.

+ Tiêu chảy có thể do rối loạn chức năng tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột trong quá trình sử dụng thuốc, các biện pháp trị liệu điều trị ung thư dạ dày.

+ Táo bón có thể do dùng thuốc giảm đau mạnh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholin có thể gây liệt nhẹ đám rối thần kinh của ruột, sự suy yếu các cơ bụng và sàn chậu, uống ít nước, vận động ít,…

– Cũng không thể bỏ qua biểu hiện chán ăn, sút cân, thiếu máu ở giai đoạn này. Bệnh nhân lúc này thường suy sụp tinh thần, ăn ngủ kém, dẫn đến việc sút cân nhanh và thiếu máu trầm trọng.

Ngoài ra, ở thời điểm này, người bệnh còn có thể có biểu hiện nuốt nghẹn, đau bụng dưới, sốt, khô miệng, xuất huyết dạ dày,…

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống thường cao hơn nhờ phẫu thuật, ở giai đoạn cuối không thể phẫu thuật thì mục tiêu lúc này là kéo dài thời gian sống. Bệnh nhân có thể sống thêm 1, 2, 3 hay 5 năm phụ thuộc lớn vào phương pháp điều trị và tâm lý, sức khỏe người bệnh,… Nếu ung thư dạ dày không được điều trị thì tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm là 98%.