Top 7 # Hai Vì Sao Lạc Hai Vì Sao Lạc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Phim Vì Sao Dưới Trời / Vì Sao Lạc Lối

Phim Vì Sao Dưới Trời / Vì Sao Lạc Lối – Dao Lhong Fah (2019) có nội dung xoay quanh Anyamanee hay Namwan là cháu gái duy nhất của Malee, một phụ nữ cao cấp đã nhận nuôi Dom, một cậu bé mồ côi tốt bụng. Cô lớn lên với một gia đình tan vỡ vì cha cô không thể chịu đựng được người mẹ hống hách của mình và ông có một nhân tình ở bên ngoài. Và rồi cuối cùng thì bố mẹ cô cuối cùng cũng ly hôn. Namwan được mẹ dạy để ghét cha mình, và nghĩ rằng mọi người đàn ông đều ích kỷ. Cô cố gắng quyến rũ những người đàn ông đã có vợ để chứng minh những gì cô nghĩ là đúng trong phim Vì Sao Dưới Trời / Vì Sao Lạc Lối – Dao Lhong Fah (2019). Một người không thể chịu được cảnh hạnh phúc của mọi gia đình khác nên cô ấy phá hỏng nó cho đến khi cô ấy hài lòng mới thôi. Dom là người duy nhất bắt gặp cô vì họ quen nhau từ nhỏ, nên cô ghét anh.

Vì Sao Dưới Trời / Vì Sao Lạc Lối – Dao Lhong Fah (2019)

Phim Vì Sao Dưới Trời / Vì Sao Lạc Lối – Dao Lhong Fah (2019) có nội dung xoay quanh Anyamanee hay Namwan là cháu gái duy nhất của Malee, một phụ nữ cao cấp đã nhận nuôi Dom, một cậu bé mồ côi tốt bụng. Cô lớn lên với một gia đình tan vỡ vì cha cô không thể chịu đựng được người mẹ hống hách của mình và ông có một nhân tình ở bên ngoài. Và rồi cuối cùng thì bố mẹ cô cuối cùng cũng ly hôn. Namwan được mẹ dạy để ghét cha mình, và nghĩ rằng mọi người đàn ông đều ích kỷ. Cô cố gắng quyến rũ những người đàn ông đã có vợ để chứng minh những gì cô nghĩ là đúng trong phim Vì Sao Dưới Trời / Vì Sao Lạc Lối – Dao Lhong Fah (2019). Một người không thể chịu được cảnh hạnh phúc của mọi gia đình khác nên cô ấy phá hỏng nó cho đến khi cô ấy hài lòng mới thôi. Dom là người duy nhất bắt gặp cô vì họ quen nhau từ nhỏ, nên cô ghét anh.

7

Vì Sao Tháng Hai Có 28 Ngày

Ở Bulgaria, tháng Ba – tháng khởi đầu mùa xuân, được nhân cách hóa thành hình tượng Baba Marta (Bà già Tháng Ba), một người phụ nữ già nua, lưng gù, tính khí thất thường giống như thời tiết hay thay đổi trong tháng.

Marta sống với các anh trai ở trên núi. Hai anh của bà có cùng tên – Sechko. Chỉ có điều một người là Sechko Lớn (tháng Giêng), còn người kia là Sechko Nhỏ (tháng Hai). Marta hay cãi cọ với các anh trai vì họ thường xuyên uống trộm rượu của bà.

Từ trên ngọn núi cao nhất anh em Bà nhìn thấy và nghe thấy tất cả mọi thứ xảy ra trên mặt đất.

Truyền thuyết kể lại rằng từ thưở xa xưa, tháng Ba chỉ có vỏn vẹn 28 ngày, còn tháng Hai thì có 31 ngày. Hồi đó, trong một ngôi làng trên núi có một bà già ác khẩu sống cùng với hai con dê trắng.

Một năm, vào ngày cuối cùng của tháng Ba, ánh mặt trời chiếu sáng rực rỡ. Đó là một ngày đẹp trời, và bà lão quyết định lùa dê ra đồng cỏ từ sáng sớm (theo truyền thuyết Baba Marta chỉ thích gặp các cô gái trẻ đẹp nên những phụ nữ lớn tuổi thường tránh ra ngoài vào sáng sớm để khỏi làm Bà tức giận).

Bà lão đưa dê ra chăn thả ở trên núi – vừa để sưởi nắng, vừa để thưởng thức cỏ ​​tươi. Nhưng bà không cưỡng lại được miệng lưỡi cay độc và bật ra lời chế giễu: ” Baba Marta, hãy biến đi, tháng của bà đã kết thúc rồi. Bà chẳng làm gì được tôi cả, tôi đưa dê ra đồng cỏ đây”.

“Nào, – Baba Marta nói – bây giờ chúng ta hãy xem ai là người được cười cuối cùng!” Rồi bà bắt đầu nổi gió bão, vừa nguyền rủa vừa điên cuồng lao qua núi, cuốn theo các cơn gió băng và các trận bão tuyết. Suốt ba ngày ba đêm, bà trút cơn giận dữ. Còn người phụ nữ đứng tuổi ở trên sườn núi trống trải lạnh rùng mình và run rẩy cho đến khi trái tim bà trở nên tê liệt, máu bị đóng băng lại và bà bị biến thành đá.

Những người dân trong làng lo lắng không biết điều gì đã xảy ra với người phụ nữ già trong cơn bão tuyết khủng khiếp như vậy, và ngay sau khi thời tiết khá lên họ liền đi lên đồng cỏ trên núi để tìm kiếm bà. Ở đó, họ tìm thấy bà lão đã biến thành đá, và từ bên dưới tảng đá một dòng suối chảy ra. Mặc dù mọi người dân làng đều rất khát sau khi leo trèo một đoạn đường dài, nhưng họ không thể nào cúi xuống và uống nước dưới suối được bởi vì nó khiến họ cười rũ rượi!

Tảng đá “Bà lão – Babata” nổi tiếng tại thành phố Prilep, Bulgaria

Như thế Baba Marta đã trút cơn giận lên người phụ nữ già. Và đó là lý do tại sao từ đó, tháng Ba có 31 ngày, còn tháng Hai chỉ có 28 ngày.

Ba ngày cuối cùng của tháng Ba được gọi là “ngày vay mượn” và mọi người không ai ra đồng làm việc trong những ngày này.

Vì sao tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày?

Tháng trong lịch dương được phân thành tháng đủ và tháng thiếu. Tháng đủ là 31 ngày, tháng thiếu là 30 ngày. Nhưng duy nhất tháng 2 là chỉ có 28 ngày, có năm lại có 29 ngày, tại sao lại như vậy?

Đó là câu chuyện bắt nguồn từ năm 46 trước Công nguyên. Thống soái La Mã Julius César, sau khi định ra lịch dương quy định ban đầu là mỗi năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ, có 31 ngày, còn tháng thiếu là tháng chẵn, có 30 ngày. Tháng 2 là tháng chẵn, sẽ có 30 ngày. Nhưng nếu tính như vậy thì một năm không phải có 365 ngày nữa mà sẽ là 366 ngày. Do đó, phải tìm cách bớt đi một ngày trong một năm. Vậy tháng nào sẽ bị bớt đi một ngày?

Tháng 2 không may mắn

Lúc đó, theo tập tục của La Mã, tháng 2 là tháng mà những phạm nhân bị xử tử hình sẽ bị hành hình. Vì vậy, người ta cho rằng đó là tháng không may mắn và làm cho tháng đó ngắn đi bằng cách bớt đi một ngày. Và thế là theo lịch của Julius, tháng 2 chỉ còn lại 29 ngày.

Sau khi Augustus kế tục Julius César lên ngôi Hoàng đế La Mã, Augustus phát hiện ra Julius César sinh vào tháng 7, tháng 7 lại là tháng đủ, có 31 ngày, trong khi ông lại sinh vào tháng 8 – tháng luôn là tháng thiếu, chỉ có 30 ngày. Để chứng tỏ quyền lực không thua kém người tiền nhiệm của mình, Augustus đã quyết định sửa tháng 8 thành tháng 31 ngày. Đồng thời, ông cũng sửa lại số ngày trong các tháng khác của nửa năm sau. Tháng 9 và tháng 11 ban đầu là tháng đủ thì sửa thành tháng thiếu. Tháng 10 và tháng 12 ban đầu là tháng thiếu sửa thành tháng đủ. Như vậy là số ngày trong một năm lại nhiều thêm một. Làm thế nào đây? Augustus quyết định: Lại lấy bớt đi một ngày trong tháng 2 không may mắn nữa. Thế là tháng 2 chỉ còn 28 ngày.

Hơn 2000 năm trở lại đây, sở dĩ chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng lịch này vì đó là một thói quen. Những người nghiên cứu lịch trên thế giới đã đưa ra rất nhiều phương án cải tiến cách làm lịch nhằm làm cho lịch trở nên hợp lý hơn, tuy nhiên, cho đến giờ phút này vẫn chưa có sự thay đổi nào và chúng ta vẫn sử dụng lịch Julius César.

Ngày xửa ngày xưa, cực kỳ xưa! Sau khi tính được số ngày cụ thể trong một năm (khoảng 365 ngày), người La mã liền nghĩ cách chia số ngày ấy ra thành 12 tháng. Chia đi chia lại vẫn cứ thấy nó bị thừa, vì thế vua La mã khi ấy mới quyết định chọn các tháng lẻ trong năm là tháng có 31 ngày, các tháng chẵn còn lại sẽ có 30 ngày, tất cả theo quy luật cứ một tháng “đủ” (31 ngày) lại có một tháng “thiếu” (30 ngày). Quy định xong, vua vẫn thấy có gì đó chưa ổn, bởi một năm thường thì chỉ có 365 ngày, nhưng nếu áp dụng theo cách phân chia như đã nêu, thì 01 năm sẽ có 366 ngày. Phải làm sao để có được sự thống nhất về lịch mà không gây xáo trộn trong nhân dân được đây!

– Tại sao không bớt số ngày của tháng nào đó có 31 ngày mà lại bớt tháng chỉ có 30 ngày?

– Muôn tâu! Sau khi đón tết (dương lịch) các tử tù sẽ bị đem ra chém vào tháng hai. So với các tháng còn lại trong năm thì tháng hai là tháng đau buồn nhất đối với tất cả mọi người. Chính vì thế thần mới mạo muội đề nghị Hoàng thượng bớt của “tháng đau buồn” đi một ngày là vậy!

Không biết cách tính ngày và tháng được áp dụng trong bao lâu, chỉ biết rằng vua La mã khi ấy đã già lắm rồi mà vẫn chưa có người để nối dõi. Đang trong cơn buồn phiền thì đùng một cái, tháng tám năm ấy Hoàng hậu bỗng sinh hạ được một vị Hoàng tử. Khỏi phải nói vua quan và dân chúng mừng vui đến mức nào. Vua liền cho tổ chức yến tiệc chào đón sự ra đời của Hoàng tử suốt cả những ngày còn lại của tháng tám.

Nhưng niềm vui của vua và mọi người có vẻ không được như ý. Dù đang vui là thế, nhưng theo quy định của vua, tháng tám vốn chỉ có 30 ngày. Nếu muốn kéo dài ngày vui của tháng tám ra thì bắt buộc phải lấy bớt một ngày của tháng nào đó trong năm.

Đang phân vân thì có ai đó đề xuất: Dù chỉ còn 29 ngày, nhưng chừng ấy thôi cũng quá đủ để mọi người đau khổ rồi! Hãy bớt đi của tháng hai 01 ngày để đưa vào tháng tám. Câu nói quá hay và có lý, chẳng ai bảo ai, tất cả đều lấy bớt của tháng hai đi 01 ngày. Kể từ đó tháng hai chỉ còn 28 ngày, trong khi tháng tám – tháng vui vẻ lại có 31 ngày là vậy.

Để phù hợp với quy định cứ một tháng “đủ” thì lại phải có một tháng “thiếu” mà đức vua đã ban, trong khi tháng tám từ “thiếu” nay đã trở thành “đủ”, nên người La mã khi ấy lại hoán đổi các tháng còn lại trong năm thành một quy luật mà đến bây giờ người ta vẫn đang còn áp dụng: Tất cả các tháng chẵn (8,10,12) đều “đủ”, trong khi các tháng lẻ (9,11) còn lại trong năm đều “thiếu” là vì thế.

5 Lý Do Vì Sao Nên Học Cùng Lúc Hai Ngoại Ngữ

Bài viết được đăng lại từ blog đầu tay của Anh Phan

“Biết hai ngoại ngữ trở lên là một lợi thế”. Câu nói này thường xuyên xuất hiện ở các bản tin tuyển dụng cho các công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc có yếu tố giao thương với nước ngoài. Vậy thì Vì Sao Nên Học Cùng Lúc Hai Ngoại Ngữ ?.

Mình không muốn dẫn đề là một câu nói khá thực dụng nhưng “Học ngành gì làm nghề gì” cũng giống như “Trồng cây gì nuôi con gì” thôi các bạn ạ. Học ngoại ngữ là một quá trình khá khó khăn đối với mỗi chúng ta. Có rất nhiều yếu tố khiến người Việt chọn học các ngoại ngữ khác nhau. Trong số đó có 5 yếu tố cho thấy vì sao việc học cùng lúc hai ngoại ngữ là điều cần thiết cho giới trẻ hiện nay.

Nhu Cầu Cá Nhân Trong Việc Học Ngoại Ngữ

Nếu nói về nhu cầu học ngoại ngữ đa phần tập trung vào các mục tiêu cá nhân như du học, du lịch, làm việc và định cư tại nước ngoài, tìm hiểu văn hóa nước bạn, làm việc trong các tổ chức, tập đoàn nước ngoài, tổ chức quốc tế v…v. Một trong những yếu tố và cũng là động lực cho nhiều người chọn học các ngoại ngữ khác nhau đó chính là mục đích kinh tế. Vì suy cho cùng kinh tế tài chính vững chãi thì mới có thể suy nghĩ tới những việc và những lịch trình khác nhau. Chọn học cùng lúc hai ngoại ngữ không còn là yêu cầu bắt buộc với sinh viên các chuyên ngành ngôn ngữ nữa. Mà theo thời gian thì tất cả mọi người Việt sẽ tiến hành đi theo xu thế này.

Cho dù bạn là ai, làm nghề gì, việc biết thêm một ngoại ngữ sẽ tạo ra cho bạn nhiều cơ hội mà bạn có thể chưa hề nghĩ đến. Nói như vậy không có nghĩa là người biết ngoại ngữ thì chỉ dựa vào đó và kiếm tiền được nha. Cũng giống như nhiều chuyên ngành khác vậy, biết và hiểu nhiều điều luôn là cái quan trọng và tiến trình làm việc cần rất nhiều kỹ năng. Nếu bạn đang đi làm bạn sẽ rất hiểu điều này.

Kinh nghiệm cho thấy mục tiêu cá nhân trong việc học ngoại ngữ chiếm tới 95% tỷ lệ người học với mục đích chính là “tạo dựng kỹ năng cho bản thân, phát triển khả năng ngoại ngữ, làm việc tốt hơn, đáp ứng nhu cầu (dịch vụ, du lịch, giao thương,v..v.)

Tính Khả Dụng Của Ngoại Ngữ Mà Bạn Đang Học

Còn nhớ những năm 1980-2000 vẫn còn có người học tiếng Nga, tiếng Pháp. Nhưng những người học tiếng Nga và tiếng Pháp những năm sau đó đều phải chuyển qua học các chuyên ngành khác, một bộ phận đi du học ở Nga và định cư luôn ở đó.

Trước đây vì sao tiếng Pháp và tiếng Nga lại được ưa chuộng?

-Trước khi giải phóng nước ta thuộc thống trị của thực dân mà ở đây là Pháp cho nên tiếng Pháp đã từng một thời được giảng dạy ở các trường Đại học trên cả nước

– Song song là tiếng Nga thời đó tiếng Nga còn rất thịnh và mình còn được nghe kể về đi du học Nga, v…v

Nhưng sau đó khi cải cách mở cửa đổi mới, tiếng Anh bắt đầu thịnh hành và trong những năm 2012, 2013, 2014 hàng loạt các TT Anh Ngữ ra đời từ đó làm cho phong trào học tiếng Anh của người Việt dâng cao. Sau nhiều năm cố gắng và sự đóng góp của nhiều yếu tố nội lực và ngoại lực vào Việt Nam, trình độ tiếng Anh của người Việt ngày càng khá lên.

Tuy nhiên thật khó mà biết được 5 năm sau người Việt lại sẽ đua nhau học ngoại ngữ nào đây? Anh, Trung, Nhật, Hàn? Nếu nhìn vào thế mạnh đầu tư của các công ty Trung Quốc và Nhật Bản thì hai thứ tiếng này sẽ là thịnh hành trong các năm tới. Không cần xem 12 con giáp cũng biết được tại sao nó thịnh hành rồi. Vậy thì theo khả năng đó, bạn nên chọn Tiếng Anh làm nền tảng sau đó chọn một trong các tiếng Trung, Nhật, Hàn để học nha, sẽ rất cần thiết vì nhu cầu cho công việc do đó tính khả dụng của các ngôn ngữ này rất cao.

Niềm Yêu Thích Khám Phá Văn Hóa Nước Bạn

Có rất nhiều người đã thành công với ngoại ngữ mà động lực duy nhất là “yêu” hay phải lòng một anh chàng hay cô nàng khác xứ. Động lực này còn gọi là “Nội động lực để học ngoại ngữ một cách tốt nhất”. Bởi vì ngoài những động lực như kiếm việc, tăng lương hay du học thì niềm yêu thích được hiểu biết thêm về ngôn ngữ và văn hóa của nước khác là một trong những yếu tố làm cho việc học ngoại ngữ diễn ra một cách tự nhiên hơn, ít dựa dẫm vào sách vở và cứng nhắc trong giao tiếp. Nếu đạt đến mức độ đó thì việc học của các bạn sẽ diễn ra mà ít gặp khó khăn hơn chỉ vì bạn thấy đó là niềm yêu thích thực sự và mục đích cũng rất rõ ràng và đương nhiên luôn có sự trợ giúp của native speaker vì họ luôn ở bên bạn.

Tính Toàn Cầu Hóa Và Xu Thế Của Ngôn Ngữ (Được Chọn Làm Ngôn Ngữ Quốc Tế)

Toàn cầu hóa “Globalization” là một định nghĩa thường được nhắc đến thường xuyên trong những năm gần đây. Cùng với sự phát triển của internet và sự kết nối thông qua các mạng xã hội, quá trình toàn cầu hóa đang trong tiến trình của nó.

Một vấn đề của toàn cầu hóa là chọn riêng một ngôn ngữ để làm ngôn ngữ quốc tế mà không ngôn ngữ nào khác là tiếng Anh. Bạn có biết Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ có số lượng người nói nhiều nhất trên thế giới mà vị trí đó thuộc về Tiếng Trung.

Tất nhiên đây cũng là một điều dễ hiểu vì dân số Trung Quốc đông nhất thế giới chưa tính đến các quốc gia tập trung người hoa sinh sống như Singapore, Malaysia, Tây Tạng, Mông Cổ, Đài Loan v..v. Nhưng tiếng Anh sẽ luôn là international language (ngôn ngữ quy ước chung cho quốc tế) và điều này sẽ không thay đổi.

Qua đây ta thấy nếu thông thạo cả hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Trung bạn là người có khả năng nói chuyện với hơn 2/3 dân số thế giới rồi đó. Thấy việc học ngoại ngữ có kỳ diệu không nào?

Ngoại Ngữ Với Những Nét Tương Đồng (Sẽ dễ học hơn)

Người Việt rất có lợi thể học ngoại ngữ Tiếng Anh cũng như tiếng Trung. Vì sao vậy?

Về tiếng Anh, so với người Trung Quốc, Hàn Quốc, hay Nhật Bản, tiếng Anh dùng bảng chữ cái hệ la tinh có phần giống với tiếng Việt nên việc nhận diện mặt chữ rất quan trọng. Đối với người Trung, Nhật, Hàn họ sẽ gặp khó khăn hơn khi lần đầu tiếp xúc với tiếng Anh vì ngôn ngữ của họ có phần tượng hình do đó rất có thể họ sẽ phải đổ nhiều thời gian hơn trong việc làm quen với tiếng Anh. (Tuy nhiên mình không hiểu tại sao họ lại học nhanh hơn người Việt nha)

Về tiếng Trung xin được có ý kiến, từ trong lịch sử chúng ta biết tiếng Việt có chữ nôm, chữ Hán mà đa phần là vay mượn từ tiếng Hán. Tiếng Hán là một phần gắn liền với tiếng Trung. Do đó việc người Việt học tiếng Trung (đặc biệt là học khẩu ngữ khá dễ).

Một điều nữa là Tiếng Trung chữ viết rất khó để hoàn toàn ghi nhớ như tiếng Anh, do vậy trình độ nói đạt đến mức lưu loát và đủ giao thiệp trong công việc đã là một thành công.

Nói chung về vấn đề học cùng lúc hai ngoại ngữ thường đem lại cho người học các lợi thế riêng cho bản thân và hơn nữa những tấm gương học nhiều và thành thạo hai ngoại ngữ trở lên thường cổ vũ tinh thần cho những người đang gặp khó khăn trong hành trình học ngoại ngữ của họ.

Vì Sao Iran Và Ả Rập Saudi Là Hai Kình Địch Ở Trung Đông?

Ả Rập Saudi và Iran là hai quốc gia láng giềng Trung Đông, ngăn cách nhau bởi vịnh Ba Tư và luôn trong tình trạng đối đầu không có dấu hiệu chấm dứt.

Giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei và thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman.

Theo BBC, cả hai quốc gia đều có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Ả Rập Saudi là cái nôi của thế giới Hồi giáo, là nơi sinh ra nhà tiên tri Mohammed. Trong khi đó, Iran là xưa kia là xứ sở Ba Tư hùng mạnh bậc nhất.

Mâu thuẫn giữa Ả Rập Saudi và Iran

Ả Rập Saudi và Iran trở thành đối thủ vì cả hai đều muốn tranh giành tầm ảnh hưởng ở vùng đất giàu dầu mỏ bậc nhất thế giới. Thổi bùng lên căng thẳng là vấn đề mâu thuẫn tôn giáo.

Hai nước tồn tại hai dòng người Hồi giáo chính là Hồi giáo dòng Shia ở Iran và Hồi giáo dòng Sunni ở Ả Rập Saudi. Mở rộng ra toàn khu vực, các quốc gia theo dòng Hồi giáo nào sẽ có xu hướng trông cậy tương ứng vào Iran hoặc Ả Rập Saudi.

Ban đầu, Ả Rập Saudi thống trị thế giới Hồi giáo, là cái nôi của đạo Hồi. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi Cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979 biến quốc gia này trở thành nhà nước Hồi giáo và đem tư tưởng Hồi giáo dòng Shia đến những nơi khác trên thế giới.

Tỷ lệ người Hồi giáo dòng Sunni ở Trung Đông.

Năm 2003, cuộc xâm lược Iraq của Mỹ đã lật đổ chế độ Saddam Hussein, người theo Hồi giáo dòng Sunni và từ lâu là đối thủ của Iran. Điều này giúp Iran càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn, biến Iraq từ kẻ thù thành đồng minh.

Năm 2011, cách mạng nổ ra liên tiếp ở các nước Ả Rập. Iran và Ả Rập Saudi tận dụng cơ hội này để mở rộng tầm ảnh hưởng, đặc biệt là ở Syria, Bahrain và Yemen.

Mọi chuyện tồi tệ đến mức nào?

Căng thẳng ngày càng nóng lên vì Iran có xu hướng chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh quyền lực trong khu vực, trong khi Ả Rập Saudi sa lầy ở Yemen.

Ở Syria, Iran và Nga công khai hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi Ả Rập Saudi ngầm bơm tiền cho phe nổi dậy.

Kể từ khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman (MBS) càng hành động quyết liệt hơn để kiềm chế Iran. Thái tử MBS phát động chiến tranh ở Yemen chống phiến quân Houthi, nhưng sau 4 năm, mọi chuyện vẫn không có chiều hướng tốt đẹp.

Iran luôn phủ nhận việc hỗ trợ phiến quân Houthi, nhưng các chuyên gia của Liên Hợp Quốc nói có bằng chứng Houthi được Iran hỗ trợ cả về công nghệ và vũ khí.

Tỷ lệ người Hồi giáo dòng Shia ở Trung Đông.

Ở Liban, đồng minh của Iran là phong trào Hezbollah. Thủ tướng Liban Saad Hariri từng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của Ả Rập Saudi khi không thể kiểm soát được sự trỗi dậy của Hezbollah.

Israel và Ả Rập Saudi là hai quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ và các cường quốc ký với Iran.

Ở Trung Đông, đồng minh của Ả Rập Saudi bao gồm Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Jordan, Bahrain. Đồng minh của Iran bao gồm Syria, Iraq (dưới thời chính phủ Hồi giáo dòng Shia) và lực lượng Hezbollah.

Chiến tranh Lạnh phiên bản Trung Đông

Iran và Ả Rập Saudi đặc biệt ghét nhau nhưng chưa từng phát động một cuộc chiến trực tiếp. Hai nước chỉ hỗ trợ các lực lượng thứ ba chiến đấu để tranh giành tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Ở vùng biển chiến lược Vùng vịnh, Iran chiếm ưu thế khi không ngừng bắt giữ các tàu chở dầu, giám sát hoạt động xuất khẩu dầu thô từ Ả Rập Saudi.

Đồng minh của Iran và Ả Rập Saudi trong khu vực.

Xét về thực lực, Iran có 563.000 quân chính quy, trong khi Ả Rập Saudi chỉ có 251.500 binh sĩ. Iran có tới hơn 1.500 xe tăng, 6.800 khẩu pháo, trong khi con số này của Ả Rập Saudi lần lượt chỉ là 900 và 761.

Về năng lực không quân, Iran hiện có 336 máy bay, nhưng hầu hết đều đã lỗi thời, không được nâng cấp, thay mới do lệnh cấm vận của Mỹ. Ả Rập Saudi có 338 máy bay và đều là các phi đội hiện đại. Nguồn thu dầu mỏ khổng lồ giúp Ả Rập Saudi “hứng lên” là đặt mua hàng chục chiến đấu cơ Mỹ.

Cả hai nước đều không chú trọng hải quân. Iran chỉ có các xuồng cao tốc, 21 tàu ngầm cỡ nhỏ, không có tàu khu trục. Ả Rập Saudi không có tàu ngầm và có 7 tàu khu trục.