Top 3 # Lịch Sử Là Gì Vì Sao Phải Học Lịch Sử Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Lại Học Lịch Sử?

Peter N. Stearns

Con người sống trong hiện tại, họ có kế hoạch và lo lắng về tương lai. Tuy nhiên, lịch sử lại nghiên cứu quá khứ. Với tất cả áp lực từ nhu cầu của việc sống trong hiện tại và dự đoán những gì sắp đến, tại sao lại bận tâm với những gì đã xảy ra? Với tất cả các ngành kiến thức ưa thích và sẵn có, tại sao lại duy trì – như hầu hết các chương trình giáo dục của Mỹ – khá nhiều bài học lịch sử? Và tại sao khuyến khích nhiều sinh viên nghiên cứu lịch sử hơn mức họ được yêu cầu?

Các nhà sử học không thực hiện cấy ghép tim, cải thiện thiết kế đường cao tốc, hoặc bắt giữ tội phạm. Trong một xã hội hy vọng giáo dục phục vụ mục đích hữu ích, các chức năng của lịch sử có vẻ khó xác định hơn so với ngành kỹ thuật hoặc y dược. Thực tế lịch sử rất hữu ích, thậm chí không thể thiếu, nhưng các kết quả của nghiên cứu lịch sử ít hữu hình hơn, đôi khi ít thức thời hơn so với những kết quả xuất phát từ một số ngành khác.

Nguồn ảnh: Unsplash

Lịch sử giúp chúng ta hiểu con người và xã hội

Đầu tiên, lịch sử cung cấp một kho thông tin về cách con người và xã hội hành xử. Tìm hiểu về hoạt động của con người và xã hội khá khó khăn, mặc dù một số lĩnh vực đang cố gắng. Một sự phụ thuộc hoàn toàn vào dữ liệu hiện tại vô tình làm yếu đi các kết quả. Làm thế nào chúng ta có thể đánh giá chiến tranh nếu các quốc gia đang hòa bình trừ khi chúng ta sử dụng tài liệu lịch sử? Làm sao chúng ta có thể hiểu về các vĩ nhân, ảnh hưởng của đổi mới công nghệ, hoặc vai trò của niềm tin trong việc định hình cuộc sống gia đình, nếu chúng ta không sử dụng những gì chúng ta biết trong quá khứ? Một số nhà xã hội học cố gắng để xây dựng quy luật hoặc các lý thuyết về hành vi của con người. Nhưng ngay cả việc đó cũng phụ thuộc vào thông tin lịch sử, ngoại trừ trong một vài trường hợp, thường là nhân tạo trong đó các thí nghiệm được đưa ra để đánh giá cách con người hành xử. Các khía cạnh quan trọng của hoạt động của một xã hội, như bầu cử đại chúng, các hoạt động truyền giáo, hoặc các liên minh quân sự, không thể được thiết lập thành các thí nghiệm chính xác. Kết quả là, lịch sử phải đóng vai trò như các phòng nghiên cứu, dù không hoàn hảo, và dữ liệu từ quá khứ trở thành bằng chứng quan trọng nhất của chúng ta trong việc tìm kiếm lý do tại sao loài người phức tạp chúng ta lại cư xử như vậy trong các thiết lập xã hội. Điều này, về cơ bản, là lý do tại sao chúng ta không thể tránh xa lịch sử: nó cung cấp căn cứ chứng thực cho việc quan sát và phân tích các xã hội hoạt động như thế nào, và mọi người cần phải có một hiểu biết về xã hội vận hành để sống cho phù hợp. 

Nguồn ảnh: Unsplash

Lịch sử giúp chúng ta hiểu sự thay đổi và xã hội chúng ta sống sẽ diễn tiến như thế nào.

Tầm quan trọng của lịch sử trong cuộc sống của con người

Hai lý do căn bản để học lịch sử là: tính chân thực và sự quan trọng của lịch sử trong cuộc sống của mỗi người. Lịch sử được kể hay và đúng thì rất thú vị. Với nhiều sử gia nổi tiếng được nhiều độc giả biết đến, họ biết tầm quan trọng của bài viết hay và sâu sắc cũng quan trọng như tính chính xác. Tiểu sử các danh nhân hay lịch sử quân sự thường hấp dẫn một phần bởi những câu chuyện được kể lại. Lịch sử cũng như văn hóa, nghệ thuật phục vụ một mục đích thực tế không chỉ trên cơ sở thẩm mỹ mà còn là mức độ hiểu biết của con người. Những câu chuyện hay là những câu chuyện khám phá cuộc sống thực của con người và xã hội đã như thế nào, và chúng gợi lên suy nghĩ về những con người ở những nơi và thời khác. Những giá trị thẩm mỹ và nhân văn khiến con người nỗ lực tái tạo quá khứ xa xôi, không còn tồn tại ngày nay. Khám phá những gì mà nhà sử học đôi lúc gọi là “quá khứ của quá khứ” – cách mà những người xưa đã sống – cho ta thấy ý thức về cái đẹp và niềm vui, và sau cùng là một góc nhìn khác về cuộc sống và xã hội loài người. 

Lịch sử góp phần cho sự hiểu biết luân lý

Lịch sử cũng cung cấp chất liệu cho việc chiêm nghiệm luân lý đạo đức. Nghiên cứu những câu chuyện cá nhân hay các tình huống trong quá khứ còn cho phép sinh viên ngành lịch sử kiểm tra ý thức đạo đức bản thân, nhằm trau dồi nó để đối mặt với những tình huống thực tế phức tạp. Con người không chỉ đối mặt với những nghịch cảnh như trong tiểu thuyết mà cả trong thực tế, và những tình huống lịch sử có thể đưa ra gợi ý. “Lịch sử dạy ta bằng ví dụ” là một cụm từ để mô tả việc này, những nghiên cứu lịch sử không chỉ chứng nhận các vĩ nhân, những người đã hóa giải được các tình huống đạo đức khó xử, và cũng như nhiều người dân bình thường, những người cho ta bài học về tính can đảm, sự cần cù, hoặc phản kháng có tính xây dựng.

Lịch sử giúp cung cấp bản sắc

Lịch sử cũng giúp cung cấp bản sắc, và điều này không nghi ngờ gì là một trong những lý do mọi quốc gia khuyến khích dạy nó trong lớp học. Dữ liệu lịch sử bao gồm bằng chứng về cách gia đình, nhóm, tổ chức và toàn thể quốc gia được hình thành và cách họ đã phát triển trong khi vẫn giữ được sự gắn kết. Đối với nhiều người Mỹ, việc nghiên cứu phả của chính họ là cách sử dụng lịch sử rõ ràng nhất, vì nó cung cấp thông tin về gia đình và (ở mức độ phức tạp hơn một chút) là cơ sở để hiểu cách gia đình tương tác với thời đại lịch sử của mình. Bản sắc gia đình được thiết lập và xác nhận. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và các đơn vị xã hội, chẳng hạn như các nhóm sắc tộc ở Hoa Kỳ, sử dụng lịch sử cho để nhận dạng bản sắc cho mình. Chỉ dựa trên thực tế hiện tại, khó có khả năng hình thành một bản sắc dựa trên những quá khứ phong phú sẵn có. Và tất nhiên các quốc gia sử dụng bản sắc lịch sử của họ – và đôi khi lạm dụng nó. Lịch sử kể các câu chuyện đất nước, nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt mà đất nước trải qua, giúp thúc đẩy sự hiểu biết về các giá trị quốc gia và cam kết lòng trung thành với tổ quốc.

Học lịch sử là cần thiết để thành người công dân tốt

Những kỹ năng nào một người học lịch sử cần có?

Một sinh viên được đào tạo tốt về lịch sử, đã được dạy cách làm việc với các tài liệu từ quá khứ và các dẫn chứng lịch sử, sẽ học cách nghiên cứu như thế nào? Danh sách này có liệt kê được, nhưng nó chứa nhiều điểm trùng lắp.

Khả năng đánh giá bằng chứng.

Nghiên cứu lịch sử tích lũy kinh nghiệm trong việc xử lý và đánh giá các loại bằng chứng khác nhau – các loại bằng chứng sử dụng trong việc định hình những hình ảnh chính xác nhất của quá khứ mà họ có thể. Học cách diễn giải các phát biểu của các nhà lãnh đạo trong quá khứ – là một loại bằng chứng – giúp hình thành khả năng phân biệt giữa sự khách quan và sự ích trong các phát biểu của các nhà lãnh đạo chính trị ngày nay. Học cách kết hợp các loại bằng chứng khác nhau – báo cáo công khai, hồ sơ cá nhân, dữ liệu số, tài liệu hình ảnh – phát triển khả năng đưa ra lập luận mạch lạc dựa trên nhiều loại dữ liệu khác nhau. Kỹ năng này cũng có thể áp dụng với thông tin gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Khả năng đánh giá những giải thích mâu thuẫn. 

Học lịch sử có nghĩa là đạt được một số kỹ năng trong phân loại những giải thích đa dạng và thường xuyên mâu thuẫn. Hiểu được cách xã hội vận hành – mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu lịch sử – vốn dĩ là khó chính xác, và cũng đúng với những hiểu biết những gì đang xảy ra ngày nay. Học cách xác định và đánh giá những giải thích mâu thuẫn là một kỹ năng công dân cần thiết mà lịch sử, như một phòng thí nghiệm thường xuyên về kinh nghiệm của con người, cho ta học hỏi. Đây là một lĩnh vực mà những lợi ích đầy đủ của nghiên cứu lịch sử đôi khi xung đột với việc sử dụng quá khứ để xây dựng bản sắc một cách hạn hẹp. Có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các tình huống trong quá khứ giúp trang bị tư duy phản biện xây dựng với những tuyên bố đảng phái về vinh quang của bản sắc dân tộc hoặc nhóm người. Các nghiên cứu về lịch sử trong không có ý nghĩa làm xói mòn lòng trung thành hay cam kết, nhưng nó khuyến khích cầu đánh giá các lập luận, và nó cung cấp cơ hội để tham gia vào tranh luận và làm rõ quan điểm.

Kinh nghiệm trong việc đánh giá thay đổi trong quá khứ.

Kinh nghiệm trong việc đánh giá các thay đổi trong quá khứ là rất quan trọng để hiểu sự thay đổi trong xã hội ngày nay – đó là một kỹ năng thiết yếu trong cái chung ta hay gọi là “thế giới luôn thay đổi” của chúng ta. Phân tích sự thay đổi có nghĩa là phát triển một số khả năng để xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của sự thay đổi, một số thay đổi căn bản hơn so với những thay đổi khác. So sánh những sự thay đổi cụ thể với các ví dụ từ quá khứ giúp sinh viên lịch sử phát triển khả năng này. Khả năng xác định tính liên tục luôn đi cùng ngay cả những thay đổi mạnh mẽ nhất cũng đến từ việc nghiên cứu lịch sử, cũng như kỹ năng xác định nguyên nhân có thể gây ra thay đổi. Học lịch sử giúp một chúng ta tìm ra, ví dụ, liệu một yếu tố chính – chẳng hạn như đổi mới công nghệ hoặc một số chính sách mới có chủ ý – có tạo ra thay đổi hay không, trong nhiều trường hợp, thực tế là nhiều yếu tố kết hợp là nguyên nhân tạo ra thay đổi.

Tóm lại, nghiên cứu lịch sử là rất quan trọng để thúc đẩy tiến bộ ở công dân. Nó cung cấp thông tin cơ bản về nền tảng của các thể chế chính trị và về các giá trị và vấn đề ảnh hưởng đến văn mình xã hội của chúng ta. Nó cũng góp phần vào khả năng của chúng ta sử dụng các bằng chứng, đánh giá các giải thích, và phân tích sự thay đổi và tính liên tục. Không ai có thể hoàn toàn đối phó với hiện tại như nhà sử học đề cập về quá khứ – chúng ta thiếu góc nhìn để làm điều này, nhưng chúng ta có thể tiến bộ theo hướng này bằng cách áp dụng các bài học từ lịch sử, và chúng ta sẽ sống như những công dân tốt hơn.

Lịch sử hữu ích cho thế giới công việc

Nghiên cứu lịch sử không nghi ngờ gì nữa là một vốn quý cho những công việc và nghề nghiệp khác nhau, mặc dù nó không hẳn, đối với hầu hết sinh viên, dẫn trực tiếp đến một công việc cụ, cũng như một số lĩnh vực kỹ thuật. Nhưng lịch sử đặc biệt chuẩn bị cho người học trên một đoạn đường dài trong sự nghiệp của họ, phẩm chất giúp họ thích nghi và tiến bộ vượt qua giai đoạn đầu sự nghiệp. Không phủ nhận trong xã hội chúng ta, nhiều người trăn trở cho việc học lịch sử. Trước nền kinh tế luôn thay đổi, mối bận tâm về công việc tương lai đều có trên nhiều lĩnh vực. Đào tạo lịch sử không trực tiếp giải quyết điều này, tuy nhiên, lịch sử có thể ứng dụng trực tiếp trong nhiều ngành nghề và rõ ràng lịch sử đã, đang và sẽ giúp rất nhiều cho công việc của chúng ta.

Tại sao học lịch sử?

Vì Sao Giá Vàng Liên Tục Lập Đỉnh Lịch Sử?

Mổ xẻ đà tăng giá này, ông Trần Thanh Hải – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng có thể khái quát bằng ba nguyên nhân chính.

Đầu tiên, việc giá vàng thế giới và trong nước lần lượt kiểm định các ngưỡng cản tâm lý 1.788 USD và 49,9 triệu đồng tạo bàn đạp cho xu hướng đi lên. Tiếp đến, vàng cũng trở thành tài sản trú ẩn khả dĩ và an toàn bậc nhất lúc thị trường chứng khoán trong nước có dấu hiệu điều chỉnh, trong khi rủi ro bất động sản rõ nét. Cuối cùng, thông điệp sắp chiến thắng Covid-19 được Tổng thống Donald Trump đưa ra cuối tuần trước trong bối cảnh ca nhiễm mới cao kỷ lục cũng là tác nhân khiến thị trường hoang mang, đẩy giá vọt lên.

Đồng quan điểm, ông Phan Dũng Khánh – Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam cho rằng tiền gửi ngân hàng giảm mạnh và thanh khoản chứng khoán thấp nhất trong hai năm qua đang thúc giục nhà đầu tư cá nhân tìm đến những kênh đầu tư hấp dẫn khác.

Bản chất của việc lập đỉnh lịch sử lần này, theo các chuyên gia, tương đối khác với tháng 10/2011 – khi giá vàng chạm mốc 49,5 triệu đồng một lượng. Giá vàng thế giới thời điểm ấy ở mức 1.900 USD một ounce, nếu quy đổi ra lượng và tỷ giá ngoại tệ chỉ khoảng 45,8 triệu đồng. Điều này đồng nghĩa chênh lệch trong và ngoài nước lên đến 3 triệu đồng mỗi lượng. Trong khi đó, quy đổi hai mức giá hiện tại thì chênh lệch không đáng kể.

“Đà tăng gần đây có cơ sở hơn, không tự nhiên vọt lên sau đó tụt xuống và chờ đợi gần một thập niên mới trở lại vùng giá cũ. Giá vàng đã ổn định vài ngày ở mức 49,4, sau đó từng nhịp leo lên 49,6 rồi mới chạm mốc 50 triệu”, ông Hải phân tích.

Bổ sung về khác biệt giữa hai lần lập đỉnh, ông Phạm Thiên Quang – Giám đốc Khối Dịch vụ đầu tư, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng năm 2011 là giai đoạn khủng hoảng tài chính kéo theo sự đổ vỡ của thị trường bất động sản và ngân hàng, cộng thêm gói cứu trợ cực lớn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Hiện nay, giá vàng được xúc tác bởi các yếu tố như chiến tranh thương mại, suy giảm kinh tế, các động thái bơm thanh khoản và chưa có dấu hiệu đổ vỡ mang tính hệ thống.

Các chuyên gia đều đồng thuận động lực tăng giá của vàng đã bộc lộ gần hết. Tuy nhiên, xu hướng đi lên có thể kéo dài trong ba tháng tới nhờ các đặc tính của một tài sản trú ẩn trong bối cảnh tình hình địa chính trị và dịch bệnh tương đối bất ổn.

Theo ông Hải, đà tăng sẽ không dồn dập như hai tháng gần đây mà xuất hiện nhiều nhịp lên xuống đan xen, sau đó chững lại vào tháng 10. Thời điểm giá vàng hạ nhiệt có thể rơi vào trước đợt bầu cử Tổng thống Mỹ. Các buổi tranh luận của Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ – Joe Biden về các quyết sách nếu đắc cử có thể khiến thị trường chứng khoán biến động mạnh, từ đó kéo giá vàng rơi xuống.

“Giá vàng trong nước trụ vững hay không là tuỳ thuộc vào diễn biến giá thế giới. Giá vàng thế giới đang giằng co dưới vùng 1.800 USD một ounce, thấp hơn mức đỉnh lịch sử năm 2011 nhưng nếu tính theo tương quan với đồng đôla Mỹ thì đây cũng là mức cao nhất”, ông Khánh nói.

Các chuyên gia cho rằng vàng cũng có nhiều khuyết điểm như không sinh ra dòng tiền đều đặn, chi phí bảo quản lớn và chênh lệch giữa giá mua với bán khoảng 1% – cao hơn cổ phiếu và trái phiếu.

Nhà đầu tư cá nhân am hiểu, theo dõi sát thị trường có thể mua và bán xoay vòng ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu dòng tiền nhàn rỗi lớn và có nhu cầu tích luỹ cho trung và dài hạn thì không nên bởi giá vàng còn biến động rất mạnh và chưa phân hoá xu hướng rõ ràng.

Phương Đông – Quỳnh Trang

Lịch Sử Hàn Quốc

Cùng với các thông tin như diện tích Hàn Quốc, bản đồ Hàn Quốc thì lịch sử “đất nước củ sâm” cũng là vấn đề nhiều bạn học sinh quan tâm và tìm hiểu. Hàn Quốc là quốc gia có bề dày lịch sử với 5000 năm dựng nước và giữ nước. 

Tìm hiểu lịch sử Hàn Quốc – hiểu thêm đất nước con người “xứ kim chi”

Hàn Quốc là quốc gia nằm ở phía Nam bán đảo Triều Tiên. Quốc gia này có chiều dài lịch sử đáng ngưỡng mộ, lên đến 5000 năm dựng nước và giữ nước. Bề dày truyền thống kết hợp với văn minh hiện đại đã tạo nên một Hàn Quốc với nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chính vì thế, tìm hiểu lịch sử đất nước Hàn Quốc sẽ giúp bạn hiểu thêm về các nét văn hóa, lối sống và tính cách của người dân “xứ kim chi”. Điều này giúp ích rất nhiều cho các bạn du học sinh khi thích nghi với môi trường sống nơi đây.

Lịch sử Hàn Quốc bắt đầu từ thần thoại Dangun, tiếp đó được phát triển qua các thời đại Tam quốc – Shilla Thống nhất – Koryo – Chosun – thời kỳ bị Nhật chiếm đóng – thời kỳ chia cách Nam Bắc và cuối cùng chính là thời Đại Hàn Dân Quốc.

Cũng giống như Việt Nam, lịch sử Hàn Quốc từng bị xâm lược và chịu ảnh hưởng từ thế lực bên ngoài. Và hiện nay, dân tộc này vẫn giữ vững quyền độc lập và truyền thống văn hóa vốn có.

Trong suốt tiến trình lịch sử, dân tộc Hàn Quốc cũng đã khẳng định được vị thế của mình với nhiều tiến bộ về khoa học công nghệ. Một số thành tựu đáng kể như tạo ra bảng chữ cái, thiết bị đo mưa hay tàu chiến bọc thép đầu tiên trên thế giới…

CHI TIẾT lịch sử Hàn Quốc qua các thời kỳ

Thần thoại Dangun

Với mong muốn cai trị loài người, con trai của Hwan In (Thượng đế) đã dẫn các vị Thần Gió, Thần Mây, Thần Mưa hạ giới xuống thân cây cổ thụ đan hương trên sườn núi Taebaek và dựng lên thành Shinshi.

Lúc này, gấu và hổ xin Hwan Woong được hóa thành người và được ngày truyền dặn rằng “Chỉ được ăn cây ngải cứu và tỏi, không được nhìn ánh sáng mặt trời trong vòng 100 ngày”. Với lòng nhẫn nại, gấu hóa thành một thiếu nữ – tức Woongnyu còn hổ thì thất bại.

Sau đó, Woongnyu đã kết hôn cùng với Hwan Woong và sinh được một người con trai đặt tên là Dangun. Dangun lập đô Bình Nhưỡng, lấy quốc hiệu là Chosun. Vua Dangun đã trị vì đất nước trong thời gian khoảng 1500 năm, sống đến 1908 tuổi rồi hóa thân thành Thần Núi.

Nhân vật Dangun được phân tích dựa theo quy trình tổ tiên của dân tộc Hàn chuyển đến bán đảo Hàn Quốc và cai trị người dân bản địa. Woognyu tượng trưng cho người dân bản địa và việc kết hôn giữa Hwan và Woognyu được xem là sự kết hợp giữa lực lượng bên ngoài và người bản địa để hình thành nên một dân tộc. Dangun được coi là biểu tượng của dân tộc mới.

Thời đại Chosun cổ (năm 2333 trước CN ~ Thế kỷ 2 trước CN)

Thư tịch cổ có ghi chép: Dangun lập nước vào khoảng 50 năm trước Công nguyên – khi Liêu đế của Trung Quốc lên ngôi Hoàng đế.

Dựa theo tính toán đó triều đại Chosun cổ vào năm 2333 trước Công nguyên. Vì thuộc thời tiền sử nên chỉ được nghiên cứu dựa trên các tư liệu cổ đại của Trung Quốc hoặc những chứng cứ khảo cổ học.

Triều đại Chosun cổ đã khép lại sau thất bại trong cuộc giao tranh quyền lực với nhà Hán của Trung Quốc vào thế kỷ 2 trước CN.

Thời kỳ Tam quốc (năm 37 TCN – năm 668)

Từ năm 37 TCN, ba nhà nước phong kiến mới lần lượt hình thành là Goguryo, Baekjae và Shilla. Trong lịch sử Hàn Quốc, thời kỳ này được gọi là thời kỳ Tam quốc.

Vương quốc Goguryeo nằm ở phía Bắc bán đảo Hàn Quốc và khu vực Mãn Châu, Baekjae nằm ở phía Tây và Shilla nằm ở phía Đông.

Goguryeo là vương quốc quyền lực và mạnh nhất trong “Tam quốc”. Jumong – Đông Minh Thánh Vương là người bộ tộc Buyeo là người lập nên vương quốc Goguryeo.

Do vị trí nằm tiếp giáp với vùng Mãn Châu,Trung Quốc nên Goguryo thường xuyên xảy ra những bất đồng và xung đột. Đặc biệt, quốc gia này lại nằm trên con đường huyết mạch vào bán đảo Hàn Quốc.

Khi triều đại Chosun sụp đổ, Goguryo đã thu phục được hai lực lượng mà Trung Quốc đang nắm giữa là quân Daebang và quân Nakrang. Đến năm 598, Goguryo đã đánh đuổi toàn bộ đại quân của nhà Tùy và trở thành vương quốc hùng mạnh nhất vùng Đông Bắc Á.

Baekje là quốc gia cai trị phía Tây Nam của bán đảo Hàn Quốc. Theo các ghi chép cổ, năm 18 TCN, vương quốc Baekje được hai người con trai của vua Đông Minh Thánh Vương là Onjo và Biryu lập nên. Do đây là vương quốc của hai người con bị vua cha đuổi đi nên Baekje thường xuyên xung đột với Goguryo.

Baekje cũng đã thu phục một lực lượng lớn của Trung Quốc là quân Daebang, thực hiện nhiều cuộc tiến đánh Goguryo và Shilla. Đồng thời, vương quốc này cũng mở rộng giao lưu với nhiều vương quốc của Trung Quốc và cả các vương triều Nhật Bản.

Tuy nhiên, những cuộc chiến tranh kéo dài triền miên đã khiến cho Baekje kiệt quệ và suy yếu vào năm 660. Sau đó, người dân Baekje đã chuyển đến sinh sống tại các vương triều Nhật cổ đại. Họ có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của văn hóa Nhật.

Trong “Tam quốc”, Shilla là quốc gia “sinh sau đẻ muộn”, được hình thành dựa trên sự kết hợp của người dân bản địa và những người thuộc nền văn minh tiên tiến bên ngoài.

Shilla đã xây dựng được một vương quốc hùng mạnh trên mọi phương diện. Vương quốc này còn liên kết với nhà Đường (Trung Quốc) để đánh bại Goguryo, Baekje và thống nhất đất nước, mở ra một trang mới cho lịch sử Hàn Quốc.

Thời đại Shilla thống nhất (năm 668 ~ 935)

Sau thống nhất ba nước, Shilla đã loại bỏ được sự can thiệp của nhà Đường và chiếm lĩnh hầu như toàn bộ bán đảo Hàn Quốc, ngoại trừ vương quốc Balhae do các du dân của Goguryo lập nên ở phía bắc.

Với nền văn hóa phát triển rực rỡ, đặc biệt là Phật giáo, Shilla thống nhất được xem là nền tảng hình thành nên dân tộc Hàn thống nhất và phát triển.

Tuy vậy, vào cuối thời Shilla, tầng lớp vua quan rơi vào lối sống xa hoa hưởng lạc, triều đình hư hại, phú hộ địa phương tranh giành quyền lực. Trước tình trạng này, Goryo đã tái thống nhất và triều đại Shilla rơi vào diệt vong.

Thời đại Goryo (918 ~ 1392)

Vương quốc Goryo được thái tổ Wang Gun thành lập vào năm 918, lấy Song-ak (ngày nay là Gaeseong) làm kinh đô và rất coi trọng Phật giáo. Thời đại Goryo kéo dài trong khoảng thời gian 474 năm và trải qua 34 đời vua.

Trong lịch sử hình thành và phát triển, Goryo bị quân Nguyên xâm lược. Tuy nhiên, quốc gia này lại nhờ nhà Minh đánh đổ nhà Nguyên. Tuy nhiên, ngôi báu lại rơi vào tay Lee Seong-gye là một võ tướng có thế lực mạnh trong triều đình.

Thời đại Chosun (1392 ~ 1910)

Năm 1392, Thái tổ Lee Seong Gye đã lập nên vương triều Chosun. Thái tổ cũng là người cải cách tư tưởng dựa trên Nho học. Đây được coi là cuộc “cải cách triều đại” . Việc chuyển giao quyền lực được tiến hành thông qua hình thức “nhường ngôi” mà không phải là binh biến.

Đứng đầu vương triều vẫn là Vua – là người nắm quyền tuyệt đối. Nhưng các học giả cũng là những người có tiếng nói do sự thịnh hành của Nho giáo. Đây cũng chính là lý do vương triều này phải sống dựa theo triết học chính trị chặt chẽ và chịu sự ảnh hưởng, chi phối của Nho giáo.

Trong lịch sử Hàn Quốc, Chosun là triều đại có ảnh hưởng lớn nhất. Thời đại này đã ghi nhận sự phát triển vượt bậc về văn hóa cũng như khoa học kỹ thuật. Trong đó phải kể đến việc sáng tạo ra chữ viết Hangul, công cụ đo mưa…Mặc dù vậy, tư tưởng Nho giáo khắt khe khiến xã hội bị đình trệ.

Thêm đó, do không theo kịp sự thay đổi của thế giới nên Chosun trở thành “miếng mồi” của các cường quốc. Cuối cùng, bán đảo Hàn Quốc bị rơi vào tay thực dân Nhật vào năm 1910.

Thời kỳ bị Nhật chiếm đóng (1910 ~ 1945)

Sau khi chiếm đóng bán đảo Hàn Quốc, Nhật đã lập ra Phủ Toàn quyền Triều Tiên, thực hiện chính sách đồng hóa người Hàn. Người Nhật đã bắt người Hàn đổi họ, cấm sử dụng ngôn ngữ và chữ viết.

Thời kỳ này, cộng đồng người Hàn ở Trung Quốc và Nga liên tục đấu tranh đòi độc lập. Chính phủ lâm thời Hàn Quốc đã được thành lập tại Trung Quốc để lãnh đạo cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc.

Đỉnh điểm của công cuộc đấu tranh này là cuộc cách mạng 1 tháng 3 năm 1919 nổi tiếng trên thế giới, khi người dân Hàn Quốc đối kháng với quân Nhật có vũ trang mà hoàn toàn không sử dụng bạo lực.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Nhật rút khỏi Hàn Quốc, kết thúc thời kỳ chiếm đóng trong lịch sử Hàn Quốc.

Thời đương đại – Đại Hàn Dân Quốc

Sau thời kỳ thống nhất năm 1945, nước Hàn bị chia cắt thành 2 miền Nam – Bắc. Trong đó, Nam Hàn chịu ảnh hưởng của Mỹ và Bắc Hàn chịu ảnh hưởng của Liên Xô cũ.

Đến năm 1948, chính phủ Hàn Quốc được thành lập và đất nước Đại Hàn Dân Quốc chính thức được công nhận là Chính phủ hợp pháp duy nhất trên bán đảo Hàn Quốc. Cùng với đó thì Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng được thành lập ở miền Bắc dưới sự hỗ trợ của Liên Xô.

Năm 1950, Bắc Triều tiên tấn công Hàn Quốc, dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài 3 năm. Nhờ sự can thiệp của Liên hợp quốc và Trung Quốc, hai bên đã đình chiến xong đất nước vẫn bị chia cắt thành hai thể chế chính trị khác nhau.

Sau nhiều biến động về chính trị suốt chiều dài lịch sử, Đất nước Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ vào những năm 1970 và tạo ra “kỳ tích sông Hàn”. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và liên tục của nền kinh tế Hàn Quốc. Đi liền với đó là quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng và cả sự phát triển toàn diện về chất lượng giáo dục và đời sống xã hội.

Cũng từ đây, Hàn Quốc bắt đầu một thời kỳ phát triển mạnh mẽ và toàn diện, nâng cao vị thế của mình trong khu vực cũng như trên thế giới.

Lịch sử Hàn Quốc và Việt Nam : những nét tương đồng

Theo một số thông tin tư liệu, mới đây, một sử gia Hàn Quốc nhận định Việt Nam và Hàn Quốc là “anh em máu mủ” do có nhiều nét tương đồng về nguồn gốc cách đây hàng nghìn năm.

Cụ thể, Nhà sử học Shim Baek Kang – chủ tịch Trung tâm nghiên cứu văn hóa quốc gia Hàn Quốc đã đưa ra kết luận này dựa trên những điểm tương đồng trong các tài liệu lịch sử và Hán tự cổ.

Ông cho rằng trong Đại Việt sử ký toàn thư, Văn Lang được chép là nhà nước đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử, được cai trị bởi các vua Hùng – được gọi là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là cha của Hùng Vương đời thứ nhất là người thống nhất 15 bộ lạc để lập ra nhà nước Văn Lang.

Điều này cho thấy Việt Nam có nguồn gốc từ bộ Lạc hay Maek (Hán tự cổ của “Lạc” có nghĩa là “Maek” trong tiếng Hàn). Trong khi đó, các tài liệu cũng từng chép Hàn Quốc có nguồn gốc từ bộ lạc Maek.

Một phát hiện tương đồng nữa là nhà nước đầu tiên ở hai quốc gia – nhà nước Văn Lang của Việt Nam (2879 – 258 TCN) và Gojoseon (Cổ Triều Tiên, từ năm 2333 – 100 TCN) trên bán đảo Triều Tiên. Cả hai nhà nước đều có 18 đời vua và kéo dài khoảng 2000 năm.

Bộ lạc Maek được biết tới với văn hóa thờ mặt trời, với các vật tổ và biểu tượng chim. Tại một số di tích lịch sử của Việt Nam, hình ảnh con chim Lạc vẫn được tìm thấy.

Những Chặng Đường Lịch Sử”

Lượt xem: 2861

Ngày 16/7, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thi tìm hiểu “Quân khu 3 – những chặng đường lịch sử”.

CBCS Cơ quan Bộ CHQS tỉnh tìm hiểu nội dung cuộc thi tìm hiểu 70 năm ngày truyền thống LLVT Quân khu 3.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh đã công bố Quyết định thành lập Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Quân khu 3 – những chặng đường lịch sử” gồm 1 Trưởng Ban, 2 phó Trưởng Ban và 12 ủy viên. Ban tổ chức có nhiệm vụ giúp Thường vụ Đảng ủy – Bộ CHQS tỉnh triển khai kế hoạch tổ chức cuộc thi; Quyết định thành lập Ban giám khảo; tổng kết đánh giá kết quả và báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh và Ban tổ chức cuộc thi Quân khu.

Bộ CHQS tỉnh cũng đã thống nhất triển khai kế hoạch tổ chức thi tìm hiểu 70 năm ngày truyền thống LLVT Quân khu 3 (31/10/1945 – 31/10/2015). Cuộc thi được tổ chức theo hình thức thi viết, trả lời câu hỏi do Ban tổ chức ban hành xung quanh quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng , trưởng thành; những chiến công và thành tích tiêu biểu xuất sắc của LLVT Quân khu 3; lịch sử, truyền thống của quân và nhân dân các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 70 năm qua. Đối tượng tham gia gồm CBCS LLVT tỉnh (Lực lượng thường trực, DQTV và DBĐV); Cán bộ, hội viên Hội CCB; học sinh, sinh viên; đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Cuộc thi được phát động từ ngày 30/6, đến ngày 20/8 kết thúc nhận bài dự thi cấp Bộ CHQS tỉnh (tính theo dấu Bưu điện). Tổng kết và trao giải Cuộc thi cấp Bộ CHQS tỉnh trước ngày 25/8/2015.

                                                                                         Theo Baohoabinh.com.vn