--- Bài mới hơn ---
Sự Khác Biệt Giữa Nhà Bán Buôn Và Nhà Phân Phối Tìm Hiểu Về Kênh Phân Phối Trong Doanh Nghiệp Những So Sánh Đánh Giá Về Tv Oled Và Tv Qled Sự Khác Nhau Giữa Các Sàn Chứng Khoán 2022 Sàn Upcom Là Gì? 5 Kinh Nghiệm Kiếm Tiền Ở Sàn Upcom
2. Từ trong các cụm từ truyện dân gian, truyện cổ dân gian, truyện cổ tích với từtrong những danh từ được dùng để chỉ một số thể loại của văn chương viết như: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài v.v.. có chung nguồn gốc. Từ điển Hán – Việt của Thiều Chửu cho biết: trong tiếng Hán, chữ có ba cách đọc và ý nghĩa khác nhau như sau: 1) đọc truyền có nghĩa đem của người này mà trao cho kẻ kia như truyền vị – truyền ngôi, truyền đạo. Truyền còn có nghĩa sai người bảo như truyền kiến – truyền cho vào yết kiến; 2) đọc truyện vừa có nghĩa dạy bảo như Xuân thu Tả thị truyện – họ Tả giải nghĩa kinh Xuân thu để dạy bảo người, vừa có nghĩa là truyện kí như Liệt nữ truyện – truyện các gái hiền; 3) đọc truyến có nghĩa nhà trạm, nhà để đưa kẻ đi, đón kẻ lại cũng gọi là truyến . Từ điển tiếng Việt của Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm cũng cho rằng từ truyện có 2 nét nghĩa và giải thích: 1) việc có lớp lang, sự tích hoặc tưởng tượng được kể lại: truyện cổ tích; 2) sách về Nho giáo: Tứ truyện .
Trong Từ điển văn học, Nguyễn Xuân viết: Truyện thuộc loại tự sự – có hai phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật chính là kể. Truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng. Tuỳ theo nội dung phản ánh, dung lượng, chủ thể sáng tác cụ thể mà truyện được chia thành nhiều loại: truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (cũng gọi là tiểu thuyết), truyện nôm, truyện nôm khuyết danh .
Ở nước ta, từ xưa, trong dân gian chưa có các từ và cụm từ: truyện, truyện cổ dân gian và truyện cổ tích. Người bình dân không quen nói truyện mà thường nói chuyện (chuyện Tấm Cám, chuyện Thạch Sanh, Lý Thông, chuyện Nàng út v.v.); không quen nói truyện cổ tích mà thường nói chuyện đời xưa; không nói truyện cổ dân gian mà chỉ nói chuyện đời xưa. Khi bàn về sự xuất hiện hai thuật ngữ ca dao và dân ca, Nguyễn Xuân Kính cho rằng: Hiện nay, đối với giới nghiên cứu, ca dao và dân ca là những thuật ngữ quen thuộc. Trước kia, trong dân gian, những từ đó chưa có. Để chỉ các hoạt động văn nghệ dân gian, người bình dân sử dụng những từ khác. Đó là các động từ ca, hò, ví, hát, lí, ngâm, kể. Căn cứ vào những tài liệu hiện có, chúng ta biết rằng từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện các công trình sưu tầm, biên soạn ca dao của nhà Nho, hai tên gọi phong dao, ca dao cũng chính thức ra đời. So với thuật ngữ ca dao, thuật ngữ dân ca xuất hiện muộn hơn. Phải đến những năm 50 của thế kỉ XX, thuật ngữ này mới chính thức được sử dụng với sự xuất hiện của cuốn sách Tục ngữ và dân ca Việt Nam(Vũ Ngọc Phan) . Ngoài ra, các danh từ truyện cổ, truyện cổ tích còn được nhận diện tương đối rõ nét khi các công trình sưu tầm chuyện đời xưa, chủ yếu là của tầng lớp trí thức Tây học và các học giả phương Tây xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như Chuyện giải buồn (1885) của Huỳnh Tịnh Của, Chuyện đời xưa (1886) củaTrương Vĩnh Ký; Contes et legendes annamites (1886) của Landes, Bàn về truyện cổ An Nam ta (1921) của Đỗ Hào Đình; Truyện cổ tích, I (1928) của Lưu Văn Thuận; Đông Tây ngụ ngôn (1927), Truyện cổ nước Nam (1932 -1934) của Nguyễn Văn Ngọc; Chuyện đời xưa (1930) của Phạm Văn Thỉnhv.v; bước thứ hai, trên cơ sở mở rộng ý nghĩa của khái niệm truyện cổ tích hay làm rõ nghĩa hơn nữa khái niệm truyện cổ, thuật ngữ truyện cổ dân gian ra đời. Bước thứ hai của quá trình ra đời thuật ngữ truyện cổ dân gian nếu được hoàn thiện, có sớm, thì cũng phải từ những năm 50 của thế kỉ XX trở về sau, khi khái niệm văn học dân gian xuất hiện. Và khái niệm truyện cổ dân gian trong sách vở của giới nghiên cứu văn học dân gian tương đương với cụm từ chuyện đời xưa trong dân gian, tương đương với các danh từ conte populaire (tiếng Pháp), folktale (tiếng Anh).
Trong các công trình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian ở nước ta, nhiều khi các khái niệm truyện cổ, truyện dân gian, truyện cổ dân gian và truyện cổ tích được hiểu và sử dụng hoàn toàn như nhau. Thực ra, bốn khái niệm này không hoàn toàn giống nhau.
Theo nghĩa thông thường, truyện cổ là nói tắt của cách nói đầy đủ truyện cổ dân gian. Truyện cổ dân gian là một khái niệm có ý nghĩa khái quát, nó bao gồm hết thảy các loại truyện do quần chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại [2, tr.39]. Truyện dân gian và truyện cổ dân gian giống nhau nhưng không đồng nhất, giữa chúng vẫn có nét khác nhau và chính nét khác nhau ấy đã xác định ý nghĩa rộng, hẹp của hai khái niệm. Nếu nói một cách đầy đủ thì khái niệm truyện dân gian là truyện kể dân gian, nó bao quát tất cả truyện dân gian của đời xưa và mới sáng tác ở đời nay, trong khi đó, khái niệm truyện cổ dân gian chỉ bao quát ở giới hạn những truyện dân gian đã được sáng tác từ đời xưa.
4. Như vậy, chỗ khác nhau giữa hai khái niệm truyện cổ tích và truyện cổ dân gian đã rõ. Truyện cổ dân gian là khái niệm được dùng để chỉ một bộ phận của văn học dân gian, bộ phận này gồm nhiều thể loại, trong đó có thể loại truyện cổ tích. Truyện cổ tích là khái niệm được dùng với hai ý nghĩa chủ yếu: 1) (cũng) để chỉ một bộ phận của văn học dân gian, trong trường hợp này, khái niệm truyện cổ tích tương đương với khái niệm truyện cổ dân gian; 2) để chỉ truyện cổ tích – một thể loại của bộ phận truyện cổ dân gian trong văn học dân gian. Để tránh lẫn lộn như đã từng xảy ra, ta chỉ nên sử dụng khái niệm truyện cổ tích trong trường hợp để chỉ riêng thể loại truyện cổ tích mà thôi.
Tài liệu tham khảo
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
3. Lâm Hoà Chiêm – Lý Thị Xuân Các – Xuân Huy (1997), Từ điển Việt – Hán, Nxb. Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
4. Thiều Chửu (2005), Hán – Việt từ điển, Nxb. Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.
5. Chu Xuân Diên (2001), Văn hoá dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Xuân Kính (2004), Thi pháp ca dao, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
7. Nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học, tập II, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
8.Hoàng Phê chủ biên (1994), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học – Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
9. Minh Tân – Thanh Nghi – Xuân Lãm (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Thanh Hoá.
Nguồn: chúng tôi 12/12/2006
--- Bài cũ hơn ---
Sự Khác Biệt Giữa Truyện Ngắn Và Tiểu Thuyết Quan Trọng Nhất 2022 Sự Khác Biệt Giữa Khoa Học Và Triết Học Sự Khác Biệt Giữa Khoa Học Và Triết Học Là Gì? Liệu Triết Học Có Phải Là Khoa Học Không? :: Suy Ngẫm & Tự Vấn :: Chúngta.com Cách Phân Biệt Máu Báo Thai, Máu Kinh Nguyệt Và Máu Báo Sảy Thai 2022