Có hai loại chảy máu mũi:
Chảy máu mũi trước bắt nguồn từ khoang mũi trước, khiến máu chảy ra ngoài qua lỗ mũi. Đây là loại chảy máu mũi phổ biến nhất và nó thường không nghiêm trọng.
Chảy máu mũi sau bắt nguồn từ phía sau của đường mũi, gần cổ họng. Chảy máu cam sau ít phổ biến hơn chảy máu cam trước, nhưng chúng có thể nghiêm trọng và có thể gây mất nhiều máu. May mắn là trẻ em không thường bị chảy máu mũi sau.
Các nguyên nhân gây chảy máu cam bao gồm:
Hai nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ thường gặp là không khí môi trường hít vào quá khô hoặc do trẻ ngoáy mũi gây chảy máu.
Đôi khi trẻ bị chảy máu mũi vì trẻ đang bị dị ứng mũi hoặc cảm lạnh gây viêm mũi, cũng làm tổn thương mạch máu mũi.
Ngoài ra, chảy máu cam ở trẻ em có thể là do tác dụng phụ của thuốc xịt mũi steroid được sử dụng cho các triệu chứng dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng… Nếu trẻ sử dụng một trong những loại thuốc xịt này và bị chảy máu mũi, cần xin ý kiến bác sĩ về việc tạm thời ngừng thuốc xịt. Nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, trẻ có thể phải ngừng xịt thuốc này hoàn toàn.
Chảy máu cam có thể chỉ bị vài lần, nhưng nếu trẻ hay chảy máu cam thì có thể do:
Tiếp xúc liên tục với không khí khô, nhất là mùa hè thời tiết oi bức, ngồi phòng máy lạnh liên tục kéo dài…
Sử dụng liên tục các loại thuốc xịt mũi có chứa steroid để trị viêm mũi dị ứng, thuốc phòng ngừa hen suyễn
Cảm lạnh tái phát
Trong một số trường hợp, chảy máu cam tái diễn có thể là dấu hiệu của rối loạn đông máu. Nhưng mẹ lưu ý, trẻ bị rối loạn đông máu thường kèm xuất huyết nơi khác như xuất huyết da gây bầm tím, xuất huyết khớp gây sưng khớp, xuất huyết tiêu hóa gây ói ra máu, đi tiêu phân đen, chảy máu khó cầm sau chấn thương nhẹ…
2. Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam
Chảy máu cam ở trẻ em đa số sẽ tự hết, không ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại biến chứng gì nghiêm trọng với điều kiện là mẹ và trẻ phải biết xử trí đúng cách. Các bước sơ cứu trẻ bị chảy máu mũi ban đầu như sau:
Ngồi hoặc đứng và hơi cúi người về phía trước để máu chảy ra mũi trước. Không nằm xuống hoặc ngửa đầu ra sau vì tư thế này làm máu chảy ra mũi sau, có thể khiến bé nuốt phải máu và có thể dẫn đến nôn mửa.
Bóp 2 cánh mũi vào nhau để cầm máu, đồng thời hướng dẫn trẻ há miệng ra để hít thở. Không kẹp chặt sống mũi (phần xương mũi cứng) vì điều đó không giúp cầm máu và không ấn vào một bên cánh mũi, ngay cả khi máu chỉ chảy ở một bên.
Nếu muốn, mẹ cũng có thể chườm lạnh hoặc chườm đá lên sống mũi. Điều này có thể giúp các mạch máu co lại và làm chậm quá trình chảy máu. Bước này thường không cần thiết, nhưng nhiều người thích làm.
3. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Đa số các chảy máu cam sau xử trí đúng cách đều tự cầm. Một số trường hợp đặc biệt sau, mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay nếu:
Chảy máu cam ồ ạt hoặc gây khó thở
Chảy máu cam kèm da xanh xao, mệt mỏi hoặc mất phương hướng
Không ngừng chảy máu sau khi đã cầm máu đúng cách như hướng dẫn trên
sau cuộc phẫu thuật mũi gần đây hoặc trẻ có một khối u mũi đã biết
Chảy máu cam kèm các triệu chứng nghiêm trọng khác như đau ngực
Chảy máu cam sau chấn thương, chẳng hạn như trẻ bị đánh vào mặt và mẹ lo ngại rằng con có thể bị các chấn thương khác (ví dụ gãy xương)
Chảy máu cam ở trẻ đang dùng các thuốc ngăn đông máu như Warfarin, Dabigatran, Rivaroxiban, Apixaban, Edoxaban, Fondaparinux, Clopidogrel (biệt dược: Plavix), Aspirin.
Chảy máu cam khó cầm và trẻ có nhiều vết bầm tím da, chảy máu nơi khác hoặc trẻ đã bị chảy máu cam nhiều lần.
4. Phòng ngừa chảy máu cam tái phát
Nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, các biện pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ bị chảy máu cam mà mẹ có thể áp dụng tại nhà bao gồm:
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ khi ngủ, đặc biệt là khi không khí rất khô
Giữ ẩm cho mũi bằng cách sử dụng gel hoặc xịt mũi có chứa nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu
Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia .