Top 6 # Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Trong Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Trong Mùa Lạnh

Vào mùa lạnh, không khí thường hanh và khô, thiếu đi độ ẩm thường thấy. Độ ẩm không cao làm cho lớp màn nhầy trong mũi bé bị mất độ đàn hồi. Lúc này, nếu bé ngoáy mũi, chà xát hoặc hắt hơi cũng đủ khiến các mạch máu vỡ và chảy máu cam.

Để tránh độ ẩm trở thành nguyên nhân chảy máu cam, khi vào mùa lạnh mẹ có thể tạo ẩm cho mũi bé bằng các chai xịt nước biển sâu hoặc nước muối sinh lý. Ngoài ra, mẹ cần hạn chế cho bé nằm phòng điều hòa, máy lạnh hoặc phải kết hợp sử dụng máy phun sương tạo ẩm hợp lý. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý, vệ sinh các thiết bị này thường xuyên, tránh bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ gây bệnh cho bé.

2. Thói quen ngoáy mũi, xì mũi

Một số bé có thói quen ngoáy mũi, xì mũi rất mạnh, làm cho các mạch máu dễ bị tổn thương tạo thành nguyên nhân chảy máu cam. Nếu bé đã lớn, mẹ cần giải thích cho bé ngoáy mũi là một thói quen xấu và có hại. Kết hợp với đó, mẹ có thể hướng dẫn con cách vệ sinh mũi đúng cách bằng khăn mềm hoặc các dung dịch xịt mũi. Riêng với các bé nhỏ, mẹ cần vệ sinh mũi cho bé mỗi ngày, khi mũi đã sạch bé sẽ không khó chịu và tìm cách ngoáy mũi nữa.

Các bệnh đường hô hấp như sổ mũi, cảm, cúm, viêm mũi,… là nguyên nhân chảy máu cam ở bé. Một mặt, các bệnh này tăng mức kích ứng trong mũi bé, làm các mạch máu dễ vỡ. Mặt khác, chúng làm cho bé khó chịu và cố gắng làm dịu đi bằng mọi cách kể cả cho tay vào mũi hoặc chà xát mạnh. Các hoạt động này lặp lại thường xuyên sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong khoang mũi và bị chảy máu cam.

Đối với các trường hợp này, mẹ chỉ cần chữa trị dứt điểm bệnh của bé thì hiện tượng chảy máu cam cũng sẽ chấm dứt. Trường hợp, bé bị các bệnh hô hấp mãn tính, mẹ cần hút sạch các dịch nhờn trong mũi và rửa bằng nước muối sinh lý cho bé thường xuyên.

Để bảo vệ bé yêu khỏi các nguyên nhân chảy máu cam, mẹ cần lưu ý từ việc đảm bảo vệ sinh mũi cho con phù hợp. Có thể cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh bé tự làm mình đau khi vô tình cho tay vào mũi. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đảm bảo sức đề kháng để bé luôn khỏe mạnh.

Chúc bé khỏe, mẹ vui ^^

Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Mũi ( Máu Cam )

1. Viêm mũi dị ứng: Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.

Bạn nên đi kiểm tra nguy cơ dị ứng của mình để biết mình có thể bị dị ứng với những điều gì để có biện pháp phòng ngừa thích hợp, ví dụ như uống thuốc chống dị ứng hoặc chống sung huyết.

3. Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu.

Trẻ em bị chảy máu mũi thường là do các mạch máu trên mặt trước của vách ngăn mũi bị vỡ, loét mà nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh hoặc hắt hơi. Điều này có thể được kiểm soát được bằng cách giúp trẻ hạn chế hắt hơi nhờ giữ cho mũi không bị khô (có thể bôi trơn cho mũi bằng các loại dầu như dầu dừa hoặc dầu ôliu).

4. Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi, gây chảy máu mũi nhiều hơn.

5. Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u: Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.

Nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư mũi xoang. Ung thư mũi xoang có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên; đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai; chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng; chảy máu cam thường xuyên và liên tục; mất cảm giác về mùi hoặc hương vị; đau hoặc tê ở mặt hoặc răng; sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ; chảy nước mắt; khó mở miệng; tái phát nhiễm khuẩn tai; khó khăn trong việc nghe…

6. Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn…

7. Thay đổi sinh lý: Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người bị cao huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để biết cách đối phó và trị bệnh.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Chảy Máu Cam

Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng, các mô dọc theo sống mũi sưng lên. Các mao mạch giãn ra và đôi khi vì hành động quẹt tay lên mũi cũng có thể gây chảy máu cam.

Giải pháp: Bạn nên đi kiểm tra để tìm ra nguyên nhân cụ thể gây dị ứng. Sau đó có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp như uống thuốc dị ứng, uống thuốc chống xung huyết,..

Ngoáy mũi thường xuyên gây loét các lớp niêm mạc mỏng ở vách ngăn mũi, gây chảy máu cam. Trẻ em bị chảy máu mũi thường do hai nguyên nhân bị chảy mau cam: bị cảm lạnh hoặc hay ngoái mũi. Bạn nên bỏ thói quen xấu này, bởi ngoài việc gây chảy máu, ngoáy mũi còn dễ làm nhiễm trùng mũi, suy giảm chức năng bảo vệ của mũi.

Khí hậu hanh khô, lệch vách ngăn mũi

Đôi khi khí hậu hanh khô cũng gây nên tình trạng chảy máu mũi, đặc biệt với những người bị lệch vách ngăn mũi. Khi một vách ngăn lệch, nó có thể chặn một bên mũi, gây giảm luồng không khí. Các triệu chứng bao gồm khó thở, nghẹt mũi, chảy máu cam và nhiễm trùng xoang thường xuyên.

Các bệnh tại hố mũi bao gồm: thành mạch yếu tại các mao mạch ở cuốn mũi nên dễ vỡ gây chảy máu, viêm mũi xoang mãn tính, polyp mũi, chấn thương, dị vật mũi, dị dạng mạch máu…

Nhiễm trùng xoang hoặc khối u

Máu cam có màu tối hoặc bốc mùi ở người lớn thường là biểu hiện của viêm xoang hoặc khối u. Ở trường hợp này, bạn cần phải khám nội soi và chụp CT để có được chẩn đoán chính xác hơn.

Chảy máu cam có mùi hôi ở trẻ em thông thường sẽ do nguyên nhân vật thể lạ trong mũi. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn để được nội soi và lấy vật thể lạ.

Huyết áp cao cũng là nguyên nhân gây chảy máu mũi thường xuyên ở Người lớn tuổi. huyết áp tăng cao dẫn đến áp lực thành mạch tăng, gây vỡ thành mạch, dẫn đến chảy máu cam.

Phụ nữ mang thai thường chảy máu cam do thay đổi sinh lý ở đường mũi, đặc biết đối với những người có PIH (tăng huyết áp khi mang thai). Trong trường hợp này, bạn cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ phụ khoa.

Chảy máu cam , máu được cầm ngay. Tuy nhiên máu chảy dai dẳng hoặc kèm theo các triệu chứng như như đau đầu, chóng mặt… thì không nên xem thường mà phải nhập viện để kiểm tra?

– Bệnh chảy máu cam thường xuyên ở trẻ – Coi chừng u xơ vòm mũi họng

– Cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em

Tags: chay mau cam , nguyên nhân chảy máu cam , nguyên nhân bị chảy máu cam , nguyen nhan gay chay mau cam, nguyên nhân của chảy máu cam, nguyên nhân hay chảy máu cam, nguyen nhan benh chay mau cam, nguyen nhan dan den chay mau cam

Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Một Bên Mũi?

Chảy máu cam một bên mũi chính đây là tình trạng mà nhiều gặp thường hay gặp phải và nó thường xuất hiện nhiều lần khiến cho bạn hoang mang. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu và nó có nguy hiểm không?

Theo như các Dược sĩ – Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết chảy máu mũi là hiện tượng có thể bắt gặp ở bất cứ ai nếu như chảy máu một bên với liều lượng ít thì bạn có thể tự khắc phục nhanh ngay tại nhà. Thế nhưng, nếu như tần suất của hiện tượng này xuất hiện ngày càng nhiều thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.

Hiện tượng chảy máu cam một bên mũi

Do bị nhiễm trùng cấu trúc xoang mũi đây chính là một trong những nguyên nhân thường gặp rất dễ dẫn tới tình trạng bị chảy máu ở một bên mũi. Thường gặp ở những đối tượng mắc bệnh về xoang mũi như:

Khi vẹo vách ngăn mũi sẽ khiến cho vùng xoang mũi bị viêm từ đó tạo kích thích và gây chảy máu ở mũi. Trường hợp người bệnh bị chảy máu do mũi bị nhiễm lạnh, do thời tiết quá lạnh mà người bệnh lại không biết cách giữ ấm cơ thể. Mũi sẽ tiếp xúc nhiều trực tiếp với nhiệt độ thấp từ đó sẽ gây chảy máu. Hoặc đối với những người ngồi điều hòa, máy lạnh lâu trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho vùng mũi xoang bị nhiễm lạnh khiến các mạch máu bị phá vỡ hoại tử niêm mạc gây ra hiện tượng chảy máu mũi. Có thể là chảy máu cam một bên mũi trái hoặc chảy máu cam một bên mũi phải.

Hiện tượng chảy máu cam một bên mũi

Trường hợp do thói quen xấu gây ra cụ thể nhiều người hiện nay thường có thói quen dùng tay để ngoáy mũi và thế đôi khi vô tình mà ngoáy mũi quá sâu hoặc quá mạnh. Bạn dùng các vật nhọn cứng để ngoáy mũi nên rất dễ dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu mũi bên trong từ đó dẫ tới hiện tượng chảy máu.

Thường xuyên chảy máu cam một bên mũi có nguy hiểm không?

Mức độ tổn thương và gây nguy hiểm do chảy máu mũi một bên gây ra sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh. Nếu như bạn để mất máu thường xuyên hoặc quá nhiều sẽ gây thiếu máu. Khi đó cơ thể không đủ cung cấp lượng máu đã mất ảnh hưởng tới chức năng của tất cả các bộ phận trong cơ thể của bạn.

Đối với việc điều trị chảy máu cam phải dựa vào rất nhiều nguyên nhân và tình hình cụ thể của người bệnh. Khi đó mới có phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Những biểu hiện của tình trạng chảy máu mũi nói lên điều gì?

Biểu hiện chảy máu: Máu chảy ra từ một bên lỗ mũi có nhiều lúc máu lẫn với dịch nước mũi qua lỗ mũi và chảy ngược xuống họng với lượng máu ít hoặc nhiều. Màu sắc của máu có thể tươi hoặc sậm hơn tùy từng trường hợp bệnh và cũng tùy từng nguyên nhân. Bạn nên quan sát trong mũi có thể thấy điểm chảy máu hoặc có những chỗ giãn mạch máu hoặc mũi bạn có thể sẽ xuất hiện dị vật hây chảy máu cam một bên mũi.

Tìm hiểu thêm thông tin Mách bạn cách chữa giun kim cho trẻ nhỏ và người lớn hiệu quả nhất.

Biểu hiện từ nguồn phát bệnh: Đối với những bệnh vùng mũi đều có thể là bệnh gây ra hiện tượng chảy máu mũi. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng tồn tại u lành tính trong khoang mũi như u mạch máu mũi hoặc u xơ vòm họng.

Khi chảy máu cam lượng ít hoặc dịch mũi dính máu thì đây chính là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh u ác tính từ đó muốn biết cụ thể bạn cần phải quan sát biểu hiện chảy máu. Nếu như khó xác định thì cần phải đến thăm khám các bác sĩ tại các chuyên khoa tai mũi họng. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý thêm, đối với hiện tượng chảy máu cam một bên mũi ở trẻ em thường là biểu hiện của căn bệnh nguy hiểm như: u xơ mũi hầu đây là triệu chứng ban đầu sau đó sẽ tái phát nhiều lần và số lượng máu chảy sẽ tăng dần lên. Bệnh nếu không được điều trị thì khối u sẽ phát triển lớn lúc này trẻ có thêm những triệu chứng tắc mũi hoặc ù tai … khiến cho trẻ khó chịu.

Nên làm gì khi bị chảy máu cam một bên mũi?

Nếu trường hợp chảy máu cam ít thì không đáng kể chỉ là lẫn trong dịch mũi bạn nên vệ sinh mũi sạch sẽ là được. Thế nhưng đối với những trường hợp máu mũi chảy thành dòng thì bạn cần phải thực hiện biện pháp cầm máu để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đầu tiên bạn cần dừng mọi hoạt động sau đó dùng ngón tay bóp chặt cánh mũi lại kết hợp hơi cúi xuống lưng thẳng và thở bằng miệng. Giữ nguyên tư thế đó khoảng 5 phút để cầm máu được tốt nhất. Hoặc bạn có thể dùng đá lạnh chườm gốc mũi cũng giúp cầm máu nhanh.

Nếu như tình trạng chảy máu cam thường xuyên xảy ra với bạn thì nên đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng uy tín để thăm khám. Việc nội soi mũi sẽ tìm ra được nguyên nhân thực sự sau đó xác định đến mức độ bệnh hiện tại. Bên cạnh đó bạn cần phải xét nghiệm máu về tình hình bệnh của mình. Cũng như nghe theo chỉ dẫn của các bác sĩ trực tiếp thăm khám cũng như điều trị cho bạn.

Việc điều trị chảy máu cam một bên mũi do nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì thế để tìm ra và triệt tiêu tận gốc các bác sỹ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp như: Điều trị viêm xoang, viêm mũi, vẹo vách ngăn, u nang,… để cắt đứt triệu chứng chảy máu cam.

Còn trường hợp chảy máu do nguyên nhân đến từ bệnh trong cơ thể thì nên áp dụng phác đồ điều trị kết hợp với chuyên khoa tai mũi họng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị chảy máu cam được áp dụng như: kỹ thuật xâm lấn tối thiểu plasma nhiệt độ thấp tác dụng đến điểm chảy máu giúp cầm máu trong một lần. Phương pháp này không gây biến chứng và không làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi do thiếu máu.

Đây chính là phương pháp giúp loại bỏ những triệu chứng chảy máu cam một bên mũi rất hiệu quả. Tránh những tổn thương đến tổ chức đường hô hấp và lỗ mũi. Bạn sẽ không phải phẫu thuật và không gây đau đớn đặc biệt là không có tác dụng phụ.

Nên làm gì khi bị chảy máu cam một bên mũi?

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng phương pháp này để thâm nhập vào khoang tuyến của khoang mũi hẹp. Nơi gây ra chảy máu mũi tiếp xúc với điểm chảy máu mũi bác sĩ tiến hành cầm máu. Phương pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao cũng như an toàn cho người bệnh. Thế nhưng khi bị chảy máu cam một bên mũi hoặc cả 2 bên thường xuyên cần nhanh chóng tới các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám cũng như điều trị kịp thời.

Bị chảy máu cam một bên mũi không nên ăn gì?

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày với những món ăn bổ máu thì người bệnh bị chảy máu cam cần tránh ăn những thực phẩm:

Thức ăn có tính cay nóng: Các món ăn được chế biến chứa nhiều tiêu, ớt, tỏi rất nóng và không tốt cho bệnh nhân chảy máu cam bạn nên hạn chế việc sử dụng chúng nếu không muốn bệnh trở nên nặng hơn

Hạn chế ăn những trái cây có tính nóng: Các loại quả giàu vitamin C rất tốt cho người bệnh chảy máu cam tuy nhiên khi dùng bạn cần tránh các quả như: vải, nhãn, mít, xoài,… bởi chúng rất nóng và có thể làm tăng nặng tình trạng.