Top 10 # Nguyên Nhân Dẫn Đến Chiến Tranh Lạnh Chấm Dứt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Chiến Tranh Lạnh Là Gì? Nguyên Nhân Và Hậu Quả Của Chiến Tranh Lạnh

Trong lịch sử lớp 12, các bạn đã được học và tìm hiểu về chiến tranh lạnh. Vậy thực tế chiến tranh lạnh là gì? Nguyên nhân và hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh diễn ra như thế nào? Tất cả những nội dung này, sẽ được bài viết của chúng tôi giải đáp cho bạn đọc.

Chiến tranh lạnh là gì?

Khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Châu Âu có một bối cảnh bị tàn phá, suy yếu nặng nề trong sự tồn tại vai trò khá lu mờ của Pháp với Anh, còn Đức thì đang đổ nát và đứng trước sự chia cắt hai miền. Khi này Mỹ với Liên Xô nổi lên với một vai trò mới, họ là siêu cường quốc của thế giới về sự giàu có, hùng mạnh. Ngay khi này, hai quốc gia đã nhanh chóng nắm lấy quyền chi phối toàn hệ thống của chính trị quốc tế.

Khi tìm hiểu về chiến tranh lạnh, nó được hiểu chính là thời kỳ căng thẳng về chính trị, quân sự của Mỹ và Liên Xô từ sau Chiến tranh thứ 2 kết thúc. Yếu tố của cuộc “chiến tranh” này chính là việc đối đầu sâu sắc về quyền lực, ý thức hệ của hai 2 nước. Trong đó, yếu tố “lạnh” là phản ánh cuộc chiến của Liên Xô với Mỹ là không dùng đến vũ khí “nóng – các loại vũ khí truyền thống” ở cuộc chiến này, thay vào đó chính là cuộc chạy đua về vũ trang và nổi lên là vũ khí hạt nhân.

Thực tế, Chiến tranh lạnh chính là giai đoạn đầu tiên của lịch sử về sự tồn tại hệ thống lưỡng cực, nơi mà Mỹ với Liên Xô chính là hai đại diện. Mâu thuẫn của hai nước này, chính là đại diện cho mâu thuẫn của hai phe Xã hội chủ nghĩa (Liên Xô khởi xướng) với Tư bản chủ nghĩa (Mỹ đứng đầu).

Chiến tranh lạnh đã có tác động toàn diện đến tất cả mọi mặt ở đời sống chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội của các quốc gia, trước khi mà các nước này tự xác định cho mình con đường đi dựa trên định hình về ý thức hệ. Chiến tranh lạnh kết thúc, cũng chứng kiến sự sụp đổ phe Xã hội chủ nghĩa. Đó là toàn bộ những gì các bạn cần hiểu về chiến tranh lạnh là gì? Tiếp theo nội dung của bài viết, sẽ là thông tin về nguyên nhân và hậu quả của cuộc chiến này.

Nguyên nhân của chiến tranh lạnh

Nguyên nhân chính dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh là vì sự đối lập mục tiêu, chiến lược xây dựng thế giới của hai nước Mỹ với Liên Xô. Trong đó:

Mỹ có chủ chương chính: Chống phá lại Liên Xô với phe Xã hội chủ nghĩa, chống lại phong trào cách mạng để mưu đồ sẽ là bá chủ thế giới; Mỹ xác định và lo ngại trước sự ảnh hưởng của Liên Xô cùng với các nước Đông Âu đến cục diện thế giới khi chứng kiến thắng lợi của Trung Quốc và chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống của thế giới từ Đông Âu sang tới Đông Á; sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc Mỹ là nước tư bản giàu mạnh nhất, quốc gia này nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử nên đã cho mình có quyền được phép lãnh đạo thế giới.

Chủ chương của Liên Xô: là duy trì hòa bình – an ninh thế giới và ra sức bảo vệ thành quả mà chủ nghĩa xã hội đã có được, cũng như đẩy mạnh về phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới.

Chính sự đối lập này, đã là nguyên nhân để cuộc chiến tranh lạnh diễn ra. Trước sự đối lập về tư tưởng, cách thức xây dựng nền hòa bình thế giới giữa hai phe cũng có những biểu hiện cơ bản riêng.

Phe Mỹ và những nước đế quốc: ráo riết chạy đua vũ trang, thực hiện tăng cường ngân sách cho quân sự cũng như thành lập ra các khối quân sự và các căn cứ quân sự để bao quanh lấy Liên Xô cùng với những nước xã hội chủ nghĩa; Đẩy mạnh gây ra các cuộc chiến tranh để đàn áp vào phong trào giải phóng dân tộc ở trên thế giới mà chiến tranh tại Việt Nam, với Triều Tiên chính là điển hình.

Phe Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa: buộc phải tăng cường về ngân sách quốc phòng, cũng như củng cố về khả năng phòng thủ của mình.

Hậu quả của chiến tranh lạnh

Thứ nhất, chiến tranh lạnh đã khiến cho thế giới luôn phải sống trong tình trạng căng thẳng, có lúc nó còn cho thấy thế giới đang phải đứng trước nguy cơ sẽ bùng nổ ra cuộc chiến tranh thế giới mới.

Thứ hai, để sản xuất ra vũ khí hủy diệt, việc xây dựng lên hàng ngàn căn cứ quân sự các nước đã phải chi ra lượng tiền khổng lồ cùng với sức người. Các nước của hai phe thì phung phí tiền của, nhân loại thì lại phải gánh chịu biết bao khó khăn, khổ cực vì đói nghèo, thiên tai, dịch bệnh, vấn đề về môi trường,…

Chiến tranh lạnh kết thúc, khi cả đôi bên đã quá mệt mỏi và tiêu tốn nhiều tiền của. Trong đó, chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các Liên Xô và các nước Đông Âu. Cục diện thế giới mới được hình thành, kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới từ chính trị, kinh tế đến văn hóa xã hội.

Từ thông tin bài viết, các bạn đã hiểu chiến tranh lạnh là gì? Cũng như những kiến thức cơ bản nhất về nguyên nhân, hậu quả của cuộc chiến tranh này rồi chứ ạ. Một cuộc chiến kéo dài trên 40 năm, thành quả về sự phát triển vũ khí hạt nhân thì ít mà hậu quả về nền kinh tế, xã hội cùng sự khổ cực của đời sống người nhân thì nhiều. Nhưng sự kết thúc của cuộc chiến tranh này, đã mở ra một trang mới cho toàn thế giới về sự phát triển chung. Hy vọng, nội dung bài viết sẽ giúp cho bạn đọc củng cố thêm cho mình nền kiến thức về lịch sử thế giới.

Nguyên Nhân Dẫn Tới Chiến Tranh Thế Giới Thứ 1

Chiến tranh thế giới thứ 1 hay còn được gọi là đại chiến thế giới thứ nhất hoặc thế chiến 1, là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt, mang nhiều hậu quả nặng nề với quy mô rộng nhất trong các cuộc chiến tranh. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới cuộc đại chiến tàn khốc này?

Nguyên nhân nào gây ra chiến tranh thế giới thứ 1?

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 1 bắt nguồn từ quan hệ quốc tế nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn này đến từ việc chủ nghĩa tư bản phát triển không đồng đều, sự sở hữu thuộc địa của các nước đế quốc cũng không đồng đều.

Sự chênh lệch về lực lượng cũng như số lượng thuộc địa sở hữu giữa các đế quốc gây mâu thuẫn sâu sắc, đặc biệt là vấn đề thuộc địa. Và trước khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ 1 thì đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh nhỏ nhằm tranh giành thuộc địa như chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc, chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha,…

Cuộc chạy đua tranh giành thuộc địa diễn ra ngày càng nhiều hơn, và với tham vọng của mình, Đức đã cùng một số nước khác (Italia, Áo – Hung,…) liên kết lại với nhau thành phe “Liên Minh” với mưu đồ chiến tranh nhằm giành thuộc địa. Trước tình hình đó, Anh cũng đã lôi kéo, kí hiệp ước với các nước Pháp, Nga và tạo nên phe “Hiệp ước” đối phó với Đức và đồng minh.

Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất gồm ba nhóm nước: Các nước trung lập, các nước theo phe “Liên Minh” và các nước theo phe “Hiệp ước”. Các nước giữ được vị trí trung lập không nhiều, hầu hết các nước đế quốc nhỏ khác và các nước thuộc địa đều bị kéo vào cuộc chiến tàn khốc này.

Hai phe quân sự “Liên Minh” và “Hiệp Ước” ngày càng đối đầu gay gắt, thi nhau ráo riết để chạy đua vũ trang mà đứng đầu là các nước đế quốc lớn với âm mưu cướp đoạt lãnh thổ, giành lấy thuộc địa của nhau. Có thể thấy cuộc chiến tranh phân chia lại thuộc địa là khó có thể tránh được.

Nguyên nhân sâu xa đưa tới chiến tranh thế giới thứ 1

Thực tế, nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất đó là sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. Thêm vào đó là mâu thuẫn sâu sắc về vấn đề thuộc địa giữa các đế quốc: các đế quốc trẻ như Đức, Nhật Bản, Mỹ nắm giữ ít thuộc địa, trong khi những đế quốc lâu đời như Anh, Pháp hay Nga lại có trong tay nhiều thuộc địa. Điều này dẫn tới mâu thuẫn, sự không bằng lòng giữa các đế quốc về sở hữu thuộc địa mà trước tiên đó là mâu thuẫn giữa Đức và Anh.

Sự phát triển chênh lệch của chủ nghĩa tư bản cùng mâu thuẫn thuộc địa gay gắt giữa các đế quốc dẫn tới tham vọng tranh giành, phân chia lại thị trường thuộc địa. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc đại chiến thế giới lần 1.

Nguyên nhân trực tiếp châm ngòi chiến tranh thế giới thứ 1 là gì?

Nguyên nhân trực tiếp cho cuộc chiến tranh tàn khốc này là sự xuất hiện của hai phe quân sự “Liên Minh” và “Hiệp Ước” đối đầu, tranh giành nhau. Hai phe đế quốc này thi nhau chạy đua vũ trang với tham vọng phân chia lại thuộc địa, làm chủ thế giới. Đến khoảng năm 1914 thì các nước đế quốc đã cơ bản chuẩn bị xong về vũ trang, quân sự để sẵn sàng cho cuộc chiến tranh giành thuộc địa.

Vậy vì sao chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, duyên cớ do đâu?

Ngòi lửa chiến tranh đó là sự kiện Thái tử Áo bị ám sát bởi Xéc-bi trong một cuộc tập trận của Áo – Hung tổ chức tại thủ đô của Booxxnia. Sự kiện này đã tạo cơ hội cho Đức ép Áo tuyên chiến với Xéc-bi, sau đó là một loạt các lời tuyên chiến khác, dẫn tới cuộc đại chiến thế giới nổ ra mạnh mẽ.

Chiến tranh thế giới thứ nhất vô cùng tàn khốc, cuộc chiến này đã để lại những hậu quả nặng nề: hơn 10 triệu người thiệt mạng, hơn 20 triệu người khác bị thương cùng những món nợ của các nước Châu Âu với Mỹ, chưa kể những thiệt hại cho sự phát triển của nhân loại.

“Chiến Tranh Lạnh” Giữa Hai Nước Mỹ Và Liên Xô

Hỏi : “Chiến tranh lạnh” giữa hai nước Mỹ và Liên Xô chấm dứt như thế nào?

Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh”đã có tác động đến các mối quan hệ quốc tế như thế nào?

(Câu hỏi thuộc chương trình Lịch sử – dành cho ôn thi HSG, TN THPT, CĐ ĐH môn Lịch Sử)

Trả lời:

Tại sao Xô – Mỹ chấn dứt cuộc “chiến tranh lạnh”

– Cuộc “chiến tranh lạnh”kéo dài trên 40 năm đã làm cho 2 nước bị suy giảm nhiều về kinh tế, khoa học – kỹ thuật và đặc biệt, vị trí quôc tế của hai nước này bị giảm sút nhiều về mọi mặt, đang đứng trước những thử thách của sự phát triển của thế giới mới.

– Nhật, Tây Âu vươn lên mạnh mẽ, đã trở thành đối thủ cạnh tranh, thách thức của Mỹ và LX.

– Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu quốc tế về kinh tế thương mại và văn hóa ngày càng phát triển rộng rãi.

– Cuộc “chiến tranh kinh tế” mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình.

2. Cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai nước Xô – Mỹ đã chấm dứt như thế nào ?

– Từ nửa sau thập niên 80, quan hệ quốc tế, xuất hiện xu thế mới, từ đối đầu sang đối thoại hợp tác trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình.

– Xu thế này bắt đầu từ quan hệ Xô – Mỹ rồi dần dần mở rộng ra các mối quan hệ Đông – Tây, mối quan hệ giữa 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an.

– Liên Xô và Mỹ đã mở nhiều hội nghị cấp cao để:

Thỏa thuận giảm một bước quan trọng trong cuộc chạy đua vũ trang.

Từng bước chấm dứt cục diên ” chiến tranh lạnh” giữa hai nước.

Cùng hợp tác với nhau, giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột quốc tế (1987 kí hiệp ước INF: thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, giải quyết xung đột ở Afghanistan, Nam Phi, Campuchia, Nicaragua….).

– Cuối 1989, tại cuộc gặp không chính thức giữa Bush và Gorbachev ở đảo quốc Malta, Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt cuộc ” chiến tranh lạnh” mở ra thời kỳ sau

“chiến tranh lạnh”.

– Như vậy, thời kỳ ” chiến tranh lạnh” đã chấm dứt, quan hệ quốc tế bước sang thời kỳ mới.

3. Tác động của việc chấm dứt ” chiến tranh lạnh” đối với các mối quan hệ quốc tế.

Việc chấm dứt ” chiến tranh lạnh” giữa Liên Xô và Mỹ tạo nên biến chuyển quan trọng trong quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới:

Quan hệ giữa 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thỏa hiệp, hợp tác, giải quyết những tranh chấp xung đột quốc tế.

Khối Varsava tự giải thể (3/1991) nên không còn khối quân sự đối đầu nhau.

Các tranh chấp, xung đột khu vực chuyển dần sang giải quyết bằng đối thoại, hợp tác như Xô – Mỹ hợp tác, thỏa hiệp giải quyết các vụ xung đột khu vực:, NamPhi, Afghanistan, Trung Đông, Campuchia, Nicaragua…..

Liên Xô không can thiệp vào Đông Âu, chấm dứt việc thực hiện những cam kết với các nước XHCN.

CTV Bản tin tư vấn – Nhà giáo Dương Việt Á

Nguyên Nhân Nào Dưới Đây Là Một Trong Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Cạnh Tranh?

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

CÂU HỎI KHÁC

T quen biết H trong bữa tiệc sinh nhật. Sau một thời gian, H rất thích T và bày tỏ tình cảm nhưng bị T từ chối

Hiện nay, một số doanh nghiệp không thích tuyển nhân viên là nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì sợ ảnh hưởng đến công việc chung

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung là tài sản

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank có chính sách ưu tiên để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, Ủy ban nhân dân thành phố B đã yêu cầu người dân không được để xe trên hè phố

Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên

Khi chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật thì hành vi này được coi là

Năm 2012, Công trình của VinaA thi công xảy ra vụ tan nạn lao động làm cho ông L sinh năm 1984

Trong thời hạn bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp

Pháp luật Việt Nam quy định trong thời bình, các bạn nam đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không phải thực hiện

Cô H, giáo viên trường THPT X, là người có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao

Tuy nhiên, chị B thường xuyên bị chồng cũ là anh R chặn đường để đánh, nhắn tin chửi bới, đe dọa đâm chém

Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi

Trong nền kinh tế hàng hóa, khi tiền vàng được dùng làm của để dành thì tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới

K vào shop của M mua đồ. Sau khi thanh toán xong, K đã để quên ví tiền ở shop

Anh E đi xe máy va chạm với ông Q làm ông bị ngất

Tết nguyên đán 2019 đang đến gần, giá ô tô lắp giáp trong nước có xu hướng giảm

Nội dung nào không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ xét xử vụ án đánh bạc nghìn tỉ rất dân chủ, công khai và đảm bảo quyền, lợi ích cho tất cả bị cáo

Người có hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phải chịu trách nhiệm nào

Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng T do năm thành viên gia đình ông H và hai người bạn góp vốn thành lập

Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí

Đối với công chức, viên chức, hình thức kỷ luật bao gồm những hình thức khiển trách, cảnh cáo

Khó khăn cơ bản nhất trong thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế là các dân tộc

Anh T vừa lĩnh 50 triệu đồng ở ngân hàng đi ra, khi đi đến đường quốc lộ thì K dùng dao dí vào cổ T

G, 17 tuổi, đi xe máy vượt đèn đỏ và đâm vào anh X đi ngược đường một chiều nhưng may mắn cả xe và người không bị sao

Bố bạn O không cho con chơi với bạn V vì cho rằng bố bạn V nghiện ma túy thì sau này bạn cũng nghiện ma túy

Vốn có ác cảm với bác sĩ và ghét con dâu, bà S không muốn cho con dâu là chị Y chữa bệnh cho con bằng y học hiện đại

Trên đường đi học em thấy một người bị tai nạn giao thông cần đưa đi cấp cứu

Hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền quốc gia là hành vi vi phạm

Pháp luật quy định những cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can

Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người

Theo quy định của pháp luật, người không có năng lực hành vi dân sự là người