Top 9 # Nguyên Nhân Gây Nên Tính Bazơ Của Amin Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

So Sánh Tính Bazơ Của Các Amin

Posted on by Mr. Rocky

Trong chương trình hóa hữu cơ 12 có đề cập đến hai hợp chất hữu cơ chứa Nitơ là amin và amino acid. Trong bài này mình sẽ nói về amin. Tại sao nó có tính bazơ và vấn đề sắp xếp một nhóm các amin theo chiều tăng dần (hay giảm dần) của tính bazơ.

Amin có tính bazơ là vì nó xuất phát từ amoniac. Theo định nghĩa, amin được hình thành bằng cách thay thế một, hai, hoặc ba nguyên tử H trong phân tử NH3 bởi các gốc hydrocacbon.

Nếu gốc R là đẩy e thì nó sẽ đẩy e vào nguyên tử N, làm tăng mật độ điện tích âm trên N. Do đó, N dễ nhận proton hơn, tính bazơ sẽ tăng. Nếu càng nhiều gốc R đẩy e thì mật độ e trên N lại càng tăng, tính bazơ càng mạnh nữa. Vì vậy, nếu trong phân tử amin toàn là gốc đẩy e thì tính bazơ sẽ như sau: NH3 < amin bậc I < amin bậc II < amin bậc III. Các bạn xem hình vẽ minh họa phía dưới.

Tổng hợp hai nhận xét ở trên lại ta có thứ tự sau: hút bậc III < hút bậc II < hút bậc I < NH3 < đẩy bậc I < đẩy bậc II < đẩy bậc III.

Mình sẽ nêu ra đây một số gốc nhóm thế có hiệu ứng đẩy và hút e tiêu biểu, không chỉ phục vụ riêng cho bài amin mà còn phục vụ cho nhiều vấn đề khác nữa. Ví dụ, nhờ biết nhóm –OH đẩy e, làm tăng mật độ e trong phân tử phenol ở các vị trí ortho- và para- nên nó mới dễ tham gia phản ứng thế với Br2 và tạo được hợp chất 2,4,6- tribrom phenol (các vị trí 2,4 là ortho- , 6 là para-, chứng tỏ sự đẩy e của nhóm OH làm hoạt hóa vòng benzen rất mạnh). Và cũng nhờ biết nhóm phenyl (C6H5– ) hút e mạnh nên làm liên kết O – H phân cực mạnh, H dễ đứt ra thành H+. Điều đó giúp giải thích tính acid yếu của phenol, nó tác dụng được với NaOH (trong khi ancol thì không mặc dù đều có cấu trúc R – OH). Như vậy là đã giải thích được anh hưởng qua lại giữa gốc và chức trong phân tử phenol.

Nhóm đẩy:

Những gốc ankyl (gốc hydrocacbon no): CH3-, C2H5-, iso propyl …

Các nhóm còn chứa cặp e chưa liên kết: -OH (còn 2 cặp), -NH2 (còn 1 cặp)….

Nhóm hút: tất cả các nhóm có chứa liên kết π, vì liên kết π hút e rất mạnh.

Những gốc hydrocacbon không no: CH2=CH- , CH2=CH-CH2– …

Những nhóm khác chứa nối đôi như: -COOH (cacboxyl), -CHO (andehyt), -CO- (cacbonyl), -NO2 (nitro), ….

Các nguyên tố có độ âm điện mạnh: -Cl, -Br, -F (halogen)…

Bây giờ là hai bài thực hành nhỏ để giúp các bạn hình dung rõ hơn.

Bài 1: Sắp xếp dãy sau theo chiều tăng dần của tính bazơ: NH3, C6H5-NH2, (CH3)3N, CH3-NH2, C2H5-NH2, (C6H5-)2NH

Thứ tự sắp xếp đúng sẽ là: (C6H5-)2NH < C6H5-NH2 < NH3 < CH3-NH2 < C2H5-NH2 < (CH3)2NH < (CH3)3N.

Đến đây chắc một số bạn sẽ thắc mắc tại sao C2H5-NH2 lại có tính bazơ yếu hơn (CH3)2NH mặc dù cùng là nhóm đẩy và có 2 cacbon. Các bạn tưởng tượng, trong 2 cacbon của C2H5 – thì chỉ có một C gắn vào N là đẩy e trực tiếp cho N. Nguyên tử C còn lại phải đẩy thông qua C kia, nên sẽ giảm tác dụng. Còn cả 2 e trong (CH3)2NH đều gắn vào N, như vậy cả 2 nguyên tử C này đều đẩy trực tiếp. Do đó tính bazơ của (CH3)2NH phải mạnh hơn.

Bài 2: So sánh tính bazơ của CH2=CH-CH2-NH2 và CH3-CH=CH-NH2

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Nguyên Nhân Gây Viêm Amidan Cấp Tính

  

Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính

  Viêm amidan cấp tính là tình trạng xung huyết, tăng tiết chế của khu vực niêm mạc amidan, khiến amidan trở nên viêm nhiễm và sưng phồng.

   Nguyên nhân viêm amidan cấp là do:

Do vi khuẩn, virus có sẵn trong múi họng, khi gặp những điều kiện thuận lợi thì phát triển và gây bệnh.

Do các bệnh hô hấp khác: Sau khi mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như: cúm, sởi, ho gà… Người bệnh thường có nguy cơ mắc viêm amidan cấp.

   Do vị trí, cấu trúc amidan: Amidan nằm ở vị trí giao thoa giữa đường ăn, đường uống, đường thở. Đây là cửa ngõ cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nên dễ dàng mắc bệnh. Cấu trúc của amidan được cấu tạo từ nhiều khe, ngách nên là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn virus gây bệnh.

Vị trí, cấu trúc của amidan là nguyên nhân khiến amidan bị viêm

   Do tăng bạch huyết: Người có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh, gây ra tình trạng quá phát ở họng. Điều này khiến cho khu vực họng rất dễ bị viêm nhiễm, từ đó gây viêm amdian.

   Do thói quen sống: Vệ sinh răng miệng kém. Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc và và những thức uống có cồn… Khiến cho niêm mạc bảo vệ amidan trở nên yếu đi và dễ bị viêm nhiễm.

   Do môi trường sống: Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm, cuộc sống căng thẳng, stress… là những yếu tố làm cho hệ miễn dịch ngày càng suy yếu.

  Ngoài những yếu tố bên trên thì chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh đồ cay, thiếu vitami A cũng là những yếu tố gây bệnh viêm amidan cấp tính.

  Khi bị viêm amidan cấp người bệnh thường có các triệu chứng như: đau rát cổ họng, nuốt vướng… gây ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt của người bệnh

  Bệnh viêm amidan cấp tính có thể bắt gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Nếu không được chuẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  

Điều trị viêm amidan cấp tính như thế nào?

  Các chuyên gia tai mũi họng Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh cho biết: Để điều trị bệnh viêm amidan cấp tính trước hết người bệnh cần dược thăm khám xác định chính xác đúng bệnh, từ đó tìm nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

   Các phương pháp điều trị bệnh viêm amidan cấp tính được áp dụng thành công tại phòng khám là:

   Sử dụng thuốc Tây y chữa viêm amidan cấp tính là một cách điều trị nhanh chóng. Nếu quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, người bệnh sẽ hết các triệu chứng đau rát amidan sau 5 – 7 ngày điều trị.

   Các bài thuốc dân gian trị viêm amidan cấp tính luôn là sự lựa chọn hoàn hảo bởi tính an toàn tuy nhiên việc điều trị phải mất thời gian dài.

Điều trị viêm amidan cấp an toàn bằng thuốc

   Thuốc Đông y cũng được sử dụng để điều trị viêm amidan cấp.

   Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng nếu bệnh đã ở tình trạng nặng không đáp ứng những phương pháp điều trị trên.

  Ngoài phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh còn được đông đảo người bệnh tin tưởng tìm đến bởi phòng khám có những thế mạnh vượt trội như:

   Đội ngũ chuyên gia bác sĩ giỏi : Tại phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm trong chữa trị viêm amidan, chuyên môn tay nghề cao… giúp quá trình khám chữa nhanh chóng, chuẩn xác và toàn diện.

   Trang thiết bị y tế hiện đại : Để phục vụ cho việc chữa trị, phòng khám không ngừng đầu tư nhập khẩu hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế từ nước ngoài, đạt chuẩn Bộ Y Tế…

   Phương pháp chữa trị hiệu quả cao : Khi đến Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh chữa bệnh viêm amidan, căn cứ vào từng bệnh lý cụ thể bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, tỉ lệ thành công đạt trên 98%, ngăn ngừa tái phát.

   Dịch vụ y tế chuyên nghiệp : Mọi thủ tục khám chữa đều được đơn giản, nhanh chóng. Hệ thống [Tư vấn miễn phí] giúp bệnh nhân tìm hiểu thông tin bệnh lý nhanh chóng, đặt hẹn khám trước dễ dàng… tạo điều kiện cho những bệnh nhân bận rộn dễ sắp xếp thời gian đi khám chữa.

  Bên cạnh việc tích cực điều trị bằng thuốc, thì việc ăn uống và sinh hoạt cũng là một yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi bệnh viêm amidan cấp.

  

Nguyên Nhân Gây Nên Tình Trạng Rụng Tóc

04:46:39 – 19/04/2013 –

Cháu năm nay 19 tuổi, đang học tại Hà Nội và mới bị rụng tóc khoảng 2 tuần nay.Các bác sĩ có thể cho cháu biêt nguyên nhân gây nên bệnh rụng tóc và cách điều trị.(Phạm Anh Đức) Xin chào bạn Anh Đức chúng tôi xin trả lời bạn như sau: Thông thường, người ta […]

Cháu năm nay 19 tuổi, đang học tại Hà Nội và mới bị rụng tóc khoảng 2 tuần nay.Các bác sĩ có thể cho cháu biêt nguyên nhân gây nên bệnh rụng tóc và cách điều trị.(Phạm Anh Đức)

Xin chào bạn Anh Đức

rungtoc.info xin trả lời bạn như sau:

Thông thường, người ta bị rụng 30 – 60 sợi tóc mỗi ngày và cũng có ngần ấy sợi tóc mới mọc. Bệnh rụng tóc được xác nhận khi số lượng tóc rụng mỗi ngày vượt quá 100 sợi.

Điều trị bệnh rụng tóc không đơn giản v ì có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để chọn loại thuốc thích hợp, cần tìm ra yếu tố gây rụng tóc, chẳng hạn như dùng nhiều hóa chất, căng thẳng.

Rụng tóc do yếu tố cơ – lý – hóa

Tết tóc, bện tóc quá chặt, tóc bị căng kéo, uốn tóc bằng lược nóng, hóa chất gây gãy, rụng, biến dạng. Để khắc phục, cần loại trừ các yếu tố cơ lý hóa gây rụng, gãy tóc.

Rụng tóc sau sinh, sau chấn thương lớn, mất máu, bệnh truyền nhiễm (sốt rét, tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết. Tóc rụng thưa đều toàn đầu, tóc khô xơ xác, cơ thể suy nhược. Tóc sẽ mọc lại khi cơ thể hồi phục sức khỏe.

Về điều trị, cho bệnh nhân uống bepanthen, vitamin C, B1, B6… và tăng cường dinh dưỡng trong ăn uống.

Rụng tóc Pelade

Trên đầu có các đám rụng tóc hình tròn kích thước vài cm, da nhẵn như sẹo, tóc rụng nhẵn hoặc chỉ còn lại chấm đen, có một số sợi ngắn đen, mập “hình dùi cui” và một số sợi tóc như lông tơ, có khi rụng nhẵn toàn bộ da đầu.

Nguyên nhân là rối loạn miễn dịch tại vùng rụng tóc. Về điều trị, cho bôi mỡ corticoid, uống corticoid từng đợt, ngoài ra có thể uống bepanthen, vitamin C, 3B, an thần, chiếu tia cực tím.

Tại chỗ có thể xịt thuốc minoxidil ngày 2 lần mỗi lần 10 nhát (tương đương 1 ml). Có thể uống một trong các thuốc kháng androgen như cimetidin, spironolacton, cyproteron nhưng cần thận trọng.

Một phương pháp được coi là khả quan nhất hiện nay là cấy tóc (hair transplantation).

Rụng tóc anagen

Rụng tóc lan tỏa chủ yếu do thuốc, nhiễm độc, hóa trị liệu (chẳng hạn như các thuốc chống đông máu, chống u, chống động kinh, Parkinson, tránh thai, thuốc làm giảm cholesterol máu).

Cách điều trị quan trọng nhất là bệnh nhân ngừng dùng các thuốc đó. Sau một thời gian dài hay ngắn, tóc sẽ mọc lại. Có thể cho bệnh nhân uống bepanthen, biotin.

Rụng tóc do tật nhổ tóc

Là tật của một số người, cả trẻ em và người lớn, có yếu tố tâm thần kinh. Những người này có một cảm giác khó chịu không cưỡng lại được dẫn đến nhổ tóc, thường nhổ vào đêm lúc chưa ngủ được, lúc xem tivi hay khi cáu kỉnh, căng thẳng. Họ thường nhổ vùng đỉnh, phía trước và hai bên thái dương, khám thấy tóc không đều, chỗ thưa chỗ mọc tốt (do nhổ không thể đều các vùng), da đầu bình thường.

Điều trị quan trọng nhất là thuyết phục bệnh nhân bỏ thói quen nhổ tóc; nếu da đầu có viêm nhiễm thứ phát cho bôi mỡ kháng sinh.

Rụng tóc do nấm tóc

Bệnh này có thể lây từ người sang người do dùng chung mũ, lược hay lây từ các súc vật (chó, mèo…) sang người. Trên da đầu có đám mảng viêm đỏ giới hạn rõ hoặc không, có vảy trắng, có khi vảy trắng bao quanh chân tóc (dấu hiệu đi bít tất). Tóc bị phạt gãy còn lại mẩu ngắn cách da đầu 1-3 mm đến 1-2 cm, có khi chỉ còn lại chấm đen.

Điều trị nấm tóc hiện nay có nhiều thuốc chống nấm tốt như mỡ clotrimazol, kem nizoral, lamisil, viên uống ketoconazol, nizoral, sporal.

Bạn có thể tới các trung tâm thẩm mỹ viện để được các chuyên gia chăm sóc tóc tư vấn về nguyên nhân gây rụng tóc và cách điều trị.

Tính Chất Hóa Học Của Oxit Axit Và Oxit Bazơ Dễ Nhớ Nhất

I. Tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ

1. Tính chất hóa học của oxit bazơ

Oxit bazo là gì ? Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào nổi bật? a) Oxit bazơ tác dụng với nước: Một số những oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm. Ví dụ cụ thể: Na2O + H2O → 2NaOH CaO + H2O → Ca(OH)2 BaO + H2O → Ba(OH)2 Một số oxit bazơ tác dụng với nước đồng thời cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO CaO, BaO. b) Tác dụng với axit sinh ra muối và nước Oxit bazơ + axit → muối + nước Ví dụ cụ thể: BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O CaO + HCl → CaCl2 + H2O Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O c) Tác dụng với oxit axit sinh ra muối và nước: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước phản ứng với oxit axit sinh ra muối. Ví dụ cụ thể: CaO + CO2 → CaCO3

a) Oxit axit tác dụng với nước: Đa số oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit. Ví dụ cụ thể: SO3 + H2O → H2SO4 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 CO2 + H2O → H2CO3 Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước. b) Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dd bazơ → muối + nước. Ví dụ cụ thể: CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3 Những oxit khác như SO2, P2O5,…. Cũng có phản ứng với dung dịch bazơ sinh ra muối và nước. c) Oxit axit tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối. Thí dụ: CO2 + BaO → BaCO3 3. Oxit lưỡng tính: Có một số oxit vừa có thể tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Ví dụ cụ thể: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,… Ví dụ cụ thể: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat) 4. Oxit trung tính (hay còn gọi là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…

Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại như sau: Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dung với axit, bazơ, nước. Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dich bazơ tạo thành muối và nước.

Theo bài viết trên chúng ta có thể nhớ dễ dàng tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ. Mong rằng sẽ giúp ích cho tất cả các bạn học sinh.