Top 6 # Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Đới Ôn Hòa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Bài 17. Ô Nhiễm Môi Trường Ở Đới Ôn Hòa

Địa Lí7PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNGTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỊNH ANBài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀa. Nguyên nhân:1.Ô nhiễm không khí:b. Hậu quả:c. Biện pháp:Nguồn nhân tạo:Khí thải từ công nghiệp, phương tiện giao thông, bất cẩn khi sử dụng chất phóng xạ…Nguồn tự nhiên:Núi lửa phun, bão cát, cháy rừng…Để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ? Mời các em xem 1 số bức tranh sauKhói bụi từ các nhà máyKhói bụi do núi lửa.Khói bụi từ các loại phương tiện giao thôngKhói do cháy rừng.Bụi do bão cát.Bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tửEm hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.Em hãy cho biếtcó mấy nhóm ( nguồn) nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?Nhóm nhân tạo.(Do con người)Nhóm tự nhiên:Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ1.Ô nhiễm không khí:Nguyên nhân:Nguồn nhân tạo:Khí thảitừ công nghiệp, phươngtiện giao thông, bất cẩn khisử dụng chất phóng xạ…Nguồn tự nhiên : Núi lửaphun, bão cát, cháy rừng…b. Hậu quả:

Dựa vào nhữngbức tranh bên và sự hiểubiết của bản thân em hãycho biết hậu quả củaô nhiễm không khí.?Mưa a xítThủng tầng ô zônHiệu ứng nhà kínhTrái đất đang nóng lênTăng bệnh đường hô hấp, đục thủy tinh thểBăng tan nhanhĐe dọa nhấn chìm các thành phố ven biển– Mưa axít.– Hiệu ứng nhà kính.– Thủng tầng ôzôn .– Trái đất nóng lên.– Tăng các bệnhvề hô hấp.Băng tan nhanhđe dọa các thànhphố ven biển.Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ1.Ô nhiễm không khí:Nguyên nhân.Nguồn nhân tạo:Khí thải từ công nghiệp, phương tiện giao thông, bất cẩn khi sử dụng chất phóng xạ…– Nguồn tự nhiên : Núi lửa phun, bão cát, cháy rừng…b. Hậu quả.– Mưa axít..– Hiệu ứng nhà kính.– Thủng tầng ôzôn .– Trái đất nóng lên.– Tăng các bệnh về hô hấp.– Băng tan nhanh đe dọa các thành phố ven biển.c. Biện pháp.Bằng sự hiểu biết cuả bản thân em hãy nêu một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm không khí– Cắt giảm lượng khí thải.– Kí nghị định thư Kiô tô.Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ1.Ô nhiễm không khí:Nguyên nhân:Nguồn nhân tạo:Khí thải từ công nghiệp, phương tiện giao thông, bất cẩn khi sử dụng chất phóng xạ…– Nguồn tự nhiên : Núi lửa phun, bão cát, cháy rừng…b. Hậu quả– Mưa axít.– Hiệu ứng nhà kính.– Thủng tầng ôzôn .– Trái đất nóng lên.– Tăng các bệnh về hô hấp.– Băng tan nhanh đe dọa các thành phố ven biển.c. Biện pháp– Cắt giảm lượng khí thải.– Kí nghị định thư Kiô tô2. Ô nhiễm nước:Em hãy cho biết những nguồn nước nào đang bị ô nhiễm ?2. Ô nhiễm nướcÔ nhiễm nước ngọtÔ nhiễm nước mặnNguyênnhânHậu quảBiện phápNHÓM 1NHÓM 2Dựa các bức tranh sauvà kết hợp với sự hiểu biết của bản thân nhóm hãycho biết những nguyên nhân gâyÔ nhiễm môi trường nước120115110105100959085807570656055504540353025201510050403020100Những nguyên nhân gây ô nhiễmnước ngọtNhững nguyên nhân gây ô nhiễmnước mặnNước thải CNPhun thuốc trừ sâuPhân bón hóa họcRác thải sinh hoạtVáng dầu (khai thác,chuyên chở,đắm tàu)– Rác thải từ công nghiệp– Thuốc trừ sâuPhân bón hóa học– Rác thải sinh hoạtĐô thị ven biểnVáng dầu ( khai thác,chuyên chở, đắm tàu..)– Khu đô thị ven biểnNước từ sông đổ rabiểnHậu quảDựa các bức tranh sauvà kết hợp với sự hiểu biết của bản thânem hãy cho biết những hậu quả củaÔ nhiễm môi trường nướcSông đổ ra biểnNhững hậu quả của ô nhiễmnước ngọtNhững hậu quả của ô nhiễmnước mặn

Dựa các bức tranh và kết hợp với sự hiểu biết củabản thân em hãy cho biết những hậu quả củaÔ nhiễm môi trường nước– Rác thải từ công nghiệp– Thuốc trừ sâuPhân bón hóa học– Rác thải sinh hoạt– Váng dầu ( khai thác,chuyên chở, đắm tàu..)Khu đô thị ven biểnNước từ sông đổ rabiểnHậuquảGây bệnh tật cho con người (ngoài da, bệnh đường ruột,ung thư..vv).– Tạo ra hiện tượng“Thủy triều đen”“Thủy triều đỏ”Biệnpháp2. Ô nhiễm nướcXử lí nước thải, rác thải trước khi đổ vào môi trườngKhông lạm dụng phân bón hóa học,thuốc trừ sâu…Gây bệnh tật cho con ngườiThủy triểu đenThủy triểu đỏDựa vào những nguyên nhân trên em hãy đề ra các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước.Vedan xả chất thảikhông qua xử líVáng vàng dày đặcmặt sông Thị VảiSông Thị Vải nổi vángbốc mùi hôi thốiThực trạng vấn đề môi trường ở Việt NamNước thải từ nhà máysắn Phong AnPhong Điền –Thừa Thiên Huế.Nước thải ởKhu Công nghiệpPhú Minh –Từ Liêm, Hà Nội.Cá chết vì ô nhiễmnguồn nước tạiHồ Tây, Hà Nội.Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường??Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ1.Ô nhiễm không khí:Nguyên nhân:Nguồn nhân tạo: Khí thải từ công nghiệp,phương tiện giao thông, bất cẩn khi sử dụng chất phóng xạ…Nguồn tự nhiên : Núi lửa phun, bão cát,cháy rừng…b. Hậu quả– Mưa axít.– Hiệu ứng nhà kính.– Thủng tầng ôzôn .– Trái đất nóng lên.– Tăng các bệnh về hô hấp.Băng tan nhanh đe dọa cácthành phố ven biển.c. Biện pháp– Cắt giảm lượng khí thải.– Kí nghị định thư Ki-ô tô.2. Ô nhiễm nước:Rác thải từ côngnghiệp-Thuốc trừ sâuPhân bón hóa học– Rác thải sinh hoạt– Váng dầu (khai thác,chuyên chở, đắm tàu.)Khu đô thị ven biểnNước từ sông đổ rabiển-Tạo ra hiện tượng“Thủy triều đen”“Thủy triều đỏ”Gây bệnh tật cho con người (ngoài da, bệnh đường ruột,ung thư..vv).Xử lí nước thải, rác thải trước khi đổ vàomôi trường-Không lạm dụng phân bón hóa học,thuốctrừ sâu…HậuquảBiệnpháp1. Em hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?2. Ô nhiễm không khí để lại những hậu quả gì?3. Em hãy nêu một số giải pháp khắc phục hậu quả của ô nhiễm không khí ?CỦNG CỐ4. Em hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm nước?5. Ô nhiễm nước để lại những hậu quả gì?6. Em hãy nêu một số giải pháp khắc phục hậu quả của ô nhiễm nước?Dặn dòDĂN DÒ:Học bài cũ.Chuẩn bị bài thực hành:Xem lại thật kỹ bài 13.Trả lời trước câu hỏi 1, 2 và bài tập 3.Chuẩn bị sẵn thước, bút chì, bút màu.Xin trân trọng cảm ơn

QUý THầY CÔ Đã Về dự Giờ CùNGVớI LớP CHúNG TÔI

Xin kính chúc quý thầy,cô s?c kh?e,hạnh phúc và thành đạt !

Ô Nhiễm Môi Trường Đới Ôn Hòa : Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Giải Pháp

1. Tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm môi trường đới ôn hòa

Môi trường đới ôn hoà nằm giữa đới nóng và đới lạnh, trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu Nam Bắc. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hoà nằm ở bán cầu Bắc, ở bán cầu Nam chỉ chiếm một phần nhỏ.

Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa là hiện tượng môi trường bị thay đổi. Theo đó, những yếu có có tính chất vật lý, sinh học cũng như hóa học của môi trường có sự biến đổi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường đới ôn hòa?

Nguyên nhân chính của việc ô nhiễm môi trường không khí ở đây được chỉ ra là do sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải bắt buộc phải sử dụng nhiều nguồn nguyên nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển ô nhiễm nặng nề.

Những chất khí nhà kính khiến cho Trái Đất nóng lên, băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng cao, lỗ thủng tầng ozon ngày càng lớn đã đe doạ cuộc sống con người không chỉ ở đới ôn hoà mà ảnh hưởng lên tầm thế giới.

Nước biển, nước sông hồ, nước ngầm… đều bị ô nhiễm nặng nề. Đô thị hoá ở môi trường đới ôn hoà tập trung phần lớn vào một dải đất rộng không quá 100 km ven biển đã làm cho nguồn nước biển ô nhiễm nặng nề.

Hiện tượng “thuỷ triều đen” do váng dầu tạo nên cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm. Và tất nhiên, không thể thiếu hoá chất thải ra từ các nhà máy, thuốc trừ sâu, phân lân hoá học dư thừa trên các cánh đồng cùng với chất thải sinh hoạt hằng ngày… đều có thể làm trầm trọng vấn đề ô nhiễm môi trường.

2. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đới ôn hòa là gì?

Môi trường không khí ở đới ôn hòa ngày một tăng ở mức báo động, dẫn đến những trận mưa axit, làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng cũng như gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người.

Sự biến đổi của môi trường cũng làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, khí hậu biến đổi và băng ở 2 cực tan chảy. Đồng thời, tạo lỗ thủng trong tầng ô xôn, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Môi trường nước tại đới ôn hòa bị ô nhiễm gây hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều đen, gây tác hại mọi mặt đến hệ sinh thái biển.

Bên cạnh tác hại về hệ sinh thái thì ô nhiễm môi trường cũng gây ảnh hưởng tới đời sống kinh tế- xã hội như gây thiệt hại về kinh tế do sự xuất hiện của bật tật, ảnh hưởng đến nông sản và thủy sản, thiệt hại cho hoạt động du lịch..

3. Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đới ôn hòa

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trong nhà máy, khu công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra và giám sát về môi trường. Cần phối hợp chặt chẽ giữa những cơ quan chức trách để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Thực hiện ký kết Nghị định thư Ki-ô-tô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của trái đất. Đồng thời hạn chế sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu do khai thác, vận chuyển và đắm tàu.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Giải Địa Lý Lớp 7 Bài 17: Ô Nhiễm Môi Trường Ở Đới Ôn Hòa

Bài 17. Õ NHIỄM MÒI TRƯỜNG ở ĐỚI ÔN HÒA MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hoà; nguyên nhân và hậu quả. Quan sát tranh ảnh và nhận xét về môi trường ở đới ôn hoà. KIẾN THỨC Cơ BẢN Ô nhiễm không khí Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, thải ra hàng ngàn tấn khí thải, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề, gây ra các hiện tượng như: mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng,... Khí thải làm tăng hiệu ứng .nhà kính làm Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng tan ở hai cực, mực nước các đại dương dâng cao, đe doạ cuộc sống loài người và những vùng đất thấp ven biển. Khí thải tạo ra lỗ thủng ở tầng ôdôn, gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con người. Ô nhiễm nước Việc tập trung phần lớn các đô thị vào một dải đất rộng không quá lOOkm chạy dọc ven biển đã làm cho nước ven biển bị ô nhiễm nặng. Váng dầu ở các vùng biển tạo nên "thuỷ triều đen", cũng là một nguyên nhân quan trọng làm ô nhiễm nước biển. Hoá chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng với chất thải sinh hoạt của các đô thị,... làm nhiễm bẩn nguồn nước sông, hồ và nước ngầm trên đất liền. Các chất độc hại trên lại bị đưa ra biển, là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng "thuỷ triều đỏ", làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước. GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài Câu 1. Hai ảnh SGK (trang 56) gợi cho em những suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? Trả lời: Ảnh ở hình 17.1: Khí thải ở một khu liên hiệp hóa dầu làm mù mịt cả bầu trời, thải ra nhiều chất độc hại, gây ô nhiễm không khí, gây ra mưa axit. Ảnh ở hình 17.2: Mưa axit đã làm cây cối chết khô. Câu 2. Quan sát các ảnh của SGK (hình 17.3 và 17.4, trang 57), kết hợp vái sự hiểu biết của bản thân, nêu một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hòa. Trả lời: Một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hòa: Dầu đổ vào biển từ tai nạn của các tàu chở dầu, rửa sàn tàu, tai nạn của các giàn khoan dầu trên biển. Nước thải từ các nhà máy đổ vào sông ngòi. Lượng phân bón và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng chảy vào sông, hồ, ngấm vào đất liền. Chất thải sinh hoạt từ các đô thị ven biển. GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài Câu 1. Hãy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa. Trả lời: Có hai nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa: Do khói bụi từ các nhà máy và xe cộ thải vào không khí. Do bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử làm rò rỉ các chất phóng xạ vào không khí. Câu 2. Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới: Hoa Kì: 20 tâh/năm/người. Pháp: 6 tấn/năm/người Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột. Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000, cho biết số dân của các nước như sau: Hoa Kì: 281.421.000 người. Pháp: 59.330.000 người Trả lời: Vẽ biểu đồ hình cột, trục tung thể hiện tấn/năm/người, trục hoành thể hiện các nước Hoa Kì và Pháp. + Thể hiện đúng các số liệu và địa danh đã cho. + Các cột phải có tỉ lệ tương ứng với số liệu đã cho. + Số liệu đặt bên trên từng cột, địa danh đặt bên dưới từng cột. Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000: + Hoa Kì: 20 tấn/năm/người X 281.421.000 người = 5.628.420.000 tấn. + Pháp: 6 tấn/năm/người X 59.330.000 người = 355.980.000 tấn CÂU HỎI Tự HỌC Nguyên nliân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà là do: Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải. Sự tập trung với mật độ cao dân số đô thị. c. Váng dầu ở vùng ven biển. D. Chất thải sinh hoạt của các khu dân cư. Nguyên nhân tạo ra "thủy triều đeĩi" là: Chất thải sinh hoạt. Dầu loang trên biển. c. Hóa chất thải ra từ khu công nghiệp. D. Thuốc trừ sâu dư thừa thải ra.

Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước Gồm Các Nguyên Nhân Nào?

1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, có đến hàng trăm khu công nghiệp với các đơn vị sản xuất lớn nhỏ tại Việt Nam, điều này đồng nghĩa với hàng ngày lượng lớn nước thải, các kim loại còn nguyên trong nước được xả trực tiếp qua đường ống thâm nhập vào nguồn nước.

Tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay Hà Nội, tình trạng rác thải sinh hoạt bị vứt ngổn ngang gây ra tình trạng tắc cống, khó thoát nước gây ngập úng mỗi khi mùa mưa đến. Hàng chục con sông ô nhiễm đang hàng ngày bốc lên mùi hôi thối vì rác thải chẳng hạn như sông Nhuệ hay sông Tô Lịch.

Tại các vùng nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặc dù không nghiêm trọng bằng các khu vực thành thị song vẫn đang ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Hàng loạt chất thải sinh hoạt của con người và gia súc chưa được qua xử lý đã và đang gây ô nhiễm các mạch nước ngầm. Đặc biệt công tác xử lý ô nhiễm nước ngầm chưa được chú trọng gây nên hàng loạt các loại bệnh nghiêm trọng do nước gây ra.

Vấn nạn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học quá liệu lượng đã và đang khiến đất đai trở nên khô cằn, các kênh mương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo thống kê trên cả nước có đến 9000 người chết do vấn đề ô nhiễm môi trường. Có đến 100,000 trường hợp mắc ung thư hàng năm do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Hiện nay trên toàn quốc có đến 37 xã mang tên “làng ung thư” và hàng ngàn người đã chết vì căn bệnh này. Các khu vực xã lân cận cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước và đều chết vì ung thư.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam

2. Phân loại các loại ô nhiễm nguồn nước

Thực tế có khá nhiều cách phân loại ô nhiễm môi trường, có thể dựa vào nguồn gốc của ô nhiễm mà gọi tên nó chẳng hạn như ô nhiễm nguồn nước do hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.

Cũng có thể dựa vào yếu tố môi trường để phân loại ô nhiễm chẳng hạn như ô nhiễm môi trường nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc phân loại dựa trên tính chất chẳng hạn như ô nhiễm vật lý, ô nhiễm hóa học và sinh học.

2.1. Ô nhiễm vật lý

Khi các chất rắn không thể tan vào nước, lượng chất lơ lửng tăng làm tăng độ đục của nước. Nhiều chất thải công nghiệp hiện nay có màu, khi thải vào nguồn nước, không chỉ mặt thẩm mỹ mà mặt giá trị sử dụng ý tế của nước cũng bị giảm đáng kể.

Bên trong nhiều chất thải công nghiệp chứa các chất hóa học như muối sắt, phenol hay hydro sulfur,… có thể khiến nước có vị không bình thường và mùi lạ. Ngoài ra tảo xanh khiến nước có mùi bùn trong khi các loài sinh vật đơn bào kháng khiến nước có mùi tanh.

Ô nhiễm nguồn nước vật lý

2.2. Ô nhiễm hóa học

Các loại chất thải trong quá trình sản xuất công nghiệp còn bao gồm nitrat và photphat, đồng thời một số chất thải luyện kim khác như Cr, Mn, Cu, Hg cũng góp phần đầu độc thủy sinh vật. Độ ô nhiễm do các chất khoáng và chất thải công nghiệp vào nước trở nên đáng lo ngại nếu không có biện pháp phù hợp ngăn chặn.

Trong trồng trọt, các loại phân bón hóa học có thành phần nitrat và photphat cũng gây lo ngại cho các địa phương bởi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất. Thực tế lượng phân bón khi được bón vào cây chỉ được hấp thụ khoảng 30 – 40%. Phần còn lại của phân bón sẽ ngấm vào lòng đất vào hòa vào các mạch nước ngầm hay dòng nước. Điều này gây nên hiện tượng phì nhiêu hóa sống đất hồ và làm yến khí các lớp nước bên dưới.

2.3. Ô nhiễm sinh học

Ô nhiễm nguồn nước sinh học bắt nguồn từ hoạt động thải đô thị chẳng hạn như phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy,… Yếu tố sinh học chủ yếu thể hiện ở sự thải các chất hữu cơ lên men gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ô nhiễm nguồn nước sinh học

3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng, tuy nhiên vẫn có thể phân loại nguyên nhân ô nhiễm môi trường dựa trên nguồn gốc và tính chất của nó bao gồm các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước như sau:

3.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tự nhiên

Bất cứ nhân tố tự nhiên nào làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước đều được xem là nguyên nhân tự nhiên gây ra ô nhiễm môi trường nước. Một số hiện tượng thiên nhiên có thể gây ô nhiễm chẳng hạn như mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão,…

Ngoài ra hoạt động sống của các sinh vật, xác chết phân hủy của chúng cũng có thể gây ô nhiễm môi trường. Khi xác chết động vật và thực vật phân hủy, một phần của chúng sẽ ngấm vào lòng đất vào hòa vào các mạch nước ngầm.

Mặt khác yếu tố lũ lụt khiến nước mất đi tính trong sạch của nó, khuấy động các chất cặn dơ bẩn trong các cống rãnh đồng thời cuốn các loại hóa chất đến nơi khác.

Nước lụt thông thường bị ô nhiễm bởi các chất trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc các khu phế thải. Trong một số trường hợp, các công nhân thu dọn công trường sau trận lụt có thể bị tác động tiêu cực bởi ô nhiễm hóa chất trong nguồn nước.

Mặc dù độ nghiêm trọng của các nhân tố tự nhiên gây ra vô cùng lớn cho khu vực nhất định, song các nguyên nhân tự nhiên này không xuất hiện thường xuyên và không tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước toàn cầu.

Ngoài ra chất lượng của nguồn nước có thể suy giảm bởi chính bản thân đặc tính địa chất của nó chẳng hạn như nước trên đất phèn có chứa sắt và nhôm, hay các loại nước lấy từ lòng đất nhiều canxi.

3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nhân tạo

Hiện nay hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người là nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm chất lượng nước toàn cầu. Đây là một số nguyên nhân phổ biến đến từ con người:

Mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được thải ra môi trường ngày càng nhiều. Nguyên nhân bắt nguồn từ tốc độ gia tăng dân số hiện nay đã và đang khiến rác thải sinh hoạt tăng mạnh. Tại các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số là 5% trong khi đó tại các nước đang phát triển, tỷ lệ này là khoảng hơn 2%.

Tại Việt Nam, mức tăng trưởng dân số của nước ta đang thuộc một trong những top đầu các quốc gia đông dân nhất thế giới. Dân số gia tăng kéo theo nhu cầu cao về sinh hoạt và phát triển kinh tế, đồng thời tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước ngày càng cao.

Nước thải sinh hoạt chiếm lượng lớn nước thải từ các khu đô thị, đây là nước thải từ các gia đình, bệnh viện, khách sạn,… Thành phần cơ bản của các loại chất thải này bao gồm các chất hữu cơ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng và chất rắn. Tỷ lệ thuận với mức sống, mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng nước thải cũng theo đó mà tăng nhanh.

Tại nhiều khu vực khi nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đúng cách, phân và nước thải sinh hoạt trở lại nguồn nước tạo nên vòng tuần hoàn. Không chỉ gây mất mỹ quan môi trường, vòng tuần hoàn này còn tiềm ẩn nguy cơ mầm bệnh hết sức to lớn.

Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức

Bên cạnh nước thải sinh hoạt của con người, quá trình chăm sóc gia súc, gia cầm cũng vô tình thải ra hàng loạt chất gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra hoạt động sản xuất nông nghiệp góp phần gây ô nhiễm môi trường nước bởi tác động từ thuốc trừ sâu, phân bón hóa học có chứa các thành phần gây ô nhiễm nước. Việc sử dụng quá đà các loại thuốc trừ sâu và phân bón hóa học đã dẫn đến lượng chất dư thừa ngấm vào đất và lan đến các mạch nước ngầm làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

Mặc dù được khuyến cáo sử dụng đúng liệu lượng, đa số người nông dân hay sử dụng thuốc trừ sâu với nồng độ quá cao gấp 3 lần so với tiêu chuẩn thông thường. Một số hộ dân còn thi nhau sử dụng các loại thuốc trừ sâu có chứa thành phần hóa học nguy hiểm như Aldrin hay Monitor. Đặc biệt trong quá trình phun thuốc, người dân không chủ động trang bị đồ bảo hộ lao động.

Một nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước khác bắt nguồn từ sự thiếu sót trong bảo quản các loại thuốc chưa được sử dụng. Đa phần người dân lưu trữ các chai thuốc trừ sâu, phân bón tại các khu vực nhà ăn và giếng sinh hoạt. Sau khi sử dụng các chai rỗng bị vứt trên bờ ruộng hay được bán vào các khu phế liệu mà chưa được phân loại đúng đắn.

Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa đang thúc đẩy sự hình thành của các khu công nghiệp. Lượng rác thải mỗi ngày của các hoạt động công nghiệp này vẫn chưa được quán triệt, quản lý một cách khoa học. Hiện nay chất lượng nguồn nước gần các khu công nghiệp đang bị suy giảm nghiêm trọng về chất lượng.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Tóm lại nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả chủ quan và khách quan. Để nắm bắt và lên kế hoạch cụ thể cho việc phòng chống và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, người dân nên được phổ cập nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước một cách đúng đắn nhất. Hi vọng rằng trong tương lai tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể.

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”