Top 12 # Nguyên Nhân Hình Thành Bão Trên Biển Đông Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Chưa Rõ Nguyên Nhân Hình Thành Cồn Cát Trên Biển Cửa Đại

Cồn cát trên biển Cửa Đại.

Về nguyên nhân hình thành cồn cát này, Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng miền Trung cùng nhóm tư vấn cho rằng, bùn cát từ bờ Bắc và Nam bị sóng và dòng chảy ven bờ đẩy về khu vực cửa sông Thu Bồn. Qua nhiều năm số bùn cát này bồi tụ ở khu vực bãi triều và vào mùa khô sóng biển đẩy bùn cát vào phía trong sông, gặp trận lũ năm 2017 lại đẩy ra rồi vun cao thành cồn nằm cách bờ biển Cửa Đại hơn một km.

TS Mai Cao Trí, thành viên nhóm tư vấn nói, diễn biến hình thành cồn cát này tương đồng với với xu thế dịch chuyển của một cồn cát khác trong quá khứ. Vào năm 1988, trên vùng biển Cửa Đại từng có cồn cát hình thành cách bờ hai km, mỗi năm dịch chuyển một đoạn ngắn, đến năm 1995 hợp nhất với bờ biển Cửa Đại, sau đó bị xói lở dần.

Theo ông Trí, trong năm 2019, cồn cát ngoài khơi biển Cửa Đại dịch chuyển 120m, với tốc độ này khoảng 10 năm tới cồn cát sẽ tiến sát bờ biển “giống như cồn cát trước đây”.

Không đồng tình với nhận định trên, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch TP Hội An cho rằng, qua nhiều lần khảo sát cho thấy xu thế bồi tụ lên cồn cát chủ yếu ở ngoài vào, “chứ không phải từ trong sông ra như nhận định nêu trên của đơn vị tư vấn”. “Bằng kinh nghiệm công tác nhiều năm ở Hội An, tôi thấy nguồn cát hình thành ở cồn có mối quan hệ mật thiết với tình trạng bờ biển Cửa Đại bị sạt lở”, ông Hùng nhấn mạnh.

Ông Tạ Ngọc Tân, Vụ Khoa học công nghệ hợp tác quốc tế (Tổng cục Phòng chống thiên tai) cho rằng, việc so sánh cồn cát hiện nay với đảo cát hình thành năm 1988 là “khập khiễng”. Ông Tân phân tích, trước đây trên thượng nguồn sông Thu Bồn chưa có thủy điện, chưa xây cầu cống và chưa xảy ra tình trạng khai thác cát như hiện nay.

“Nhóm tư vấn đánh giá 10 năm tới cồn cát dịch chuyển về phía Bắc, nhưng chỉ trong năm nay diện tích cồn cát đã giảm 1,5ha, liệu 10 năm tới nó còn không, đây là vấn đề cần làm rõ”, ông Tân nói.

Trước ý kiến khác nhau, chúng tôi Nguyễn Thế Hùng, chuyên gia thủy lợi cho rằng, chính quyền địa phương “trước mắt nên giữ nguyên hiện trạng cồn cát, tránh can thiệp bằng sức người”.

Ông Nguyễn Văn Hải, Cục phó Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai cho rằng, “đây là vấn đề phức tạp, đơn vị tư vấn cần tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu trong thời gian tới để đưa ra các nhận định chính xác hơn”.

Cồn cát trên biển Cửa Đại nằm ngoài cửa sông Thu Bồn, xuất hiện từ năm 2017, khoảng cách gần nhất từ cồn cát đến đất liền 1,4km. Qua 18 lần quan trắc, cơ quan chức năng ghi nhận trước tháng 5/2019 cồn cát rộng 14,1ha, nhưng đến tháng 11 còn 12,6ha.

Bão Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành Cơn Bão Như Thế Nào?

Tìm hiểu về khái niệm bão là gì?

Bão là một loại hình thời tiết cực đoan có bản chất là sự nhiễu động của khí quyển. Thuật ngữ bão được dùng để chỉ các cơn bão, dông, tố, bão nhiệt đới, bão tuyết, bão cát,… Tuy nhiên ở Việt Nam, thuật ngữ bão lại thường được dùng để chỉ bão nhiệt đới (hiện tượng thời tiết thường có gió mạnh kèm theo mưa lớn và chỉ xuất hiện ở các vùng biển nhiệt đới trong đó có nước ta) do các hiện tượng còn lại khá hiếm gặp. Trong bài này, chúng ta cũng sẽ chỉ xét đến bão nhiệt đới vì đây là loại bão phổ biến thường gặp ở Việt Nam.

Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ. Ở chiều cao từ 0 – 3 km, không khí chuyển động theo dạng trôn ốc, xoay ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hoặc thuận chiều kim đồng hồ (ở Nam Bán Cầu). Luồng không khí này hội tụ vào gần trung tâm của cơn bão (gọi là mắt bão). Ở đây, luồng không khí sẽ chuyển động thẳng đứng lên trên tạo thành một khu vực gọi là thành mắt bão và lại toả ra ngoài theo chiều ngược lại. Còn ở chính giữa cơn bão, không khí chuyển động đi xuống tạo thành một vùng trời quang và hầu như không có mây. Chính vì vậy nên ở những vùng đang bị ảnh hưởng bão, nhiều lúc chúng ta thấy trời quang mây tạnh, gió lặng bởi đó chính là thời điểm mà tâm bão đang đi qua.

Cấu trúc của bão nhiệt đới như thế nào?

Một cơn bão nhiệt đới gồm các thành phần chính như: mắt bão nằm chính giữa, thành mắt bão nằm sát và bao quanh mắt bão, dải mây mưa ở rìa bên ngoài.

1. Mắt bão

Mắt bão còn được gọi là tâm bão, thường có dạng hình tròn với đường kính từ 30 – 65 km. Đây là nơi có áp suất không khí rất thấp do đó không khí xung quanh sẽ bị hút về đây. Áp suất càng thấp thì tốc độ dòng khí bị hút vào càng nhanh và vận tốc gió cũng càng mạnh. Tuy nhiên, vận tốc gió mạnh như vậy sẽ khiến cho lực ly tâm rất lớn, dẫn tới việc không khí bên ngoài không thể lọt vào trong tâm bão. Khi đến gần tâm bão, không khí mang nhiều hơi nước sẽ bốc lên và hội tụ thành những đám mây tạo ra những cơn mưa lớn. Trong khi đó, ở khu vực tâm bão lại gần như không có gió cộng với việc dòng khí đi xuống khiến cho bầu trời trở nên quang mây, thậm chí còn có thể thấy được trăng và sao vào buổi tối.

2. Thành mắt bão

Thành mắt bão là vùng mây bao quanh rìa mắt bão. Vì là điểm cuối nơi các dòng không khí đổ về trước khi chuyển động thẳng lên cao nên đây là khu vực có gió mạnh nhất trong cơn bão. Ngoài ra, những luồng không khí này mang theo nhiều hơi nước nên ở đây mây nằm ở độ cao lớn nhất và độ ẩm cũng là nhiều nhất.

3. Dải mây mưa ở rìa ngoài

Các dải mây mưa ở rìa ngoài của cơn bão thường là một khu vực mây giông dày đặc rộng từ khoảng vài km đến vài chục km và dài khoảng 80 – 500 km. Chúng thường tổ chức thành hình xoắn cùng chiều xoắn với gió rồi di chuyển chậm dần vào phía trong.

Nguyên nhân và sự hình thành bão nhiệt đới

Theo các nhà khoa học phân tích, khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển sẽ làm cho nước bay hơi và tạo ra một lớp không khí ẩm phía trên mặt biển. Ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, bay cao hơn tạo thành một cột khí ẩm. Càng lên cao, cột khí ẩm này càng lạnh dần đi và đến một lúc nào đó, chúng sẽ ngưng tụ lại thành nước, làm nóng không khí xung quanh (do sự ngưng tụ hơi nước thành nước có toả nhiệt). Không khí càng nóng, hơi nước lại càng bay cao hơn, khí ẩm càng được hút vào nhiều. Ngoài ra, khi không khí ẩm được hút vào, nó sẽ bị tác động bởi sự tự quay của Trái Đất (cụ thể là bị tác động bởi lực Coriolis – Lực quán tính khiến vật bị lệch quỹ đạo khi chuyển động trong một vật thể đang quay) và chuyển động xoáy tròn hay còn gọi là hoàn lưu. Khi tốc độ xoáy tròn này lớn hơn 17 m/s, chúng sẽ tạo thành bão.

Việc không khí bay lên và định hình trên tầng cao sẽ tạo thành một vùng áp cao phía trên đám mây. Vùng áp cao này đẩy sẽ đẩy không khí vào thành mắt bão. Cùng lúc đó, một phần nhỏ của khối khí trên cao sẽ tràn vào vùng trung tâm, làm tăng áp lực không khí đến mức trọng lượng của chúng nặng hơn dòng khí bay lên. Lúc này, dòng khí bắt đầu chìm xuống, tạo ra một vùng trời quang đãng, không mây, không mưa. Và đây chính là mắt bão.

Những điều kiện để hình thành nên cơn bão nhiệt đới

Theo thống kê thì có 6 điều kiện cần thiết để hình thành một cơn bão nhiệt đới. Cụ thể bao gồm:

– Nhiệt độ mặt nước biển đến độ sâu hơn 50 mét ít nhất phải vào khoảng 26,5 độ C.

– Sự mất ổn định của bầu khí quyển.

– Độ ẩm cao ở tầng đối lưu.

– Lực quán tính Coriolis đủ lớn để duy trì trung tâm áp suất thấp.

– Độ đứt gió (sự thay đổi tốc độ hoặc hướng gió bất ngờ trong một khoảng cách ngắn) thấp.

– Bề mặt nước biển bị xáo trộn với lực xoáy đủ mạnh.

Tìm hiểu thêm: Phân loại các cấp bão và cấp bão mạnh nhất hiện nay

Video Clip sự hình thành và sức tàn phá của cơn bão Haiyan (Hải Yến)

***Bài viết có sự tham khảo và bổ sung thêm thông tin từ các nguồn tài liệu uy tín: chúng tôi chúng tôi BBC

Tại Sao Có Bão? Những Nguyên Nhân Hình Thành Bão Và Áp Thấp Nhiệt Đới

+ Bão là gì?

Bão là sự nhiễu động mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và được xếp vào loại hình thời tiết cực đoan ( thời tiết xấu mang đến những nguy cơ khó lường), ngoài ra bão cũng là xoáy thuận nhiệt đới có cấu trúc hình thành từ khối khí nóng ẩm kết hợp cùng dòng xoay mạnh.

+ Bão từ là gì?

Hay còn có tên gọi khác là bão địa từ trên trái đất là một dạng bão được hình thành chủ yếu do dòng hạt có sở hữu điện phát ra từ các vụ bùng nổ trên mặt trời và có tác dụng lên các đường cảm ứng từ của trái đất nên được gọi là bão từ.

Ngoài ra chúng ta có thể thấy bão xuất hiện nhiều hơn vào các thời điểm như mùa hè hay mùa thu trong năm là bởi thời gian này sở hữu đầy đủ các điều kiện tự nhiên cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của bão. Đặc biệt nhiệt độ nước biển càng cao sẽ giúp thuận lợi hơn trong việc phát triển đối lưu các xoáy quy mô lớn cũng xảy ra mạnh mẽ hơn.

Những nguyên nhân hình thành bão và áp thấp nhiệt đới

Nguyên nhân hình thành bão với các nguyên nhân khách quan từ tự nhiên

Sự hình thành của bão trước với các nguyên nhân chủ yếu đến từ các thành tố như ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.

Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới

Tìm hiểu về nguyên nhân của bão nhiệt đới,trước tiên chúng ta cần hiểu thêm khái niệm:

Bão nhiệt đới là gì?

Bão nhiệt đới là các xoáy nhiệt đới quay nhanh mang đặc trưng bởi trung tâm áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông dạng xoắn ốc đồng thời tạo ra những cơn mưa lớn.

+ Bầu khí quyển mất đi sự cân bằng ổn định trong một khoảng thời gian thích hợp.

+ Ở tầng đối lưu sở hữu độ ẩm cao

+ Lực xoáy có vận tốc vừa đủ mạnh ở bề mặt nước biển

+ Lực quán tính và độ đứt gió được duy trì cố định ở trung tâm áp suất thấp.

Và khi lên cao hơn cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn đạt đến thời điểm nhất định sẽ ngưng tụ thành nước và bị làm nóng không khí xung quanh (do sự tỏa nhiệt của hơi nước). Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí , hơi nước và khí ẩm khi hút lại với nhau sẽ tạo thành tác động lực quán tính với hoàn lưu quay, trả lời cho câu hỏi nguyên nhân bão hình thành như thế nào còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s, Sau đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao sẽ tạo thành những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới

Các yếu tố, điều kiện hình thành của áp thấp nhiệt đới bao gồm: khí áp, nhiệt đô, gió và những vùng có khú hậu nóng nhiệt đới…

Nguyên nhân chủ yếu hình thành áp thấp nhiệt đới là do vùng gió xoáy từ các phía thổi vào trung tâm bão, với vị trí càng gần trung tâm thì mức gió càng mạnh. Trong đó có sự góp mặt của gió làm chuyển không khí từ áp cao đến áp thấp, hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng để hình thành gió xoáy và hình thái của gió

Nguyên nhân chủ quan từ con người

Ngoài những nguyên nhân khách quan từ yếu tố tự nhiên thì nguyên nhân hình thành bão cũng bắt nguồn từ các lý do chủ quan do lượng Co2 từ khí thải nhà kính và khí metan từ các hoạt động công nghiệp phổ biến của con người khiến bầu khí quyển bị tăng mức độ hấp nhiệt và trở nên nóng hơn, trong đó thúc đẩy sự bay hơi diễn ra nhanh hơn đồng thời làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển và tạo nên sức mạnh tăng cường lớn cho những cơn bão trở nên khắc nghiệt và có sức tàn phá nặng nề.

Phân biệt điểm khác nhau giữa sự hình thành của áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới

Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới và ấp thấp nhiệt đới có sự khác biệt rõ rệt, phân biệt giữa 2 hình thái:

+ Nguyên nhân tạo nên áp thấp nhiệt đới là do các vùng gió xoáy thổi về tập trung đủ độ mạnh để di chuyển không khí từ áp cao đến áp thấp

Ngoài ra khi áp thấp nhiệt đới chỉ như một đủ mạnh mới tạo ra bão, vì vậy mức độ nguyên nhân hình thành của áp thấp nhiệt đới có phần hạn chế và tác nhân cũng nhỏ hơn so với bão nhiệt đới.

Bão được xem là một hiện tượng thiên nhiên của quy luật khí hậu, tuy nhiên nguyên nhân hình thành bão do yếu tố chủ quan từ con người với các hoạt động công nghiệp tác động tới quy luật của tự nhiên mới là điều nguy hại. Chúng ta cần có những nhìn nhận đúng đắn hơn về nguyên nhân của những cơn bão với sức phá hủy lớn trong khoảng thời gian trở lại đây!

Vì Sao Cơn Bão Sắp Vào Biển Đông Có Tên Vamco?

Cơn bão Vamco sắp vào Biển Đông là tên mà cơ quan khí tượng Việt Nam đề xuất, với tên Tiếng Việt là Vàm Cỏ. Tên của các cơn bão được đặt theo danh sách đề cử của các quốc gia.

Chiều 10/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết cơn bão Vamco đang mạnh dần lên cấp 13, giật cấp 16 trong 24 giờ tới trước khi tiến vào Biển Đông.

Nếu kịch bản này xảy ra, đây sẽ là cơn bão số 13 hình thành trên khu vực trong năm nay. Tên bão Vamco là do cơ quan khí tượng Việt Nam đặt, với tên Tiếng Việt là Vàm Cỏ, một con sông ở Nam Bộ.

Tại Việt Nam, người dân thường nhớ tên các cơn bão theo số thứ tự xuất hiện trong năm. Nhưng để không nhầm lẫn giữa các năm, các nhà khí tượng đặt tên cho cơn bão để dễ đưa ra nhận định, dự báo và ghi chép trong lịch sử quan trắc.

Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), chỉ riêng thuật ngữ “bão” ở trên các vùng biển khác nhau đã được gọi với tên Tiếng Anh khác nhau.

Theo đó, bão hình thành trên Đại Tây Dương được gọi là “Hurricanes”. Bão hình thành trên Thái Bình Dương gọi là “Typhoon”. Còn bão hình thành trên Ấn Độ Dương gọi là “Tropical Cyclones”.

Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình 7-8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian, 2-3 cơn bão có thể cùng hoạt động, thậm chí nhiều hơn. Do đó, các nhà khí tượng học đặt tên cho bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra thông tin về từng hình thái.

Tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, từ ngày 1/1/2000, tên các cơn bão được đặt theo danh sách tên mới, dựa trên đề cử của cơ quan khí tượng thuộc 14 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của Ủy ban Bão quốc tế thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).

Cụ thể, mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ đề xuất 10 cái tên, tạo thành một danh sách 140 tên được Ủy ban Bão thông qua. Danh sách được đặt thường là tên các vị thần, loài hoa, loài động vật hiếm, cây cỏ và tên các món ăn đặc trưng của từng quốc gia.

Với Việt Nam, Tổng cục Khí tượng thủy văn từng đề xuất 20 tên gọi cho bão là tên Tiếng Việt. Sau khi trình lên Ủy ban Bão quốc tế, 10 cái tên được duyệt là: Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Trami, Halong và Vamco.

Danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự đề xuất của các nước. Dựa theo danh sách đề cử, sau bão Vamco, cơn bão tiếp theo hình thành tại Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ có tên là Krovanh, tên một dãy núi nổi tiếng ở Campuchia.

Ngoài ra, Ủy ban bão sẽ họp mỗi năm một lần và để các quốc gia đề cử tên bão mới hoặc kiến nghị loại tên do các quốc gia khác đặt trong danh sách.

Theo đó, năm 2006, khi bão Saomai gây hậu quả nghiêm trọng tại Trung Quốc, cái tên này được đề xuất khai tử, thay bằng tên bão Sontinh.

Cùng năm này, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão mang tên Chanchu. Sau đó, tên bão này cũng bị loại khỏi danh sách.

Trong thời gian xảy ra chiến tranh Thế giới thứ II, các nhà khí tượng Lục quân và Hải quân Mỹ từng dùng tên của phụ nữ để đặt tên cho các cơn bão. Đến năm 1960, phong trào nữ quyền nổi lên phản đối việc này vì bão là hình thái gây ra những điều tồi tệ.

Sau đó, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã dùng cả tên nam giới và nữ đặt tên cho các cơn bão xen kẽ nhau. Tên cơn bão này do các nước thành viên tiến cử cho WMO lựa chọn.