1. Chàm sữa là bệnh gì?
thường được gọi với tên dân gian là lác sữa hoặc viêm da cơ địa ở trẻ em. Đây là căn bệnh ngoài da thường gặp ở các bé từ 0 đến 24 tháng tuổi. Dù bệnh này không lây lan nhưng bệnh rất dễ tái đi tái lại nếu mẹ không biết cách chữa trị dứt điểm.
2. Dấu hiệu và nguyên nhân mắc bệnh chàm sữa như thế nào?
Cách nhận biết chàm sữa như sau: khi bé bị chàm sữa, mẹ dễ thấy da bé sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ trên mặt, 2 má, tay chân, thân mình…Khi sờ lên da bé sẽ thấy khô ráp và đóng vảy, nổi những mụn nhỏ li ti như mụn nước.
Chàm sữa sẽ làm bé bị ngứa ngáy khó chịu. Bé thường xuyên dùng tay gãi hoặc chà đầu, chà mặt vào gối. Vì vậy có thể vô tình làm mụn vỡ ra và có thể gây tổn thương, nhiễm trùng da. Bé khó chịu nên thường quấy khóc, kém ăn làm nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Có thể do cơ địa bé dễ bị dị ứng hoặc người nhà bé có tiền sử mắc các bệnh mề đay, hen suyễn…
Ngoài ra nguồn thức ăn của mẹ không phù hợp hoặc do các tác nhân bên ngoài môi trường như khói bụi, thời tiết, bé tiếp xúc với lông vật nuôi như chó, mèo, đồ chơi của bé không được vệ sinh kỹ cũng có thể gây nên tình trạng trên.
Mẹ cũng cần lưu ý tới một số nguyên nhân từ môi trường có thể gây bệnh chàm sữa trẻ sơ sinh như: xà phòng, phấn hoa, thực phẩm, vải, không khí quá khô hanh…
3. Bé bị chàm sữa chữa mãi không khỏi nguyên nhân do đâu?
Chàm sữa không dễ lây nhưng rất dễ tái đi tái lại nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc và chữa trị cho bé. Việc chàm sữa chữa mãi không khỏi có thể khiến da bé bị chàm sữa nặng, nhiễm trùng nguy hiểm.
Một số nguyên nhân khiến bệnh tái đi tái lại có thể là:
Có thể mẹ đã lựa chọn sản phẩm chữa bệnh cho bé chưa thật sự phù hợp. Các loại thuốc bôi không chứa chất kháng viêm và kháng khuẩn cần thiết hoặc nó chỉ phù hợp với từng người mà lại không phù hợp với bé nhà bạn.
Một số mẹ lại áp dụng các bài thuốc dân gian để tắm cho bé khi chưa hiểu rõ về cách sơ chế, nguồn gốc nguyên liệu không rõ ràng khiến da bé bị kích ứng, tình trạng chàm sữa nặng hơn, thậm chí dẫn đến bội nhiễm rất nguy hiểm.
Nhiều trường hợp cha mẹ khi thấy da con nổi mẩn đỏ ngứa ngáy liền nôn nóng tìm và sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần corticoid vì chúng có tác dụng lập tức giúp điều trị cho con. Nhưng việc lạm dụng kem bôi chứa corticoid bôi cho bé trong thời gian dài sẽ gây ra những hậu quả xấu như nhiễm trùng, teo da, mất màu da, suy giảm hệ miễn dịch cơ thể bé.
Một số loại thức ăn như tôm, cua, mực…có khả năng gây dị ứng cao ở trẻ. Nếu trong quá trình bé bị bệnh mà mẹ không kiêng khem cẩn thận sẽ khiến bệnh chàm sữa của bé mãi không khỏi.
Mẹ chăm sóc da bé chưa tốt khiến da bé không được sạch sẽ và khô thoáng, những tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập khiến chàm sữa nặng hơn. Ngoài ra cũng có thể do quần áo bé mặc làm từ những chất liệu không thân thiện với da bé, gây bí bách và ngứa ngáy cho bé như: len, vải tổng hợp… Nhiều trường hợp chàm sữa tái đi tái lại do mẹ mặc quần áo cho bé quá chật hoặc không thay bỉm cho bé thường xuyên.
Ngoài ra, da bé mắc chàm sữa rất nhạy cảm và yếu, nếu mẹ sử dụng sữa tắm chứa chất tẩy rửa mạnh hoặc chất bảo quản sẽ khiến bệnh trên da bé chuyển biến xấu hơn.
Chàm sữa sẽ khiến da bé bị khô ráp, nếu trong quá trình điều trị cho con mà cha mẹ không thường xuyên dưỡng ẩm cho da con sẽ khiến da bị nứt nẻ, rát đỏ và căng tức, thậm chí chảy máu nguy hiểm, bệnh chữa mãi không khỏi.
Chàm sữa là bệnh lý về da phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau. Bởi vậy, ở mỗi giai đoạn của bệnh, cha mẹ cần có hướng điều trị phù hợp. Việc rập khuôn theo 1 phương pháp hoặc kết hợp quá nhiều phương pháp cùng 1 lúc có thể khiến tình trạng bệnh trên da bé nặng hơn.
Giai đoạn đầu của bệnh chàm sữa thường có biểu hiện giống rôm sảy hoặc nứt nẻ da bình thường khiến cha mẹ chủ quan không điều trị cho con kịp thời. Điều này khiến bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và khó điều trị bệnh dứt điểm, thậm chí bệnh có thể dẫn tới những biến chứng đáng tiếc.
Tâm lý của cha mẹ muốn trị chàm sữa cho con thật nhanh, chỉ sau 1-2 lần điều trị là sai lầm thường gặp. Cha mẹ cần hiểu rằng thời gian điều trị nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa từng bé và việc nôn nóng muốn con khỏi khiến cha mẹ đưa ra hướng điều trị sai cách rất nguy hiểm cho sức khỏe bé.
Một số nguyên nhân từ môi trường bên ngoài tác động đến làn da bé như: thời tiết thất thường, môi trường ô nhiễm, khói bụi… cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh không thuyên giảm .
4. Cách chữa trị chàm sữa cho bé
Để điều trị bé bị chàm sữa dứt điểm, cha mẹ tham khảo các cách sau:
Cha mẹ nên giữ cho da mặt và toàn thân người của bé luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nên dùng nước ấm tắm cho bé 1-2 lần/ngày. Ngoài ra, nên cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh bé gãi làm tổn thương da do ngứa ngáy.
Để trị chàm sữa dứt điểm cho bé, mẹ nên tránh sử dụng một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như: dưa cải, hải sản như tôm, cua, trứng, đậu phộng, cà chua…Nếu bé đang tập ăn dặm cũng cần lưu ý các thực phẩm này.
Các mẹ sử dụng sản phẩm chống viêm nhiễm trên da bé theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ có thể tham khảo kem với 100% từ nguyên liệu tự nhiên. Biohoney Baby Balm – sản phẩm đặc trị chàm sữa Kem trị chàm sữa Biohoney Baby Blam được nhập khẩu từ New Zealand đảm bảo an toàn, hiệu quả cao giúp bé nhanh chóng lành bệnh.
Tốt nhất là giữ không gian sống với mức nhiệt độ phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh, sạch sẽ, thoáng mát và tránh những con vật nuôi như chó, mèo.
Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng cách trị chàm sữa theo dân gian trong trường hợp bé chớm bị chàm sữa và cần chú ý sơ chế nguyên liệu sạch hoàn toàn.
5. Cách phòng tránh bệnh chàm sữa
Bệnh chàm sữa của bé có thể được phòng ngừa hiệu quả khi mẹ áp dụng các biện pháp sau:
Cho đến khi bé 2 tuổi thì mẹ nên cho bé bú càng lâu càng tốt, vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể cho bé ăn dặm và tránh cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: tôm, cua, đậu phộng, các thực phẩm lên men…
Mẹ không nên tắm cho bé bằng các loại xà phòng hoặc sữa tắm, hay tắm với thời gian quá lâu. Mẹ chỉ nên dùng các sản phẩm thân thiện và lành tính cho da bé. Có thể tắm cho bé bằng nước ấm sẽ giúp bé giảm được cảm giác khó chịu.
Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Vì vậy mẹ cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không để nhiệt độ phòng lên xuống quá nhanh và giữ độ ẩm ở mức cần thiết sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Eczema – Seattle Children’s
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/eczema/
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/eczema
Baby eczema: causes, symptoms, treatments and creams
https://www.babycentre.co.uk/a541297/baby-eczema-causes-symptoms-treatments-and-creams