Top 11 # Nguyên Nhân Làm Cho Đất Ở Đồng Bằng Ven Biển Miền Trung Có Đặc Tính Nghèo Nhiều Cát Ít Phù Sa Là Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Sa Mạc Có Nhiều Cát?

Tại sao sa mạc có nhiều cát? Cát sa mạc đến từ đâu? Cát sa mạc hình thành như thế nào?

Hãy nhớ lại một đặc điểm độc đáo của sa mạc chính là sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này gây áp lực lên các kiến trúc đá của khu vực, khiến chúng nứt vỡ ra. Quá trình này kết hợp với những cơn gió khô thường trực trong sa mạc tiếp tục gây nên sự xói mòn. Điều này lặp đi lặp lại trong nhiều thiên niên kỷ hình thành nên rất nhiều cát trong sa mạc như chúng ta thấy hiện giờ.

Về cơ bản, cát sẽ tự phân loại theo kích cỡ. Những mảnh cát lớn hơn và nặng hơn sẽ nằm ở dưới đáy, trong khi đó phần cát mịn như bùn sẽ nằm trên bề mặt, nơi chúng lại tiếp tục hỗ trợ quá trình phong hóa của gió.

Như vậy, cát trong sa mạc hình thành nhờ vào sự kết hợp của quá trình phong hóa của gió và điều kiện thời tiết đặc trưng của sa mạc với nền nhiệt độ thay đổi chênh lệch lớn giữa ngày và đêm. Mặc dù vậy, không phải sa mạc nào cũng có nhiều cát, chúng có thể được bao phủ vởi sỏi hoặc đá tùy thuộc vào điều kiện hình thành.

Tại sao bạn lái xe đi ăn tối nhưng lại đi nhầm đường đến công ty? Tại sao muối được sử dụng để bảo quản thực phẩm? Tại sao con người mất đến 1 năm đầu đời để tập đi? Điều gì xảy ra khi bầu khí quyển biến mất? Vị mặn là gì và tại sao nước biển mặn? Thời gian là gì? Những định nghĩa và lý giải đơn giản nhất Dập lửa bằng nước nóng hay nước lạnh nhanh hơn? Những điều bất ngờ về cơ thể mà bạn chưa biết Có phải chỉ có loài người mới được hưởng các quyền cơ bản? Tại sao một số quốc gia lái xe bên trái trong khi các quốc gia khác lái xe bên phải? Tại sao con trai không được chơi với búp bê?

Nguyên Nhân Chính ‘Kích Hoạt’ Trượt Lở Đất Ở Miền Trung

PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường):

Do đặc điểm địa lý, miền Trung là “rốn lũ” của nước ta. Cụ thể, miền Trung nước ta là nơi “giao tranh” của các hình thế thời tiết cực đoan (mưa lớn) trong các tháng 8,9,10,11 như không khí lạnh tương tác với địa hình, bão độ bộ/ảnh hưởng, dải hội tụ nhiệt đới tương tác với địa hình và nguy cơ tăng lên gấp bội khi có sự kết hợp của nhiều hình thế cùng một lúc như không khí lạnh+bão-áp thấp nhiệt đới+dải hội tụ nhiệt đới+ vùng áp thấp cùng tương tác với địa hình.

Do miền Trung nước ta có địa hình hẹp và độ dốc cao, được phân chia bởi dãy Trường Sơn nên đặc điểm của sông ngòi ở đây rất dốc và ngắn, khi mưa lớn xảy ra thì khả năng sinh lũ lụt, lũ ống và lũ quét rất rất nhanh, vì thế nên thường gây thiệt hại vô thảm khốc về người và tài sản. Do vậy, trong tháng 10, đợt mưa lũ lịch sử kéo dài đã gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Có ý kiến cho rằng xả lũ của thủy điện là nguyên nhân gây lũ chồng lũ, làm gia tăng ngập lụt. Tuy nhiên, các phân tích khoa học, cho thấy các đập thủy điện có thể giúp giảm nhẹ lũ lụt. Mức độ giảm nhẹ lũ lụt của từng hồ tùy thuộc vào dung tích hồ và quá trình vận hành. Tất nhiên các hồ chứa chỉ có khả năng giảm lũ, lụt nhưng không có khả năng loại trừ hoàn toàn lũ, lụt. Nếu mưa lớn, hồ chứa không đủ sức điều tiết thì lũ lụt vẫn xảy ra. Các đập thủy điện có thể gây tác động đến môi trường, tuy nhiên, không làm tăng rủi ro lũ lụt.

PGS-TS Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia:

Thông thường  tháng 10 và tháng 11 là thời kỳ khu vực miền Trung có mưa lớn nhất trong năm.  Các lưu vực sông ở khu vực Miền Trung có đặc điểm đặc trưng là chiều dài sông ngắn, vùng thượng lưu địa hình có độ dốc lớn, trung lưu gần như không thể hiện rõ, vùng đồng bằng thì nhỏ hẹp, ven biển có các doi cát chạy dài song song với bờ biển. Do đó, khi mưa lớn, dòng chảy trên các sông tập trung nhanh, vùng đồng bằng nhỏ hẹp không chứa được lượng nước về, kết hợp với các doi cát nằm song song với biển làm hạn chế thoát nước, gây ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng hạ lưu các sông.

Năm nay, cường độ mưa rất mạnh và thời  gian kéo dài, nguyên nhân là do khu vực chịu ảnh hưởng của tổ hợp các điều kiện đại dương và khí quyển khu vực Châu Á: Thứ nhất, dưới tác động của hiện tượng La Nina bắt đầu xuất hiện từ tháng 7/2020,  dải hội tụ nhiệt đới duy trì liên tục qua khu vực Trung Bộ và Biển Đông, trên đó liên tiếp hình thành các cơn bão và áp thấp nhiệt đới và di chuyển về phía khu vực Trung Bộ.

Thứ hai, không khí lạnh năm nay tràn xuống nước ta sớm hơn trung bình, gió đông bắc trên khu vực bắc Biển Đông và vịnh Bắc Bộ duy trì lâu kết hợp với địa hình chắn gió của dải Trường Sơn chạy dọc theo khu vực cho nên trong tháng 10, khu vực Trung Bộ cũng đã chịu ảnh hưởng của 03 đợt mưa lớn liên tiếp với tổng lượng mưa các đợt từ 1.000 đến 2.500mm, có nơi xấp xỉ 3.000mm, cao hơn gấp 3 đến 5,5 lần so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với nhiều điểm vượt giá trị lịch sử. Lượng mưa ngày lớn nhất một số nơi trên 500mm.

Thứ ba, dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm qua thấy rõ xu hướng gia tăng của những cơn bão lớn, mưa lớn và lũ lớn kèm theo sạt lở đất, lũ quét ở Việt Nam cũng nhiều nơi trên thế giới. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, trong tương lai, các thiên tai này ngày càng cực đoan hơn do tác động của biến đổi khí hậu. 

Tìm Nguyên Nhân, Giải Pháp Khắc Phục Lũ Lụt Ở Miền Trung

TIN ĐỌC NHIỀU

TIN MỚI NHẬN

(Chinhphu.vn) – Ngày 24/2, tại Hà Tĩnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Bộ Đất đai cơ sở hạ tầng giao thông và du lịch Nhật Bản phối hợp với các tỉnh miền Trung tổ chức Hội thảo “Lũ lụt miền Trung-nguyên nhân và giải pháp”.

Cần có quy hoạch mang tính bền vững và lồng ghép việc xây dựng cơ sở hạ tầng với công tác phòng chống bão, lũ tại miền Trung.

Hằng năm, các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tỉnh Hà Tĩnh là địa phương chịu nhiều thiên tai, riêng hai đợt lũ lịch sử năm 2002, 2007 trên lưu vực sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu làm 82 người chết, hàng trăm người bị thương và thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.

Quảng Bình cũng là tỉnh chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, chỉ tính trong vòng 10 năm trở lại đây có 36 đợt lũ, nhiều trận lũ xảy ra kèm theo bão lớn và triều cường đã làm 151 người chết, gần 370.000 ngôi nhà bị ngập, tổng thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng.

Trận lũ kép xảy ra vào tháng 10/2010 đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá, làm 143 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương, thiệt hại về vật chất lên đến hàng chục tỷ đồng.

Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến lũ lụt kéo dài đó là lượng mưa lớn xảy ra trên diện rộng và kéo dài. Đáng lưu ý, quá trình đô thị hoá một số thị xã, thị tứ đã san lấp khu vực ven dòng chảy, cửa sông; ngoài ra rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị thu hẹp, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, một số các tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam có cao trình cao hơn so với trước tạo thành tuyến ngăn lũ.

Đồng thời còn có các nguyên nhân chủ quan khác làm lũ lụt kéo dài như không quy hoạch cụ thể các hệ thống giao thông, các công trình phúc lợi phù hợp, nhất là xây dựng hệ thống thuỷ lợi, thuỷ điện cũng làm biến đổi điều kiện tự nhiên trong khu vực.

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả lũ lụt như đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, khai thông, nạo vét sự bồi lắng cho các dòng sông.

Bên cạnh đó cần có quy hoạch mang tính bền vững và lồng ghép việc xây dựng cơ sở hạ tầng với công tác phòng chống bão, lũ. Các công trình hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện phải đảm bảo cắt giảm lũ cho vùng hạ lưu.

Yên Hòa

Tại Sao Sạt Lở Đất Ở Miền Trung Thường Kèm Theo Tiếng Nổ Lớn?

Tác giả: Trúc Linh (Clip nguồn: Thanhnien.vn)

Thông thường, trong các vụ sạt lở đất, nhân chứng đều cho biết đã nghe thấy những tiếng nổ lớn trước khi đất đá đổ xuống. Phải chăng trận lở đất nào cũng được “kích hoạt” bằng những vụ nổ lớn?

Sạt lở đất kèm theo tiếng nổ lớn

Hằng năm, sạt lở đất luôn có mặt trong danh sách những vụ thiên tai để lại thiệt hại lớn trong năm trên khắp thế giới. Nhìn lại các trận sạt lở đất gần đây ở Trạm kiểm lâm 67, Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên – Huế) khiến 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh; sạt lở đất ở Đoàn kinh tế quốc phòng 337 (Quảng Trị) làm 22 sĩ quan, chiến sĩ hy sinh, hay 2 vụ trượt lở đất xảy ra ở Quảng Nam khiến hàng chục người chết và mất tích, có một điểm chung là những vụ sạt lở này là đều xảy ra trong đêm tối.

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), mưa nhiều là nguyên nhân chính gây vụ sạt lở đất này, bên cạnh nhiều yếu tố khác trong đó có nạn phá rừng làm mất đi lớp thực vật giữ nước, đất. Tuy nhiên, theo lời kể của những chân chứng thoát nạn trong các vụ trượt lở đất gần đây, trước khi sạt lở đất họ đều nghe thấy tiếng nổ chát chúa cùng với đó là bún đất, đá ầm ầm đổ xuống vùi lấp mọi thứ. Vậy tại sao có hiện tượng này?

Lý do sạt lở đất kèm theo tiếng nổ lớn

Theo tạp chí khoa học Science News, sạt lở là quá trình đất, cát, đá di chuyển từ trên núi cao xuống dốc hoặc từ mặt đất xuống lòng sông, biển. Dưới tác động của lực hấp dẫn, sạt lở mang theo nhiều khối đất đá lớn và vô số vật thể vỡ vụn theo trên đường đi.

Diễn tiến một vụ sạt lở đất có thể chỉ mất vài giây, nhưng cũng có khi lên đến cả trăm năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này bao gồm việc thay đổi độ dốc của sườn núi theo thời gian, sự suy yếu của đất đá do thời tiết, hay sự biến đổi của thảm thực vật trong khu vực. Tuy nhiên, thường gặp nhất là sạt lở đất sau những cơn mưa lớn, đặc biệt khi trước đó các lớp đất này trải qua giai đoạn khô hạn kéo dài.

Sạt lở đất thường gặp sau những cơn mưa lớn, đặc biệt khi trước đó các lớp đất này trải qua giai đoạn khô hạn kéo dài. Ảnh: Minh họa

Nước mưa có thể tăng hoặc giảm độ ổn định của đất tùy vào điều kiện thực tế. Chẳng hạn, lớp đất nhận đủ nước có thể tăng sự kết dính nhờ vào sức căng bề mặt của nước. Dù vậy, quá nhiều nước sẽ làm tăng áp lực lỗ rỗng, giảm ma sát và đẩy nhanh quá trình xói mòn. Đó là chưa kể ở những khu vực đồi núi dốc, đất bị phong hóa qua nhiều năm, một trận mưa lớn có thể khiến chúng trong trạng thái bão hòa nước. Diện tích rừng suy giảm nên không có khả năng hỗ trợ đất đá giữ nước.

Vì vậy, ở những khu vực này, khi sự chuyển tiếp thời tiết càng gay gắt – có thể ngay sau một đợt nóng hạn kéo dài là những trận mưa bão dồn dập, nguy cơ sạt lở đất nghiêm trọng càng lớn. Điều tương tự cũng xảy ra với nhiều loại đá. Với những lớp đá đã bị phong hóa nhiều năm, do cấu trúc vốn đã yếu lại phải trải qua khô hạn rồi đến ngay mưa lớn, chúng dễ bị tách làm đôi, làm ba, hoặc tách rời khỏi sườn núi. Với một số khối đá lớn, việc phân tách có thể gây ra tiếng nổ.

Diện tích rừng suy giảm nên không có khả năng hỗ trợ đất đá giữ nước. Ảnh: Minh họa Khi sự chuyển tiếp thời tiết càng gay gắt – có thể ngay sau một đợt nóng hạn kéo dài là những trận mưa bão dồn dập, nguy cơ sạt lở đất nghiêm trọng càng lớn. Ảnh: Minh họa

Năng lượng sinh ra từ vụ nổ đủ để khởi phát một đợt sạt lở ở những nơi đất vốn đã yếu, chỉ chờ cơ hội để đổ ầm. Được biết, đất đá ở khu vực Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị chủ yếu là granit phức hệ Hải Vân.

Loại sạt lở này thường có tốc độ cực nhanh, có khi lớn hơn 3m/s. Những loại sạt lở chậm thường chỉ diễn ra từ 2-5 cm/năm. Nhiều vụ sạt lở có thể kéo theo khối đất đá từ vài trăm ngàn tới 2 triệu m3, đi xa đến 1 km. Số lượng này thậm chí có thể ngăn chặn nhiều dòng chảy như sông suối hoặc thậm chí gây lũ quét ở vùng hạ du.