Top 6 # Nguyễn Vũ Quân Vì Sao Chết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Nguyễn Vũ Quân – Thiên Tài Cờ Tướng Việt

Mỗi khi nhắc đến Nguyễn Vũ Quân, những người yêu cờ Việt lại không khỏi bồi hồi khi nghĩ đến những chiến tích của anh trên trường quốc tế.

Nguyễn Vũ Quân là ai?

Danh thủ Nguyễn Vũ Quân (1983-2009) là người Hà Nội, từ nhỏ là một cậu bé rất hiếu động, sớm “bén duyên ” với cờ tướng một cách cũng rất đặc biệt như con người của anh. Năm 14 tuổi Quân đã trở thành một VĐV chuyên nghiệp dưới sự dìu dắt và dạy dỗ của HLV Trần Viết Bảo.

Sau nhiều năm tháng khổ luyện, cộng thêm có tư chất cao, Nguyễn Vũ Quân đã nhanh chóng trở thành trụ cột của đội tuyển Hà Nội và gặt hái được nhiều thành công trong các giải đấu trong nước và trên trường quốc tế.

Được học hành bài bản từ nhỏ, cộng với việc sớm “hành tẩu giang hồ”. Vì vậy lối chơi của anh có thể nói là “Nửa chính nửa tà” với những đòn thế, chiêu thức ” ma công đặc dị ”.

Luôn sáng tạo những đường cờ hay, mới mẻ trong trung cục, đòn đánh mang tính sát thương cao nhưng lại thâm trầm như “Sóng ở đáy sông”. Công phu cờ tàn cũng đạt đến cảnh giới “bậc kỳ vương” .

Cuộc đời

Anh em Nguyễn Vũ Quân phải sống xa bố mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. Trong bối cảnh ấy, anh từng có cuộc sống khá phóng túng. Nhờ có cờ tướng, các thầy và đồng đội, anh xa dần với môi trường cũ, sống lành mạnh hơn. Cũng nhờ cờ tướng, anh sống bớt bản năng hơn và hiểu lẽ đời hơn.

Tuy nhiên, do một phần ảnh hưởng từ cách sống, một phần sức khoẻ không tốt, Nguyễn Vũ Quân đã mất vì bệnh nặng tại gia đình ở Hà Nội vào tháng 11 năm 2009.

Tuy anh ra đi nhưng những chiến tích hào hùng của anh vẫn ghi đậm trong lòng những người hâm mộ cờ tướng Việt Nam.

Thành tích đạt được

3 lần vô địch quốc gia ( năm 2004, 2005, 2009).

Là kỳ thủ đầu tiên không phải là người gốc hoa (Phi Hoa Duệ) giành được huy chương đồng tại giải Vô địch cờ tướng thế giới năm 2005 và được công nhận danh hiệu “Đặc cấp quốc tế đại sư” trẻ nhất của Việt Nam.

Giành huy chương bạc cá nhân tại đại hội thể thao Châu Á trong nhà năm 2007.

Được khắc tên trên bia đá của Chùa Vua ( Phố Huế- Hà Nội ), nơi thờ vua cờ Đế Thích sau 3 lần vô địch liên tiếp.

Nguyễn Vũ Quân từ cờ tướng giang hồ đến quốc tế đại sư

Niềm đam mê tiềm ẩn

Năm quân 4 tuổi, khi lũ bạn cùng trang lứa vẫn còn mê mải với những ôtô, máy bay, robot thì cậu bé Quân, dù cực kỳ hiếu động nhưng lại chỉ thích ngồi chầu rìa xem bố đánh cờ.

Lên 5 tuổi, ông bố Nguyễn Văn Thành chính thức dạy Quân học đánh cờ chỉ để cậu bé bớt nghịch ngợm và cũng là cách giữ chân con ở nhà.

Ai dè, sểnh một cái là cậu tót ra quán nước đầu ngõ chợ Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) nhập sới phủi của mấy ông già về hưu, mấy anh xe ôm, bốc vác mà mê mệt với những nước đi kỳ ảo của 32 quân cờ.

Đam mê, lại chịu khó học hỏi nên trình độ cờ của cậu bé khiến nhiều đối thủ bề trên phải vị nể. Nhưng có lẽ tài năng của cậu mãi mãi chỉ quanh quẩn nơi sới cờ ngõ chợ nếu không có cái duyên kỳ ngộ.

Duyên kỳ ngộ

Năm 1997, cậu học trò lớp 8 Trường cấp I-II Văn Chương, Nguyễn Vũ Quân, vì nghịch ngợm và nói chuyện riêng trong giờ học nên bị cô giáo mời ra khỏi lớp. Lên tới phòng hội đồng, chưa kịp lấy giấy bút viết bản kiểm điểm, Quân thấy một nhóm người đang đỏ mặt tía tai vây quanh một bàn cờ.

Chàng ta háo hức nhảy ngay vào xem rồi theo thói quen mách nước. Đang rèn cho đội tuyển cờ tướng của trường chuẩn bị đi thi đấu giải cấp quận, thấy cậu học trò có rất nhiều nước sáng, thầy giáo Thành liền bảo Quân vào chơi thử.

Cờ đã đến tay, loáng một cái, Quân không những đã đánh te tua tất cả hạt giống của đội tuyển mà còn làm chính HLV Thành phải bỏ giáp qui hàng. Cái bản kiểm điểm về tội nghịch ngợm trong giờ học nhanh chóng được quên đi, thay vào đó Quân chính thức được ghi tên vào danh sách đội tuyển cờ tướng của trường.

Không phụ sự trông đợi của thầy cô và bè bạn, năm ấy Quân dễ dàng đoạt luôn ngôi vô địch giải cờ tướng học sinh quận Đống Đa và thành phố Hà Nội.

Với thành tích quá ư ngoạn mục ngay trong lần đầu tiên ra mắt ấy, Nguyễn Vũ Quân được tuyển thẳng vào CLB cờ tướng quận Đống Đa để ăn ngủ cùng… “xe pháo mã”.

Tài nghệ lộ rõ

14 tuổi, khi cái máu ham chơi vẫn còn chảy rần rật trong trái tim đang lớn, Quân đã trở thành VĐV chuyên nghiệp, mà lại theo đuổi môn thể thao trí óc là cờ tướng, phải ngồi cả ngày cả buổi để bóp đầu nhăn trán theo từng nước biến hóa của những quân cờ nên chân tay bứt rứt lắm.

Lại nữa, do hoàn cảnh gia đình (cha mẹ đi xuất khẩu lao động khi Quân mới 7 tuổi) ba anh em trai được phó thác cho bà nội; cuộc sống phóng túng ấy đã mang đến cho Quân cái tính ngông nghênh, bất cần… Và anh chàng mang tất cả những điều “phóng khoáng” ấy vào những cuộc cờ.

May mà có HLV Trần Viết Bảo, người thầy đã dìu dắt Quân ngay từ những bước đi chập chững vào đời VĐV chuyên nghiệp cho đến tận ngày nay, ông thương Quân như con và đáp lại, cậu học trò cưng cũng kính trọng thầy như cha.

Thầy Bảo cho biết: “Quân tiếp thu nhanh, tư duy mạch lạc nên khi được huấn luyện bài bản, trình độ cứ tăng vù vù theo cấp số nhân. Nhưng anh chàng có nhược điểm là rất lười làm bài tập”.

Để răn đe cậu trò nhỏ, ông quyết định không cho Quân tham dự giải trẻ toàn quốc năm 1998 dù khi đó anh là đương kim vô địch TP Hà Nội. Cũng chính năm đó, người bạn đồng môn Nguyễn Thành Bảo khi tham dự giải cờ tướng trẻ châu Á đã đánh bại kỳ thủ Hồng Trí (Trung Quốc) để đoạt HCV.

Vấp ngã để thành công

Thành công của đồng đội thân thiết đã khích lệ tinh thần ham học của Quân. Anh lao vào tập luyện say mê với quyết tâm “thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li”.

Một khối lượng bài tập đồ sộ đã được Quân nuốt một cách mau lẹ khiến người HLV nổi tiếng “lạnh” như Trần Viết Bảo cũng phải trố mắt kinh ngạc. Nhưng TS vẫn cần những cú vấp để trưởng thành.

Năm 1999, Quân tham dự giải cờ tướng trẻ toàn quốc và liên tiếp giành chiến thắng ở những ván đầu. Thắng lợi như chẻ tre đã làm chàng hoa cả mắt và chủ quan nên cuối cùng nhận một thất bại thảm khốc, thua cả ba ván cuối cùng nên chỉ xếp hạng tư.

Năm sau, cũng tại giải trẻ toàn quốc, Quân lại nhanh chóng “biến” các đối thủ thành kẻ bại trận. Ván cuối gặp Lê Phan Trọng Tín, chỉ cần hòa là Quân đoạt HCV. Thắng phải thắng đẹp, việc gì phải chủ hòa, vào trận Quân xua quân ào ào xông lên tấn công và thế là rơi vào chiếc bẫy của Tín giăng sẵn. Bó tay, thúc thủ, Quân nhận HCB với nhiều cay đắng…

Nổi danh làng cờ

Mới 22 tuổi, Vũ Quân đã kích bại hàng loạt cao thủ trong và ngoài nước có “nội công” đi trước anh những 20 – 30 năm. Bằng chiến tích vừa qua, anh đã trở thành Đặc cấp quốc tế đại sư (tương đương Đại kiện tướng quốc tế) trẻ nhất Việt Nam.

Tấm HC đồng ở giải vô địch thế giới năm nay là một sự tưởng thưởng cho những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của Nguyễn Vũ Quân. Ba anh em Quân phải sống xa bố mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. Trong bối cảnh ấy, Quân lớn lên như một ngọn cỏ và từng có cuộc sống khá phóng túng. Biệt danh Quân “nghiện” ra đời trong thời gian ấy bởi sự hoài nghi của dư luận.

Tượng đài danh thủ Việt

Thật tiếc cho một thiên tài cờ tướng việt. Tương đối giống với Trần Quới – thiên tài đoản mệnh , Quân cũng rời bỏ cờ tướng khi còn quá trẻ. Để lại bao tiếc nuối cho những người yêu và đam mê cờ tướng Việt.

Những trận cờ để đời của Nguyễn Vũ Quân

Nguyễn Vũ Quân vs Lã Khâm

Trong ván đấu này danh thủ Nguyễn Vũ Quân là người cầm quân đỏ được quyền đi trước và danh thủ Lã Khâm là người cầm quân đen đi sau.

Nguyễn Thành Bảo vs Nguyễn Vũ Quân

0

SHARES

Chia sẻ

Tweet

Vì Sao Quan Vũ Bình Thản Nhận Lấy Cái Chết Cay Đắng?

Tính cách kiêu căng, ngạo mạn cùng với việc bị “cầm tù” trong tư tưởng trung quân, phục Hán chính là nguyên nhân khiến Quan Vũ rước họa sát thân.

Phác họa hình tượng Quan Vũ.

Bên cạnh Gia Cát Lượng, Tào Tháo, tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung cũng đề cập đến những nhân vật kiệt xuất khác thời Tam quốc như Quan Vũ, Tôn Quyền, ngũ hổ tướng Thục Hán… Loạt bài này sẽ làm rõ những tình tiết hư cấu trong tiểu thuyết cũng như khai thác yếu tố mà Tam quốc diễn nghĩa không đề cập đến.

Theo trang mạng Qulishi, trong giai đoạn xây dựng uy danh thời Tam quốc, Quan Vũ hết gây xích mích với Tôn Quyền, lại thể hiện thái độ đối với Lưu Bị, Gia Cát Lượng, còn khước từ lòng tốt của Tào Tháo.

Điều này khiến cho các học giả Trung Quốc sau này nhận định, cả 3 thế lực Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy đều hiểu rõ, Quan Vũ không chết thì đại cục không thể yên ổn.

Khước từ Tào Tháo

Tào Tháo ngưỡng mộ và lấy lòng Quan Vũ nhưng không giữ được danh tướng này trở về với Lưu Bị

Bất đắc dĩ quy hàng Tào Tháo, Quan Vũ được đối đãi hết sức nồng hậu. Quan Vũ được phong làm “Hán Thọ đình hầu”. Chức tước này trên danh nghĩa là Hán Hiến Đế sắc phong, nhưng thực chất là do chủ ý của Tào Tháo.

Quan Vũ hết sức coi trọng chức tước này. Vì trong mắt một người trung quân, phục Hán, đây là bằng chứng cho thấy Quan Vũ bắt đầu bước chân vào hàng ngũ quan lại của nhà Hán.

Sau này, Quan Vũ nhất quyết quay về với Lưu Bị, thậm chí còn “qua 5 ải, chém 6 tướng” Tào. Nhưng nếu có ở lại với Tào Tháo, tư tưởng trung quân, phục Hán cùng tính cách kiêu căng, ngạo mạn cũng sẽ sớm hại chết Quan Vũ

Cái chết của Tuân Úc là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này, các học giả Trung Quốc phân tích. Tuân Úc là mưu sĩ sớm nhất của Tào Tháo, luận về tài năng chỉ đứng sau Quách Gia.

Tuân Úc tận tâm, trung thành, lập nhiều công trạng, được Tào Tháo rất mực trọng dụng, kính nể. Nhưng càng về sau, Tuân Úc càng lộ rõ mục đích đi theo Tào Tháo để trợ giúp cho nhà Hán. Trong khi đó, Tào Tháo chỉ muốn chấm dứt một triều đình bù nhìn để xưng đế. Kế hoạch này sớm muộn bị Tuân Úc phát hiện.

Từ chỗ là mưu sĩ thân cận, Tuân Úc công khai đứng ra phản đối Tào Tháo. Kết quả là mưu sĩ tài ba này bị Tào ban cho một chén rượu độc mà chết tức tưởi.

Không bằng lòng với Lưu Bị

Ba anh em kết nghĩa Quan Vũ (phải), Lưu Bị (giữa) và Trương Phi kết nghĩa tại vườn đào

Trở về Thục Hán, Quan Vũ lẽ ra không nên nhắc đến chức “Hán Thọ đình hầu” để tránh làm Lưu Bị không vui.

Nhưng bởi tình tính ngạo mạn, kiêu căng, Quan Vũ vẫn nhiều lần tự xưng tước vị mà Tào Tháo ban cho. Quan Vũ coi đây là vinh dự thì Lưu Bị có thể nghĩ huynh đệ mình đã trúng kế thị uy của Tào Tháo.

Theo các nhà học giả Trung Quốc, bất hòa giữa hai huynh đệ từng uống máu ăn thề dần lên đến đỉnh điểm. Nếu Lưu Bị chết, Quan Vũ là ứng cử viên sáng nhất để nắm quyền lực Thục Hán.

Trong khi đó, nếu Lưu Bị giết Tào thành công, Quan Vân Trường sợ rằng kẻ tiếp theo phải rơi đầu sẽ chính là mình.

Đến khi chiếm Tây Xuyên, cả Gia Cát Lượng, Pháp Chính và nhiều người khác đều cật lực khuyên Lưu Bị xưng đế. Nhưng Lưu Bị một mực cự tuyệt, chỉ muốn làm Hán Trung Vương.

Điều này khiến cho Quan Vũ trong lòng vô cùng bất mãn. Quan Vân Trường cho rằng, danh xưng ấy không được Hán Hiến Đế phê chuẩn, không được công nhận, là hành động phản nghịch.

Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung miêu tả chi tiết vụ việc này. Khi Phí Y mang theo chiếu bổ nhiệm của Lưu Bị tới Kinh Châu, Quan Vũ ngang nhiên hỏi: “Hán Trung Vương phong cho ta tước gì?”

Thái độ của Quan Vũ tỏ rõ sự bất mãn, khác hẳn với lúc được Tào Tháo phong làm “Hán Thọ đình hầu”.

Quan Vũ là dũng tướng nhưng cuối cùng phải nhận lấy cái chết thảm.

Khi nghe tới việc mình được phong chức đứng đầu trong “ngũ hổ thượng tướng”, Quan Vũ càng thêm giận dữ, miễn cưỡng tiếp nhận.

Phí Y đã đem toàn bộ sự tình tâu lại với Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Đó là lúc mà Quan Vũ trở thành “cái gai” trong mắt Gia Cát Lượng.

Nếu để Quan Vũ vào Tứ Xuyên, khó tránh khỏi xích mích, dẫn đến huynh đệ tương tàn. Ngược lại, trấn thủ Kinh Châu, Quan Vũ có thể dâng thành cho Tào Ngụy bất cứ lúc nào.

Nhục mạ Tôn Quyền

Trong khi đó, Tôn Quyền ở Đông Ngô “đứng ngồi không yên”, bởi Quan Vũ trấn Kinh Châu, bất cứ lúc nào cũng có thể tiến đánh xuống nước Ngô.

Tôn Quyền bèn dùng kế, sai sứ giả tới xin Quan Vân Trường gả con gái cho con trai mình, thể hiện lòng muốn thắt chặt quan hệ Ngô-Thục.

Nhưng Quan Vũ vốn ngạo mạn, tự phụ và không có tầm nhìn xa nên rất coi thường Tôn Quyền. Quan Vũ không hề biết rằng, làm tổn hại quan hệ Thục-Ngô cũng sẽ phá tan chiến lược “Long Trung đối sách” mà Gia Cát Lượng đề ra.

Vì vậy, Quan Vũ mắng chửi sứ giả hết lời, thậm chí còn có ý nhục mạ Tôn Quyền khi nói: “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”.

Có thể nói, Quan Vũ đã phạm sai lầm chết người khi thẳng thừng gây hấn với Tôn Quyền, bởi xét về vai vế, Tôn Quyền đứng ngang hàng với Lưu Bị.

Tôn Quyết biết tin, tỏ ra hết sức tức giận, một mặt nhẫn nhịn chờ thời, mặt khác bắt đầu xây dựng mối quan hệ giao hảo với Tào Ngụy.

Quan Vũ chết là điều tất yếu

Cái chết của Quan Vũ được cho là điều cần thiết trong thời Tam quốc.

Trên thực tế, bản thân Quan Vũ trong giai đoạn này có lẽ cũng hết sức đau đầu. Bởi Lưu Bị dù khởi binh khôi phục Hán triều, nhưng lại tự ý xưng vương khi chưa có sự đồng ý của Hán Hiến Đế. Nếu theo Tào Tháo, Quan Vũ sớm muộn cũng chứng kiến cảnh nhà Hán diệt vong.

Trong bối cảnh đó, Gia Cát Lượng để Lưu Bị phong Quan Vũ làm Tiền Tướng quân, khởi binh đánh Tương Dương.

Quan Vũ dù không giỏi mưu lược nhưng cũng hiểu rằng, đánh Tương Dương chẳng khác nào tấn công Tào Tháo trong khi Tôn Quyền ở phía sau sẵn sàng “đâm sau lưng” bất cứ lúc nào.

Trước có Tào Tháo, sau có Tôn Quyền, Quan Vũ biết mình đang dấn thân vào chỗ chết.

Một số học giả Trung Quốc phân tích, nếu may mắn có thể diệt được Tào Tháo, Quan Vũ sẽ lập công, chấn hưng nhà Hán. Nếu không may thì sẽ bại trận mà chết. Cả hai con đường ấy đều không vi phạm tư tưởng trung quân, phục Hán, nên Quan Vũ chấp nhận dẫn quân lên đường.

Có một điều mà Quan Vũ không ngờ, đó là mối quan hệ của ông với các tướng lĩnh dưới quyền cũng xấu đi nhanh chóng. Đến khi rơi vào bế tắc trong chiến dịch đánh Tương Dương-Phàn Thành, Quan Vũ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào, lại bị quân Đông Ngô đánh úp, buộc phải rút chạy về Mạch Thành

Quan Vũ thất thủ Mạch Thành là điều tất yếu, bị quân Ngô bắt sống. Quan Vũ kiên quyết không hàng Ngô và chỉ còn đường nhận lấy cái chết.

Có thể nói, Quan Vũ đã đạt được tâm nguyện khi hi sinh tính mạng để bảo vệ lý tưởng. Cái chết của Quan Vũ thể hiện vận mệnh của nhà Hán đã hết, báo hiệu sự diệt vong.

Năm 219, Lưu Bị sai Quan Vũ đang trấn thủ Kinh Châu đem quân bắc tiến. Lợi dụng thời cơ này, một danh tướng Đông Ngô đã bí mật đưa quân vượt sông chiếm Kinh Châu, uy chấn Trung Hoa. Bài viết xuất bản ngày 28.2.2017 sẽ tập trung khai thác cái chết bí ẩn của danh tướng này.

Vì Sao Chúa Chết Đau Thương?

Bài 26

Ê sai 53:6. Luca 23:33-46.

Hôm nay là Good Friday. Chúng ta họp nhau đây để thờ phượng Đức Chúa Giê su và kỷ niệm ngày Lễ Thương khó của Ngài. Cách đây hơn 2000 năm, Ngài đã chịu chết khổ hình trên thập tự giá. Vào thời đó, Đế quốc La mã cai trị dân Y sơ ra ên. Cho nên các người Pha ri si và các thầy thông giáo muốn giết Đức Chúa Giê su, họ phải xin lịnh của quan Tổng Đốc Phi lát. Sau khi xét xử Chúa Giê su, Phi lát tuyên bố rằng: “Ta không tìm thấy người có tội lỗi chi.” (Giăng 19:4). Nhưng bọn họ la lên rằng: “Hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự, hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự!” (Giăng 19:6).

Phi lát “khiến đánh đòn Đức Chúa Giê su, và giao Ngài ra để đóng đinh trên cây thập tự.” (Mathiơ 27:26). Khi bọn lính La mã dùng dây da có những móc sắt nhỏ làm roi đánh Chúa Giê su, cho nên những móc sắt nhỏ đó xé thịt xé da làm cho máu tươm ra nơi những lằn roi trên thân thể của Ngài.

Đánh nhiều rồi, họ đan cái mão gai nhọn, đội cho Ngài. “Họ bèn nhổ trên mặt Ngài, đấm Ngài, lại có kẻ vả Ngài.” (Mathio 26:67), và nhạo báng Ngài rằng: “Lạy Vua dân Giu đa.” Rôi họ bắt Ngài đi đến đồi Gô gô tha để đóng đinh Ngài.

Đi đến một nơi gọi chỗ cái Sọ, bọn lính đóng đinh hai tay và đóng đinh hai chân của Đức Chúa Giê su vào cây thập tự giá, rồi chúng dựng cây thập giá đứng lên, cây thập tự ngã nghiêng trước khi đứng thẳng, chúng ta thử tưởng tượng xem Chúa Giê su lúc đó bị đau đớn đến mức độ nào? Khi cậy thập tự được dựng lên xong, thân hình Đức Chúa Giê su bị treo chơ vơ trên đỉnh đồi Gô gô tha.

Thời đó, bị đóng đinh trên thập giá là một hình phạt chỉ để dành cho hạng người làm loạn, lừa thầy phản bạn, cướp của giết người, cho nên mọi người đi qua lại khinh bỉ nói những lời gièm chê nguyền rủa. Hình phạt nầy là khổ hình vì người bị đóng đinh muốn chết cũng không chết được, xoay qua đau đớn, xoay lại đớn đau, nhưng không chết, hơi thở mệt nhọc, đứt khoảng nặng nề, phải đợi cho những vết thương máu chảy ra thật nhiều rồi mới chết.

Khi đã bị quân lính đóng đinh vào thập giá, dù đau đớn tột cùng, Chúa Giê-su cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ.”

Tiếng “Cha” nói lên tình Cha-Con thắm thiết. Đức Chúa Giê-su là Đấng hoàn toàn thánh thiện, cho đến nỗi Đức Chúa Cha đã nói về Ngài rằng: “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” (Ma thi ơ 3:17). Thế mà bây giờ kẻ thì đánh đập, kẻ thì mắng nhiếc, kẻ thì nhục mạ, kẻ thì nhổ vào mặt Ngài, và rồi mấy tên lính đóng những cây đinh to lớn treo Ngài lên thập tự giá khổ hình, đau thương.

Nhìn cảnh đau thương nầy, chúng ta nhớ lại bà Gióp đã nói với Ông trong cảnh khổ rằng: “Ủa? Ông hãy còn bền đỗ trong sự hoàn toàn mình sao? Hãy phỉ báng Đức Chúa Trời, và chết đi!” (Gióp 2:9). Ý bà Gióp nói rằng chịu cảnh nầy mà Ông còn thờ phượng Đức Chúa Trời sao? Hãy nói xấu Ngài, rồi đừng theo Ngài nữa! Và “chết đi!”

Thưa Quý vị, làm con dân của Chúa, khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn, Quý vị vẫn bền đổ theo Chúa, hay Quý trách móc Chúa, rồi không thờ phượng Ngài nữa? Xin nhớ Bà Gióp nói: “phỉ báng Ngài, từ bỏ Ngài sau đó được gì? Chỉ là chết đi mà thôi!”

Đức Chúa Giê su cho chúng ta tấm gương là dù cảnh đời quá đau thương đi nữa Ngài vẫn yêu mến Đức Chúa Trời. Vì Ngài biết là dù hoàn cảnh có đổi thay, nhưng Đức Chúa Trời không hề thay đổi. Đức Chúa Trời vẫn nắm quyền tể trị và Ngài vẫn giữ lời hứa rằng: “Ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi.” (Gieremi 31:3). Xin nhớ dù trong hoàn cảnh nào, Chúa vẫn yêu quý vị!

“Lạy Cha, xin tha cho họ.” “Họ” là ai đây? “Họ” là những người Pha ri si, những thầy tế lễ, là Phi Lát, là những kẻ hô to: “đóng đinh hắn trên thập tự giá,” những kẻ đánh đập, nhục mạ Ngài, chưỡi bới Ngài và những kẻ cầm búa, cầm đinh đóng vào hai tay, hai chân Ngài. Nghĩa là những kẻ ghét Ngài, giết Ngài cách đau thương.

Chúng ta nên theo gương Chúa tha thứ cho những người không tốt với chúng ta và cầu nguyện cho họ. Như vậy mới đẹp lòng Chúa.

Khi đóng đinh Đức Chúa Giê su trên thập giá, người ta cũng đóng đinh hai tên trộm cướp bên phải và bên trái của Ngài.

Một tên bị đóng đinh đau đớn quá không biết trách móc ai, nó quay lại mắc mỏ với Chúa Jêsus rằng: Ngươi là Đấng Christ thì “hãy tự cứu lấy mình đi rồi cứu chúng ta với.” (Luca 23:39). Nhưng tên kia nói với nó rằng: Tội chúng ta làm, xứng với hình chúng ta chịu. Ngươi chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? (Luca 23:39). Còn người nầy không làm điều ác gì.” Và nó thưa cùng Đức Chúa Giê-su rằng: “Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!” (Lu ca 23:42). Đức Chúa Giê su phán cùng người rằng: “Hôm nay ngươi sẽ được ở với Ta trong nơi Paradi.” (Lu ca 23:43).

Đây là lời phán của Đấng Cứu Thế. Ngài sẵn sàng tha tội và ban sự cứu rỗi cho bất cứ ai tin nhận Ngài. Thưa quý vị, ngoài Ngài ra, quý vị không thể tìm một Giáo Chủ nào có quyền nói với quý vị là sau khi qua đời linh hồn quý vị sẽ về đâu, vì chính các vị Giáo chủ cũng không biết linh hồn mình về đâu? Chỉ có Đức Chúa Giê su mới có thẩm quyền cứu qúy vị. Vì vậy mà Kinh Thánh nói về Ngài rằng: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.” (Công vụ 4:12). Hãy cầu xin với Đức Chúa Giê su, khi Quý vị qua đời Ngài sẽ dẫn đưa linh hồn Quý vị bình an vào nước Đức Chúa Trời.

Bọn lính đóng đinh Chúa Giê su vào khoảng 9 giờ sáng. Tại đó ánh nắng chói chang của vùng Trung Đông càng về trưa sức nóng trên đồi Gô gô tha càng thêm gay gắt. Những vết thương của Chúa Jêsus càng lúc máu ra càng nhiều. Ngài khát nước quá chừng, nhưng không có một chút thấm ướt môi. Ước chừng lúc 3 giờ chiều, biết mình sắp chết, Đức Chúa Giê su cầu nguyện rằng: “Hỡi Cha, con giao linh hồn lại trong tay Cha! Vừa nói xong thì Ngài tắt hơi.” (Luca 23:46).

Khi sống, Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta nguyên tắc quý báu để sống. Đó là: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài.” Trước khi chết, Ngài dạy chúng ta nguyên tắc quý báu để chết. Nguyên tắc đó là “con giao linh hồn lại trong tay Cha!” Cha là Đấng Toàn năng gìn giữ linh hồn của chúng ta được an toàn trong vòng tay yêu thương phước hạnh của Ngài.

Bây giờ xin mời Quý vị nhìn lại cái chết của Đức Chúa Giê su. Đây không phải cái chết bình thường. Vì Ngài chịu chết để gánh thay hình phạt cho nhân loại tội lỗi. Mão gai làm cho máu quanh đầu Ngài tuông chảy, vì đầu óc chúng ta có toan tính những điều tội lỗi. Hai tay, hai chân Ngài bị đóng đinh, máu ra không ngớt vì hai bàn tay, chúng ta làm những công việc tội ác và hai bàn chân chúng ta đi con đuờng lầm lạc. Những lằn roi trên thân thể Ngài hằn sâu oằn oại vì thân thể chúng ta dự vào những nơi truy hoan bất khiết. Đức Chúa Giê su thật sự đã lãnh cái chết nhục nhã và đau thương. Tại sao vậy? Vì Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết. Ngài không chịu được tội lỗi. Tội lỗi phải bị hình phạt dưới cơn thạnh nộ của Ngài. Vì vậy khi Đức Chúa Giê su gánh hình phạt cho tội nhơn, là Đức Chúa Giê su phải gánh cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Nghĩa là tại thập tự giá, “Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.” (Ê sai 53:6).

Xin quý vị suy nghĩ xem tội lỗi của hết thảy chúng ta gồm có những tội lỗi nào? Nhiều hay ít? Nặng hay nhẹ? Thế mà “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta.” (2 Corinhto 5:21). Cho nên, để chuộc tội cho chúng ta, Chúa Giêsu phải chịu trả giá bằng cái chết vô cùng nhục nhã và tột cùng đớn đau!

Tại sao Đức Chúa Giê su bằng lòng chịu hình phạt nhục nhã như vậy? Tại vì Ngài yêu thương tội nhơn. Vì yêu chúng ta, chẳng những Chúa Giê su bằng lòng, mà Ngài còn thỏa lòng. Như Kinh Thánh chép: “Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn.” (Esai 53:11). Và Đức Chúa Giê su “vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục.” (Hê bơ rơ 12:12).

Đức Chúa Giê su thỏa mãn, vui mừng vì nhìn thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình đem đến hằng tỉ người được cứu trong đó có quý vị và tôi. Ngài vui mừng. Quý vị có thấy chính mình ở trong sự vui mừng của Ngài không?

Vì Đức Chúa Giê su vốn là Đấng vô tội. Ngài đã bằng lòng hy sinh chịu chết để cứu nhân loại tội lỗi cách trọn vẹn xong rồi, cho nên ba ngày sau, Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ cõi chết sống lại. Ngài không phải là một Giáo Chủ chết luôn. Nhưng Ngài là Chúa Cứu Thế Hằng Sống của nhân loại. Trong Ngài con dân Chúa dù có qua đời thì sẽ được phước lớn lao là Ngài sẽ ban cho sự “sống lại nơi ngày sau rốt.” (Giăng 6:40).

Thưa Quý vị, nhân vô thập toàn, cuộc đời ai cũng có ít nhiều tội lỗi. Vì yêu chúng ta, Đức Chúa Giê su đã bằng lòng chết khổ hình gánh thay hình phạt cho chúng ta. Đức Chúa Trời bằng lòng làm cho tội tỗi của tất cả chúng ta chất trên Ngài. Bây giờ chúng tôi xin mời quý vị chấp nhận tình yêu của Chúa Giê su để tội lỗi được tha và linh hồn được cứu.

Đức Chúa Trời không đòi công đức gì của quý vị. Quý vị hãy thưa với Ngài rằng: “Lạy Đức Chúa Trời con có tội với Ngài. Nay con xin nhận Đức Chúa Giê su đã chết thay cho con, chịu hình phạt vì tội lỗi của con, Ngài là Cứu Chúa của con. Xin Chúa tha thứ tội cho con. Con cầu xin trong Danh Đức Chúa Giê su. A-men.

Cầu xin Đức Chúa Trời Tứ Ái ban phước và ban bình an cho quý vị.

Mục sư Trần Hữu Thành.

39 Người Chết Cóng Và Những Câu Hỏi “Vì Sao?”

(GLO)- Trước mỗi nỗi đau, có lẽ điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm là cảm thông, chia sẻ với thân nhân của các nạn nhân. Câu chuyện 39 người bị chết cóng trong container đông lạnh khi cố tìm đường vào nước Anh trái phép là một thông điệp đau đớn, hối thúc những truy vấn về trách nhiệm liên đới, đặt ra những câu hỏi “vì sao?” cho toàn xã hội về những chuyến đi theo lời mời gọi đến những “miền đất hứa”.

Nhân viên pháp y thuộc Cảnh sát Anh điều tra tại hiện trường xe container chở 39 thi thể ở Khu Công nghiệp Waterglade thuộc hạt Essex, miền Đông Nam nước Anh ngày 23/10/2019. (Nguồn: THX/TTXVN)

Dù chưa có kết luận chính thức nhưng qua diễn biến câu chuyện và thông tin từ các cơ quan chức năng cũng như gia đình có người đi lao động nước ngoài được đăng tải trên báo chí, mạng xã hội mấy ngày gần đây, rất có thể trong số 39 người chết ấy, hầu hết là người Nghệ An, Hà Tĩnh. Nếu kết quả xác minh trùng khớp với thông tin mà các gia đình trình báo thì các nạn nhân đều là những người trẻ. Cái nghèo của mảnh đất này đã nung nấu ý chí vượt khó và cả những giấc mộng đổi đời ở họ. Ra đi, họ mang theo ước mơ cùng sự trăn trở của cha mẹ, anh chị em mình về tương lai nhờ vào những đồng tiền kiếm được ở xứ người. Có thể chỉ là để gia đình đỡ vất vả, có tiền cho em út ăn học; cũng có thể là để xây được căn nhà 2-3 tầng, mua được chiếc xe đời mới cho “bằng với người ta”. Tiếc là những chàng trai, cô gái trẻ trung ấy có thừa ước mơ và khao khát nhưng lại thiếu kiến thức và tầm nhìn về cuộc sống. Họ bị hấp dẫn bởi những hình ảnh lung linh về một cuộc sống giàu sang nơi đất khách quê người; họ mơ ước được làm công dân ở một đất nước hiện đại bậc nhất trời Tây…

Có cầu ắt có cung, những chân rết của các đường dây buôn người đã vươn đến tận thôn cùng ngõ hẻm đón họ ra đi sau khi cầm khoản tiền vài chục ngàn đô la cho mỗi trường hợp. Theo một tổ chức chuyên về nhận dạng và hỗ trợ nạn nhân buôn người thì Việt Nam là nước đứng thứ 2 về số nạn nhân nô lệ hiện đại nước ngoài ở nước Anh trong năm ngoái. Còn theo số liệu của Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên hợp quốc thì mỗi năm có khoảng 18.000 người Việt Nam nhập cảnh trái phép vào châu Âu theo các đường dây buôn người.

Điều gì đã khiến họ bất chấp tất cả để ra đi như vậy?

Có lẽ, những chiếc xe máy đời mới, những ngôi làng chỉ toàn nhà 2-3 tầng khang trang được xây bằng tiền tích góp sau mấy năm của những người đi xuất khẩu lao động hợp pháp chưa đủ hấp dẫn. Một số bạn trẻ muốn giàu có nhanh chóng bằng những công việc được hứa trả công cả trăm triệu mỗi tháng, dù biết đó là phi pháp, biết mình có thể bị đối xử như nô lệ hiện đại ở châu Âu!

Điều đáng nói là trong những bước chân hăm hở của họ đã có sự thỏa hiệp, thôi thúc của cha mẹ, người thân. Nhìn những lá đơn chủ động trình báo cho chính quyền sau khi nhận những dòng tin nhắn trong vô vọng, nhìn những bàn thờ được lập vội ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, đủ biết gia đình các nạn nhân đã lường trước được những hiểm nguy mà chồng, con họ có thể gặp phải khi vay mượn cả chục ngàn đô la Mỹ đưa cho những đường dây buôn người, hòng được bước chân vào nước Anh.

Chuyện nhập cư trái phép vào châu Âu lao động kiếm tiền diễn ra từ hơn 15 năm trước. Lúc đó, thường chỉ là công dân các nước Nam Á, Trung Đông-những nơi xảy ra chiến tranh loạn lạc. Còn bây giờ thì cái tên Việt Nam đã được đưa lên bản tin đầu, trang đầu của nhiều hãng truyền thông trên thế giới khi cảnh sát phát hiện 39 nạn nhân bị chết cóng trong một container nhập cảnh vào Anh. Đó không còn là những giọt nước tràn ly nữa, mà thực sự là “nước đã thành băng”, những tảng băng đã nổi lên để lộ ra một thực trạng báo động về nạn buôn người cùng với một lối quan niệm lệch lạc về đồng tiền và phẩm giá con người.

Trách cứ ai trong lúc này đều là điều không phải. Nhưng đặt ra những câu hỏi “vì sao?” lúc này hẳn là chưa muộn. Vì sao người lao động Việt Nam luôn tìm cách ở lại nước ngoài bất hợp pháp? Vì sao họ sẵn sàng chấp nhận cuộc sống như nô lệ để kiếm tiền? Trách nhiệm của các cơ quan phụ trách về việc làm, cấp ủy, chính quyền ở đâu khi mà người dân vẫn còn mù mờ thông tin về thị trường lao động, để cho các công ty lừa đảo xuất khẩu lao động, những đường dây tổ chức đưa người trái phép ra nước ngoài có đất sống?

Đã qua rồi cái thời mà chuyện “miếng cơm manh áo” luôn là lý do của những chuyến “ra đi” mấy mươi năm về trước. Đất nước bây giờ đã khác. Tuy chưa phải ai cũng là triệu phú, tỷ phú nhưng cơ hội làm giàu là của tất cả mọi người, nếu có tri thức và ý chí quyết tâm.