Top 6 # Những Dấu Hiệu Có Kinh Nguyệt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Những Dấu Hiệu Nhắc Nhở Bạn Sắp Có Kinh Nguyệt

Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu có kinh nguyệt? Kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu sinh lý chứng tỏ sự trưởng thành của nữ giới. Mỗi khi sắp đến ngày hành kinh, luôn khiến chị em cảm thấy khó chịu, hoang mang, lo lắng và ám ảnh bởi những dấu hiệu trước kỳ kinh. Khi chuẩn bị đến ngày kinh nguyệt, cơ thể nữ giới cũng sẽ diễn ra những biến đổi báo hiệu kỳ kinh đang đến gần.

Những triệu chứng xuất hiện trước kỳ kinh hay còn gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt là những dấu hiệu xuất hiện trước kỳ kinh một vài ngày hoặc ngày đầu tiên của kinh nguyệt và thường có tính chất lặp lại theo chu kỳ. Nữ giới khi sắp đến kỳ kinh sẽ thấy xuất hiện một số những dấu hiệu sau:

Các triệu chứng về tiêu hóa: rất nhiều những chị em khi chuẩn bị đến kỳ kinh sẽ bị đau bụng, chuột rút, tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, thậm chí là buồn nôn và nôn trong những ngày ngay trước kỳ kinh. Bên cạnh đó khi sắp đến kỳ kinh, nữ giới cũng thường thèm ăn và bất chợt tăng sự thèm ăn, nó có thể gây ra những tác dụng không tốt cho nữ giới, có thể gây tăng cân, đầy bụng… Bên cạnh đó xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ, hiện tượng đau bụng kinh

Những triệu chứng về cảm xúc: khi kỳ kinh sắp bắt đầu ở nữ giới thường hay diễn ra những thay đổi về cảm xúc. Nữ giới thường tỏ ra nhạy cảm hơn, dễ tức giận, nổi cáu, cáu kỉnh, chán nản, buồn vui thất thường, khóc lóc bất thường…Nữ giới có thể trở nên lo lắng, khó ngủ, trí nhớ bị mất đột ngột, khó tập trung và thậm chí hoang tưởng…

Những triệu chứng ngoài da: Khi sắp đến kỳ kinh, nữ giới sẽ thấy xuất hiện nhiều mụn trứng cá. Do lúc này, lượng hormone đang có sự thay đổi dẫn đến tăng lượng tiết chất nhờn, hình thành nên những nốt mụn. Tuy nhiên những mụn này chỉ xuất hiện trong giai đoạn có kinh nguyệt, khác với mụn khi dậy thì.

Các triệu chứng căng tức và đau ngực: trước các kỳ kinh, chị em sẽ thấy cơ thể, đặc biệt là vùng ngực của mình có những biểu hiện căng tức. Kích cỡ của ngực sẽ tăng lên so với những ngày bình thường và kèm theo cảm giác cương cứng, đặc biệt là vùng đầu ngực. Khi chạm tay vào sẽ thấy cảm giác đau đớn, thậm chí có thể sờ thấy cục. Tuy nhiên biểu hiện căng tức ngực cũng cho biết tình trạng khác đó là cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin E. Trong những ngày này bạn chú ý mặc lỏng áo ngực hơn một chút để giảm khó chịu.

Lượng khí hư tăng lên: trước khi có kinh do lượng nội tiết tố bị biến đổi, chất nhầy ở tử cung tăng lên nhanh chóng khiến lượng khí hư tiết ra nhiều hơn. Chính vì vậy nó sẽ khiến lượng khí hư ra nhiều hơn, vùng kín sẽ cảm thấy ẩm ướt hơn bình thường, chúng ta hoàn toàn có thể tự cảm nhận được. Tuy nhiên các bạn cần hết sức lưu ý sự khác nhau giữa khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý. Nếu khí hư có những dấu hiệu bất thường về màu sắc, mùi thì đó là dấu hiệu của những bệnh lý, đặc biệt là những bệnh phụ khoa, bạn cần phải đi khám chữa ngay, vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn.

Chính vì vậy trong những ngày sắp đến kỳ kinh, các bạn nên có lối sống khoa học, vận động nhẹ nhàng, để tinh thần được thoải mái, và giảm bớt những khó chịu từ những triệu chứng tiền kinh nguyệt gây ra.

Những thông tin mà các bác sĩ Phòng khám phụ khoa Thái Hà vừa cung cấp cho các bạn về những dấu hiệu khi sắp đến kỳ kinh, hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích bảo vệ sức khỏe cho mình. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0379 544 317 hoặc trực tiếp đến tại phòng khám địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội các bác sĩ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Các bạn cũng có thể nhấp vào khung chat để được trò chuyện và tư vấn trực tiếp với bác sĩ và chuyên gia y tế.

Những Dấu Hiệu Khi Có Kinh Nguyệt Ở Phụ Nữ

Xoay quanh vấn đề kinh nguyệt có nhiều thắc mắc khác nhau. Hôm nay phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh sẽ dành bài viết này để nói về những dấu hiệu có kinh nguyệt của phụ nữ.

Bạn Thanh Hà – Hải Phòng có hỏi: Em chào bác sĩ, năm nay em 20 tuổi. Từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên vào năm em 16 tuổi đến giờ thì chưa một lần nào trước kỳ kinh nguyệt em có những biểu hiện giống với chị gái em. Chị em khi chuẩn bị có kinh nguyệt thường ngực căng, nhức, bị đau bụng rồi có khi còn bị tiêu chảy 1-2 ngày. Vậy, bác sĩ cho em hỏi liệu em không có dấu hiệu có kinh nguyệt như vậy có sao không? Hiện nay, chu kỳ kinh của em khá đều đặn vòng kinh thường là 30 ngày. Và em cũng không bị đau bụng kinh nguyệt như chị em. Rất mong các bác sĩ sớm cho em những giải đáp ạ. Em cảm ơn!

Các bác sĩ phụ khoa Hưng Thịnh lưu ý đến các bạn nữ: Những dấu hiệu trước khi có kinh nguyệt không phải bạn gái nào cũng có, cũng phải trãi qua. Bởi vì tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà những biểu hiện này có hoặc không, hoặc biểu hiện ít, hoặc biểu hiện nhiều.

7 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt mà bạn nữ nên biết

Dấu hiệu đầu tiên: Bị mọc trứng cá.

Khi sắp có kinh nguyệt rất nhiều chị em phụ nữ bị mọc nhiều trứng cá. Nguyên nhân là do tại thời điểm này hooc môn sinh dục gia tăng sẽ kích thích sản sinh ra nhiều dịch nhờn làm tắc nghẽn các lỗ chân lông. Do đó, gây ra tình trạng bị mụn nhọt trong giai đoạn sắp có kinh nguyệt.

Thứ 2: Ngực có sự thay đổi.

Đau, nhức, và cảm giác ngực căng và to hơn so với bình thường thì chính là dấu hiệu có kinh nguyệt mà bạn cần phải lưu ý. Sỡ dĩ trước khi có kinh nguyệt bạn nữ thường có biểu hiện này là do nồng độ prolactin tại thời điểm này tăng cao, khiến cho ngực của bạn gái có những dấu hiệu như vậy.

Thứ 3: Ra nhiều dịch tiết âm đạo.

Khí hư sinh lý ra nhiều trong những ngày chuẩn bị hành kinh là một trong 7 biểu hiện có kinh mà chị em dễ nhận biết nhất. Khi có biểu hiện khí hư ra nhiều, có màu trắng trong, sợi dai trong những ngày gần chu kỳ kinh thì bạn nên chuẩn bị tâm lý để đón một chu kỳ kinh nguyệt mới.

Thứ 4: Bị táo bón hoặc là bị tiêu chảy.

Đây là triệu chứng có kinh nguyệt ít gặp nhưng không phải là không có. Cũng đã có những bạn nữ khi chuẩn bị có chu kỳ kinh nguyệt thường bị táo bón và tiêu chảy. Có nhiều trường hợp tiêu chảy dẫn đến mất nước phải nhập viện. Do đó, bạn nữ nên cẩn thận và có biện pháp khắc phục tình trạng này nhanh chóng nếu như gặp phải.

Thứ 5: Bị đau bụng dưới âm ỉ.

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt thứ 5 mà chúng tôi muốn nhắc đến là bị đau bụng dưới âm ỉ. Khi bạn gái có cảm giác bị đau tức bụng dưới âm ỉ và cực kỳ khó chịu thì có thể là bạn đang chuẩn bị thấy hành kinh của tháng đó. Và tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà tình trạng bị đau bụng có thể kéo dài trước khi có kinh nguyệt khoảng 1-2 tuần. Nếu bị đau bụng kéo dài bạn gái có thể áp dụng một số mẹo như: chườm nóng bằng nước ấm, hoặc bằng túi sưởi để làm ấm vùng bụng. Hoặc cũng có thể uống trà gừng để giảm cơn đau bụng.

Thứ 6: Bị đau nửa đầu.

Gần đến kỳ kinh nguyệt thì nồng độ estrogen của bạn nữ thường có sự thay đổi. Chính vì vậy, có một phần ít bạn nữ xuất hiện tình trạng bị đau nửa đầu trước khi có kinh nguyệt. Dấu hiệu này thường ít gặp.

Thứ 7: Tâm trạng thay đổi.

Trước những ngày nguyệt san, họ thường có xu hướng trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt, tâm trạng thất thường, thậm chí trầm cảm không rõ nguyên nhân.

Trên thực tế, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và nữ giới không nên quá lo lắng. Điều này sẽ nhanh chóng biến mất khi các chị em kết thúc chu kỳ kinh nguyệt của mình. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra quá nghiêm trọng, nữ giới có thể tự cải thiện bằng cách uống thuốc chống trầm cảm theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Những triệu chứng khi có kinh nguyệt ở trên không phải chị em phụ nữ nào cũng gặp phải và không phải chị em phụ nữ nào cũng có đầy đủ cả 7 dấu hiệu. Do đó, các bạn nên tham khảo để nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu này sẽ biết được mình sắp có kinh nguyệt từ đó chủ động chuẩn bị tốt cho kỳ kinh.

Những Dấu Hiệu Của Kinh Nguyệt Bất Thường

Hành kinh là thước đo sức khỏe của người phụ nữ. Vì thế, các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về vấn đề kinh nguyệt để biết được khi nào kinh nguyệt bình thường và như thế nào là kinh nguyệt bất thường, từ đó có biện pháp phòng trị hiệu quả nhất.

Kinh nguyệt bình thường

  - Trên thực tế, hầu hết các chị em phụ nữ có khoảng 11 đến 14 chu kỳ kinh nguyệt trong một năm. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 ngày hoặc lâu hơn. Lượng máu mất đi trong 1 chu kỳ kinh nguyệt bình thường trung bình từ 80 đến 200ml. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể chất của từng người mà những con số này có thể khác nhau, nhưng vẫn nằm trong giới hạn trên.

Dấu hiệu của kinh nguyệt bất thường

  Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường trong một vài năm đầu, nhưng giai đoạn này do cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi đột ngột về lượng hoóc môn, sau một vài năm thì lượng hoóc môn sẽ cân bằng điều tiết chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.

  Tuy nhiên, có một số chị em phụ nữ có những dấu hiệu khác trong ngày hành kinh, nó có thể là bình thường. Song, chị em phụ nữ cũng không nên lơ là vì nó có thể là dấu hiệu ban đầu của những chịu chứng kinh nguyệt bất thường. Nó khiến cơ thể bạn trở nên ê ẩm, đau đớn và khó chịu vô cùng. Chị em phụ nữ nên cảnh giác khi thấy cơ thể có những dấu hiệu sau đây:

Chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn là dấu hiệu của kinh nguyệt bất thường

  -Chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn: Một người bình thường có chu kỳ kinh nguyệt là 24 đến 36 ngày, trung bình 1 tháng sẽ có kinh nguyệt 1 lần, tùy vào cơ địa từng người. Trừ giai đoạn dậy thì, tức giai đoạn đầu khi kinh nguyệt xuất hiện khoảng 1 đến 2 năm. Nhưng, nếu sau tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ vẫn chưa ổn định, khoảng 2 đến 3 tháng mới có một lần, hoặc mất hẳn chu kỳ kinh nguyệt trong vài tháng,.. Đây là những biểu hiện bất thường, chị em phụ nữ cần đến trung tâm y tế để sớm được điều trị kịp thời.

   Một số lý do dẫn đến mất kinh là:

  + Bạn đang mang bệnh nào đó trong cơ thể.

  + Bạn đang bị giảm cân nghiêm trọng.   + Bạn ăn uống không đầy đủ và không đều độ.   + Bạn vận động hoặc tập thể thao quá sức   +Tâm trạng bị căng thẳng, stress, kích động cực đọ cũng là nguyên nhân dẫn đến mất kinh nguyệt.   +Cơ thể bị nóng, khó chịu.   + Hiện tượng “mất kinh” cũng thường xảy ra ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh.

  – Số ngày kinh không ổn định: Số ngày hành kinh của người bình thường là từ 2 đến 7 ngày. Nếu con số này không có sự lập đi lập lại đều đặn qua mỗi chu kỳ mà ngược lại, nó liên tục thay đổi với số ngày hành kinh ít hơn hoặc nhiều những chu kỳ trước thì đây là dấu hiệu bất thường.

  -Máu kinh thay đổi tính chất: Nếu bạn thấy máu kinh co màu đỏ thẳm, long và có mùi tanh thì đây là máu kinh bình thường, Ngược lại, máu kinh co màu đỏ tươi có mùi hơi nồng không tanh, hoặc xuất hiện những đốm máu nhỏ thì đây là hiện tượng kinh nguyệt bất thường.

  – Lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt ra bất thường (nhiều hơn hay ít hơn bình thường: Với chu kỳ kinh nguyệt bình thường, lượng máu ra nhiều ở những ngày đầu và ít dần đến kinh kết thúc chu kỳ. Nhưng, nếu lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn ra nhiều một cách bất thường. Bạn thường xuyên phải thay băng vệ sinh trong khoảng 1 đến 2 giờ. Bên cạnh đó, nếu lượng máu ra quá ít trong thời gian hành kinh cũng là điềm báo không tốt cho sức khỏe của bạn. Khi gặp những trường hợp trên thì đừng suy nghĩ nhiều, hãy đến ngay trung tâm hoặc bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

   Những lý do có thể dẫn đến sự bất thường này bao gồm:

  + Do đặt vòng tránh thai gây tổn thương tử cung và âm đạo.   + Nội tiết tố không ổn định (không có hoặc ít có progesterone).   +Bị bệnh u xơ tử cung, có polyp trong tử cung.   +Bị các bệnh về đến tuyến giáp.   +Hút thuốc lá quá nhiều.   + Nhiều chị em phụ nữ có kinh lâu hơn hoặc nhiều hơn trong năm đầu tiên và sau khi sinh con.

Hút nhiều thuốc lá có thể làm lượng máu trong ngày hành kinh ra bất thường

  Những vấn đề về sức khỏe sinh sản của nữ giới là điều rất quan trọng và cần thiết. Có hiểu biết về nó thì bản thân mới có thể phòng tránh được những căn không đáng có. Chị em có thể nhấn vào bảng bên dưới để đội ngũ y bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Thái Bình Dương tư vấn cụ thể hơn.

   Địa chỉ phòng khám: 34- 36 Đinh Tiên Hoàng, phường Đakao, quận 1, TP. HCM.

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

10 Dấu Hiệu Báo Sắp Có Kinh Nguyệt

10 dấu hiệu báo sắp có kinh nguyệt ở phụ nữ đó là: đau bụng; nổi mụn trứng cá; ngực đau; đầy hơi, chướng bụng; người mệt mỏi; tiêu chảy, buồn nôn hoặc táo bón; đau nửa đầu; tâm trạng thất thường; mỏi lưng, ngủ không ngon.

Những thay đổi gây khó chịu là hiện tượng bình thường diễn ra trong một vài ngày trước khi có kinh nguyệt. Có thể dễ dàng làm dịu những hiện tượng này bằng các biện pháp khắc phục tại nhà.

Nhưng nếu các triệu chứng nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày thì nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể và có biện pháp điều trị.

Hơn 90% phụ nữ đều có hội chứng tiền kinh nguyệt ở một mức độ nào đó. Trong hầu hết các trường hợp thì hội chứng tiền kinh nguyệt đều chỉ ở mức độ nhẹ và thường biến mất sau một đến hai ngày bắt đầu ra máu nhưng cũng có không ít người phải trải qua những triệu chứng nghiêm trọng đến mức làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày.

Nếu các dấu hiệu mà bạn gặp phải trước khi có kinh nguyệt gây cản trở khả năng làm việc, học tập hoặc sinh hoạt thì nên đi khám bác sĩ.

Đau bụng là dấu hiệu báo kinh nguyệt phổ biến nhất.

Hiện tượng này có thể bắt đầu từ một vài trước và kéo dài trong vài ngày sau khi bắt đầu có kinh nguyệt. Có nhiều mức độ đau bụng, từ chỉ đau nhẹ, đau âm ỉ cho đến đau đớn cực độ đến mức không thể sinh hoạt được một cách bình thường.

Các cơn đau bụng xảy ra ở bụng dưới nhưng cũng có thể đau lan ra phía sau lưng và xuống vùng đùi trên.

Nguyên nhân gây đau bụng chủ yếu là do tử cung co thắt và được gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Những cơn co thắt này giúp làm bong lớp niêm mạc bên trong (nội mạc tử cung) khi trứng không được thụ tinh.

Sự sản sinh prostaglandin – các axit béo giống như hormone – là tác nhân kích hoạt các cơn co thắt tử cung. Mặc dù các axit béo này gây viêm nhưng chúng cũng giúp điều hòa sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.

Các cơn đau bụng có thể kéo dài đến tận giữa kỳ kinh và dữ dội nhất khi lượng máu kinh đạt mức tối đa.

Một số vấn đề về sức khỏe có thể làm cho các cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Những vấn đề này gồm có:

Hiện tượng đau bụng do những vấn đề này được gọi là đau bụng kinh thứ phát.

Khoảng 50% phụ nữ gặp hiện tượng nổi mụn trứng cá khoảng một tuần trước khi bắt đầu có kinh nguyệt.

Sau khi được phóng ra khỏi buồng trứng, nếu trứng không được thụ tinh thì nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm và nồng độ các androgen, chẳng hạn như testosterone sẽ tăng nhẹ. Các androgen sẽ kích thích sự tiết dầu trong tuyến bã nhờn của da.

Khi da tiết quá nhiều dầu thì sẽ hình thành mụn trứng cá. Những nốt mụn này thường tự hết vào gần cuối kỳ kinh nguyệt hoặc ngay sau khi nồng độ estrogen và progesterone bắt đầu tăng trở lại.

Trong nửa đầu của chu kỳ kinh (bắt đầu vào ngày đầu tiên có kinh nguyệt), nồng độ estrogen bắt đầu tăng. Điều này kích thích sự phát triển của các ống dẫn sữa.

Nồng độ progesterone bắt đầu tăng vào giữa chu kỳ, quanh thời điểm rụng trứng. Điều này làm cho các tuyến vú trong bầu ngực mở rộng và sưng. Những thay đổi này làm cho ngực có cảm giác đau, nhạy cảm và to lên ngay trước hoặc trong kỳ kinh.

Đa phần thì dấu hiệu này chỉ rất nhẹ và nhiều người còn không cảm nhận thấy nhưng ở một số phụ nữ, bộ ngực lại trở nên nặng nề hẳn, thậm chí còn sờ thấy cục và gây cảm giác vô cùng khó chịu.

Khi “ngày ấy” đến gần, cơ thể sẽ chuyển từ trạng thái sẵn sàng cho việc mang thai sang sẵn sàng hành kinh. Nồng độ các hormone giảm mạnh và dẫn đến kết quả là người mệt mỏi, uể oải. Sự thay đổi tâm trạng vào những ngày trước khi có kinh nguyệt cũng có thể gây ra tình trạng này.

Nhiều phụ nữ còn bị khó ngủ trong giai đoạn này của chu kỳ kinh nguyệt và sự thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn vào ban ngày.

Nếu đột nhiên bị đầy hơi, chướng bụng hoặc có cảm giác mặc quần bị chật thì rất có thể chỉ một vài ngày nữa là kỳ kinh sẽ tới. Sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone khiến cơ thể giữ nước và muối nhiều hơn bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Cân nặng trong thời gian này có thể tăng lên từ 0.5 đến 1kg nhưng hiện tượng đầy hơi tiền kinh nguyệt không thực sự gây tăng cân. Hiện tượng này thường nặng nhất vào ngày đầu tiên có kinh nguyệt và đỡ đần sau từ 1 – 2 ngày tiếp theo.

Vì đường ruột rất nhạy cảm với sự dao động nồng độ nội tiết tố nên có thể thói quen đi đại tiện sẽ có sự thay đổi trước và trong những ngày “đèn đỏ”.

Prostaglandin không chỉ gây co thắt tử cung mà còn tạo nên các cơn co thắt diễn ra ở ruột. Vì thế nên nhiều người đi ngoài thường xuyên hơn trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, hiện tượng co thắt ruột còn gây nên những vấn đề khác như:

Vì các hormone trong cơ thể tham gia vào cả phản ứng đau nên sự thay đổi hormone diễn ra trước khi có kinh nguyệt còn có thể gây đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh thường gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu. Estrogen có thể làm tăng mức serotonin và số lượng thụ thể serotonin trong não bộ tại một số thời điểm nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự tương tác giữa estrogen và serotonin có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở những người nhạy cảm với vấn đề này.

Hơn 50% phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu cho biết tần suất và mức độ của các cơn đau tăng lên khi sắp đến kỳ. Chứng đau nửa đầu có thể xảy ra trước, trong hoặc ngay sau khi có kinh nguyệt.

Một số người còn bị đau nửa đầu cả trong thời điểm rụng trứng. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khả năng xảy ra chứng đau nửa đầu tăng cao hơn 1.7 lần trong 1 – 2 ngày trước khi có kinh nguyệt và 2.5 lần trong 3 ngày đầu tiên có kinh nguyệt ở nhóm đối tượng này.

Không chỉ có những thay đổi về thể chất, hội chứng tiền kinh nguyệt còn có các dấu hiệu về tâm lý, cảm xúc. Cụ thể, khi sắp đến kỳ kinh nguyệt thì phụ nữ thường sẽ gặp phải những hiện tượng như:

Tâm trạng thay đổi thất thường

Chán nản, buồn bã

Dễ cáu gắt

Nhạy cảm

Lo âu, bồn chồn

Nếu bạn nhận thấy tâm trạng của mình đột nhiên thay đổi liên tục, cảm thấy buồn bã không rõ nguyên nhân hoặc cáu kỉnh vì những lý do nhỏ nhặt thì thủ phạm rất có thể là do sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone.

Estrogen sẽ làm giảm sự sản sinh serotonin và endorphin – hormone tạo cảm giác vui vẻ, phấn chấn, do đó tạo ra những cảm xúc tiêu cực trong những ngày trước và trong khi có kinh nguyệt.

Ở nhiều người, progesterone có tác dụng làm dịu tâm trạng. Khi nồng độ progesterone tụt xuống thấp, tác dụng này đương nhiên sẽ giảm đi. Điều này lý giải tại sao nhiều phụ nữ lại đặc biệt nhạy cảm và dễ khóc khi đến tháng.

Các cơn co thắt tử cung và bụng do sự giải phóng prostaglandins còn có thể gây ra các cơn co thắt cơ xảy ra ở vùng lưng dưới. Điều này dẫn đến cảm giác đau mỏi ở khu vực này. Một số phụ nữ còn bị đau lưng nghiêm trọng đến mức không thể đứng hay ngồi thẳng khi có kinh nguyệt.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, đau đầu và thay đổi tâm trạng đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến phụ nữ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt độ cơ thể cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Nhiệt độ cơ thể thường tăng lên khoảng nửa độ sau khi rụng trứng và duy trì ở mức cao cho đến khi bắt đầu có kinh nguyệt hoặc một thời gian ngắn sau đó. Nửa độ nghe có vẻ không nhiều nhưng nhiệt độ cơ thể mát mẻ sẽ giúp dễ ngủ và có giấc ngủ ngon hơn và tăng nửa độ là đủ khiến cơ thể khó chịu, không thoải mái khi ngủ.

Tùy theo những dấu hiệu mà bạn gặp phải và mức độ nghiêm trọng mà sẽ có cách khắc phục phù hợp.

Nếu các hiện tượng kể trên xảy ra ở mức độ quá nghiêm trọng thì tình trạng này được gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt (premenstrual dysphoric disorder). Trong những trường hợp này thì sẽ cần đi khám bác sĩ.

Nếu bị đau nửa đầu mức độ nặng thì cũng nên đi khám. Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích hoặc lạc nội mạc tử cung, cũng có thể làm cho hội chứng tiền kinh nguyệt trở nên trầm trọng hơn và cần phát hiện sớm vấn đề để có biện pháp điều trị kịp thời.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc tránh thai để điều chỉnh nồng độ hormone và cải thiện các vấn đề khó chịu xảy ra trước khi có kinh nguyệt. Thuốc tránh thai có chứa các loại estrogen và progesterone tổng hợp khác nhau.

Thuốc tránh thai ngăn cơ thể rụng trứng tự nhiên bằng cách cung cấp một lượng hormone ổn định trong thời gian 3 tuần. Sau đó là một tuần dùng giả dược, có nghĩa là những viên thuốc không chứa nội tiết tố. Khi uống giả dược thì nồng độ hormone sẽ giảm xuống để bắt đầu có kinh nguyệt.

Vì thuốc tránh thai cung cấp một lượng hormone ổn định nên cơ thể sẽ không diễn ra hiện tượng hormone giảm mạnh hoặc tăng cao đột ngột – nguyên nhân gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Giảm lượng muối trong chế độ ăn để giảm đầy hơi.

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol).

Áp một chai nước nóng hoặc túi chườm lên bụng để giảm đau bụng.

Tập thể dục cường độ vừa phải để cải thiện tâm trạng và giảm đau bụng.

Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ba bữa lớn trong ngày để giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Lượng đường trong máu thấp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng.

Ngồi thiền hoặc tập yoga để cải thiện tâm trạng.

Uống bổ sung canxi. Một nghiên cứu được đăng trên Obstetrics & Gynecology Science đã chỉ ra rằng bổ sung canxi là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng lo âu, phiền muộn và giữ nước.