Top 6 # Những Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Anh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Anh

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THPT Trong việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THPT nhằm mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh THPT

Trong việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THPT nhằm mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh THPT điều nhất thiết là mỗi giáo viên cũng phải suy nghĩ làm sao cho học sinh mình yêu thích môn học của mình.Chính vì vấn đề trên nên tôi mạn phép nêu vài suy nghĩ mang tính cá nhân của mình về ” Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT”. Để dạy thực và học thực có hiệu quả cần thực hiện những điều cụ thể trong giờ học và ngoài giờ học như sau:

I.Trong giờ học

1. Đổi mới phương pháp day và học là phải lấy học sinh làm trung tâm, người giáo viên cần cụ thể hóa nội dung từng tiết học dựa vào trình độ cụ thể của từng lớp thực hiện phương châm dạy theo trình độ của học sinh để tiết học có hiệu quả thực sự.

2. Coi trọng khâu kiểm tra kiến thức đã được học nhưng không có nghĩa là đầu giờ phải kiểm tra bài cũ như chúng ta vẫn thực hiện phương pháp cũ trước đây và như vậy sẽ dễ gây ức chế, tạo áp lực nặng nề cho một số học sinh bị kiểm tra dẫn đến việc tiếp thu bài mới của học sinh không hiêu quả,chúng ta có thể kiểm tra học sinh vào bất cứ thời gian nào phù hợp trong tiết học và luôn thay đổi dạng bài tập kiểm tra để tối đa hóa cả lớp cùng tham gia kiểm tra.

3. Nghiêm khắc nhưng sẵn sàng giúp đỡ học sinh. Quan tâm nhiều đến hai đối tượng yếu kém và khá giỏi.

4. Tuyệt đối không chỉ trích phê phán nặng lời khi học sinh nói sai, nói không đúng mà phải luôn luôn khích lệ học sinh đúng lúc kịp thời.

5. Kiểm tra vở ghi và vở bài tập thường xuyên tạo cho học sinh theo quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp và tự ghi bài trong giờ học.

6. Hướng dẫn các em cách tra từ điển để có thể tự học từng phần cụ thể như cách học từ mới, cách học ngữ pháp, cách học ngữ âm, và cách làm bài tập trắc nghiệm.

7. Giải thích các vấn đề đưa ra một cách ngắn gọn súc tích,động viên học sinh tham gia xây dựng bài, cố gắng giúp các em thói quen tự đưa ra vấn đề và tự học

8. Yêu cầu các em chuẩn bị bài trước, để nắm bắt được nội dung chính của bài cần học, giúp các em hiểu bài nhanh, rút ngắn được thời gian giảng bài và giành nhiều thời gian cho việc thực hành.

9. Tăng cường cho các em họat động theo cặp, theo nhóm để tạo điều kiện cho nhiều học sinh có cơ hội được nói, được thể hiện, đặc biệt là đối với học sinh kém, giúp cho những học sinh này trở nên tự tin hơn, không mặc cảm khi trình bày quan điểm và có nhiều cơ hội học hỏi những bạn khá hơn.

10. Nên cho học sinh làm bài kiểm tra nhiều hơn qui định để các em thực hành được nhiều hơn và có cơ hội gỡ điểm.

11. Trong giờ học cần phải bao quát nhiều hơn đến học sinh yếu kém, nắm bắt tâm lý, hiểu cá tính,điểm mạnh và điểm yếu của từng học sinh để các em thấy thoải mái, không bị căng thẳng trong giờ học.

12. Người thầy cũng đầu tư nhiều hơn về giờ giảng bằng cách bổ xung thêm vào nội dung của bài học những vần thơ, bài hát hay đang được ưa chuộng, những câu chuyện cười bằng Tiêng Anh để các em thấy thích hơn môn Tiếng Anh.

13. Sử dụng tối đa và có hiệu quả các phương tiện nghe nhìn để kích thích hứng thú học Tiếng Anh trong giờ học của học sinh.

II. Ngoài giờ học

1. Tạo điều kiện cho các em tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động ngoài giờ do nhà trường tổ chức như giao lưu Tiếng Anh trong phạm vi khối lớp hoặc cấp trường.

2. Nên dùng những khẩu hiệu hoặc câu châm ngôn bằng Tiếng Anh trong phạm vi khối lớp học hay các khu vực khác trong trường tạo môi trường Tiếng Anh.

III. Kết luận

Như vậy có thể thấy rằng cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen thụ động, là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học sinh, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ mới, khắc phục bài dạy truyền thống thụ động một chiều.Phát huy năng lực tự học của học chúng tôi trò của người thầy là phải bám sát mục tiêu giáo dục sao cho phù hợp với việc đổi mới dạy và học đem lại hiệu quả cao nhất.

Những Phương Pháp Dạy Viết Môn Tiếng Anh Hiệu Quả

Những phương pháp dạy viết môn Tiếng Anh hiệu quả

(GDTĐ) – Khi dạy kỹ năng viết tiếng Anh, giáo viên nên sáng tạo nhiều hình thức bài tập có ý nghĩa và phù hợp với trình độ học sinh, mục đích yêu cầu đặt ra, tránh máy móc sao y nguyên bài tập viết từ SGK và để các em chép đáp án từ sách giải mà không hiểu được gì. Để thực hiện một bài viết dưới dạng này giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị viết (Pre – writing)

Nhìn chung các bài viết thường bắt đầu bằng một dàn ý (outline), một bài viết mẫu hoặc những từ, cụm từ gợi ý. Giáo viên giới thiệu từ vựng hoặc tình huống thông qua tranh ảnh hoặc qua hoạt động đọc hiểu, học sinh nắm được cách trình bày một bài viết theo mục đích hay yêu cầu nhất định. Sau đó học sinh sẽ thực hiện bài viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn, gợi ý cụ thể đối với học sinh yếu, trung bình hoặc viết mở rộng mang tính tự do sáng tạo đối với học sinh khá, giỏi. Trong bước chuẩn bị viết, giáo viên có thể đưa ra các hoạt động:

– Hoạt động “Ordering”: Giáo viên đưa ra một bài mẫu nhưng đảo lộn trật tự của nó và yêu cầu học sinh sắp xếp lại các câu, các đoạn văn cho đúng trật tự của một đoạn văn, một bài văn hay một bức thư. Từ bài mẫu này học sinh có thể rút ra outline.

– Hoạt động “Transformation”: Giáo viên đưa cho học sinh một bài viết mẫu. Học sinh đọc bài và tìm hiểu bài viết. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thay đổi một số thông tin được giáo viên đưa ra và viết lại bài viết.

– Hoạt động “Writing based on a text”: Học sinh đọc qua một bài viết mẫu, sử dụng một dàn ý có thay đổi một số chi tiết để viết thành một bài viết hoàn chỉnh tương tự như bài viết mẫu.

Sau khi viết (Post- writing)

Giáo viên kiểm tra bài của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo cách truyền thống, giáo viên thu bài và đọc rồi sửa lỗi cho tất cả học sinh trong lớp. Có nhiều cách sửa lỗi, nhưng tốt nhất là gợi ý để học sinh tự nhận ra lỗi của mình và tự sửa.

Theo một cách khác, giáo viên gọi học sinh đọc bài viết của chính mình hoặc của bạn mình viết (bài viết được viết vào handout để cầm đọc hoặc dán lên bảng). Cả lớp cùng nhận xét, phát hiện và chữa lỗi bài viết.

Tuy nhiên, ở bước này giáo viên cần đưa ra các tiêu chí đánh giá bài viết để giúp học sinh có thể tự nhận xét bài viết của mình. Các tiêu chí cần chú ý khi sửa bài là: Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa? Tính chính xác về ngôn ngữ: Từ, cụm từ, câu đã sử dụng đúng hay sai, phù hợp hay chưa? Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục? Lôgic?..

Các hoạt động đánh giá:

– Hoạt động “Sharing and comparing”: Yêu cầu hai học sinh không ngồi cạnh nhau trao đổi bài viết của mình và sửa bài cho nhau.

Với hoạt động này học sinh có thể phát hiện ra lỗi sai và sửa cho bạn, so sánh ý tưởng với bạn mình để làm phong phú cho bài viết của mình. Sau đó giáo viên nhận xét bổ sung.

– Hoạt động “Exhibition”: Học sinh viết bài nháp lên một bảng phụ hoặc tờ giấy khổ lớn và treo lên trước lớp. Học sinh đọc to bài viết cho nhau, trao đổi, so sánh bài viết của bạn mình. Giáo viên nhận xét, bổ sung.

Lê Thị Thủy (Trường cao đẳng CSND I), Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 65+66 (tháng 5,6/2015)

Phương Pháp Học Tốt Môn Tiếng Anh

Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ trong câu, tránh học từ chết. Ví dụ học từ “corner” phải học trong nhóm từ “on the corner of”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng.

Để nhớ được từ vựng thì không có cách nào hiệu quả bằng cách sử dụng chúng. Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen” những từ vừa mới học vào khi tập nói hay khi tập viết email bằng tiếng Anh. Có thể lúc đầu bạn còn rất lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng chính những lúc như vậy bạn sẽ nhớ từ được nhiều nhất và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng hay một cách thành thạo. Cốt lõi vấn đề ở đây chính là bạn đang tự giúp mình tạo ra những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học. Bạn không nhất thiết phải viết từ ra giấy nhiều lần vì việc này chỉ giúp bạn nhớ được chính tả của từ mà thôi.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách tự học từ vựng rất hay. Tôi xin giới thiệu các bạn tham khảo bộ sách sau: Basic Vocabulary in Use, Vocabulary for Intermediate Students, Vocabulary for Upper – Intermediate Students.

Nói là kỹ năng quan trọng và thú vị nhất của bất cứ một ngôn ngữ nào. Chúng ta luôn có cảm giác tiến bộ to lớn và rõ rệt nhất khi có thể giao tiếp lưu loát trực tiếp bằng ngôn ngữ nói. Theo tôi, để học nói các bạn đừng quá vội vàng. Có nhiều người may mắn sống trong môi trường tiếng Anh nên họ có thể học nói ngay từ mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một khóa học nói thực thụ.

Mother-mẹ, từ ngữ được coi là đẹp nhất trong tiếng Anh.

Đối với những người không có điều kiện sống hay làm việc trong môi trường tiếng Anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau:

– Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên lớp tại các trung tâm ngoại ngữ (tập nói càng nhiều với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, đừng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ vì càng luyện nói nhiều ta càng nhớ bài lâu hơn và tạo được cho mình phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong đời sống).

– Khắc phục tính nhút nhát và sợ sai của mình. Cứ mạnh dạn nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể.

– Tìm một bạn học hay nhóm học ưng ý và sắp xếp thời gian học nhóm với nhau. Có nhiều bạn hẹn nhau đến lớp sớm 30 phút và chỉ ngồi nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau mà thôi. Đây là một cách học rất tốt và giúp nhau cùng tiến bộ.

– Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh vào cuối tuần.

Ngoài ra, còn có một công cụ vô cùng hữu hiệu để rèn luyện mọi kỹ năng cho người học tiếng Anh ngày nay, đó chính là Internet. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức, tìm tài liệu online bằng tiếng Anh. Ngoài ra, trên Internet còn có rất nhiều trang web cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí rất thú vị và tiện lợi.

Tóm lại, nguyên tắc cơ bản nhất để học tốt tiếng Anh là thực tập và sử dụng cũng như tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Mỗi ngày, bạn hãy đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định (từ 30 phút đến 1 tiếng) để học tiếng Anh và duy trì lịch học như vậy đều đặn và thường xuyên. Sau một thời gian kiên trì áp dụng những nguyên tắc trên, tôi tin rằng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng và bạn sẽ thêm yêu cái thứ tiếng thú vị và rất cần thiết cho tương lai của bạn sau này.

Lý Luận Và Phương Pháp Dạy Học Bộ Môn Tiếng Anh (Bậc Thạc Sĩ)

THÔNG BÁO TUYỂN SINH THẠC SĨ 

CHUYÊN NGÀNH  LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH

Mã ngành: 8140111

1. Đặc điểm nổi bật của ngành đào tạo:     Chương trình cao học Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh, mục tiêu đào tạo ra những thạc sỹ sử dụng tốt kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành Lý Luận và phương pháp dạy học tiếng Anh ở mức độ chuyên gia, có khả năng nghiên cứu và giải quyết những vấn đề thực tiễn của quốc gia (thế giới), đưa ra giải pháp giúp thay đổi các vấn đề trong lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh theo chiều hướng tích cực. Đồng thời nắm vững phương pháp nghiên cứu để tiếp tục phát triển chuyên môn, kết hợp với kỹ năng làm việc nhóm và làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế.2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:      Sau khi tốt nghiệp bậc đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh (Đại học Tôn Đức Thắng), học viên đảm đương được các công việc:

Nghiên cứu viên và Giảng viên (Trung cấp; Cao đẳng; Đại học…)

Trung tâm, viện nghiên cứu: chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu, nghiên cứu viên…

Tổ chức xã hội, doanh nghiệp nước ngoài: chuyên gia đảm nhận vấn đề hợp tác quốc tế, tham vấn…

3. Lợi ích khi tham gia chương trình 4+1: Chỉ áp dụng cho Sinh viên đang học tại Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). 

Hình thức xét tuyển đơn giản (không thi tuyển), sinh viên linh động trong việc chọn thời điểm học và môn học.  

Nhận được nhiều chế độ học bổng khuyến học từ TDTU: từ 25%  đến 50% học phí. 

Rút ngắn thời gian đào tạo: đào tạo 4+1= 5 năm, nhận luôn 2 bằng (Đại học và Thạc sỹ). 

Được xét tương đương các môn học để giảm khối lượng và thời gian đào tạo. 

Thời khóa biểu xếp vào cuối tuần (Chiều thứ 7 + CN), phù hợp để sinh viên vừa đảm bảo chương trình chính khóa (hệ Đại học) vừa có thể tham gia học chương trình 4+1.

Được bảo lưu các môn đã họctrong vòng 5 năm.     

Cơ hội tham gia các hội thảo Khoa học do Khoa tổ chức.

Cơ hội giao lưu và học tập với các bạn sinh viên quốc tế. Ngoài ra, sinh viên có cơ hội học tập giao lưu với các giáo sư nước ngoài và tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề.

* Chương trình 4+1 văn bằng Thạc sĩ tại Đại học Tôn Đức Thắng

* Mọi thông tin vui lòng liên hệ văn phòng tư vấn tuyển sinh:

Phòng sau đại học, Trường đại học Tôn Đức Thắng (Phòng B002, Nhà B)

Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7

– Lịch tiếp học viên từ thứ 2 đến thứ 7: Sáng 7h30 – 11h30, chiều 13h00 – 17h00.

– Điện thoại: (028) 37755 059 – 22137 066.

– Email: tssdh@tdtu.edu.vn.

– Website: http://grad.tdtu.edu.vn