Top 3 # Phân Biệt Các Loại Giày Tây Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Phân Biệt &Amp; Sử Dụng Các Loại Xi Đánh Giày Tây

Sử dụng một đôi giày tây cao cấp chất liệu da luôn đòi hỏi sự bảo dưỡng để duy trì vẻ sang trọng cũng như độ bền của đôi giày. Điều cơ bản nhất trong bảo dưỡng giày tây đó chính là : “Đánh Xi”. Thế thì bạn có biết có bao nhiêu loại xi đánh giày tây trên thị trường? Sử dụng chúng ra sao?

Xi đánh giày tây được hiểu nôm na là lớp hóa chất phủ lên da để phục hồi màu sắc, tăng độ bóng, và tăng khả năng chống ẩm cho giày tây

Trên thị trường hiện nay bạn có thể mua được 3 loại xi chính: Xi nước, Xi Wax (xi khô), và Xi Cream.

Xi đánh giày tây dạng Cream: Xi cream là dòng xi có công dụng chính là phủ lại màu cho giày tây. Nhờ tính chất dạng cream nên xi có thể dễ dàng thấm vào sâu trong da phục hồi màu sắc nguyên bản. Xi cream trên thị trường tương đối ít, bạn có thể tìm thấy ở những siêu thị lớn hoặc nơi bán phụ kiện giày tây nhập khẩu, xi cream thường là được đóng trong hủ thủy tinh hoặc nhựa trong. Sử dụng xi cream cũng khá đơn giản chỉ việc thoa 1 lớp mỏng lên giày và để khô. Tuy nhiên để tăng hiệu quả bền màu, sau khi phủ xi cream cần phủ thêm 1 lớp xi wax bên ngoài.

Xi đánh giày tây dạng wax: Đây là dòng xi giày tây phổ biến và dễ tìm nhất trên thị trường. Bạn chỉ nên mua dòng xi này ở những shop giày uy tín và siêu thị lớn vì độ phổ biến cao đồng nghĩa hàng giả cũng nhiều. Cách sử dụng xi wax là bạn thoa wax mỏng đều lên trên giày tây, chờ khoảng 5 – 10 phút sau đó dùng cây đánh giày đánh lại. Bạn có thể lặp lại quá trình đánh xi 2, 3 lần để chắc chắn có được độ bóng và màu sắc như ý. Đây là dòng xi cho độ bóng cao nhất, giữ màu lâu nhất, và cũng đòi hỏi công sức nhiều nhất.

Phân Biệt Các Loại Giày Tây Phổ Biến Và Cách Phối Đồ Cùng Giày

Dù là một một fan của thời trang lâu năm thì việc phân biệt tất cả các loại giày tây vẫn là một vấn đề đôi khi còn gặp khó khăn chứ không nói gì người mới tìm hiểu về giày. Hôm nay Be Like Gent sẽ giới thiệu đến bạn cách phân biệt các loại loại giày tây phổ biến và một số gợi ý mix đồ cùng chúng.

Lace Up là danh từ chỉ các loại giày buộc dây nói chung và nói đây là vua của các loại giày tây thì có lẽ cũng không khoe khoang khi chúng gồm 2 loại giày được sử dụng nhiều nhất.

Giày tây oxford – Balmorals

Oxford hay Balmorals chỉ là cách gọi ở các thời kì hay các quốc gia khác nhau, hiện nay thì cái tên Oxford phổ biến hơn. Đây là loại giày phổ biến nhất trong các loại giầy tây thường gặp ở Việt Nam. Bỏ qua vấn đề lịch sử hình thành thì loại giầy này đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu và thường được sử dụng trong môi trường công sở hoặc thấy ở các phong cách phối đồ lịch sự của các .

Chính tên các loại giầy đã nói lên bản chất giầy, Whohe Cut là giày mà được cắt và thành hình chỉ từ một miếng da duy nhất. Việc này mang lại sự liền mạch cho giày và là kiểu giày đem đến cảm giác sang trọng nhất trong tất cả các loại giày. Oxford Whole Cut thường được phối cùng phong cách formal và thường sử dụng trong việc phối với suit hoặc dùng trong các sự kiện quan trọng như party, gặp gỡ đối tác,…

Tiếp đến là Plain Toe, Plain nghĩa là bằng phẳng, Toe là phần mũi giày. Đến đây có lẽ bạn cũng tự định nghĩa được Plain Toe nghĩa là gì rồi. Plain Toe được thiết kế trên cả kiểu dáng của Oxford và Derby nên cũng phù hợp với cả phong cách formal và smart casual.

2) Giày tây Derby.

Là một biến thể khác của giày buộc dây luôn song hành cùng Oxford và cũng mang đến khá nhiều nhầm lẫn cho người mới tìm hiểu về cách phân biệt các loại giày nam. Kém cạnh người anh Oxford một chút, Derby chỉ gồm 3 loại chính là Plain Toe, Cap Toe và Wing Tip. Các thuật ngữ cũng không khác gì so với các thuật ngữ vừa giải thích Oxford ở trên. Điều khác biệt duy nhất giữa Oxford và Derby là phần viền mở khác với Oxford.

Derby sẽ là lựa chọn cho những người có phần thân chân rộng và ưa thích sự thoái mái khi di chuyển. Kết hợp với phong cách casual hay smart casual là lựa chọn không bao giờ lỗi thời với Derby.

NOTE: Một số người nhầm lẫn Derby và Blutcher. Derby được nối bằng một miếng da và gần như bao quát phần sau của giày, còn Blutcher chỉ được gia cố bằng một miếng da rất nhỏ đi quanh phần buộc dây của giày.

FORMAL

Formal chỉ các loại giày chuyên được phối với các loại trang phục lịch sự chẳng hạn như black tie, tuxedo. Oxford cũng được liệt vào danh sách các loại giày formal. Bổ sung thêm vào bộ sưu tập của Formal Shoes là Opera Pumb và Ribbon Pumb.

Các loại giày tây khác

STRAP

3) Monk Shoes

Strap là danh từ chỉ các loại giày có đai buộc nói chung và monk strap là ông trùm trong thể loại Strap này. Monk Strap chia ra làm 3 loại chính là Single Monk Strap, Double Monk và Triple Monk. Thực sự thì Monk ở Việt Nam chưa được biết đến quá nhiều, chủ yếu gặp ở những người yêu thích thời trang và ưa thích sự phá cách.

Tuy nhiên với Double Monk thì khác. Double Monk thường có hai kiểu thiết kế là 2 dây đai buộc giày song song với nhau hoặc tạo thành hình chữ V.Bản thân mình thì thích loại song song hơn vì nó mang lại sự đối xứng hợp lý cho đôi giày. Tuy nhiên loại chữ V lại mang đến cảm giác mới lạ và dễ dàng đi hơn là đai song song. Hầu hết với các loại giày được gia công sẽ có phần dây cao su ở sau khóa để tiện cho tất cả size chân có thể đi vừa. Monk Strap là lựa chọn hợp lý cho những chàng có phần mu bàn chân to hoặc cấu tạo chân hơi to và không đồng đều.

4) Boot

Nhìn vẻ bề ngoài có vẻ giống như đôi ủng ở Việt Nam chúng ta hay đi, chỉ khác là chúng được thiết kế thêm các chi tiết và được các fashionista sử dụng nên chúng trở nên phổ biến. Chủ yếu có 4 loại dress boots là: Chelsea Boots, Chukka Boots, Cap Toe Boots và Wing Tip Boots. Về Cap Toe và Wing Tip thì không có gì khác biệt với các loại giày nói trên ngoại trừ việc có phần gót được thiết kế cao qua mắt cá chân.

Chelsea Boots thì có khác một chút ở thiết kế, chúng được làm từ một miếng da duy nhất và có phần lót hai bên mắt cá được làm bằng cao su mềm. Bất kì ai đã từng đi boot thì sẽ đều muốn thử chelsea boot vì thiết kế độc đáo của nó. Những đôi boot bình thường làm bằng da hoàn toàn nên đôi khi mang lại cảm giác cọ xát hơi đau ở phần mắt cá chân và đôi khi bất tiện trong việc tháo ra đi vào. Chelsea Boots đã khắc phục nhược điểm này một cách triệt để bằng phần cao su hai bên mắt cá chân và cũng không có dây luôn.

Slip on là danh từ chỉ chung các loại giày đế mềm nói chung và loafer là các biến thể của slip on. Khi phát triển sang giày tây thì chúng mang nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau nhưng chủ yếu được ưa thích khi phối với kiểu phong cách smart casual hoặc dùng trong đi du lịch hoặc chơi với bạn bè.

Đôi khi bạn vẫn thấy những đôi loafer được phối cùng suit, tuy nhiên nếu không tinh tế và chọn không đúng loại giày sẽ mang đến cảm giác không chăm chút cho người đối diện.

6) Perforation

Nói đến perforation thì có lẽ ít ai biết nhưng chắc hẳn nói về brogueing thì sẽ quen thuộc hơn. Perforation là tên gọi chung của loại giày này có nghĩa là giày thủng và brogueing là chỉ tất cả các loại giày có lỗ nói chung. Thực ra chúng cũng chỉ là những đôi oxford và derby nhưng brogueing là tên gọi theo kiểu khác để dễ nhớ. Mình sẽ chỉ nói qua về các loại brogueing vì các lý thuyết không khác với derby và oxford. Có 4 loại brogueing chính là Quater, Semi, Full và LongWing.

Quater Brogueing là loại ít chi tiết lỗ nhất, thường chỉ có phần đục lỗ ở phần mũi.

Like fanpage trên facebook để cập nhật các thông tin thời trang mới nhất: https://www.facebook.com/belikegent/

Nhận Biết Các Loại Giày Tây: Giày Công Sở Blucher

1. Nguồn gốc

Giày công sở Blucher có nguồn gốc là giày quân đội, được thiết kế bởi sĩ quan Gebhard Leberecht von Blucher. Ông đồng thời là hoàng tử của vương quốc Phổ (Prussian) ở cuối thế kỷ 18 – nhà nước tiền thân của Cộng Hoà Liên Bang Đức ngày nay. Những đôi giày Blucher thời kỳ này được ra đời với mục đích dễ dàng và nhanh chóng mang vào cởi ra, phục vụ cho quân đội trong cuộc chiến đánh bại quân đội của Napoleon. Trong giới chuyên môn, Blucher được xem là tiền thân của nhiều loại giày hiện đại như Derby, Balmoral boots hay Desert boots.

Kiểu giày công sở Blucher mang phong cách tinh tế và sang trọng. Đặc điểm cốt lõi của một đôi giày Blucher (hay còn gọi là Wholecut Blucher) là thiết kế liền mạch với một mảnh da bao bọc toàn bộ bàn chân, do đó đòi hỏi kỹ thuật cao và chất lượng da tốt. Các chi tiết trang trí chính của Blucher bao gồm độ cao cổ giày nằm tiếp xúc dưới mắt cá chân, với 2 vạt mui giày và hàng khoen giày (eyelet) tạo thành khoảng buộc dây hình chữ V ngược. Trong đó 2 vạt mui giày phân biệt riêng với các dòng giày buộc dây khác, được khâu rời với phần còn lại của giày.

3. Tính phổ biến

Thiết kế đơn giản và tính tế của Blucher dễ dàng đem đến sự hài lòng cho các quý ông, đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực thời trang cao cấp. Chính vì tính kỹ thuật cao và chi phí đắt, đây không phải kiểu giày thời trang đại trà. Những đôi giày Blucher truyền thống được tìm thấy hạn chế tại các nhãn hiệu giày lâu đời và có chuyên môn cao, được mặc trong những sự kiện trang trọng bởi giới doanh nhân và những người nổi tiếng. Tuy nhiên, giày Blucher cũng đang ngày càng thành thị hoá phong cách, cải biến chất liệu và cho ra đời các thiết kế mới, dễ dàng tiếp cận với khách hàng trẻ tuổi thuộc giới trung lưu, nhân viên văn phòng và các tín đồ thời trang.

Đơn cử đầu tiên trong các nhãn hiệu giày thời trang lấy cảm hứng thiết kế từ kiểu giày công sở Blucher là Jil Sander với bộ sưu tập Neon Sole Xuân Hè 2011. Ngoài ra có thể kể đến các nhãn hiệu danh tiếng khách như Church’s, Common Projects, Cherevichkiotvichki, Shell Cordovan, Cheaney & Sons, Allen Edmonds, Tricker’s, Mark McNairy, Alden Richards, Cesare Paciotti, Pollini, Lanvin, Hogan,

Vàng Tây Là Gì? Mẹo Phân Biệt Các Loại Vàng Tây

Vàng tây là gì? Vàng tây là hợp kim của vàng nguyên chất và một số kim loại “mầu” khác. Do được du nhập từ các nước ngoài vào Việt Nam nên nó có tên là “vàng tây”. Tùy vào hàm lượng vàng mà có nhiều loại vàng tây khác nhau như vàng 9K, vàng 10K, vàng 14K, vàng 18K…

Vàng tây được sử dùng nhiều trong chế tạo trang sức. Thêm các kim loại khác nhau vào giúp vàng tây có màu sắc đa dạng và tăng độ cứng để chế tác thành các trang sức tinh xảo. Pha thêm Niken (Ni) hoặc Palladium (Pd) thì vàng thường có màu trắng, nếu thêm Đồng (Cu) vào thì vàng ngả đỏ hoặc hồng, có thêm Bạc (Ag) vàng sẽ có màu lục.

Cách tính hàm lượng vàng tây

Theo quy định quốc tế, vàng có hàm lượng 99,99% (gần 100%) được gọi là vàng 24K ( hay vàng ta). Hàm lượng vàng của các loại vàng tây sẽ giảm theo số K tương ứng.

Cách tính: Hàm lượng vàng bằng số “K” chia cho 24. Đây cũng là tuổi của vàng.

Ví dụ: Muốn biết hàm lượng vàng trong vàng 18K, ta lấy 18 chia cho 24 được 0,75 tức là vàng 18K bao gồm 75% vàng nguyên chất và 25% hợp kim khác, người trong nghề gọi là hội.

Tương tự ta có bảng hàm lượng vàng của các loại vàng thông dụng:

Mẹo phân biệt các loại vàng tây

Sự khác biệt về màu sắc giữa các loại vàng tây 10K, 14K, 18K là không quá lớn. Khi đặt cạnh nhau, vàng 10K có màu hơi trắng hơn. Còn vàng 18K thì có ánh vàng trong sản phẩm tươi hơn.

Các sản phẩm vàng từ 10K trở lên đều có độ bền và độ tinh xảo không khác nhau mấy. Do hợp kim pha thêm đều là những kim loại trơ nên vàng tây không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường. Tuy nhiên, vàng 10K cứng và dễ bị gãy nếu không được bảo quản.

Nên mua trang sức vàng tây loại nào?

Vấn đề tài chính quyết định tương đối đến sự lựa chọn của bạn.

Nếu muốn tiết kiệm chi phí và bạn đang phân vân giữa các loại vàng tây 10K, 12K, 14K thì bạn nên chọn trang sức vàng 10K. Tuy nhiên, vì phần lớn trong vàng 10K là hợp chất các kim loại khác nên khi tiếp xúc với không khí và các loại hóa chất dễ bị oxy hóa dẫn đến bị xỉn hoặc ngả màu.

Nếu bạn có điều kiện tài chính dồi dào muốn mua cho bản thân và gia đình những món trang sức không chỉ đẹp mà còn có giá trị thì bạn nên chọn trang sức vàng tây 18K, 22K hay 24K.

Nếu bạn muốn sở hữu những món trang sức vàng đẹp, sang trọng và phù hợp với túi tiền thì vàng tây là sự lựa chọn hoàn hảo.

Nguồn: eropi.com