Top 8 # Phân Biệt Các Màu Sắc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Phân Biệt Màu Sắc Ở Gà

ím (lavender) Màu tím lavender gắn liền với một gien khiến cho lông cánh và lông đuôi bị xoăn và xơ xác. Rất ít gà lavender có bộ lông đẹp.

Khét sữa (buff) Khét sữa là tông màu giữa cam và vàng.

Chocolate (dun) Chocolate có tông màu nâu. Màu này là kết hợp của ô (Choc) và ka-ki (choc). Lai chocolate X chocolate = 50% chocolate, 25% ka-ki và 25% ô.

Ka-ki (khaki) Màu này thường xuất hiện trong bầy chocolate. Lai ka-ki với ô sẽ thu được 100% chocolate.

Xám khô (blue) Xám khô là xám có sắc xanh, còn gọi là xám tro. Tương tự như chocolate, xám khô là kết hợp của ô (bl) và tóe (Bl). Lai xám khô X xám khô = 50% xám khô, 25% tóe và 25% ô.

Tóe (splash) Tóe là dạng màu xám có ẩn hiện sắc đen, trông lốm đốm, còn gọi là xám bùn. Màu này thường xuất hiện trong bầy xám. Lai tóe với ô sẽ thu được 100% xám khô.

Chuối tro (birchen/gray) Chuối tro thường xuất hiện trong bầy gà chuối. Sự phát triển của hắc sắc tố tạo ra màu xám ở lông bờm và lông mã. Đây là màu xám thực sự, không có sắc xanh như xám khô.

———————————————————————————-

Bướm (pyle) Gà bướm là gà trắng pha lẫn các màu đỏ, vàng và đen ở lông bờm, lông mã và cánh. Màu trắng ở gà bướm là màu trắng ngà, hanh vàng, được tạo ra bởi gien bướm (bất toàn), khác với gien tạo ra màu trắng tinh ở gà nhạn (lặn).

Nhạn úa Gà nhạn úa là gà bướm với màu trắng toàn thân hoặc nhiễm rất ít màu đỏ, đen. Bởi màu trắng của gien bướm là trắng ngà, hanh vàng nên mới gọi là “úa”.

Nhạn (white)

Sưu tầm

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Dạy Bé Phân Biệt Màu Sắc

Khi đến 18 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ có khả năng nhận ra sự khác nhau về màu sắc. Nhưng lúc đó bé chỉ nhận ra là có sự khác nhau giữa màu này với màu kia thôi, chứ để gọi đúng tên màu gì thì bé phải qua một quá trình “huấn luyện” của ba mẹ nữa. 

1.Dạy bé phân biệt màu sắc qua sách vở:

2. Phân biệt màu sắc qua thực phẩm:

Khi con muốn ăn món gì đó, ba mẹ cũng “tranh thủ” nói cho con biết món ấy có màu gì. Ví dụ quả dâu có màu đỏ, trái nho màu tím, rau màu xanh… Song song với việc học màu sắc, bé sẽ còn biết phân biệt chua, ngọt, hình dáng, và các nhóm thực phẩm khác nhau nữa.

3. Học qua các bức vẽ:

Bạn có thể chỉ bé phân biệt màu sắc trên những tấm poster hoặc bức tranh nào đó treo trong nhà. Hay đơn giản hơn, bạn hãy biến nó thành một trò chơi, cho phép bé dùng bàn tay của mình nhúng vào một hũ màu bất kì rồi in lên một tấm bìa cứng khổ lớn, sau đó bạn rửa sạch tay bé và bắt đầu với màu khác,…

4. Học trong lúc đi dạo:

5. Học qua các loại đồ chơi giáo dục

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồ chơi mang tính chất giáo dục. Các bé có thể vừa chơi vừa học.Ví dụ như với trò chơi câu cá, các bé còn có thể phân biệt các màu sắc của con cá,…

6. Củng cố trí nhớ của bé đối với màu sắc:

Bằng cách “luyện tập” cho bé mọi lúc mọi nơi: khi thay quần áo, mẹ có thể hỏi màu sắc bộ đồ bé đang mặc. Khi ăn cơm, mẹ có thể hỏi màu sắc của thức ăn ngày hôm đó.

Khi đi ngủ, mẹ có thể hỏi màu sắc của chăn, màn… và khuyến khích bé trả lời. Kể cả bé có trả lời sai thì mẹ cũng kịp thời uốn nắn và khen bé giỏi nếu bé trả lời đúng. Việc học phân biệt màu sắc sẽ nhanh chóng thành công ngoài mong đợi của cả mẹ và bé cho mà xem.

Học Phân Biệt Màu Sắc Và Phân Loại

Hãy quan sát bé để nhận biết thời điểm bé bắt đầu quan tâm đến màu sắc, những biểu hiện có thể như : – bé cố gắng gọi tên màu sắc khi cầm đồ vật, bé có thể gọi sai nhưng không sao cả – bạn yêu cầu bé đưa một vật có đặc điểm màu sắc và bé đưa đúng (bé nhận biết tên màu qua âm thanh trước khi biết gọi tên), ví dụ : con đưa giúp mẹ cây chì màu xanh dương

Khoảng từ 18 tháng tuổi trở đi, hãy chọn đúng thời điểm. Nếu quá sớm bé sẽ không thể làm theo chỉ dẫn của bạn. Nếu quá dễ bé sẽ mau chóng làm nhanh, lúc đó bạn có thể tăng độ khó để thu hút sự chú ý của bé.

2 – Lựa chọn vật liệu :

Thật ra, ban đầu mình thử cho bé 20 tháng tuổi chơi bộ “màu và hình dạng” của Nathan http://jeux.nathan.fr/familles/jeux/couleurs-et-formes. Bộ này gồm 4 bảng, mỗi bảng 6 hình với các quân cờ có màu tương ứng với hình. Bé chọn quân cờ thích hợp với hình. Tuy nhiên, mình nhận thấy bé có vẻ bối rối, và mau chóng nản mặc dù mình biết bé đã biết phân biệt màu sắc.

Có thể do hình dáng của bảng làm cho bé khó cầm trên tay (cầm lên thì quân cờ đã đặt bị rơi, làm cho trò chơi trở nên rối rắm, 20 tháng tuổi bé rất cần cầm đồ vật để cảm nhận về nó) và quan sát hình ảnh như bé muốn, trò chơi bắt đầu trở làm một bài tập mà bé phải thực hiện theo chỉ dẫn của người lớn chứ bé ít có tự do cầm, nắm, lật, quan sát lâu hay nhanh như ý muốn. Lúc đó, mình quyết định in 4 bảng và cắt nhỏ chúng ra thành từng thẻ rời nhau (như trong hình). Ngay tức khắc, cách chơi này thu hút sự chú ý của bé hơn, và bé hoàn thành trò chơi một cách tích cực.

Bạn có thể lựa chọn hình con thú trên mạng, in trên giấy dày cứng, cắt tạo thành các thẻ với độ lớn 4-5cm (mình ép plastic các thẻ để bé không vò hư), làm y như thế với các quân cờ tròn với màu tương ứng với hình con thú. Bạn nên chọn những hình có 1 màu đơn, nếu không bé sẽ rối. Ví dụ như hình con bọ rùa đỏ đốm đen đã làm bé rối vì không biết nên chọn quân cờ đen hay đỏ.

Đây là trò chơi mà bạn hoàn toàn có thể tự tạo và tăng độ khó tùy theo khả năng của bé.

3 – Tổ chức hoạt động :

Độ khó : ban đầu, bạn có thể chọn 6 hình thú và 6 quân cờ để bé nhận biết 6 bộ đi với nhau. Tùy theo sức của bé mà bạn tăng thêm 12 hình, 18 hình, 24 hình … Sau đó, tăng số màu trong một hình v.v…

Bé cần có sự hỗ trợ của bạn lúc ban đầu, khuyến khích bé. Tuy nhiên, bạn cũng cần có sự quan sát để biết khi nào nên hướng dẫn, khi nào nên im lặng để bé tự tìm giải pháp. Bạn gọi tên từng màu , như “cờ màu đỏ”, “con hãy tìm trái sơ ri màu đỏ”, v.v. Sau đó, với thời gian bé hiểu nguyên tắc, tự tìm các màu giống nhau, bạn chỉ cần gọi tên màu và tên con thú, đồ vật trên thẻ để bé học từ. Khuyến khích bé lặp lại từ mà bạn đã gọi tên. Khi bạn cảm thấy bé tập trung cao độ (quan sát tập trung, không nhìn xung quanh, tự phát âm từ màu sắc hoặc đồ vật), lúc này bạn có thể ngưng nói, để yên tĩnh giúp bé đi sâu hơn vào sự tập trung. Lúc này, chỉ cái nhìn của bạn cũng đủ bé hiểu là bạn đang theo dõi việc bé làm. Với thời gian mức tập trung càng cao và sâu (hơn 3 tuổi), bạn có thể rút lui để bé tự chơi một mình.

Khi bé tìm ra quân cờ tương ứng với hình, bạn có thể xếp qua một bên, theo thứ tự từng màu. Bé sẽ nhận biết được phương pháp sắp xếp này, hình thành ý thức lọc đồ vật theo điều kiện chung (màu xanh lá xếp chung với nhau, màu đỏ xếp chung với nhau…)

Trờ chơi này rất thích hợp để chơi dưới nền nhà, như thế bé có thể trải thẻ ra sàn tự do hơn là chơi trên bàn, thẻ hoặc quân cờ hay bị rơi, làm đứt quãng hành trình quan sát của bé.

4 – Các nguyên tắc :

Quân cờ và thẻ được xếp trong khay hoặc hộp của nó, cất ở nơi bé có thể tự lấy ra chơi. Bạn hướng dẫn bé cách chơi, cách xếp sau khi chơi xong và cất tại nơi quy định.

Giúp Bé Học Cách Phân Biệt Màu Sắc

1/ Dạy bé phân biệt màu sắc qua sách, tranh ảnh màu:

2/ Phân biệt màu sắc qua thực phẩm:

Khi con muốn ăn món gì đó, bố mẹ cũng nên “tranh thủ” nói cho con biết món ấy có màu gì. Ví dụ quả dâu có màu đỏ, trái nho màu tím, rau màu xanh… Song song với giúp việc học màu sắc qua thực phẩm thì việc này còn giúp bé biết phân biệt được các nhóm thực phẩm khác nhau qua màu sắc nữa.

3/ Học qua các bức vẽ:

Mẹ có thể chỉ bé phân biệt màu sắc trên những bức tranh nào đó treo trong nhà. Hoặc mẹ có thể mua những tấm ảnh dành cho trẻ em đơn giản với các gam màu cơ bản (nên có dưới 3 màu phối, vì nếu tranh ảnh quá nhiều màu sắc bé sẽ bị rối và khó nhớ) để treo trong phòng của bé. Thông qua việc nhìn các màu sắc thường xuyên kết hợp cùng việc mẹ thường xuyên hỏi và dạy bé, bé sẽ ghi nhớ nhanh và lâu hơn về các khái niệm màu sắc, và nhanh biết phân biệt các màu với nhau.

4/ Củng cố trí nhớ của bé đối với màu sắc:

Mẹ có thể củng cố trí nhớ bé bằng cách “luyện tập” cho bé mọi lúc mọi nơi: khi thay quần áo, mẹ có thể hỏi màu sắc bộ đồ bé đang mặc. Khi ăn cơm, mẹ có thể hỏi màu sắc của thức ăn ngày hôm đó. Khi đi ngủ, mẹ có thể hỏi màu sắc của chăn, màn… và khuyến khích bé trả lời. Kể cả bé có trả lời sai thì mẹ cũng kịp thời uốn nắn và khen bé giỏi nếu bé trả lời đúng.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý là khi dạy bé về màu sắc thì nên dạy từ cơ bản đến nâng cao cũng như học tập vậy. Khi mới bắt đầu thì chỉ nên dạy bé các màu cơ bản và dễ phân biệt (trắng, đen, vàng, đỏ, xanh lá cây, xanh da trời), khi bé đã nhớ và phân biệt tốt rồi thì mới dạy tiếp bé sang những màu khác. Mẹ đừng vì gấp rút mà dạy bé quá nhiều màu phức tạp nhất là những màu pha (ví dụ như tím than, màu cam, màu hồng lợt….) sẽ khiến bé bị rối và nhanh quên. Nếu mẹ chú ý làm theo những gợi ý trên cùng sự kiên trì thì việc học phân biệt màu sắc sẽ nhanh chóng thành công ngoài mong đợi của cả mẹ và con đấy.

Box Thông tin : Nestle NAN Kid 4 – Thức ăn công thức dinh dưỡng (hoặc sữa bột công thức) dành cho trẻ từ 2 đến 6 tuổi, có bổ sung hơn 100 triệu vi sinh vật có lợi PROBIOTICS Bifidus BL® giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe và tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ luôn phát triển khỏe mạnh mỗi ngày. Đồng thời còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như: DHA, axit Linoleic (Omega 6, ω 6, LA), canxi, Vitamin D, sắt, kẽm, vitamin B1, B2, B6, B12… bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của bé hằng ngày để giúp cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé.