Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : “tiếng nói là thứ của cải vô cùng quý giá lâu đời, và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó”. Vì thế mà trước Cách mạng tháng Tám, trong đấu tranh xây dựng nền văn hóa dân tộc, Đảng ta đã xem “nhiệm vụ tranh đấu về tiếng nói” là “nhiệm vụ cần kíp” và nêu cao chủ trương “thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói” của dân tộc. Và sau đó gần 20 năm, trong khi đất nước đang dồn hết ý chí, sức lực vào cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, đồng chí Phạm Văn Đồng lại lên tiếng nhắc nhở mọi người phải “giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta” xem đó là một việc có ý nghĩa quan trọng là nó “góp phần chống Mỹ cứu nước trên mặt trận văn hóa”
Nhưng làm gì, làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ?
Trước hết nói đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta, chúng ta phải xem xét kĩ sự nói năng của cộng đồng, xem xét kĩ hoạt động ngôn từ của xã hội. Chính ở đây mới thấy được những cách nói viết có trong sáng hay không trong sáng. Qua hoạt động của ngôn từ, chúng ta sẽ có tư liệu với những đúng, sai tự nhiên của nó . Những cái gì đúng, tốt, chuẩn mực, có tác dụng tích cực trong giao tiếp, như theo một quy luật khách quan sẽ được lưu giữ lâu dài và ngày càng phát triển. Ngược lại những gì không đúng không tốt sẽ bị đào thải cũng theo một cách khách quan. Chính qua sự vận động tự nhiên đó, các nhà ngôn ngữ học, các nhà văn hóa, nhà văn nhà thơ… mỗi bên bằng con đường riêng của nghề mình mà gạn lọc hệ thống hóa, cụ thể hóa những chuẩn mực tạo thành cái vốn đích thực của nhân dân ta, mà ta “phải giữ gìn, phải quý trọng” . Và chúng ta là những nhà giáo đặc biệt lại là những giáo viên tiểu học, những người đầu tiên đưa tiếng Việt đến với các em học sinh thì cần phải giúp các em nắm những cái chuẩn đó một cách vững vàng và thực hành nói viết một cách chuẩn ngôn ngữ nhất. Và không gì hơn để đạt được điều đó thì phải rèn luyện cho các em để các em tạo cho mình một sự nhạy cảm nhất định, đứng trước cái không chuẩn tự nhiên thấy ngờ ngợ hoặc khó chịu, thấy cần phải tìm cách sửa chữa. Lúc ấy cái chuẩn đã hình thành từ đó giúp các em nói, viết đúng hơn.
Mặt khác, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một công việc nhằm vào nhiều mục tiêu cụ thể khác nhau. Một trong những mục tiêu cơ bản nhất mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: Phải làm sao cho “ở nước ta số người viết tốt, nói tốt… mỗi ngày một nhiều hơn. Yêu cầu này rất quan trọng vì xã hội ta đang phát triển, vì ta đang làm cách mạng tư tưởng và văn hoá và cách mạng khoa học kỹ thuật”. Muốn đạt tới mục tiêu này, chúng ta nhất thiết phải lo tổ chức cho đông đảo quần chúng, học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học được rèn luyện ngôn ngữ một cách có hiệu quả, nhất là đọc, viết đúng.
Rèn luyện ngôn ngữ là một hoạt động giáo dục, giáo dục ngôn ngữ. Nó phải được xây dựng trên những cơ sở lý luận khoa học vững chắc. Nhưng rèn luyện đọc tốt, viết tốt không thể đơn thuần tập trung vào việc trang bị lý thuyết ngôn ngữ, lý thuyết khoa học về tiếng Việt mà trước hết là phải đưa người học vào hoạt động ngôn từ, vào thực tiểu đọc, viết một cách cụ thể, qua đó mà hình thành những kỹ năng, những thói quen đúng chuẩn. Muốn thế cần phải xác lập một quy trình thực hành, xây dựng một hệ thống những bài tập được cân nhắc, tính toán dựa trên các quy luật ngôn ngữ học, giáo dục học, tâm lý – ngôn ngữ học (cụ thể là các quy luật tiếp nhận và vận dụng tiếng mẹ đẻ), giúp học sinh – nhất là học sinh tiểu học có thói quen đọc và viết đúng. Rèn luyện cho học sinh những năng lực cần thiết trong giao tiếp nhất là trong khi viết. Để đạt được mục đích ấy là cả một quá trình phấn đấu bền bỉ của toàn ngành giáo dục, của mọi trường học, trong đó mỗi một giáo viên đứng lớp đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành cho học sinh thói quen, kỹ năng đọc, viết đúng chính tả.
Là một người giáo viên được trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh của miền Trung nói chung và của Quảng Bình nói riêng đều phân biệt d/gi; thanh hỏi/ ngã chưa chuẩn nên khi viết thường phạm lỗi chính tả là lẫn lộn hai âm và hai dấu thanh này. Có thể nói đây là loại lỗi phổ biến nhất. Trong quá trình giảng dạy, điều tôi nhận thấy rõ là đa số các em rất lúng túng khi phân biệt d/gi; hỏi/ngã. Chính việc phân biệt d/gi; hỏi, ngã lẫn lộn ở các em đã thúc đẩy giáo viên tìm tòi, nghiên cứu phương pháp giảng dạy giúp học sinh sửa chữa được những sai sót thường gặp này. Qua các đợt khảo sát, nhất là các giờ dạy chính tả, tôi thấy rất ít em viết đúng, những học sinh viết đúng thường là những học sinh giỏi, các em viết với chính nhận thức của các em chứ không theo một quy tắc, quy luật nào. Đối với những trường thuộc vùng miền khó khăn, số lượng học sinh giỏi rất hạn chế vậy thì những em viết đúng chính tả là bao nhiêu ? Bản thân tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất nhiều. Phải làm gì và làm như thế nào để giúp các em viết đúng chính tả, góp một phần rất lớn vào quá trình giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ? Sau bao nhiêu suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu và trải nghiệm, tôi đã mạnh dạn đưa vào cách vận dụng quy tắc phân biệt d/gi; dấu hỏi, ngã cho trường, cho lớp.
Chính vì vậy với mong muốn hình thành cho học sinh thói quen và kỹ năng vận dụng quy tắc phân biệt d/gi; hỏi ngã khi đọc và viết, tôi đã đi sâu nghiên cứu vấn đề : ” Một số giải pháp vận dụng quy tắc phân biệt d/gi; hỏi – ngã cho học sinh tiểu học“. Đề tài này nhằm giúp học sinh nắm được một số quy tắc phân biệt d/gi; hỏi ngã, vận dụng đúng quy tắc đó để nói và viết đúng chính tả. Bước đầu góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Về vấn đề phân viết đúng chính tả tiếng Việt, đặc biệt là cách phân biệt d/gi, hỏi/ngã đã có một số tác giả đề cập đến trong một vài công trình. Những công trình tiêu biểu được bạn đọc quan tâm là:
– “Rèn luyện ngôn ngữ” của tác giả Phan Thiều
– “Tiếng Việt thực hành”- NXB GD- 1998
– Sáng kiến kinh nghiệm của thầy giáo Nguyễn Don
– “Từ điển Tiếng Việt” -Trung tâm Từ điển học – NXB Đà Nẵng, 1995
Tuy nhiên, các công trình trên, tác giả nghiên cứu nhiều vấn đề có tính phổ quát của tiếng Việt. Để đi sâu nghiên cứu chuyên về việc phân biệt d/gi, hỏi ngã thì chưa thấy một công trình nào chủ ý tập trung nghiên cứu. Trên cơ sở vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm của các tác giả có tên tuổi, tôi mạnh dạn lựa chọn riêng về vấn đề này nhằm như một điểm mới có tính vấn đề trong dạy học tiếng Việt ở bâc tiểu học. Vấn đề mà tôi nghiên cứu có tính phát hiện sau nhiều năm công tác ở trường tiểu học đặc biệt là khu vực miền Trung. Giáo viên và học sinh có thể vận dụng một cách dễ dàng trong quá trình thực hành các bài tập tiếng Việt và áp dụng trong việc giảng dạy các phân môn tiếng Việt.
Có thể áp dụng rộng trong dạy học tất cả các phân môn đặc biệt là phân môn chính tả của bộ môn Tiếng Việt các lớp bậc tiểu học.
Kết quả điều tra trước khi áp dụng đề tài
Ở trường Tiểu học Quảng Lưu có không ít giáo viên luôn quan tâm, có trách nhiệm trong việc rèn cho học sinh của mình nói đúng và đọc đúng chính tả. Tuy nhiên việc rèn luyện này chưa có một quy luật, quy tắc cụ thể mà đôi lúc còn mang tính chung chung. Chẳng hạn như gặp một dạng bài tập chính tả nào đó giáo viên nhắc nhở học sinh sửa sai, mà lại không đưa các bài tập đó vào một dạng tổng quát, có tính hệ thống , chưa xây dựng được một hệ thống bài tập thực hành một cách có cơ sở khoa học để học sinh có thể vận dụng một cách dễ dàng trong khi gặp những trường hợp khác tương tự.
Nguyên nhân chính là do quá trình học tập, học sinh không chịu khó rèn luyện chính tả.
Học sinh không nắm được quy tắc chính tả.
Do đặc thù ngôn ngữ địa phương, học sinh không phân biệt được ngôn ngữ nói và viết.
2.2.1. Tìm hiểu, nghiên cứu và dạy cho học sinh các quy tắc chính tả tiếng Việt
Trong các từ láy của Tiếng việt có quy luật bổng, trầm. Thanh điệu tiếng ta, căn cứ vào độ cao chia làm hai nhóm: nhóm bổng (thuộc âm vực cao) gồm các thanh: sắc – hỏi – không và nhóm trầm (thuộc âm vực thấp) gồm các thanh: huyền – ngã – nặng. Trong từ láy, tiếng thứ nhất đã mang thanh bổng thì tiếng thứ hai cũng sẽ mang thanh bổng; ngược lại tiếng này đã mang thanh trầm thì tiếng kia cũng mang thanh trầm (độ 700 từ)
– Ngang + hỏi: nho nhỏ, lẻ loi, vui vẻ…
– Sắc + hỏi: Vắng vẻ, trắng trẻo, lảnh lót…
– Hỏi + hỏi: lỏng lẻo, đủng đỉnh, thủng thẳng…
– Huyền + ngã: sừng sững, rền rĩ, sẵn sàng…
– Nặng + ngã: rộng rãi, đẹp đẽ, chững chạc.
– Ngã + ngã: dễ dãi, nhễu nhão, nhõng nhẽo…
Lưu ý: Chỉ có 16 từ láy “ngã + ngã”(nhễ nhãi, nghễnh ngãng, rỗi rãi, võ vẽ, cũ kỹ, mũm mĩm, bỗ bã, dõ dễ, õng ãnh, nhũng nhẵng, chỡm chãm, chũn chĩn, lỗ lã và 3 từ trên), số còn lại (hỏi + hỏi) độ 60 từ.
Để nhớ quy tắc này, ta phải thuộc câu:
Mẹo này có nghĩa là gặp một từ láy có một tiếng mình băn khoăn không biết hỏi hay ngã thì nhìn ở tiếng đi cùng: nếu tiếng này có thanh huyền, hoặc ngã, hoặc nặng thì cứ viết ngã; nếu có thanh sắc, hoặc hỏi, hoặc không thì cứ viết hỏi. Còn gặp một từ không biết nên viết hỏi hay ngã thì tạo một từ láy; nếu tạo được thì theo luật bổng trầm như nói trên mà quyết định.
Có một vài ngoại lệ cần nhớ: ngoan ngoãn, se sẽ (khe khẽ) , ve vãn, nông nỗi, bền bĩ, niềm nở, phỉnh phờ, hẳn hoi, luồn lỏi, nài nỉ, hồ hởi, xài xể, mình mẩy, bẽ bàng, lẳng lặng, vẻn (vơn) vẹn (16 từ)
* Với phân biệt d/gi : và không láy với nhau; nếu trong từ láy có một tiếng viết d hoặc gi thì tiếng thú hai lẽ lặp lại đúng d hoặc gi chứ không lẫn lộn.
– dai dẳng, dông dài, dại dột, dở dang, dồi dào, day dứt, dằng dặc, dò dẫm, diêm dúa, da diết, …
– giặc giã, giấu giếm, giữ gìn, giỏi giang, giãy giụa, giàn giụa,…
Với từ Hán Việt để giải quyết vấn đề hỏi, ngã có thể dựa vào mẹo sau:
Câu này thể hiện quy luật là một yếu tốt Hán Việt bắt đầu bằng m (mình), n (nên), nh (nhớ), v (viết),l (là), d (dấu), ng(ngã) thì viết là dấu ngã đúng như mẹo đã nêu trên. Ví dụ:
– Bắt đầu băng m: mã lực, mẫn cảm, giờ mão…
– Bắt đầu bằng n: Truy nã, nỗ lực, trí não…
– Bắt đầu bằng nh: nhẫn nại, nhũng nhiễu, nhãn hiệu..
– Bắt đầu bằng v: vũ khí, vĩ tuyến, vũ lực..
– Bắt đầu bằng l: lãnh đạm, lãng phí, lễ độ…
– Bắt đầu bằng d: dã man, dũng khí, dĩ vãng…
– Bắt đầu bằng ng: nghĩa vụ, hàng ngũ, ngưỡng mộ…
Ngoại lệ: ngải cứu (tên một cây thuốc)
Ngoài 7 phụ âm đã nêu, từ Hán Việt đi với phụ âm đầu khác hoặc không có phụ âm đầu (bắt đầu bằng nguyên âm thì viết là dấu hỏi. Trường hợp viết dấu ngã có khoảng 30 từ ngoại lệ, được tác giải Phan Ngọc trình bày trong một bài thơ như sau để ta dễ nhớ:
Hữu bạn, phẫu mổ, tĩnh yên, cữu hòm
Tiễn đưa, tiễu diệt, trẫm vua
Trĩ trẻ, trữ cất, huyễn mê, hỗ cùng.
Hỗn loạn, hãm hại, đãng buông
Quẩn khốn, hữu có, đãng đường thênh thang
Xã xã, hoãn chậm, quỹ rương
Suyễn suyễn, quỹ giấu, tiễn tên, tiễn làm
Hữu phải, cưỡng ép, trĩ chim
Tuẫn chết, kỹ hát, dễ em, sĩ trò
– Kỹ: kỹ thuật, kỹ xảo
– Bãi: bãi khoá, bãi công
– Bĩ: bĩ cực, vận bĩ
– Phẫu: phẫu thuật, giải phẫu
– Hữu: bằng hữu, hữu nghị, hữu ích, tư hữu.
– Tiễn: tiễn biệt, tống tiễn, thực tiễn
– Hỗn: hỗn loạn, hỗn chiến
– Đãng: phóng đãng, quang đãng
– Quỹ: công quỹ, thủ quỹ
– Suyễn: hen suyễn
– Hoãn: trì hoãn
– Cưỡng: cưỡng bức
– Hãm: hãm hại
– Sĩ: tiến sĩ, bác sĩ
– Trĩ: ấu trĩ
– Trữ: tích trữ, dự trữ
– Quẫn: khốn quẫn
– Huyễn: huyễn hoặc
– Cữu: linh cữu
Học thuộc bài thơ trên, có thể viết đúng hỏi, ngã cho vài nghìn từ Hán Việt.
– Mẹo Dưỡng Dục : Từ Hán Việt có dấu ngã hoặc dấu nặng thì viết d
Ví dụ : anh dũng, biểu diễn, dã man, dạ khúc, diện mạo, hiện diện ,…
– Mẹo Giảm Giá: Từ Hán Việt có dấu sắc hoặc dấu hỏi thì viết gi
Ví dụ : giải thích, khai giảng, nhà giáo, tam giác, thính giả,….
– Mẹo Di Dân: Từ Hán Việt không có dấu mà nguyên âm không phải là a thì viết là d
Ví dụ : di chuyển, du khách, duy tâm
Những từ song thức (từ mà âm, nghĩa giống nhau vì có cùng nguồn gốc) về mặt thanh điệu cũng được phân bố theo quy luật bổng trầm. Từ đó ta có hai mẹo sau:
– Lãi – lời – lợi
– Tản – tán – tan
Những mẹo này chỉ rõ khi ta đứng trước một từ không biết nên viết hỏi hay ngã mà tìm được một dạng song thức viết với ngã, hoặc huyền, hoặc nặng (lãi – lời – lợi) thì cứ viết dấu ngã; ngược lại, nếu tìm được một dạng song thức viết với hỏi, hoặc sắc, hoặc không (tản – tán – tan) thì cứ viết dấu hỏi. Ví dụ:
* Mẹo lãi – lời – lợi:
– Lãi – lờ: chĩa – chìa; cõi – còi; đẫy – đầy…
– Lãi – lợi: đỗ – đậu; lưỡi – lợi…
– Lãi – lãi: bẻn lẻn, rữa – vữa; quẫy – vẫy…
* Mẹo Tản – tán – tan:
– Tản – tán: bảo – báo, bản – vốn…
– Tản – tan: quẳng – quăng, tủa – tua, vểnh – vênh
– Tản – tản: bổ – mổ, phỏng – bổng, rủ – nhủ…
Tiếng Việt có độ 1.900 chữ mang dấu hỏi, 900 chữ mang dấu ngã. Khi phân biệt, ta cần vận dụng những quy tắc trên. đối với những chữ không quy tắc, ta phải ghi nhớ máy móc. Ví dụ: Trừ 4 phó từ khởi đầu bằng ch (chẳng, chả, chửa, chỉ), các phó từ còn lại đều mang dấu ngã (11 từ): mỗi, những, bỗng, cũng, vẫn, hãy, hẵng, đã sẽ, mãi, nữa.
Đi kèm với a, ă, â, e, ê, i: oa, oă, uâ, oe, uê, uy viết d
Ví dụ : doanh trại, duy tâm, kiểm duyệt, hậu duệ, duy trì, duyên dáng, duyệt binh,…
2.2.2. Vận dụng một số phương pháp để phân biệt d/gi; hỏi/ngã trong dạy học chính tả
Để khắc phục được lỗi phân biệt d/gi; hỏi ngã cho học sinh thì phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi của học sinh. Vì vậy để hình thành nội dung và phương pháp giảng dạy, giáo viên phải nắm được và nắm một cách chắc chắn thông tin về cách phát âm tiếng địa phương có ảnh hưởng đến lỗi này.
Do vậy trong giảng dạy và giao tiếp với học sinh, giáo viên phải lắng nghe, theo dõi thật kĩ cách nói, cách đọc, bài viết của các em. Sau đó thống kê, phân loại những lỗi thông dụng.
Chú trọng quy trình dạy học của tiết chính tả
Trong tất cả các tiết chính tả, đặc biệt là các tiết học mà trong bài viết có những tiếng cần phân biệt d/gi; hỏi ngã, cần tiến hành đúng quy trình, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.Giáo viên để cho các em tự đọc bài, tự phát hiện ra những từ mình dễ sai lỗi, hoặc phát hiện cùng nhau trong nhóm, từ đó hình thành cho các em sự chú ý để khắc phục.
Khi chấm bài, nếu gặp lỗi sai của học sinh, thì phải cẩn thận gạch chân bằng bút đỏ, ghi lại những lỗi đó lên bảng, yêu cầu học sinh tự sửa lại. Và cho các em đọc lại những từ mà các em đã sửa lại đó.
Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho đúng, rõ để học sinh dễ phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, âm thế nào, chữ ghi thế ấy. Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong các tiết học khác. Với những học sinh đọc yếu thì thường viết chính tả sai nhiều. Trong giờ Tập đọc, tôi rèn cho các em luyện phát âm hoặc cho đánh vần những từ, tiếng các em đọc sai. Sau đó, giáo viên giao việc ở nhà cho học sinh là tập đọc một đoạn nào đó và viết đoạn đó vào vở. Hôm sau, học sinh đem lên lớp cho giáo viên hoặc tổ trưởng kiểm tra vào 10 phút truy bài đầu giờ. Với những HS có vấn đề về phát âm như nói ngọng, nói lắp…, giáo viên lưu ý học sinh chú ý nghe cô phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh yếu viết đúng chính tả.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách phát âm đúng về hỏi và ngã: Để phát âm đúng dấu ngã, ta dùng phần dưới của lưỡi, chạm một ít vào hàm ếch, khi phát âm, hơi không bật hết ra như với các dấu khác (ngá, ngà, ngả) mà hơi kìm hơi lại một ít.và hơi đưa phần lưỡi này ra phía ngoài (như chữ “ngạ” thì cũng kìm hơi nhưng hơi kéo vào trong).
: Rèn luyện học sinh kĩ năng nghe và viết đúng
Muốn sử dụng được biện pháp này thì điều đầu tiên là giáo viên phải nói đúng và viết đúng. Điều này nhiều giáo viên hay quên. Khi đọc chính tả cho học sinh thì giáo viên chú ý nhưng khi nói thì do đặc điểm phương ngữ nên vẫn hay bỏ qua điều này.
Phải rèn cho học sinh nghe kĩ cách phát âm của cô thầy, hiểu nghĩa của từ, sau đó phát âm lại rồi mới quyết định là viết d/gi, hay hỏi/ngã.
Biện pháp 5: Giải nghĩa từ để thấy sự khác biệt
Biện pháp thứ ba để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giải nghĩa từ. Muốn viết đúng chính tả thì học sinh phải hiểu nghĩa của từ chính xác.Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, … nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả, khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng.
Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu vì nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ.
Ví dụ 1: Phân biệt “sửa” và “sữa”, “chửa” và “chữa” “nghỉ” và “nghĩ”.
Ví dụ 2: phân biệt “giành” và “dành”, “da” và “gia”, “dày” và “giày”
Để xác định sự khác biệt và sử dụng hỏi/ngã, d/gi chính xác, giáo viên cần dựa vào đặc tính ngữ nghĩa của từ để dung cho chính xác. Ví dụ như “da” hay “gia”. Khi dùng với nghĩa là vỏ bọc bên ngoài cơ thể động vật thì dùng “da” (ví dụ: da cô ấy rất trắng), khi dùng với nghĩa là tăng thêm thì dùng “gia” (ví dụ : gia vị, gia tăng) hay có nghĩa là nhà (Hán Việt) thì dùng là “gia”.
Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh để học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác. Ví dụ, khi giải thích từ “sửa” và “sữa” giáo viên lấy hình ảnh người thợ đang sửa chữa máy móc và hộp sữa để học sinh thấy được sự khác biệt.
Đặc biệt, với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa của từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ, đồng thời cho học sinh đặt câu dưới sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên để học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng từ đúng nghĩa, đúng chính tả.
Những bài tập làm ở trên lớp và ở nhà là những bài tập làm thêm để củng cố kiến thức. Nhưng thông qua từng loại bài tập này, giáo viên cần hệ thống theo từng quy tắc chính tả, đưa những bài tập về một dạng quy tắc nhất định để học sinh dễ nắm, dễ nhớ và dễ dàng vận dụng khi gặp những trường hợp tương tự.
Bài tập về điền từ khuyết
– Sau bài tập này giáo viên rút ra quy tắc :
…ải thích, …a thịt, …i chuyển, anh …ũng, biểu …iễn, nhà …áo, tam …ác
Khoanh tròn vào những chữ cái đặt trước những chữ viết đúng chính tả:
* Điền vào ô trống chữ Đ trước những chữ viết đúng chính tả, chữ S trước những chữ viết sai chính tả:
Nghĩ ngợi Nghỉ ngợi
Nghỉ ngơi Nghĩ ngơi
Xã giao Xả dao
* Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành từ viết đúng chính tả:
A B
Dao dục
Giao kéo
Giáo lụa
Dải thích
Giải tiếp
Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
– Cháu bé đang uống ….. (sửa, sữa)
– Đôi ….. này đế rất …. (giày, dày)
– Chúng ta phải biết … (giữ gìn, dữ dìn)
Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng:
– Ông ngồi trước cổng ủy ban xả để đợi lảo chủ tịch.
– Trên đàn thiên lí bóng xuân sang.
– Trước ngả ba đường, nó không biết phải đi hướng nào cho đúng.
– Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giả dần sàng.
– Ông ấy là tác giã vỉ đại của nền văn học nhân loại.
* Bài tập tìm từ đúng với nghĩa tương ứng
. Tìm từ ngữ có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau:
Trên trời có …ếng nước trong
Con kiến chẳng lọt, con ong chẳng vào.
Đôi mắt thật to
Toàn làm bằng tơ
Êm ái giấc mơ.
Tiếng ve cơm trong veo
Cùng …ó đưa tre biếc
Bè …ịu …àng thương yêu
Mang nhiều niềm tha thiết
Lời ve kim …a …iết
Xe sợi chỉ âm thanh.
(theo Nguyễn Minh Nguyên)
Vừa ra khỏi nhà, anh keo kiệt cởi ngay đôi ..ày, đeo lên cổ. Đến cổng nhà người bạn, một con chó …ữ nhảy ra cắn ngay vào bắp chân. Anh liền ôm lấy vết thương và mừng rỡ cho rằng …ù sao cũng không hỏng đôi …ày.(Truyện dân gian)
Sau khi chữa bài cho các em, giáo viên vừa nhận xét chính tả, vừa phát âm vừa phân biệt nghĩa, vừa viết đúng và so sánh chính tả và cuối cùng là chốt quy tắc chính tả.
Đối với những em sai tôi yêu cầu các em về nhà đọc và viết lại mỗi tuần hai dòng tôi luôn kiểm tra vở bài tập của các em để kịp thời sửa sai.
Phần bài tập về nhà tôi luôn kết hợp với tổ trưởng kiểm tra trước giờ vào lớp nên các em phát hiện bạn nào sai tôi gọi em đó lên để hướng dẫn lại.
Ngoài những bài tập trong sách giáo khoa tôi còn nghiên cứu tham khảo một số sách tìm ra một số bài tập thích hợp với từng loại để cho các em làm thêm ở nhà, hoặc các tiết ôn luyện vào buổi chiều nhằm khắc sâu kiến thức vừa học ở lớp.
Khắc phục và sửa chữa lỗi trong dạy học các môn học khác và trong giao tiếp với học sinh
Khi dạy học các môn học khác, nếu như gặp hiện tượng học sinh sai lỗi phân biệt d/gi; hỏi ngã giáo viên cũng cần kịp thời sửa lỗi ngay cho học sinh kể cả khi học sinh nói hay trên bài làm.
Trong quá trình giao tiếp với học sinh, chúng ta không nên lơ là, chủ quan mà phải biết lắng nghe học sinh. Chính do đặc điểm phương ngữ, những câu nói thường ngày mà không được chỉnh sửa là một trong những lí do khiến các em đọc sai và viết sai trong văn bản.
Quá trình thực hiện cách vận dụng quy tắc phân biệt hỏi – ngã với thời gian khá dài, trường Tiểu học Quảng Lưu chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:
Kết quả cụ thể sau khi thực hiện sáng kiến trên 5 khối lớp- năm học 2013-2014
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong giáo dục tiểu học, các nội dung dạy học với dung lượng kiến thức cung cấp cho học sinh tuy chưa nhiều nhưng là những kiến thức rất cần thiết, làm cơ sở để hình thành nhân cách con người Việt Nam dưới chế độ ưu việt của chúng ta, góp một phần lớn vào quá trình giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Vì vậy muốn nâng cao số lượng học sinh đọc, viết đúng chính tả thì không chỉ trách nhiệm của những người giáo viên đứng lớp mà đó là trách nhiệm của cộng đồng xã hội. Đó là công việc lâu dài, thường xuyên. Cho nên toàn xã hội phải quan tâm, chăm lo. Vì: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Hơn ai hết là những người giáo viên được trực tiếp dạy học sinh tiểu học, bản thân tôi luôn xác định cho mình trách nhiệm to lớn trong quá trình rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Đê góp phần thực hiện điều đó, bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, là một người con của quê hương Quảng Bình, để giúp các em phân biệt tốt hơn lỗi d/gi; hỏi/ngã trong khi nói và viết, góp phần giúp các em nói, viết đúng chuẩn ngôn ngữ hơn, người giáo viên cần :
– Thứ nhất là phải tìm hiểu, nghiên cứu và dạy cho học sinh các quy tắc chính tả tiếng Việt , cụ thể là các quy tắc phân biệt d/gi; hỏi / ngã:
+ Quy tắc trong từ láy
¬ Phân biệt d/gi: d và gi không láy với nhau
¬ Phân biệt hỏi / ngã: Sử dụng mẹo: Huyền – ngã – nặng- sắc -hỏi – không
+ Quy tắc trong từ Hán Việt
¬ Phân biệt d/gi : Mẹo: Dưỡng Dục; Giảm Giá; Di Dân
¬ Phân biệt hỏi/ ngã: Mẹo: Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã
+ Quy tắc ngữ nghĩa với phân biệt hỏi/ngã: Mẹo: lãi – lời lợi ; tản- tán- tan
+ Quy tắc trước âm đệm với phân biệt d/gi: trước âm đệm đi kèm với a, ă, â, e, ê, i : oa, oă, uâ, oe, uê, uy, viết d
– Thứ hai phải vận dụng một số phương pháp để phân biệt d/gi; hỏi/ngã trong dạy học chính tả
+ Biện pháp 1: Điều tra cơ bản
+ Biện pháp 2: Chú trọng quy trình dạy học tiết chính tả
+ Biện pháp 3: Luyện phát âm
+ Biện pháp 4: Rèn cho học sinh kĩ năng nghe và viết đúng
+ Biện pháp 5: Giải nghĩa từ để học sinh thấy được sự khác biệt
+ Biện pháp 6: Làm các bài tập chính tả
+ Biện pháp 7: Khắc phục và sữa lỗi trong dạy học các môn học khác và trong giao tiếp với học sinh
Tóm lại, để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Trên có sở bám sát đối tượng học sinh đang giảng dạy cùng với điều kiện thực tế của nhà trường, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất vì không có phương pháp dạy học nào là tối ưu hay vạn năng. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên vận dụng có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào khả năng truyền đạt của người giáo viên và sự chăm chỉ học tập của học sinh. Để học sinh đạt được kết quả cao trong học tập, ngoài kinh nghiệm giảng dạy, người giáo viên phải luôn luôn theo dõi những tiến bộ trong học tập của học sinh, qua đó kịp thời cải tiến, điều chỉnh hoạt động dạy cho có hiệu quả hơn.
Đối với học sinh tiểu học, các em thực sự là những mầm cây còn rất non nớt, để có được một cây to, cây khỏe, mỗi giáo viên dạy không chỉ phải trăn trở tìm tòi về nội dung, phương pháp giảng dạy mà cần phải có lòng nhiệt tình, sự kiên trì và nhẫn nại hơn mức bình thường.Với lương tâm và trách nhiệm, trí tuệ và tâm huyết, mỗi người giáo viên cần biết tự rèn luyện, tự học tập, tự sáng tạo để trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ phấn đấu và rèn luyện, xứng đáng với niềm tin của nhân dân, góp phần trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Làm được như vậy thì chúng ta mới xây được nền móng vững chắc cho ngôi nhà tương lai của các em sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!