Top 3 # Phân Biệt Giữa Phí Và Lệ Phí Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Phí Và Lệ Phí Là Gì? Phân Biệt Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Phí Và Lệ Phí

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Anh Văn – Giám đốc điều hành tại công ty Luật Nhân Dân. Luật sư đã có hơn 10 năm học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực tư vấn, hành nghề luật tại Việt Nam.

Luật phí, lệ phí năm 2015 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015.

Phí và lệ phí là gì?

Theo điều 3 Luật phí, lệ phí 2015, phí và lệ phí được định nghĩa như sau;

Như vậy, phí được hiểu là khoản thu vừa mang tính phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí trong việc thực hiện các thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Và phí chính là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường chẳng hạn như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí.

Điểm giống nhau giữa phí và lệ phí

Được điều chỉnh bởi Luật phí, lệ phí và các văn bản dưới luật như Nghị định, quyết định do do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành.

Về phạm vi áp dụng: Mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng và chỉ khi những cá nhân tổ chức có yêu cầu “Nhà nước” thực hiện một dịch vụ nào đó

Tính bắt buộc: Chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp

Phân biệt phí và lệ phí khác nhau như nào?

Mục đích thu – nộp

Với mục đích nhằm bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ngoài khoản mà ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ trực tiếp.

Chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp, không dùng để bù đắp chi phí.

Nguyên tắc trong việc xác định mức thu – nộp

-Bảo đảm bù đắp chi phí và có tính đến chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;

– Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

-Được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí;

-Đối với mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ % trên giá trị tài sản;

– Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Cập nhật ngày 21/09/2020

Phân Biệt Phí Và Lệ Phí

Khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc trong các giao dịch trong đời sống, kinh tế, xã hội, chúng ta thường phải đóng các khoản phí và lệ phí khác nhau. Tuy nhiên, chắc hẳn không nhiều người phân biệt được điểm khác biệt giữa phí và lệ phí. Phí là gì? Lệ phí là gì? Khi nào phải đóng phí? Khi nào phải đóng lệ phí? Bài viết sau sẽ giải đáp những câu hỏi nêu trên.

Như vậy đầu tiên có thể thấy rằng, “phí” là khoản tiền mà không chỉ được thu bởi các cơ quan nhà nước mà còn được thu bởi các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao cho quyền thu phí sau khi sử dụng các dịch vụ công được cung cấp. Như vậy, nguồn tiền thu được không “chảy” về ngân sách nhà nước mà đôi khi được dùng để bù đắp những chi phí của việc cung cấp các dịch vụ công. Đối tượng được quản lý và sử dụng khoản phí này là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức thực hiện việc thu phí.

Khác với “phí”, pháp luật quy định “lệ phí” chỉ được thu bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc thu “lệ phí” nhằm mục đích đảm bảo hoạt động của việc công cấp dịch vụ công và vận hành bộ máy hành chính để quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công đó. Do đó, các khoản thu từ “lệ phí” sẽ được “chảy” vào ngân sách nhà nước.

2. Phân biệt thông qua nguyên tắc xác định mức thu

Do có những khác nhau về mục đích thu như trên, luật cũng quy định những nguyên tắc khác nhau cho việc thu phí và lệ phí. Cụ thể tại Điều 8 và Điều 9 Luật phí và lệ phí 2015 quy định như sau:

Điều 8. Nguyên tắc xác định mức thu phí

Mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Điều 9. Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí

Mức thu lệ phí được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí; mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài sản; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Như vậy có thể thấy rõ sự khác nhau về thời điểm xác định mức thu và phương pháp xác định mức thu của phí và lệ phí. Đối với việc xác định thu phí, cơ quan chức năng sẽ căn cứ từ việc cân đối chi phí cần bỏ ra để triển khai và hoạt động các dịch vụ công trong từng thời kỳ nhất định. Do chi phí cho các chính sách và các hoạt động của các dich vụ công còn được xuất phát từ nguồn ngân sách nhà nước. Vì vậy, khoản phí mà cơ quan nhà nước, và các tổ chức có thẩm quyền thu phí phải thu được xác định là số tiền sau khi lấy chi phí trừ đi khoản tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ. Cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền thu phí từ đó sẽ phân bổ và xác định thời hạn thu cụ thể.

Còn đối với việc thu lệ phí không nhằm mục đích bù đắp chi phí. Do đó, cơ quan nhà nước sẽ xác định một con số nhất định đối với mỗi dịch vụ công, hoặc các giao dịch được thực hiện dựa trên nguyên tắc minh bạch, bình đẳng.

Do có sự khác nhau về mục đích và hình thức xác định thu phí. Điều này dẫn tới việc các chủ thể có thẩm quyền thu phí và lệ phí cũng khác nhau. Cụ thể:

Phí có thể do cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc các tổ chức tư nhân được nhà nước trao quyền thu phí. Ví dụ như đối với các dự án BOT, các nhà đầu tư sau khi bỏ tiền ra xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhà nước sẽ chấp thuận cho họ đặt các trạm thu phí của người đi đường để họ thu hồi vốn cũng như kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu từ.

Lệ phí chỉ được thu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các tổ chức khác không được phép thu lệ phí và cơ quan nhà nước cũng không được trao quyền thu lệ phí cho các tổ chức tư nhân. Ví dụ như lệ phí trước bạ đối với các giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 0,5% trên giá trị nhà và đất được chuyển nhượng.

4. Khác nhau về nhóm, loại các dịch vụ công thu phí và lệ phí

Đối với phí được thu phân thành 13 nhóm và thu trên 89 loại phí chính

Đối với lệ phí được phân thành 5 loại lệ phí và 64 loại lệ phí chính

Hy vọng thông qua bài viết, quy độc giả đã có cái nhìn rõ ràng hơn đối với hai khái niêm tưởng như tương đồng nhưng lại có những điểm khác nhau cơ bản nêu trên.

LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam

Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Phân Biệt Thuế Với Phí Và Lệ Phí

(Số lần đọc 3466) Nhiều người còn nhầm lẫn giữa các khoản phải nộp mang tên thuế, phí, và lệ phí. Luật Hồng Thái đưa ra một số tiêu chí nhằm giúp mọi người hiểu hơn về ba khái niệm nàyCác trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân

Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở phải nộp phí như thế nào? Lệ phí trước bạ là gì? Từ 10/4/2019, trường hợp nào được miễn lệ phí trước bạ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài , gọi số: 1900.6248

Tiêu chí

Thuế

Phí

Lệ phí

Khái niệm

Là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

Vai trò

Là khoản thu chủ yếu, quan trọng, chiếm trên 90% các khoản thu cho Ngân sách nhà nước.

Tác động lớn đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, đồng thời thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sách tài chính quốc gia

Là khoản thu phụ, không đáng kể, chỉ đủ chi dùng cho các hoạt động phát sinh từ phí.

Nguồn thu này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan…

Việc thu nộp

Được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Việc thu phí, lệ phí do cơ quan Nhà nước trực tiếp thực hiện dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức thực hiện.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6248

C ÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

TRÂN TRỌNG!

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

– Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248

– Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248

– Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

– Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

– Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

– Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

– Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

– Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Tổng hợp 07 công việc mà phòng nhân sự, kế toán của công ty cần làm trong tháng 4/2019 mới nhất hiện nay Luật Hồng Thái tổng hợp cho quý khách hàng 07 công việc mà phòng nhân sự, kế toán của công ty cần…

Phân biệt hàng hóa chịu thuế 0% và không chịu thuế Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% và không chịu thuế GTGT có điểm chung là không phải mất tiền thuế….

Điều kiện, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng Tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Tuy…

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp lệ phí môn bài. Tuy…

Mức phạt nộp chậm tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN và chậm nộp thuế Người nộp chậm tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong…

TAGs: thuế phí lệ phí tổ chức cá nhâ nhà nước cơ quan có thẩm quyền dịch vụ công

Gửi thông tin tư vấn

Tin nhiều người quan tâm

Thư viện video

&raquo Luật HỒNG THÁI

Dành cho đối tác

Thuế Phí Là Gì? Lệ Phí Là Gì? Phân Biệt Phí Và Lệ Phí Như Thế Nào?

Thuế phí là gì? Lệ phí là gì? Phân biệt phí và lệ phí như thế nào?

Thuế phí là gì? Lệ phí là gì?

Thuế phí là gì?

Lệ phí là gì?

Thuế phí và lệ phí là hai khái niệm khác nhau

Phân biệt phí và lệ phí

Tiêu chí

Phí

Lệ phí

Khi nào phải nộp phí, lệ phí

– Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp.

Ví dụ: Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa, phí sát hạch lái xe, phí thăm quan…

– Tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước.

Ví dụ: Lệ phí đăng ký cư trú, lệ phí cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân, lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí trước bạ…

Mục đích

– Nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.

– Không dùng để bù đắp chi phí.

Nguyên tắc xác định mức thu

– Mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

– Mức thu lệ phí được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí; mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài sản; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thẩm quyền thu

– Cơ quan nhà nước;

– Đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.

– Cơ quan nhà nước.

Thu – nộp

– Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

– Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

– Tổ chức thu lệ phí thực hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.