Top 10 # Phân Biệt Người Lãnh Đạo Và Nhà Quản Lý Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Phân Biệt Nhà Quản Lý Và Nhà Lãnh Đạo

Cũng chính vì sự nhầm lẫn này mà những người lãnh đạo chưa xác định được khi nào áp dụng vai trò quản lý, khi nào áp dụng vai trò lãnh đạo và cân bằng giữa hai vai trò trong công việc”. Theo ông Thịnh, các nhà lãnh đạo thường hay nói về tầm nhìn, sứ mệnh, khích lệ nhân viên của mình nhiều hơn, truyền cảm hứng làm việc cho họ…Còn các nhà quản lý thường nói nhiều hơn về quy trình làm việc, hệ thống, công việc, mục tiêu giám sát và điều phối công việc nhiều hơn..

Về cơ bản, hai vai trò hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, để hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả phải tùy thuộc vào tình huống. Chẳng hạn, có những lúc tình hình kinh tế khác nhau như lạm phát, khủng hoảng tài chính thì cần quản lý nhiều hơn, thắt chặt nhiều hơn… Nhưng khi khủng hoảng về con người, ví dụ như việc thiếu nguồn nhân lực cấp trung, thiếu nguồn nhân lực cấp cao, người lao động thiếu kỹ năng quản lý… thì rất cần vai trò người lãnh đạo.

Theo ông Nguyễn Anh Huy, Giám đốc Talentlink Center, trong tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát, tỷ giá thay đổi liên tục, trong điều hành doanh nghiệp có rất nhiều rủi ro. Như vậy, khi kinh tế khủng hoảng, chúng ta thực hiện vai trò quản lý nhiều hơn là vai trò lãnh đạo, nhưng để thiết lập ra hệ thống quản lý tốt, để cho mỗi người làm theo sự quản lý đó thì cần thực hiện vai trò lãnh đạo để hướng mọi người đến sự thay đổi đó. Cũng trong thời buổi kinh tế khó khăn, vai trò của người lãnh đạo cũng phải thay đổi cho phù hợp.

Trước đây, chúng ta khuyến khích nhân viên làm việc, nhưng bây giờ phải theo sát từng bộ phận, từng ngành kinh doanh, chúng ta giám sát về lãi lỗ, về thu mua, tổn thất, dòng tiền tệ, vay ngân hàng như thế nào… từ đó mới có thể quản lý chặt và mang lại hiệu quả kinh doanh.

Thực tế, cũng có nhiều trường hợp khi công ty nhỏ, các nhân viên với kinh nghiệm còn non trẻ, chưa cọ xát với thực tế nhiều, thường làm việc với sếp trên cơ sở vừa tôn trọng, vừa sợ sếp. Sau đó, khi quy trình làm việc đã vào quy củ, nhân viên có kinh nghiệm, được giao quyền, chủ động trong công việc thì bắt đầu “lạc lối”. Nếu công ty có những người nhân viên khác nhau thì việc quản lý phụ thuộc vào những cấp nhân viên với những phẩm chất khác nhau. Nếu họ có kiến thức, có thái độ tốt, thì nên giao quyền để họ làm việc. Trong khi đó, khi nhân viên còn thiếu kiến thức, chưa có thái độ tốt thì cần phải giám sát, theo dõi công việc của họ.

Tóm lại vị trí quản lý và lãnh đạo ở doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào ý thức, chất lượng của nguồn nhân lực. Nếu nhân viên giỏi, tôn trọng cam kết thì rất thuận tiện để giao việc, giao quyền. Nhưng nếu nhân viên chưa nhân thức rõ được công việc, không có tính cam kết thì bắt buộc, người sếp phải đóng vai trò cả người quản lý, vừa phải hối thúc, kiểm soát, kiểm tra gắt gao hiệu quả công việc. Điều đó đòi hỏi người đứng đầu phải vạch định ra một hệ thống quản lý thống nhất, phù hợp để doanh nghiệp tồn tại và đi lên.

Khánh Vân

Phân Biệt Lãnh Đạo Và Quản Lý

Trong thực tế cuộc sống, khi cùng gặp phải khó khăn, ai lạc quan, nhìn ra được một tương lai tươi sáng thì người đó có tố chất để trở thành một nhà lãnh đạo. Còn ai nhìn thấy mọi vấn đề khó khăn, nhìn ra một bức tranh u ám thì người đó có tố chất để trở thành nhà quản lý.

Lãnh đạo hay còn được biết đến với thuật ngữ Leader. Đây là những người đứng đầu, kiểm soát một tổ chức, tập thể riêng biệt. Lãnh đạo là người xác lập ra phương hướng, tạo ra những kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho tập thể. Công việc của các nhà lãnh đạo là làm tư tưởng, tạo động cơ hoạt động cho mọi người.

Quản lý hay còn được biết đến với thuật ngữ Manager. Đây là những người chịu trách nhiệm về khía cạnh quan trọng của dự án, công việc, một đội. Công việc của các nhà quản lý là làm kế hoạch, tổ chức và điều phối.

Hai khái niệm này có nhiều điểm tương đồng và dễ khiến mọi người nhầm lẫn. Cả hai đều ảnh hưởng, hướng tới mục tiêu và làm việc với con người. Lãnh đạo và quản lý thường đi cùng nhau nhưng lại có nhiều điểm khác biệt. Phân biệt lãnh đạo và quản lý là công việc còn nhiều khó khăn.

2. Phân biệt lãnh đạo và quản lý

“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren Bennis.

Lãnh đạo là người cải tiến, cách tân còn quản lý là người trông nom.

Lãnh đạo là một nguyên bản thì quản lý là người copy.

Lãnh đạo đưa ra ý tưởng, quản lý là người thực thi nó.

Lãnh đạo tập trung vào phát triển, quản lý chú trọng việc duy trì.

Lãnh đạo quan tâm đến vấn đề con người, quản lý chú trọng tới hệ thống & cấu trúc.

Lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên bằng niềm tin. Quản lý duy trì giám sát dựa vào quyền điều hành.

Lãnh đạo nhìn xa trông rộng, có cái nhìn bao quát, chiến lược, dài hạn. Quản lý tập trung vào mục tiêu ngắn hạn.

Lãnh đạo hỏi : “Cái gì? Tại sao?”. Quản lý hỏi: “Làm sao? Như thế nào? Khi nào?”. Cần giỏi lãnh đạo trước, giỏi quản lý sau. Vì có “cái gì và tại sao”… rồi mới đến… “như thế nào và khi nào”!

Lãnh đạo tìm cách thay đổi thực trạng, quản lý thừa nhận nó.

Lãnh đạo là mấu chốt để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong tập thể. Quản lý là người công tâm, khách quan, lãnh đạm và lo lắng cho mọi mặt của các hoạt động tập thể.

Đó là một số điểm cơ bản khi phân biệt lãnh đạo và quản lý!

Theo Peter Drucker, công việc của nhà quản lý có 5 hoạt động cơ bản. Đó là thiết lập mục tiêu; tổ chức; thúc đẩy; đo lường; phát triển bản thân và nhân viên. (Trích “Quản lý: Nhiệm vụ, Trách nhiệm và Thực tiễn” – “Management: Tasks, Responsibilities and Practices”). Quá trình để 5 bước này lặp đi lặp lại theo một chu trình khi mà nhà lãnh đạo xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn của mình.

Còn theo tiến sĩ John Kotter – đại học Harvard thì khi phân biệt lãnh đạo và quản lý có sự khác nhau cơ bản. “Quản lý là tập hợp các quy trình để duy trì hoạt động của một tổ chức, họ cố gắng đạt được mục tiêu kinh doanh của quý này”. Lãnh đạo việc liên kết giữa con người với tầm nhìn, là sự cam kết, liên lạc, tạo động lực và truyền cảm hứng.

Với cùng một tình huống, một sự việc, một thời điểm và hoàn cảnh giống nhau nhưng lại có hai nhóm người với góc nhìn trái ngược hoàn toàn.

Nhóm đầu tiên cho rằng tình hình rất sáng sủa, tương lai tươi sáng. Tình huống đó là cơ hội phát triển tốt cho họ. Đó là nhà lãnh đạo.

Nhóm còn lại cho rằng tình hình rất tối tăm, khó khăn, cản trở. Tình huống đó có nguy cơ gây ra thất bại cho họ. Đó là nhà quản lý.

Vậy nên nếu bạn đang gặp khó khăn thì hãy gặp nhà lãnh đạo. Họ sẽ tạo cho bạn một động lực, một niềm tin và truyền niềm cảm hứng bất tận cho bạn. Còn nếu bạn đang muốn khởi nghiệp, đầu tư hay bắt đầu kinh doanh thì hãy gặp nhà quản lý. Họ sẽ vạch ra các rủi ro có thể xảy ra để bạn có thể phòng tránh chúng.

Lãnh đạo là người làm đúng việc – do the right things. Quản lý là người làm việc đúng – do the things right. Sau khi nhà lãnh đạo đưa ra chiến lược thì quản lý sẽ là người kiểm soát xem công việc có đúng với định hướng chiến lược của người lãnh đạo không. Nếu lãnh đạo đưa ra chiến lược sai thì cho dù nhà quản lý có làm đúng thì công việc cũng không thể thành công.

Khi phân biệt lãnh đạo và quản lý, bạn sẽ thấy lãnh đạo như linh hồn của cơ thể. Họ xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp. Tầm nhìn của họ dài hạn, xa đến 3 – 5 – 10 năm. Lãnh đạo nhìn thấy triển vọng trong lúc khó khăn nhất. Họ là người đốt lửa để thổi bùng nguồn năng lượng của nhân viên.

Dẫn dắt, tạo dựng, củng cố niềm tin cho cộng sự là công việc của Lãnh đạo. Họ tạo từ “không” thành “có” để xây dựng, phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn.

Quản lý lại là phần thể xác của cơ thể. Đây là những người dùng tư duy để kiểm soát, giám sát. Công việc của họ gắn liền với con số, giải quyết vấn đề ở thực tại.

Đối với các nhà quản lý thì hiện tại là quan trọng nhất. Quản lý giữ những thứ “đang có” – tài sản không bị biến thành “không”.

Những nhân viên, cộng sự của các nhà lãnh đạo là những người tự nguyện. Những người này luôn trung thành, sẵn sàng hi sinh, xả thân với công việc.

Do tính chất công việc nên xung quanh những nhà quản lý là những cộng sự biết phục tùng. Họ lắng nghe và luôn tuân thủ theo đúng kỷ luật, hoàn thành đúng chỉ tiêu được giao.

Đối với các nhà lãnh đạo, họ cần:

Uy tín cá nhân cao. Chỉ khi nhân viên tin, phục thì họ mới có thể lãnh đạo được tập thể

Có trình độ cao, tầm nhìn xa trông rộng để đưa ra những chiến lược đúng đắn

Phối hợp hài hòa với bộ phận quản lý

Đối với các nhà quản lý, họ cần:

Hiểu và tuân theo các quyết định của lãnh đạo

Có tính kỷ luật cao

Tỉ mỉ, cẩn thận, luôn theo dõi sát sao các chi tiết

Có trình độ chuyên môn tương ứng với công việc

Lãnh đạo cần có trình độ cao hơn người quản lý. Người quản lý thì cần tính chuyên môn cao hơn.

Theo Michael Watkins thì người quản lý có thể trở thành người lãnh đạo. Quá trình chuyển biến gồm bảy bước quan trọng. Bảy bước đó là:

Bước 1. Từ chuyên gia trở thành nhà quản trị tổng hợp

Bước 2. Từ nhà phân tích trở thành người hợp nhất chuyên môn

Bước 3. Từ nhà chiến thuật trở thành chiến lược gia

Bước 4. Từ thợ hồ trở thành kiến trúc sư

Bước 5. Từ người giải quyết vấn đề trở thành người hoạch định

Bước 6. Từ chiến binh trở thành nhà ngoại giao

Bước 7. Từ thành viên hỗ trợ trở thành vai trò lãnh đạo.

Để một tập thể phát triển nhanh chóng và bền vững thì cần có cả lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo là nhân trị còn quản lý là pháp trị. Và một tổ chức, doanh nghiệp thì cần cả hai điều đó.

Quản lý gây tác động đến một nhóm người để đạt được mục tiêu công việc thì họ đang làm một lãnh đạo. Và ngược lại, khi lãnh đạo dấn thân để lập kế hoạch, kiểm soát đội ngũ nhân viên thì họ đang làm một quản lý. Cả hai vị trí này đều cố gắng xử lý các tác động, ảnh hưởng của mình đến một nhóm cá nhân để có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt, hỗ trợ nhau…Việc phân biệt lãnh đạo và quản lý rõ ràng về nhiệm vụ, vai trò, công việc của họ trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Nó tạo ra sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định hiện nay..

Sự Khác Biệt Giữa Nhà Quản Lý Và Nhà Lãnh Đạo

Để tồn tại được trong thế kỷ 21, một thế hệ các nhà lãnh đạo mới – chứ không phải là một thế hệ các nhà quản lý mới – là vô cùng cần thiết. Sự khác biệt này rất quan trọng.

Các nhà lãnh đạo chế ngự được tình huống – những tác động bên ngoài đầy hỗn loạn, nhập nhằng mà đôi khi cứ như có một âm mưu chống lại chúng ta – và chắc chắn sẽ bóp chết chúng ta nếu ta để chúng làm như vậy – trong khi các nhà quản lý lại đầu hàng trước các tình huống như thế.

Những nhà lãnh đạo khám phá thực tế, chọn lấy những yếu tố thích đáng và phân tích chúng một cách cẩn thận. Trên cơ sở này, họ tạo ra những tầm nhìn, mô hình, kế hoạch và chương trình mới. Các nhà quản lý thì lấy dữ kiện thực tế từ người khác và áp dụng nó mà không cần thăm dò những thông tin sẽ dẫn dắt họ đến với các thực tế sâu sắc hơn.

Có một sự khác biệt vô cùng đáng kể – một vực sâu ngăn cách – giữa các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý.

Nói một cách ngắn gọn: Một nhà quản lý giỏi làm đúng công việc. Một nhà lãnh đạo thì làm điều đúng. Làm điều đúng ở đây có nghĩa là một mục tiêu, một hướng đi, một tầm nhìn, một con đường, một ước mơ, một phạm vi cần đạt đến.

Quản lý có nghĩa là hiệu suất. Còn lãnh đạo có nghĩa là hiệu quả. Quản lý là như thế nào. Lãnh đạo là cái gì và tại sao. Công việc quản lý bao gồm những hệ thống, kiểm soát, quá trình, chính sách và cấu trúc.

Công việc lãnh đạo bao gồm việc tin tưởng người khác. Lãnh đạo có nghĩa là cải tiến và khởi xướng. Quản lý có nghĩa là sao chép, kiểm soát hiện trạng. Lãnh đạo là sáng tạo, thích ứng và nhanh chóng. Lãnh đạo có nghĩa là nhìn vào đường chân trời, chứ không phải chỉ nhìn vào đường đáy.

Những nhà lãnh đạo đặt nền móng cho những tầm nhìn, yêu cầu của họ đối với người khác, và sự chính trực thực tế của họ – trên những sự kiện, một đánh giá cẩn thận về sức mạnh hiện tại, và trên những xu hướng cũng như mâu thuẫn. Họ phát triển những ý nghĩa nhằm thay đổi thế cân bằng vốn có của các nguồn sức mạnh, để tầm nhìn của họ được người khác nhận thấy.

Một nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra một tầm nhìn thuyết phục để đưa người ta đến với những chân trời mới, nơi tầm nhìn đó được biến đổi thành hành động. Những nhà lãnh đạo kéo người khác lại gần mình bằng cách cuốn người ta vào tầm nhìn của họ. Điều mà một nhà lãnh đạo làm là truyền cảm hứng, trao quyền hành động cho người khác. Họ kéo – thay vì đẩy.

Mô hình lãnh đạo “kéo” này có sức hấp dẫn rất mạnh mẽ và biết cách truyền năng lượng cho người khác để cùng tham gia vào một tầm nhìn hướng đến tương lai. Nó thúc đẩy người khác bằng cách giúp họ nhận biết được nhiệm vụ và mục tiêu thay vì thưởng hoặc phạt họ.

Chúng tôi không thể diễn tả sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo theo một cách nào khác hay hơn cách này được. Hãy luôn ghi nhớ trong đầu hình ảnh này khi bạn bắt tay vào làm công việc của một nhà lãnh đạo.

Để đạt được thành công, các tổ chức vẫn cần cả hai: những nhà quản lý và những nhà lãnh đạo. Dù vậy, cấu trúc cũ đề cao sự kiểm soát, có tôn ti trật tự và những gì dự đoán trước được đang ngày càng nhường chỗ cho một trật tự không phân theo thứ bậc, mà trong đó tất cả những đóng góp của nhân viên đều được tôn trọng và ghi nhận, và tính sáng tạo có giá trị hơn nhiều so với lòng trung thành một cách mù quáng.

Trong một tổ chức của thiên niên kỷ mới, người ta đòi hỏi một loại hình lãnh đạo khác: một nhà lãnh đạo phải là người tạo điều kiện cho người khác, chứ không phải là một người chuyên quyền; một người biết trân trọng những ý tưởng, chứ không phải là người bào chữa chúng. Tầm nhìn, giao tiếp, cải tiến, tính chính trực, tính linh hoạt, và luôn biết dựa vào quan điểm của bản thân là những đặc tính sẽ ngày càng được đề cao nơi các nhà lãnh đạo của tương lai.

Như chúng ta có thể thấy, có một khác biệt vô cùng đáng kể giữa công việc quản lý và công việc lãnh đạo. “Quản lý” có nghĩa là “gây ra, đạt được, có trách nhiệm đối với cái gì, chỉ đạo”. “Lãnh đạo” có nghĩa là “có ảnh hưởng, hướng dẫn trong đường lối và hành động.”

Dù mọi tổ chức đều cần có các nhà quản lý để đạt được những mục tiêu cụ thể, nhưng cũng cần có các nhà lãnh đạo để xác định được các mục tiêu cụ thể đó và tạo ra sự hỗ trợ để đạt được chúng. Không một tổ chức nào có thể vận hành trơn tru mà thiếu một trong hai vai trò này cả.

Dù vậy, điều nguy hiểm là chúng ta lại hay nhầm lẫn chúng với nhau, không cung cấp được tài nguyên cho cả hai vai trò và làm giảm bớt những đóng góp tiềm năng của mỗi bên. Sự khác biệt có thể được tổng kết bằng cách nhìn nhận những hoạt động của các nhà lãnh đạo như là những hành động mang tính tầm nhìn và đưa ra quyết định – hay nói cách khác, hiệu quả – đối lại với những hành động của các nhà quản lý là tập trung vào việc làm chủ được công việc – hay nói cách khác, hiệu suất.

Sự khác nhau giữa nhà quản lý và lãnh đạo:

Nhà quản lý quản trị, nhà lãnh đạo cải tiến.

Nhà quản lý là một bản sao, nhà lãnh đạo là một bản gốc.

Nhà quản lý duy trì, nhà lãnh đạo phát triển.

Nhà quản lý chấp nhận thực tế, nhà lãnh đạo khám phá nó.

Nhà quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc, nhà lãnh đạo tập trung vào con người.

Nhà quản lý dựa vào việc kiểm soát, nhà lãnh đạo thì truyền cảm hứng để tạo ra niềm tin.

Nhà quản lý có một cái nhìn ngắn hạn, nhà lãnh đạo có một tầm nhìn dài hạn.

Nhà quản lý hỏi thế nào và khi nào; nhà lãnh đạo hỏi cái gì và tại sao.

Nhà quản lý luôn nhìn vào đường đáy, nhà lãnh đạo thì nhìn vào đường chân trời.

Nhà quản lý bắt chước; nhà lãnh đạo khởi xướng.

Nhà quản lý chấp nhậnhiện trạng; nhà lãnh đạo thách thức nó.

Nhà quản lý là một người lính gương mẫu; nhà lãnh đạo là chính bản thân anh/cô ta.

Nhà quản lý làm đúng công việc; nhà lãnh đạo làm điều đúng đắn.

Sự Khác Biệt Giữa Người Lãnh Đạo Và Người Quản Lý

Luôn có một tiếng vang khi chúng ta nói về một nhà lãnh đạo và người quản lý. Lãnh đạo là một kỹ năng và người sở hữu khả năng này được gọi là LÃNH ĐẠO . Mặt khác, Quản lý là một ngành học, và người thực hành kỷ luật này được gọi là QUẢN LÝ .

Đoạn trích bài viết này có thể giúp bạn hiểu được sự khác biệt giữa người lãnh đạo và người quản lý, hãy đọc.

Biểu đồ so sánh

Người lãnh đạo là người có ảnh hưởng đến cấp dưới của mình để đạt được mục tiêu đã định.

Người quản lý là người quản lý tổ chức và chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo, điều phối và kiểm soát

Định nghĩa của người lãnh đạo

Một nhà lãnh đạo được yêu cầu ở tất cả các cấp của tổ chức hoạt động như một đại diện của tổ chức. Ông khuyến khích toàn đội làm việc cùng nhau và hỗ trợ họ hoàn thành nhiệm vụ, như một người hướng dẫn hoặc một triết gia.

Định nghĩa của người quản lý

Người quản lý là người quản lý tổ chức sao cho chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều phối và kiểm soát. Họ là những người có được công việc của họ được thực hiện bởi các nhân viên thông qua một số cách và có thẩm quyền để thuê hoặc sa thải nhân viên. Có nhiều loại người quản lý có mặt trong một tổ chức như người quản lý cấp cao nhất, người quản lý chức năng, người quản lý dự án, người quản lý chung.

Vai trò của những người quản lý này phụ thuộc vào tính chất công việc của họ như người quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức, người quản lý chức năng chịu trách nhiệm cho các lĩnh vực khác nhau của công việc như tiếp thị, bán hàng, kế toán, v.v. trách nhiệm hoàn thành một dự án nhất định và vai trò của một tổng giám đốc là sinh động tức là các hoạt động khác nhau được thực hiện trong doanh nghiệp được quản lý bởi anh ta.

Sự khác biệt chính giữa người lãnh đạo và người quản lý

Sự khác biệt giữa người lãnh đạo và người quản lý có thể được rút ra rõ ràng dựa trên các lý do sau:

Một nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến cấp dưới của mình để đạt được một mục tiêu xác định, trong khi người quản lý là người quản lý toàn bộ tổ chức.

Một nhà lãnh đạo sở hữu phẩm chất của tầm nhìn xa trong khi một nhà quản lý có trí thông minh.

Một nhà lãnh đạo đặt ra phương hướng, nhưng một người quản lý lên kế hoạch chi tiết.

Một người quản lý đưa ra quyết định trong khi một nhà lãnh đạo tạo điều kiện cho nó.

Người lãnh đạo và người quản lý là người lãnh đạo có người theo dõi trong khi người quản lý có nhân viên.

Một người quản lý tránh xung đột. Ngược lại, một nhà lãnh đạo sử dụng xung đột như một tài sản.

Người quản lý sử dụng phong cách lãnh đạo giao dịch. Để chống lại điều này, phong cách lãnh đạo biến đổi được sử dụng bởi nhà lãnh đạo.

Các nhà lãnh đạo thúc đẩy thay đổi, nhưng các nhà quản lý phản ứng với sự thay đổi.

Một nhà lãnh đạo sắp xếp mọi người, trong khi một nhà quản lý tổ chức mọi người.

Một nhà lãnh đạo phấn đấu để làm những điều đúng đắn. Ngược lại, người quản lý cố gắng làm những điều đúng đắn.

Người lãnh đạo tập trung vào con người trong khi người quản lý tập trung vào Quy trình và Thủ tục.

Một nhà lãnh đạo nhằm mục đích tăng trưởng và phát triển đồng đội của mình trong khi một nhà quản lý nhằm hoàn thành kết quả cuối cùng.

Video: Nhà lãnh đạo Vs Manager

Thí dụ

Trong một tổ chức, chính người quản lý thực hiện năm chức năng chính, đó là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát và điều phối. Vì vậy, nếu chúng ta nói người quản lý cũng là người lãnh đạo, thì tuyên bố sẽ đúng, nhưng không phải tất cả người quản lý đều là người lãnh đạo vì chỉ những người quản lý mới được coi là người lãnh đạo thực hiện các chức năng như lãnh đạo như khuyến khích, động viên, truyền cảm hứng, v.v . Hơn nữa, người lãnh đạo có thể là bất kỳ người nào có ảnh hưởng đến người khác, chức danh không gắn liền với vị trí quản lý. Mặt khác, người quản lý chỉ có thể là người giữ vị trí quản lý.

Phẩm chất của một người lãnh đạo

Phẩm chất của người quản lý

Phần kết luận

Vai trò của một nhà lãnh đạo là tích cực, trong đó anh ta tìm ra tài năng tiềm ẩn trong những người theo anh ta và cho họ một hướng dẫn đúng đắn để đạt được mục tiêu. Mặc dù vai trò của một người quản lý là một chút tiêu cực, trong đó anh ta chỉ trích nhân viên của mình chỉ để làm cho họ giỏi nhất trong lĩnh vực của họ, nhưng không làm mất tinh thần họ.