TRUNG TÂM TRAO ĐỔI GIÁO DỤC VỚI VIỆT NAM
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
DỰA VÀO NỘI LỰC VÀ DO NGƯỜI DÂN LÀM CHỦ
(PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ABCD)
Biên soạn
Nguyễn Đức Vinh
Đinh Thị Vinh
Kiên Giang, tháng 4 năm 2012
1
MỤC LỤC
PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG DỰA VÀO NỘI LỰC……. 2
1.
Giới thiệu phương pháp Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực-ABCD ……………………………. 2
2.
Khái niệm về cộng đồng và phát triển cộng đồng…………………………………………………………… 6
3.
Nhu cầu và Nội lực ……………………………………………………………………………………………………… 8
4.
Sự tham gia trong phát triển cộng đồng…………………………………………………………………………. 9
5.
Các ảnh hưởng về mặt lý thuyết đến phương pháp ABCD……………………………………………. 12
PHẦN 2: KHÁM PHÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN ……………… 16
1.
Tổng quan…………………………………………………………………………………………………………………. 16
2.
Công tác chuẩn bị: Thăm dò có chủ định …………………………………………………………………….. 16
3.
Công cụ 1: Phỏng vấn tích cực……………………………………………………………………………………. 17
4.
Công cụ 2: Câu chuyện thành công trong cộng đồng……………………………………………………. 18
5.
Công cụ 3: Tài sản cá nhân…………………………………………………………………………………………. 20
6.
Công cụ 4: Sơ đồ tổ chức trong cộng đồng ………………………………………………………………….. 23
7.
Công cụ 5: Bản đồ cộng đồng …………………………………………………………………………………….. 26
8.
Công cụ 6: Phân tích kinh tế cộng đồng………………………………………………………………………. 28
9.
Phát triển kinh tế cộng đồng thông qua các tổ chức dựa trên quyền hội viên………………….. 33
10. Vai trò của nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ ………………………………………. 35
PHẦN 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH……………………………………………………………………. 38
1.
Liên kết và huy động nguồn lực………………………………………………………………………………….. 38
2.
Động lực hành động…………………………………………………………………………………………………… 40
3.
Xây dựng tầm nhìn của Cộng đồng …………………………………………………………………………….. 41
4.
Lựa chọn cơ hội phát triển………………………………………………………………………………………….. 42
5.
Cơ hội và thách thức ………………………………………………………………………………………………….. 43
6.
Lưu ý khi áp dụng ABCD…………………………………………………………………………………………… 44
7.
Lập kế hoạch dựa vào nguồn lực ………………………………………………………………………………… 44
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………….. 54
PHẦN 5: TÀI LIỆU ĐỌC THÊM ……………………………………………………………………….. 55
PHẦN 6: MỘT VÀI HOẠT ĐỘNG ABCD Ở VIỆT NAM …………………………………… 58
1
PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG DỰA VÀO NỘI LỰC
mạnh, các tiềm năng của cộng đồng và lấy chúng làm đòn bẩy đề khơi dậy và hướng
dẫn người dân phát triển cộng đồng của họ.
Phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực nhìn nhận khả năng của người dân và các tổ
chức tự nguyện của họ là nguồn lực xây lên một cộng đồng mạnh mẽ. Với cách nhìn
này, cộng đồng có thể gắn kết các sức mạnh theo một khối tổng hòa mới, các cơ hội
mới, các nguồn thu nhập và các khả năng mới khác cho phát triển sản xuất và phát
triển cộng đồng.
“Đối tượng thụ hưởng”có các nhu
cầu và thiếu hụt
” Người công dân” có các năng lực
và khả năng thiên phú
Ví dụ về nội lực tại địa phương
Người dân mắc các bệnh tật
thông thường
Cộng đồng có nhiều gia đình khỏe mạnh như là một hình
mẫu tích cực
Tình trạng nhà cửa tồi tàn
xuống cấp
Cá nhân trong cộng đồng có các kỹ năng xây dựng, có lịch
sử giúp đỡ nhau xây dựng và sửa chữa nhà cửa; có đất trống
và vật liệu xây dựng có sẵn ở địa phương.
Cộng đồng thiếu nguồn lực,
trông chờ các hỗ trợ của nhà
nước
Cộng đồng đã từng có một lịch sử tự hào về đoàn kết và cùng
nhau xây dựng cộng đồng (mà không cần nột sự hỗ trợ nào
từ bên ngoài)
Thu nhập của người dân thấp
Cá nhân có kỹ năng kinh doanh, gần chợ, có hội phụ nữ tích
cực, chính quyền địa phương sẵn sàng giúp đỡ, có các doanh
nghiệp trong vùng hỗ trợ kỹ thuật.
Thanh niên thiếu việc phải rời
quê đi làm ở các thành phố
Có các cơ hội kinh tế, có người trở về với cách làm ăn mới,
có thêm nguồn thu nhập khác cho gia đình
4
1.3 Người công dân và các tổ chức tự nguyện
Phương pháp tiếp cận ABCD nhấn mạnh vào vai trò tích cực của các thành viên trong
cộng đồng với tư cách là những công dân. Các cá nhân thể hiện mình là công dân khi
họ chịu trách nhiệm khởi xướng các hoạt động xây dựng cộng đồng trước khi có các
hỗ trợ từ bên ngoài hay của cơ quan chính quyền. Quá trình phát triển này thông qua
các tổ chức chính thức hay nhóm tự nguyện trong cộng đồng để cùng nhau tiến hành
các hoạt động phát triển cộng đồng. Dần dần, hoạt động của họ vượt ra khỏi mục đích
thành lập ban đầu và đóng vai trò chính trong quá trình phát triển, liên kết các hoạt
động của nó với các tổ chức kinh tế và chính quyền trong khu vực. Các tổ chức tự
nguyện có thể kể đến là câu lạc bộ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, nhóm tiết kiệm tín
dụng, nhóm thanh niên làm ăn giỏi, hội nuôi ong hay hội hưu trí, hội bảo thọ… Đây có
thể được coi là một dạng tổ chức cộng đồng cơ bản nhằm trao quyền cho các cá nhân
cũng như huy động các khả năng của họ. Phương pháp tiếp cận ABCD chú trọng đến
việc huy động các tiềm năng và thế mạnh của các tổ chức này trong xây dựng và phát
triển cộng đồng.
Hai phương tiện để xây dựng cộng đồng
và sự khác biệt giữa chúng
Các nhóm hội/tổ chức tự
nguyện
Các tổ chức chính quyền/chính thống
Cấu trúc
Không chính thức, luân phiên.
Hội viên quyết định phương
hướng hành động và bầu ra ban
điều hành
Chính thức, theo hệ thống cấp bậc
Được tổ chức để thực thi các nhiệm vụ
khác nhau. Bổ nhiệm, phân công các ban
điều hành, quản lý
Hình thức tham gia
Tự nguyện, không có lương
Có lương
Phương thức hoạt
động
Hoạt động dựa trên sự tham gia
tự nguyện, dân chủ
Hoạt động dựa trên các nguyên tắc, qui
định và hiệu lực
Hình thức truyền
tải thông tin
Các câu chuyện, mẩu chuyện,
kinh nghiệm thực tế
Các nghiên cứu, số liệu, các điều tra
Vai trò thành viên
Trung gian, hướng dẫn
Quản lý, chuyên gia
Phương thức phân
quyền
Đồng thuận, ngang bằng, bình
đẳng
Tập trung quyền kiểm soát vào những
người lãnh đạo
Tập trung đến
người dân như
Công dân, thành viên, người
đóng góp
Khách hàng, đối tượng hưởng thụ, người
tiêu dùng
Động lực hành
động
Mơ ước, lo lắng, muốn thay đổi Điều khoản qui định trong hợp đồng lao
một điều gì đó tốt đẹp hơn, cải động, sự phân công giao trách nhiệm, sự
thiện tình hình khó khăn…..
thăng tiến trong nghề nghiệp….
5
Tóm tắt nguyên lý chung của Phương pháp tiếp cận ABCD
Một cách tiếp cận mới trong phát triển cộng động mang tính tích cực, bắt đầu từ
việc khơi dậy và phát huy những điểm mạnh, năng lực vốn có và thành công của
cộng đồng làm điểm bắt đầu của sự thay đổi. Từ đó xây dựng một tầm nhìn dài
hạn cho cộng đồng với các kế hoạch phát triển cộng đồng cụ thể, phù hợp với
các nguồn lực sẵn có.
Một chiến lược cho sự phát triển bền vững: Phát triển vận động từ bên trong ra,
dựa vào nội lực trước khi tìm kiếm các hỗ trợ từ bên ngoài, liên kết nguồn lực
bên trong với môi trường bên ngoài.
Nội lực của cộng đồng gồm năm nguồn lực chính: con người, tài chính, cơ sở
vật chất-hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và vốn xã hội. Tài sản xã hội được đưa
vào trọng tâm của huy động nội lực, tập trung vào các mối liên kết và năng lực
hợp tác của các nhóm, tổ chức trong cộng đồng.
Cơ sở chủ yếu của phương pháp là sự tham gia của người dân như một công
dân tích cực.
Các tổ chức bên ngoài cộng đồng (như các tổ chức phi chính phủ, cơ quan phát
triển của chính phủ…) chỉ đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, hoặc là cầu nối để giúp
cộng đồng có thể liên kết và huy động các hỗ trợ từ bên ngoài cho các hoạt
động của họ. Cộng đồng địa phương được trao quyền ở cấp độ cao nhất, từ việc
lập kế hoạch, ra quyết định và thực hiện các hoạt động, họ “cầm lái” quá trình
phát triển của mình.
Sử dụng tổng hợp các kỹ thuật để phân tích, huy động và liên kết các nguồn lực
vì phát triển cộng đồng.
2. Khái niệm về cộng đồng và phát triển cộng đồng
Cộng đồng gồm những người có đặc điểm hoặc mối quan tâm, lợi ích chung.
Cộng đồng địa lý:
Cùng điạ bàn, cùng lợi ích hoặc mối quan tâm
Chung đặc điểm văn hóa-xã hội
Có mối quan hệ ràng buộc
Cộng đồng chức năng:
Cùng hoặc không cùng điạ phương hoặc địa bàn cư trú
Có cùng lợi ích (nghề nghiệp, sở thích, hợp tác,…)
Cộng đồng được đặc trưng bởi sự gắn kết các quan hệ, sự hỗ trợ lẫn nhau, sự tôn trọng,
chia sẻ, chấp nhận nhau và ý thức về lòng tự hào chung. Nó tạo ra các cơ hội và sự tự
6
do lựa chọn cho mọi người, tôn trọng sự đa dạng, cộng tác để chia sẻ trách nhiệm vì
mục đích chung.
Phát triển là quá trình cải thiện về số lượng và chất lượng, về vật chất và tinh thần
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng.
Phát triển cộng đồng
Khái niệm Phát triển Cộng đồng được Chính phủ Anh sử dụng đầu tiên, 1940:
“Phát triển Cộng đồng là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các
cộng đồng nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước để
cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng khả năng tự lực của cộng đồng”
Định nghĩa của LHQ, 1956:
“Phát triển Cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ
lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng
đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đóng góp vào đời sống quốc gia”
Theo Th.S Nguyễn Thị Oanh, 1995:
“Phát triển Cộng đồng là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin
thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề
hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự
giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức và tiến tới tự lực phát triển”
Phát triển cộng đồng do người dân làm chủ
Phát triển cộng đồng do người dân làm chủ thực sự là sự phát triển khi các tổ chức bên
ngoài đóng vai trò thứ yếu. Một số cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng đóng vai trò xúc
tác cho quá trình phát triển. Họ là những người lãnh đạo của phong trào, có khả năng
khơi dậy lòng tự hào và cơ hội phát triển, nhận ra các nội lực của cộng đồng, các tiềm
năng khác của bà con họ hàng sống xa quê cũng như các tổ chức khác bên ngoài cộng
đồng và sử dụng chúng cho công cuộc phát triển.
Các ví dụ về phát triển cộng đồng do người dân làm chủ thành công thường là kết quả
của việc gây dựng hoặc tái gây dựng các hoạt động phát triển kinh tế cộng đồng theo
hướng từ bên trong ra. Sự thành công trong việc huy động các nội lực cho phát triển
không chỉ tạo sự tự tin và năng lực để tiếp tục thực hiện thêm các họat động khác mà
còn thu hút được sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức bên ngoài cộng đồng.
Các đặc điểm chung của Phát triển cộng đồng do người dân làm chủ:
1) Cộng đồng địa phương chủ động huy động nội lực trước khi tìm kiếm các hỗ trợ từ
bên ngoài.
7
2) Người dân trong cộng đồng (không phải các cơ quan chính phủ hay các tổ chức phi
chính phủ) là tâm điểm của việc khởi xướng, thiết kế và thực hiện các hoạt động phát
triển.
3. Nhu cầu và Nội lực
Thuật ngữ: nguồn lực, vốn và tài sản của cộng đồng
Trong các nghiên cứu về phát triển cộng đồng và các phương pháp tiếp cận phát triển
dựa vào cộng đồng có nhắc nhiều đến từ: tài sản, nguồn lực, vốn của cộng đồng.
Thông thường tài sản được hiểu là bất cứ vật gì mình sở hữu và có khả năng trao đổi
được. Trong từ điển tiếng Việt “Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất
hoặc tiêu dùng” Trong phương pháp ABCD tài sản (assets) được dùng với nghĩa rộng
hơn, tài sản được hiểu là tất cả những gì mà cộng đồng có thể sử dụng được để phát
triển cộng đồng của mình, làm cho nó năng suất hơn. Trong tài liệu sử dụng từ tài sản
hay nguồn vốn đều có cùng một nghĩa.
Nhà nghiên cứu Bebbington đã viết: “Các tài sản….. không chỉ là các nguồn lực giúp
người dân tạo lập sinh kế mà nó còn cho họ năng lực để hành động”. Phương pháp
ABCD tập trung vào phát huy các nội lực sẵn có, qua đó nâng cao năng lực sử dụng và
quản lý các nguồn tài sản hiệu quả nhất để phát triển cộng đồng.
Có 6 loại tài sản được phân tích và tổng hợp gồm:
– Vốn Con người
– Vốn tự nhiên
– Vốn vật chất
– Vốn tài chính
– Vốn xã hội
– Vốn văn hóa
Vốn Con người: là những người dân trong cộng đồng với các kiến thức, kỹ
năng, sáng kiến, sức lao động của họ.
Vốn tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước, sông
ngòi, rừng núi, khoáng sản, động thực vật. Ví dụ như đất cao nguyên phù hợp
trồng cây cà phê, khí hậu nhiệt đới có thể trồng các loại rau quanh năm.
8
Vốn vật chất: là những cơ sở vật chất trong cộng đồng như đường giao thông,
trạm điện, trường học, công sở, kênh mương; các phương tiện sản xuất, giao
thông liên lạc, năng lượng; nhà cửa của người dân.
Vốn tài chính: gồm các nguồn tài chính của cá nhân và các tổ chức, các doanh
nghiệp, các cơ sở sản xuất trong cộng đồng hoặc ngoài cộng đồng mà có mối
liên hệ với cộng đồng.
Vốn xã hội: Định nghĩa của Ngân hàng Thế giới 1999 “Tài sản xã hội xem xét
các thể chế, các quan hệ và quy tắc để định hình cho chất lượng và số lượng các
quan hệ xã hội… Tài sản xã hội không phải là tổng của các các tổ chức đã tạo
nên xã hội mà là chất kết dính chúng lại với nhau”.
Vốn xã hội gồm những mối quan hệ giữa con người. Đó là:
Các nhóm, tổ chức, thể chế và các mối quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân,
giữa cá nhân và cá nhân, những mạng lưới hỗ trợ người dân.
Môi trường xã hội với những quy tắc, chính sách của nhà nước.
Vốn văn hóa: giá trị vật thể và phi vật thể giúp cộng đồng trong quá trình phát
triển. Đó là truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, tính
cộng đồng, câu chuyện thành công của cộng đồng cùng nhau vượt qua khó khăn
để phát triển.
Vai trò của vốn xã hội (các mối quan hệ xã hội)
Vốn xã hội có một vai trò rất quan trọng mở đường cho việc tiếp cận đến các nguồn
lực khác. Có hai hình thái vốn xã hội được các nhà nghiên cứu đề cập đến trong các
nghiên cứu của họ là vốn xã hội mang tính ràng buộc hay mối quan hệ họ hàng giữa
anh em, bà con, họ hàng, làng xóm ở bên trong cộng – mối quan hệ giúp chúng ta tồn
tại hiện hữu trong cộng đồng. Vốn xã hội thứ hai là các mối quan hệ bắc cầu từ nội tại
bên trong cộng đồng ra các cộng đồng khác – mối quan hệ thông qua quen biết, bạn bè
sống ở bên ngoài cộng đồng giúp chúng ta cải thiện các khả năng về sinh kế.
Tâm điểm của phương pháp ABCD và các phương pháp tiếp cận dựa trên nội lực khác
có vai trò quan trọng của các tổ chức tự nguyện và mạng lưới các nguồn vốn xã hội.
Hai yếu tố này tạo nên một kết cấu hòa quyện giữa đời sống cộng đồng và các nỗ lực
mang tính tập thể của cộng đồng. Chính trong đời sống kết giao này, cộng đồng thể
hiện được năng lực hành động như những công dân có trách nhiệm làm thay đổi và
duy trì các mối quan hệ xã hội.
4. Sự tham gia trong phát triển cộng đồng
Tham gia là có vai trò nhất định trong hoạt động nào đó. Sự tham gia trong phát
triển cộng đồng nhấn mạnh vào tầm quan trọng về vai trò của người dân trong việc
9
nắm giữ toàn bộ quá trình phát triển của cộng đồng mình. Chỉ có sự tham gia thực sự
mới tạo ra khả năng để hành động.
Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta nhìn người dân được tham gia rất ít trong quá trình phát
triển cộng đồng của họ. Như vậy trong các trường hợp này chúng ta có thể nói rằng
quá trình phát triển cộng đồng này được gắn mác là “có sự tham gia”. Michael Woost
(1997) đã đưa ra một ví dụ minh họa về sự gắn mác này trong bài viết của mình:
Người dân nghèo (đuợc phép) tham gia trong quá trình phát triển chỉ
trong chừng mực mà họ không cố gắng thay đổi qui luật của cuộc
chơi……Điều này giống như ngồi trên một cỗ xe phát triển theo hướng
từ trên xuống với những bánh xe được bôi trơn bằng những từ ngữ
phát triển từ dưới lên.
Các hình thức tham gia từ thấp đến cao
Tham gia thụ
động
Tham gia như
những người
đóng góp
Người dân tham gia bằng hình thức cung cấp thông tin, đóng góp vật
chất hoặc sức lao động cho dự án. Họ cũng có thể tham gia vào giai đọan
thiết kế dự án nếu có, nhưng với vai trò không đáng kể.
Người dân sẽ được tham vấn về các vấn đề hay cơ hội của cộng đồng
Tham gia như
mình và về cách dự án sẽ được thiết kế. Tuy nhiên quyết định dự án sẽ
những người
thiết kế như thế nào lại là do các chuyên gia phát triển cộng đồng thực
được tham vấn
hiện.
Tham gia thực
hiện các hoạt
động
Người dân tham gia bằng cách thành lập nhóm để thực hiện các hoạt
động của chương trình hay dự án. Người dân không được tham gia vào
quá trình ra quyết định. Các nhóm này có xu hướng phụ thuộc vào các
chuyên gia phát triển cộng đồng khởi xướng công việc hoặc hướng dẫn
cho họ. Tuy nhiên về lâu dài họ cũng sẽ duy trì các họat động này.
10
Người dân tích cực tham gia trong quá trình phân tích và lập kế hoạch
Tham gia trong cùng với các chuyên gia phát triển cộng đồng. Họ được tham gia vào
quá trình ra
việc ra quyết định ở cấp địa phương. Các tổ chức mới được thành lập
hoặc các tổ chức sẵn có được củng cố và người dân phần nào được tham
quyết định
gia trong việc duy trì cơ cấu và hoạt động của các tổ chức này.
Đây là sự tham gia ở cấp độ cao nhất, khi người dân chủ động bắt đầu
Tự vận động và các ý tưởng và sáng kiến phát triển cộng đồng của mình một cách độc
lập đối với các tổ chức bên ngoài cộng đồng. Họ có thể tranh thủ thêm
làm chủ quá
trình phát triển sự hỗ trợ của các chuyên gia phát triển cộng đồng nhưng luôn duy trì
kiểm soát toàn bộ quá trình phát triển của cộng đồng họ.
Các cấp độ của sự tham gia và cấp độ mà phương pháp ABCD hướng đến:
Tự vận động
và làm chủ
quá trình
phát triển
Tham gia
trong quá
trình ra
quyết định
Tham gia thực
hiện các hoạt
động
ABCD
11
nguyên thiên nhiên” cũng như là các quá trình và cấu trúc lớn hơn (bao gồm các cơ
quan, tổ chức, chính sách và luật pháp) tạo nên các sinh kế của người dân.
Phương pháp ABCD cũng tập trung xác định và phân tích 5 nguồn lực (in nghiêng
phía trên) của cộng đồng và liên kết chúng một cách chặt chẽ để tạo một tổng lực giúp
người dân hiện thực hóa các cơ hội phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm
cả sinh kế.
Sơ đồ minh họa Tiếp cận sinh kế bền vững
Bối cảnh dễ
tổn thương
Tài sản và nguồn lực
Con người
Xã hội
Vật chất
Tự nhiên
Chiến lược Sinh kế bền vững
Tài chính
Gây dựng tài sản (nội lực)
Nhà nghiên cứu Bebbington đã viết: “Các tài sản….. không chỉ là các nguồn lực giúp
người dân tạo lập sinh kế mà nó còn cho họ năng lực để hành động”. Phương pháp
ABCD tập trung vào phát huy các nội lực sẵn có để phát triển cộng đồng, qua đó nâng
cao năng lực sử dụng và quản lý các nguồn tài sản của cộng đồng có hiệu quả nhất.
Một khi cộng đồng phát triển, một số tài sản cũng phát triển lớn mạnh hơn, tạo cho
người dân tự tin và có khả năng thực hiện nhiều hành động để tiếp tục phát triển cộng
đồng hơn nữa. Gây dựng tài sản ở nghĩa rộng hơn là tạo một môi trường giúp năng lực
được sinh ra và duy trì để tiếp tục các hành động.
Phát triển kinh tế cộng đồng: Lý luận và thực tiễn
Phương pháp tiếp cận ABCD là một chiến lược cho phát triển kinh tế cộng đồng theo
định hướng của người dân.
14
Cho đến hiện tại, lý thuyết về phát triển kinh tế cộng đồng (KTCD) dựa chủ yếu vào lý
thuyết phát triển cộng đồng hơn là lý thuyết về kinh tế.
Ba mô hình phát triển của phát triển kinh tế cộng đồng (KTCD)
Qúa trình phát triển
Ngoại sinh
Nội sinh
Tập trung vào cải cách
các hệ thống kinh tế
Tập trung vào năng lực
kinh tế của các cá nhân
Tập trung vào năng lực
kinh tế của các nhóm
KTCĐ là các phương
tiện phát triển KT
KTCĐ là các phương tiện
tăng cường năng lực của
người nghèo để trở nên
tự lực hơn.
KTCĐ là các phương tiện
để tăng cường trao quyền cho
các cá nhân và tập thể, và quản
lý các nguồn lực địa phương
Cộng đồng được xác
định chặt chẽ bởi
các địa giới hành chính
Cộng đồng có xu hướng
xác định theo qui mô nhân
khẩu học-tập trung vào những
người có kinh tế khó khăn
Cộng đồng được tự xác định theo một nhóm có cùng chung
một cam kết nào đó
Sự tư hữu hóa các nguồn
lực
Dịch vụ hỗ trợ, khuyến
khích phát triển KT
Cải cách hệ thống tài chính
Các tổ chức tài chính vi mô
Thu hút phát triển công
nghiệp
Phát triển kỹ năng làm chủ
doanh nghiệp
Quản lý các nguồn lực
dựa vào cộng đồng
Các ngân hàng thôn,
liên hiệp tín dụng, HTX
tín dụng và tiết kiệm
Phát triển các HTX,
doanh nghiệp cộng
đồng
ABCD hướng tới khu
vực này trong phát triển
Kinh tế cộng đồng
15
PHẦN 2: KHÁM PHÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN
1. Tổng quan
Không có “công thức” hay “qui trình chuẩn tắc” cho phương pháp tiếp cận ABCD,
nhưng có một nguyên tắc chung khi áp dụng phương pháp này là cộng đồng nhận ra
được nội lực (các tài sản) và các cơ hội phát triển. Đây là các động cơ để thúc đẩy họ
chủ động huy động và sử dụng các nội lực nhằm phát triển cộng đồng. Dựa trên
nguyên tắc này, các tổ chức có thể quyết định sử dụng các công cụ và phương pháp
phù hợp sao cho có thể giúp người dân trong cộng đồng tự tổ chức lại với nhau để xác
định, huy động và liên kết các nguồn lực cho phát triển.
Phương pháp tiếp cận ABCD thường bắt đầu với việc tạo sự hứng khởi và tinh thần
phấn chấn cho người dân thông qua kỹ thuật phỏng vấn tích cực (như phỏng vấn theo
nhóm, kể các câu chuyện thành công trong quá khứ…)
2. Công tác chuẩn bị: Thăm dò có chủ định
Bước này nên được triển khai càng sớm càng tốt để quyết định chọn cộng đồng chúng
ta sẽ triển khai công việc. Bước này bao gồm các công việc chính sau:
Xác định cộng đồng có khả năng quan tâm đến phương pháp tiếp cận này
Xây dựng các mối quan hệ với cộng đồng được lựa chọn
Thu thập các thông tin cơ bản về cộng đồng (các thông tin mang tính định lượng
là chủ yếu như qui mô dân số, diện tích đất đai canh tác, số hộ giầu nghèo……)
Để làm được các công việc này, chúng ta cần phải xây dựng một mẫu điều tra cơ bản
để thu thập các thông tin. Điều này không những giúp chúng ta đánh giá sơ bộ được
liệu cộng đồng có các điều kiện hỗ trợ cho phương pháp tiếp cận này không mà còn là
cơ sở để sử dụng cho các hoạt động đánh giá sau này.
Một số công cụ sử dụng để xác định các nguồn lực cộng đồng
Thu thập câu chuyện thành công trong quá khứ để xây dựng động lực thúc
đẩy các hoạt động hiện tại và tương lai.
Lập sơ đồ kỹ năng cá nhân để xác định Nguồn lực về con người (nhân lực)
16
Lập sơ đồ các tổ chức cộng đồng (Sơ đồ VENN) để xác định Nguồn lực xã hội
Lập bản đồ cộng đồng để xác định Nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên và
Nguồn lực về vật chất (cơ sở hạ tầng)
Phân tích kinh tế cộng đồng (Xô nước rò rỉ) để xác định Nguồn lực tài chính
của cộng đồng
3. Công cụ 1: Phỏng vấn tích cực
Ý nghĩa
– Phỏng vấn tích cực (Appciative Inquiry) là nghệ thuật đặt câu hỏi để được câu trả
lời tích cực. Đó là một chiến lược cho sự thay đổi có chủ định dựa vào điểm mạnh,
mặt tích cực của mỗi cá nhân, của nhóm hay của tổ chức.
– Phỏng vấn tích cực sẽ là điểm khởi đầu của quá trình xây dựng mối quan hệ,
khuyến khích người dân trong cộng đồng chia xẻ và tôn vinh các sáng kiến, kinh
nghiệm thành công để có các thái độ, hành động tích cực đối với các họat động vì
lợi ích cộng đồng.
– Phỏng vấn tích cực sẽ tạo suy nghĩ tích cực, giúp chúng ta nhìn ra lợi ích có trong
mọi hoàn cảnh, nhìn nhận thực tế với các nhân tố tích cực để giải quyết vấn đề.
Mục đích
– Phát hiện những điểm mạnh, kinh nghiệm, sáng kiến của cá nhân và của cộng đồng
đã góp phần đem lại sự thành công.
– Khơi dậy niềm tự hào và tự tin của cá nhân vào bản thân và cộng đồng.
Thời lượng
Hướng dẫn và thực hành tại lớp:
60 phút
Chuẩn bị
Địa điểm:
Phương tiện, dụng cụ:
lớp học, nhà dân, cộng đồng
bảng viết, phấn, bút dầu
4. Công cụ 2: Câu chuyện thành công trong cộng đồng
Ý nghĩa
– Đây là bước đầu tiên để phát hiện tiềm năng của cộng đồng bằng cách kể các câu
chuyện thành công trong quá khứ khi người dân chủ động triển khai các hoạt động
mà không có hoặc có rất ít hỗ trợ từ bên ngoài để hoàn thành công việc.
– Thông qua các câu chuyện thành công của cộng đồng trong quá khứ khơi dậy niềm
tự hào, các giá trị và tinh thần cộng đồng của người dân để khuyến khích họ phát
huy sáng kiến tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển hiện nay.
Mục đích
– Giúp cho người dân trong cộng đồng nhớ lại những câu chuyện thành công trong
lịch sử phát triển của họ, cùng nhau nhận diện được yếu tố tích cực, điểm mạnh của
họ.
– Phân tích mối liên hệ giữa nguồn lực trong cộng đồng và những thành quả đạt được
trong quá khứ.
– Kết quả của bước này sẽ giúp phát hiện được các nhóm tình nguyện, các cá nhân có
vai trò tiên phong và chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động cũng như cách huy động
sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng.
Thời lượng
Hướng dẫn và thực hành tại lớp:
90 phút
Thực hành tại cộng đồng:
1 – 2 tuần gặp gỡ cá nhân, họp các nhóm
và chia sẻ câu chuyện thành công
18
Chuẩn bị
Địa điểm:
Phương tiện, dụng cụ:
lớp học, nhà dân, cộng đồng
bảng viết, phấn, giấy.
Kỹ thuật tiến hành
– Công cụ sử dụng là phương pháp phỏng vấn tích cực.
– Có thể bắt đầu bằng tổ chức họp nhóm nhỏ trong cộng đồng hoặc phỏng vấn cá
nhân. Để giúp những người dân có thể nhớ lại và kể các câu chuyện một cách rõ
ràng, chúng ta có thể hỏi các câu hỏi sau đây:
o Trong những năm vừa qua, các bác các anh chị đã cùng nhau thực hiện các
công việc nào tại cộng đồng mà chúng ta cảm thấy tự hào nhất.
o Các bác các anh chị hãy kể về một dự án thành công đem lại lợi ích cho cộng
đồng mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
o Các bác các anh chị hãy kể về thời điểm trong lịch sử phát triển của cộng
đồng mình mà các bác các anh chị thấy tự hào.
– Phân tích thành công: Đưa ra câu hỏi gợi mở mối liên hệ giữa nguồn lực trong cộng
đồng và thành quả đạt được.
o Ai là những người đóng vai trò đặc biệt quan trọng để làm nên thành công
này? Vai trò của các bác các anh chị là gì? Vai trò của người khác trong cộng
đồng là gì? Ai là người khởi xướng? Họ có điều gì đặc biệt để có thể vận
động người khác tham gia? (thông qua lời kể, hãy ghi lại các điểm mạnh, kỹ
năng cá nhân, kinh nghiệm, các mối quan hệ trong cộng đồng hay vai trò
lãnh đạo dẫn đến sự thành công).
o Tình hình lúc đó thế nào? (thông qua lời kể, hãy ghi lại các tình hình về môi
trường, không gian, thời gian, thời tiết, giá trị văn hóa, chính sách của nhà
nước … tại thời điểm đó và sự tác động tích cực của các yếu tố này dẫn đến
sự thành công)
o Anh/chị suy nghĩ gì sau khi kể lại những chuyện thành công đó?
o Những thành công trong quá khứ giúp gì cho sự phát triển của cộng đồng
hiện nay?
Lưu ý: Mỗi cộng đồng đều có những câu chuyên thành công. Đó là câu chuyện chị em phụ nữ
khu dân cư giúp nhau xóa đói giảm nghèo, đó là dự án đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết
tật hay câu chuyện về người nông dân cùng nhau đào mương chống hạn. Những câu chuyện này
đều có điểm chung là họ đã sử dụng những tài sản có sẵn trong cộng đồng để cùng nhau vượt qua
khó khăn đem lại sự thay đổi tích cực. Đây sẽ là sự bắt đầu quan trọng trong quá trình phát triển
cộng đồng do người dân làm chủ. Trong các hoạt động này vai trò của người lãnh đạo và nhóm
nòng cốt tại cộng đồng rất quan trọng để tổ chức các nguồn lực góp phần dẫn tới sự thành công.
19