Top 6 # Phương Pháp Chọn Mẫu Ngẫu Nhiên Đơn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Mẫu Ngẫu Nhiên Là Gì? Phương Pháp Chọn Mẫu Ngẫu Nhiên

Mẫu ngẫu nhiên là gì?

Mẫu ngẫu nhiên (random sample) Mẫu được chọn một các ngẫu nhiên trong đó các đơn vị điều tra trong tổng thể có cơ hội được lựa chọn ngang nhau.

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản:

Đối với phương pháp này trước tiên người nghiên cứu cần lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự nào đó ví dụ như lập theo tên, c theo quy mô hoặc địa chỉ…, sau đó đánh STT vào trong danh sách; rồi dùng các phương pháp ngẫu nhiên như rút thăm, dùng bảng số ngẫu nhiên, dùng hàm random của máy tính để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu.

Phương pháp này thường vận dụng khi các đơn vị của tổng thể chung nằm ở vị trí địa lý gần nhau, các đơn vị đồng đều nhau về đặc điểm. Phương pháp này thông thường được áp dụng trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong dây chuyền sản xuất hàng loạt.

Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:

Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự quy ước nào đó, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách. Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách ; sau đó cứ cách đều k đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu.

Chọn mẫu cả khối:

Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng khối (như làng, xã, phường, lượng sản phẩm sản xuất trong 1 khoảng thời gian…). Sau đó, ta chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra tất cả các đơn vị trong khối đã chọn. Thường dùng phương pháp này khi không có sẵn danh sách đầy đủ của các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu.

Chọn mẫu nhiều giai đoạn:

Phương pháp này thường áp dụng đối với tổng thể chung có quy mô quá lớn và địa bàn nghiên cứu quá rộng. Việc chọn mẫu phải trải qua nhiều giai đoạn (nhiều cấp). Trước tiên phân chia tổng thể chung thành các đơn vị cấp I, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I. Tiếp đến phân chia mỗi đơn vị mẫu cấp I thành các đơn vị cấp II, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp II…Trong mỗi cấp có thể áp dụng các cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối để chọn ra các đơn vị mẫu.

Mẫu Phi Ngẫu Nhiên Là Gì? Phương Pháp Chọn Mẫu Phi Ngẫu Nhiên

Mẫu phi ngẫu nhiên là gì?

Mẫu phi ngẫu nhiên (Nonprobability sampling) là một mẫu không phải là ngẫu nhiên được gọi là chọn mẫu phi ngẫu nhiên hay chọn mẫu không có xác suất. Một ví dụ về các mẫu không ngẫu nhiên là mẫu thuận lợi, mẫu phán đoán, mẫu có chủ đích, mẫu quota, mẫu dây chuyền, giao điểm vuông góc trong phương pháp giống như Monte Carlo.

Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên

Chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Chẳng hạn. ta tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó ; như vậy sẽ có rất nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên sẽ không có khả năng được chọn

Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, do đó không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung

Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

Chọn mẫu thuận tiện:Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Chọn mẫu phán đoán:Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người cần phỏng vấn.

Chọn mẫu định ngạch:

Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu. Chẳng hạn nhà nghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 người có tuổi trên 18 tại 1 thành phố. Nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch, ta có thể phân tổ theo giới tính và tuổi như sau:chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 18 đến 40, chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 40 trở lên. Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc.

Phương Pháp Chọn Mẫu Phi Xác Suất (Phi Ngẫu Nhiên)

Chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Chẳng hạn : Ta tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó ; như vậy sẽ có rất nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên sẽ không có khả năng được chọn

Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, do đó không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung

Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

Chọn mẫu thuận tiện:

Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Chọn mẫu phán đoán:

Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người cần phỏng vấn.

Chọn mẫu định ngạch :

Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu. Chẳng hạn nhà nghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 người có tuổi trên 18 tại 1 thành phố. Nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch, ta có thể phân tổ theo giới tính và tuổi như sau:chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 18 đến 40, chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 40 trở lên. Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc.

Chọn mẫu quả cầu tuyết/ phát triển mầm:

Trong xã hội học và thống kê nghiên cứu, lấy mẫu quả cầu tuyết (hoặc chọn mẫu dây chuyền , chọn mẫu dây chuyền giới thiệu , lấy mẫu giới thiệu) là một mẫu phi xác suất mà đối tượng nghiên cứu hiện tượng tuyển dụng trong tương lai từ những người quen của họ. Do đó, nhóm mẫu được cho là phát triển như một quả cầu tuyết lăn. Khi mẫu được xây dựng, đủ dữ liệu được thu thập sẽ hữu ích cho nghiên cứu. Kỹ thuật lấy mẫu này thường được sử dụng trong các quần thể ẩn hoặc khó tiếp cận, chẳng hạn như người sử dụng ma túy hoặc người bán dâm, hoặc những người có thu nhập rất cao, hoặc địa vị trong xã hội. Vì các thành viên mẫu không được chọn từ khung lấy mẫu, các mẫu bóng tuyết có thể có nhiều thành kiến . Ví dụ, những người có nhiều bạn bè có nhiều khả năng được tuyển dụng vào mẫu. Khi các mạng xã hội ảo được sử dụng, thì kỹ thuật này được gọi là lấy mẫu quả cầu tuyết ảo.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Chi Tiết Bài Học Lấy Mẫu Ngẫu Nhiên Đơn Giản

Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản

Một mẫu ngẫu nhiên đơn giản được định nghĩa là mẫu mà trong đó mỗi phần tử của tập tổng thể có một xác suất được chọn bằng nhau và độc lập với nhau. Trong trường hợp một tập với N phần tử, xác suất lựa chọn n phần tử mẫu, với tất cả các khả năng kết hợp của NCn mẫu sẽ là 1/NCn. Nghĩa là nếu chúng ta có một tập gồm 5 phần tử (A, B, C, D, E), nghĩa là N là 5, và chúng ta muốn một mẫu có n = 3, vậy sẽ có 5C3 = 10 mẫu có thể và xác suất một phần tử bất kỳ thuộc tập mẫu sẽ là 1/10.

Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản có thể thực hiện theo hai cách khác nhau bao gồm ‘có thay thế’ hoặc ‘không thay thế’. Khi các phần tử được lựa chọn vào một mẫu lần lượt bằng cách thay thế các phần tử đã được chọn trước đó, trước khi lần chọn mới bắt đầu, nó được gọi là lấy mẫu ngẫu nhiên có thay thế. Nếu các đối tượng được lựa chọn không được thay thế, trước khi lần chọn mới bắt đầu, thì nó được gọi là lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản không thay thế. Vậy trong phương pháp đầu tiên, một phần tử khi đã được lựa chọn có thể được lặp lại, trong khi đó với phương pháp thứ hai thì khi đã lựa chọn, một phần tử không được phép lặp lại. Do tính hiệu quả khi kết hợp với thống kê, phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên đơn giản không thay thế thường được áp dụng hơn.

Một mẫu ngẫu nhiên đơn giản có thể có được thông qua hai quá trình, nghĩa là phương pháp xổ số và bảng số ngẫu nhiên.

Phương pháp xổ số – Với phương pháp này, các phần tử được lựa chọn dựa trên yếu tố rút thăm ngẫu nhiên. Đầu tiên mỗi phần tử hoặc đối tượng của tập tổng thể được gán một số duy nhất. Bước tiếp theo, các số này được ghi vào các thẻ riêng biệt với hình dạng, kích thước, màu sắc…là như nhau. Sau đó chúng được đặt vào một chiếc rổ và được xáo trộn. Trong bước cuối cùng, các thẻ được rút ra ngẫu nhiên mà không được xem nội dung bên trong. Số lượng thẻ rút ra ứng với kích thước mẫu cần thiết.

Phương pháp xổ số có một vài nhược điểm. Quá trình ghi N số vào thẻ thường vất vả và xáo trộn số lượng thẻ với kích thước tập tổng thể lớn là vô cùng khó khăn. Hơn nữa, sai số con người có thể ảnh hưởng tới việc lựa chọn thẻ. Vì vậy, phương pháp số ngẫu nhiên có thể được sử dụng để thay thế.

61, 44, 65, 22, 01, 67, 76, 23, 57, 58, 54, 11, 33, 86, 07, 26, 75, 76, 64, 22, 19, 35, 74, 49, 86, 58, 69, 52, 27, 34, 91, 25, 34, 67, 76, 73, 27, 16, 53, 18, 19, 69, 32, 52, 38, 72, 38, 64, 81, 79 và 38.

Vậy một mẫu ngẫu nhiên đơn giản có thể có được bằng cách dùng một trong hai phương pháp trên. Tuy nhiên trong thực tế, người ta nhận thấy rằng mẫu ngẫu nhiên đơn giản thường tốn khá nhiều thời gian và công sức để sinh ra, và nó không thực tế.