Đó có thể là phòng của bé hoặc một chiếc bàn trong nhà bếp, phòng ăn, không cần quá chú trọng đến hình thức. Loại trừ càng nhiều yếu tố làm cho bé sao nhãng càng tốt. Chỉ cần một chiếc bàn đủ chỗ cho những vật dụng cần thiết như bút chì, bút mực, giấy, sách và những vật dụng khác thực sự cần thiết.
3.Sắp sếp thời gian biểu học bài và làm bài của trẻ hợp lý
Bạn hãy kiếm một quyển lịch lớn, có nhiều khoảng trống để bé có thể ghi nhanh lại mọi việc cần làm trong ngày. Để tách ra từng tháng để bạn cũng như bé có thể thấy thời gian còn lại trong học kỳ này. Chẳng hạn, bạn có thể xé tháng 9, 10, 11, 12, và tháng 1 và dán chúng vào từ trái sang phải ngang một bức tường. Bé có thể sử dụng một loại bút màu để đánh dấu ngày thi, một màu khác cho những sự kiện sắp đến… Điều này cũng giống như một công cụ nhắc nhớ để bé không phải rối tung lên mỗi khi đến thời điểm quan trong.
4.Khuyến khích bé tự học,tự đọc sách
Với các bé lớn bạn hãy khuyến khích con ghi chú lại một vài điều cơ bản khi bé đang đọc một chương sách, hướng dẫn bé cách đọc lướt qua tài liệu, nghiên cứu các bảng biểu và bản đồ, tóm tắt những gì đã đọc bằng chính ngôn từ của bé. Ngoài ra, bé có thể dùng những mẩu giấy nhỏ để ghi lại những điều cần được xem lại nhanh như ngày tháng, công thức, từ hay nhầm lẫn…Với các bé nhỏ còn học tiểu học thì bạn có thể khuyến khích bé đọc nhiều hơn các loại sách khác nhau và luôn có mặt kề bên để giải thích giúp bé những từ, những nội dung bé chưa hiểu rõ.
5.Không nên giúp bé làm bài tập về nhà
Cha mẹ có thể hỗ trợ bé làm bài tập như soát lỗi sai chính tả, hướng dẫn gợi ý cho bé làm bài. Tuy nhiên bạn không nên giúp con làm hết bài tập vì sẽ tạo cho bé thói quen ỷ lại, bé sẽ lười suy nghĩ và bài tập ở nhà sẽ mất đi ý nghĩa của nó khi bé chẳng thể nhớ thêm bài cũ và hiểu rõ nội dung mình cần làm. Hãy để bé có thời gian tự suy nghĩ, và tự hoàn tất bài tập của mình. Bạn có thể đọc lại đề bài hoặc kiểm tra kết quả phép toán sau khi bé đã làm xong bài. Và nhớ rằng, bạn hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực (dù bé có làm sai) nếu bạn không muốn bé tỏ ra khó chịu khi làm bài tập ở nhà.
6.Kết hợp cho trẻ vừa học vừa chơi
Thông qua các trò chơi, trẻ em tìm hiểu về bản thân, môi trường, con người và thế giới xung quanh. Khi chơi, trẻ học cách giải quyết vấn để để có thể cùng chơi với những đứa trẻ khác. Trẻ tăng tính sáng tạo, phát triển kỹ năng lãnh đạo và tính các lành mạnh. Vui chơi giúp phát triển kỹ năng trẻ cần để học đọc và viết. Chơi trong thời thơ ấu là nền tảng tốt nhất cho sự thành công khi trẻ đi học sau này. Khi một đứa trẻ học cách với, cách nắm bắt, thu thập dữ liệu, chạy, leo trèo và giữ thăng bằng thì kỹ năng vật lý của chúng được phát triển. Các kỹ năng phát triển khi trẻ chơi đồ chơi hay chơi với các bạn khác.